PDA

View Full Version : Chúa Giê-su tự nói về Người



Nguyên Xuân
10-07-2009, 10:15 PM
Trong Tin Mừng, nhiều lần Chúa Giê-su nói với các môn đệ và dân chúng về Người với danh xưng "Con Người".
Ví Dụ như "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người..." (Mc. 9, 30-37)
NX chưa hiểu về ý nghĩa danh xưng đó.
ACE có ai biết thì chia sẻ với mọi người nhá !

vũng_nước
10-07-2009, 10:45 PM
14. Phải nói gì về các tước hiệu: đấng Thiên sai hay là đấng Kitô, Con Người, Con Thiên Chúa, Chúa v.v.?

Nguồn : htth.org

Trong Tân Ước các tước hiệu như thế là những dữ kiện quan trọng, vì chúng cho thấy một cách rõ ràng giáo huấn Kitô học liên quan đến Đức Giêsu và vai trò của Ngài trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa . Phần đông chúng phát sinh từ lòng tin Kitô (sau Phục sinh) và diễn tả các khẳng định tuyên xưng Đức tin liên quan đến Đức Giêsu.

Việc các Kitô hữu tiên khởi dùng chúng là chuyện rõ ràng rồi, nhưng vấn đề ở đây là làm sao giải thích được sự xuất hiện của chúng. Liên quan đến điểm này cần phải đặt ba câu hỏi sau đây:

a) Nguồn gốc hay bối cảnh của tước hiệu đó là gì?
b) Tước hiệu ấy có nghĩa gì?
c) Ban đầu nó được áp dụng cho giai đoạn nào trong cuộc đời của Đức Giêsu ?

Nhiều tước hiệu tuy chỉ có từ thời sau phục sinh, nhưng, vì được cộng đồng thấu hiểu sâu xa, nên đã được đưa về quá khứ để dùng trong các trình thuật về cuộc đời phục vụ của Chúa Giêsu hay là về thời thơ ấu của Ngài. Ở đây không thể bàn luận chi tiết về tất cả mọi khía cạnh của các tước hiệu khác nhau được; chúng ta sẽ chỉ thử đưa ra một vài nhận xét liên quan tới từng tước hiệu một thôi.

Dĩ nhiên là trừ tước hiệu Con Người ra, không có gì chứng minh cho thấy là khi còn sống tại trần gian này Đức Giêsu đã áp dụng các tước hiệu ấy cho chính mình.

Tước hiệu Messiah, đấng được xức dầu (hay Đức Kitô) phát xuất từ Cựu Ước và từ Do thái giáo Palestina tiền Kitô. Nó ám chỉ một vì được uỷ nhiệm bằng việc xức dầu thánh hiến, do Thiên Chúa sai đến tạo hạnh phúc cho dân Ngài hay là để cứu rỗi dân Ngài. Tự mình, vì ấy không phải là thần thiêng. Tước hiệu này trong Kinh Thánh Cựu Ước được dùng cho các Vua nối nghiệp, ngồi trên ngai của Đavít. Nó mang các đặc thái chính trị (xem Tv 18,51; 89,39.52; 132,10.17), và nhằm đảm bảo cho triều đại Đavít được liên tục.

Trong thời lưu đày và sau thời lưu đày, khi không còn vua nữa, thì nó lại được dùng cho Thày cả thượng phẩm (Lv 4,3.5). Liên quan tới thời gian mà lòng mong chờ đấng Thiên sai tỏ lộ rõ ràng trong dân Israel, thì một lời nói về đấng Thiên sai sẽ đến được nhắc đến lần đầu tiên trong sách Đanien 9,25. Trong cùng thời ấy, cộng đoàn Qumran bắt đầu đề cập đến một vì Thiên sai của Israel và một vì Thiên sai của Aaron (1QS 9,11) và cũng dùng tước hiệu này cho các ngôn sứ của dân Isra el. Nó không có mặt trong tài liệu Q của truyền thống Nhất Lãm như là tước hiệu Tân Ước dùng để chỉ Đức Giêsu. Trong Phúc Âm Mác-cô xem ra nó là tiếng vọng diễn tả tư tưởng của Giáo Hội kitô tiên khởi sau phục sinh (9,41; 13,21; 15,32). Phúc Âm Mác-cô còn dùng nó ba lần nữa (8,29; 12,35; 14,61-62), nhưng tước hiệu này có phản ánh trung thực cách nói trong thời ấy hay không, thì giới học giả vẫn còn bàn tán rất sôi nổi.

