pherochien
05-07-2009, 09:09 AM
“Thánh Kinh ‘làm chứng’ cho Lời Chúa dưới dạng văn tự. Người ta ghi nhớ biến cố tạo dựng và cứu độ của mặc khải bằng phương tiện quy điển, lịch sử và văn tự. Cho nên, Lời Chúa có trước và vượt trên Sách Thánh Kinh, là sách cũng được Thiên Chúa ‘linh hứng’ và chứa đựng Lời hiệu nghiệm của Thiên Chúa (x. 2 Tm 3:16). Đó là lý do tại sao Đức Tin của chúng ta không đặt trọng tâm vào một quyển sách, nhưng vào một lịch sử cứu độ, và như chúng ta sẽ thấy, vào một người, là Đức Chúa Giêsu Kitô, Lời Chúa làm người, một người trong lịch sử. Chính vì quyền hạn của Lời Chúa bao gồm và trải ra ngoài Thánh Kinh, sự hiện diện liên tục của Chúa Thánh Thần là Đấng sẽ ‘dẫn đưa anh em đến chân lý trọn vẹn’ (Ga 16:13) là điều cần thiết đối với những người đọc Sách Thánh Kinh. Đây là Truyền Thống cao quý: sự hiện diện có hiệu quả của ‘Thần Chân Lý’ trong Hội Thánh, là cơ quan gìn giữ Thánh Kinh, được giải thích cách xác thực bởi Huấn Quyền của Hội Thánh. Truyền Thống này giúp cho Hội Thánh hiểu, giải thích, truyền thông và làm chứng cho Lời Chúa. Chính Thánh Phaolô, trong khi công bố Kinh Tin Kính đầu tiên của Kitô giáo, đã nhìn nhận sự cần thiết phải ‘truyền lại’ điều ngài ‘đã nhận được’ từ Truyền Thống (1 Cor 15:3-5).
Trong diễn từ đọc trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa ngày 19/10/2008, ĐTC Bênêđictô XVI đã nói:
“Công Đồng [Vaticanô II] dạy rằng, theo một quy luật căn bản cho bất cứ việc cắt nghĩa một bản văn nào, Thánh Kinh phải được giải thích trong cùng một tinh thần mà trong đó Thánh Kinh được viết. Do đó Công Đồng đưa ra ba yếu tố căn bản về phương pháp để không quên bình diện Thiên Chúa, là khoa thần khí học của Thánh Kinh: nghĩa là một người phải 1) giải thích bản văn mà không quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; ngày nay phương pháp này được gọi là Chú Giải Thánh Kinh theo Quy Điển (Canonical Exegesis). Vào thời điểm của Công Đồng chưa có từ này, nhưng Công Đồng đã nói cùng một điều: người ta không được quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; 2) một người cũng không được quên truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh, và sau cùng 3) phải tôn trọng tính loại suy Đức Tin. Chỉ khi nào cả hai mức độ về phương pháp học này, là phân tích lịch sử và thần học, được tôn trọng, thì một người có thể nói về khoa chú giải Thánh Kinh theo thần học -- một loại chú giải Thánh Kinh thích hợp cho Sách này [Thánh Kinh]. Trong khi việc chú giải Thánh Kinh ở đại học theo mức độ thứ nhất hoạt động ở một tầm mức rất cao và thật sự có ích cho chúng ta, nhưng chúng ta không thể nói như thế về mức độ kia. Thường mức độ thứ nhì này, là mức độ gồm có ba yếu tố thần học được ám chỉ bởi Dei Verbum hầu như vắng mặt. Và điều ấy đưa đến những hậu quả khá trầm trọng.