Trong văn bản thứ nhất Mc 8,29, lời môn đồ Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là đấng Kitô (tức Đ. Xức dầu), về mặt văn chương, đánh dấu một khúc rễ trong liên hệ giữa Đức Giêsu và các môn đệ, và trong việc mạc khải tông tích Đức Giêsu theo Mác-cô. Sự kiện này có cho phép chúng ta rút ra một kết luận về lịch sử liên quan tới sự hiểu biết mà môn đồ Phêrô có về con người của Đức Giêsu trong thời gian rao giảng hay không? Tôi nghĩ là văn bản này có gói ghém ít nhiều sự hiểu biết đó. Còn hình thái Thiên sai của nó (có danh từ Messiah) đã có thể được mở mang theo với thời gian (như trong hình thức lời tuyên xưng của Phêrô theo Phúc Âm thánh Gio-an 6,67-69); Lời Chúa Giêsu quở trách tông đồ Phêrô (được thay đổi trong Mt 16,17-19 và làm dịu bớt trong Lc 9,20-22) cũng cho phép chúng ta đưa ra kết luận trên.

Và ngay cả khi Phêrô đã thật sự tuyên bố tại thành Cesarea Philiphê rằng Đức Giêsu là đấng Thiên sai đi nữa, thì chúng ta cũng phải công nhận rằng tước hiệu ấy hồi đó không có nội dung như nó có sau thời phục sinh đối với Kitô giáo. Nhưng ít ra lời quở trách đó có nghĩa là Đức Giêsu từ chối các màu sắc chính trị được gán cho tước hiệu này. Lại nữa trình thuật Mc 14,62 cho thấy khi ra trước Công Nghị Do thái và bị thầy cả thượng phẩm hỏi Người có phải là đấng Thiên sai khôngì thì Đức Giêsu trả lời là phải. Tuy nhiên, câu trả lời này trong Mt 26,64 và trong Lc 22,67-70 lại là câu trả lời chỉ xác nhận có một nửa, nghĩa là tránh né mọi cam kết.

Văn bản song song này trong Mt và Lc không những nêu lên vấn nạn liên quan tới hình thái câu trả lời Đức Giêsu thực sự đã nói ra, mà còn cho thấy trình thuật này của Mác-cô về cuộc tử nạn phản ánh các ý hướng và cách biên chép của soạn giả nữa. Những gì nó cung cấp thì quá ít, không đủ để cho phép chúng ta nhận định về ý thức của Đức Giêsu đối với sứ mệnh thiên sai (conscience messianique) của Ngài.

Vào thời thánh Phaolô viết các thư của mình, thì từ ngữ kitô đã trở thành một tên riêng, trừ trường hợp Rm 9,5. Sự kiện thánh Phaolô dùng nó như thế minh chứng cho thấy tước hiệu này là tước hiệu cổ xưa nhất và hay được dùng nhất. Bảng Vua dân Do thái mà quan Philatô cho viết và treo trên thập giá là sự kiện chắc chắn có thật. (Mc 15,26; trong các Phúc Âm kia thì kiểu nói hơi khác: Mt 27,37; Lc 23,38; Ga19,19). Câu đó được dùng làm chất xúc tác để áp dụng tên gọi ấy cho một vì được Giavê sai đến, được xức dầu và bị đóng đinh. Truyền thống tiền-Lu-ca (và có lẽ cả tiền-Phaolô nữa ) được lấy lại trong Cv 2,36 thì gợi ý cho thấy là vì sống lại vinh quang nên Đức Giêsu đã được chào kính với tước hiệu này: Đức Giêsu mà các vì đã đóng đinh ấy, Thiên Chúa đã đặt làm Chúa và làm đấng Xức dầu (Messiah).

Tuy nhiên cũng có một quan niệm khác của cộng đoàn Kitô tiên khởi về sứ mệnh Thiên sai, mà chúng ta tìm thấy trong Cv 3,20-22. Văn bản này khẳng định rằng cần phải đợi Thiên Chúa gửi đến đấng Thiên sai được tiền định cho anh chị em, là Đức Giêsu, mà trời cao phải đón nhận cho đến thời tái tạo vũ trụ, như lời Thiên Chúa đã hứa qua miệng các thánh ngôn sứ xưa kia. Đây là nhân tố của cái mà một số học giả đã gọi là Kitô học cổ xưa nhất được minh xác trong Tân Ước; nó gắn liền sứ mệnh Thiên sai của Đức Giêsu với ngày cánh chung, chứ không phải với sự sống lại. đó là điều rất có thể. Nếu vậy, trường họp này phản ánh phần nào tiến trình gọi là dự phóng về quá khứ hay trở về đàng trước, thường xảy ra đối với các tước hiệu.

Đàng khác, đây cũng có thể là dấu vết của một loại Kitô học nằm ngoài cách thức rao giảng thông thường trong cộng đoàn kitô tiên khởi, hay là dấu vết của một tín ngưỡng cho rằng Đức Kitô là đấng Messiah của thời cánh chung. Tín ngưỡng này có chút ảnh hưởng nơi một số thành phần Giáo Hội tiên khởi, nhưng nó đã không bao giờ lấn át được lời rao giảng Kitô như là đấng Thiên sai vì đã sống lại vinh quang. Các lập trường trên đây đều là dư âm của các kiểu cách mà kitô hữu tiên khởi quan niệm về sứ mệnh Thiên sai của Đức Giêsu; chúng khiến cho người ta có thể tưởng là tước hiệu này đã đặc biệt thành hình sau thời phục sinh.

Còn các tước hiệu Con Thiên Chúa và Chúa thì không những bắt nguồn từ Do thái giáo Palestina, mà còn là những tước hiệu Kitô hữu dùng để tuyên xưng lòng tin vào Đức Giêsu sau thời phục sinh nữa. Mặc dầu các tước hiệu divi filius và kýrios thời đó là những tước hiệu thường được dùng trong thế giới Hy lạp và Roma, và chúng ta có thể tìm thấy dấu vết của mình trong các văn bản như 1Cr 8,5 và v 25,26, nhưng không thể chứng minh được rằng sự kiện đó là nguồn gốc của việc áp dụng tước hiệu Con Thiên Chúa và Chúa cho Đức Giêsu được.

Trái lại, có thể có đủ lý chứng để minh xác rằng Con Thiên Chúa đã là một tước hiệu được Do thái giáo Palestina, những người nói tiếng Aram, dùng trong thời gian tiền-Kitô, và tước hiệu Chúa, dùng trong thể tuyệt đối của nó với chỉ định từ, cũng đã được gán cho Thiên Chúa (xin xem bài viết của tôi: The Contribution of Qumran Aramaic to the Study of the New Testament, NTS 20 (1973-1974) 382-407, đặc biệt các trang 386-394; xem M. HENGEL, The Son of God (Philadelphia, Fortress 1976). Như vậy đó là hai tước hiệu đã nhanh chóng du nhập vào giáo lý nền tảng của Kitô giáo tại Palestina. Chúng không chỉ là kết quả của công cuộc truyền giáo rao giảng giáo lý ấy trong thế giới Hy lạp-Roma của vùng phía đông ĐìaTrung Hải mà thôi, như nhiều người đã từng giả thiết.