Hậu quả thứ nhất của việc vắng bóng của mức độ phương pháp học thứ nhì này là Thánh Kinh trở thành một cuốn sách chỉ nói về quá khứ. Các hậu quả về luân lý có thể được rút ra từ đó, một người có thể học về lịch sử, nhưng Sách chỉ nói về quá khứ và việc chú giải nó không còn có tính cách thần học thật sự nữa, mà trở thành thuật chép sử, là lịch sử của văn chương. Đây là hậu quả đầu tiên: Thánh Kinh tiếp tục ở trong quá khứ, chỉ nói về quá khứ. Còn có một hậu quả thứ nhì trầm trông hơn nhiều: ở đó những cách giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin như được Dei Verbum ám chỉ bị mất dạng, mà tất yếu xuất hiện một loại giải thích Thánh Kinh khác, giải thích Thánh Kinh theo thế tục, theo chủ nghĩa thực chứng, mà nguyên tắc chính của nó là việc biết chắc chắn rằng Thiên Chúa đã không xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Theo loại chú giải Thánh Kinh này, khi nào xem ra có những yếu tố thuộc về Thiên Chúa, người ta phải giải thích nó từ đâu đến và biến nó thành yếu tố hoàn toàn nhân loại.”
Trong diễn từ đọc trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa ngày 19/10/2008, ĐTC Bênêđictô XVI đã nói:
“Công Đồng [Vaticanô II] dạy rằng, theo một quy luật căn bản cho bất cứ việc cắt nghĩa một bản văn nào, Thánh Kinh phải được giải thích trong cùng một tinh thần mà trong đó Thánh Kinh được viết. Do đó Công Đồng đưa ra ba yếu tố căn bản về phương pháp để không quên bình diện Thiên Chúa, là khoa thần khí học của Thánh Kinh: nghĩa là một người phải 1) giải thích bản văn mà không quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; ngày nay phương pháp này được gọi là Chú Giải Thánh Kinh theo Quy Điển (Canonical Exegesis). Vào thời điểm của Công Đồng chưa có từ này, nhưng Công Đồng đã nói cùng một điều: người ta không được quên tính duy nhất của toàn thể Thánh Kinh; 2) một người cũng không được quên truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh, và sau cùng 3) phải tôn trọng tính loại suy Đức Tin. Chỉ khi nào cả hai mức độ về phương pháp học này, là phân tích lịch sử và thần học, được tôn trọng, thì một người có thể nói về khoa chú giải Thánh Kinh theo thần học -- một loại chú giải Thánh Kinh thích hợp cho Sách này [Thánh Kinh]. Trong khi việc chú giải Thánh Kinh ở đại học theo mức độ thứ nhất hoạt động ở một tầm mức rất cao và thật sự có ích cho chúng ta, nhưng chúng ta không thể nói như thế về mức độ kia. Thường mức độ thứ nhì này, là mức độ gồm có ba yếu tố thần học được ám chỉ bởi Dei Verbum hầu như vắng mặt. Và điều ấy đưa đến những hậu quả khá trầm trọng.
Hậu quả thứ nhất của việc vắng bóng của mức độ phương pháp học thứ nhì này là Thánh Kinh trở thành một cuốn sách chỉ nói về quá khứ. Các hậu quả về luân lý có thể được rút ra từ đó, một người có thể học về lịch sử, nhưng Sách chỉ nói về quá khứ và việc chú giải nó không còn có tính cách thần học thật sự nữa, mà trở thành thuật chép sử, là lịch sử của văn chương. Đây là hậu quả đầu tiên: Thánh Kinh tiếp tục ở trong quá khứ, chỉ nói về quá khứ. Còn có một hậu quả thứ nhì trầm trông hơn nhiều: ở đó những cách giải thích Thánh Kinh theo Đức Tin như được Dei Verbum ám chỉ bị mất dạng, mà tất yếu xuất hiện một loại giải thích Thánh Kinh khác, giải thích Thánh Kinh theo thế tục, theo chủ nghĩa thực chứng, mà nguyên tắc chính của nó là việc biết chắc chắn rằng Thiên Chúa đã không xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Theo loại chú giải Thánh Kinh này, khi nào xem ra có những yếu tố thuộc về Thiên Chúa, người ta phải giải thích nó từ đâu đến và biến nó thành yếu tố hoàn toàn nhân loại.”