Khi các tước hiệu có tính cách hậu phục sinh này xuất hiện sớm hơn trong truyền thống phúc âm (chẳng hạn Mt 16,16b, Lc 1,32.35; 2,11; 12,42), thì có thể coi đó là kiểu chuyển hậu tước hiệu, hay là dự phóng tước hiệu về quá khứ, nghĩa là các soạn giả Phúc Âm gán cho Đức Giêsu ngay khi Ngài còn sống những tước hiệu mà cộng đoàn, thời các vì biên soạn, dùng để gọi Đức Giêsu trong thời hậu phục sinh. Riêng tước hiệu Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16,16b) thì không những vắng bóng trong văn bản tương đương cổ xưa hơn của Mc 8,29, mà còn là một tước hiệu phát xuất từ một truyền thống tiền-Mt nữa, liên quan đến lời thánh Phêrô tuyên xưng lòng tin vào Đức Giêsu phục sinh. Để dùng nó cho bối cảnh văn bản này, thánh sử Matthêu đã trộn lẫn nó với lời tuyên xưng tại Cesarêa Philiphê, và biến lời tuyên xưng này thành một lời tuyên xưng kép.

Hiện nay quan trọng nhất là cuộc tra nh luận liên quan đến tước hiệu Con Người. Trong đa số các trường hợp, nó được đặt trên miệng Đức Giêsu. Nhưng nó cũng được các người khác dùng, như thánh Stêphanô trong Cv 7,56, dân chúng trong Ga12,34, và chính thánh sử trong Mc 2,10 và những đoạn song song (mặc dầu trong trường hợp này có nhiều nhà chú giải cắt nghĩa đó là một thể văn mất liên tục cú pháp, để minh chứng là ở đây kiểu nói được chính Đức Giêsu dùng). Bởi vì tước hiệu này được gặp nhiều lần, nên vấn nạn đặt ra ở đây là không biết Đức Giêsu có dùng nó trong thời gian phục vụ để ám chỉ chính Ngài, khi nói bar 'eanash hay bar eanasa' hay không. Nhưng cũng nên biết là kiểu nói này đã được thánh sử đem vào một số văn bản sau này, chứ trong các văn bản tương đương không thấy có (xem Mc 8,27 Theo người tấthì Thầy là aiì và Mt 16,13: Theo người ta thì Con Người là aiì; so Lc 6,22 với Mt 5,11).

Hơn nữa, kiểu nói này có trong truyền thống Gio-an cũng như trong truyền thống Nhất Lãm (với những sắc thái khác nhau), và không phải là tước hiệu tuyên xưng Đức tin. Kiểu nói trong tiếng Hy lạp hơi vụng về ho huiòs toũ anthrópou (dịch sát chữ là đứa con của con người") không thể phát xuất từ một tài liệu gốc Hy lạp được. Bởi vì đôi khi nó được dùng không có chỉ định từ (huiòs anthrópou, Ga5,27), và gần gũi với một kiểu nói gốc Sêmít hơn, nên thường được coi là dịch từ kiểu nói Aram bar 'eanash(a').

Nhưng ý nghĩa của kiểu nói này làm đề tài tranh luận rất sôi nổi. Nó có phải là một tước hiệu dùng cho một nhân vật bí huyền, rất được Do thái giáo Palestina chú ý khôngì Hay nó là một từ phát triển từ một chữ đồng nghĩa không có sắc thái tước hiệu nào (chỉ tương đương với con người nói chung, hay một ai đó không chỉ định), hoặc một kiểu nói thay thế cho tiếng tôi hay nóì Trong tiếng Aram không có bằng chứng nào cho thấy đó là một tước hiệu ám chỉ một nhân vật bí huyền cả (Trong đn 7,13 kiểu nói này ám chỉ các thánh của dân Isra el trong nghĩa một đoàn thể). Việc thay thế chữ tôi bằng kiểu nói con người chỉ gặp thấy trong các văn bản tiếng Aram thời sau này (khoảng trước năm 300 sau Tây lịch).

Theo ý tôi, trong Tân Ước việc dùng kiểu nói con người như là tước hiệu của Đức Giêsu có thể được giải thích như là tiến trình phát triển xảy rấtrong cộng đoàn Kitô tiên khởi, bắt nguồn từ chính các lời nói của Đức Giêsu: Đức Giêsu đã dùng các từ ấy trong nghĩa là một nhân vì mà không cho nó ý nghĩa tước hiệu nào, cũng như không thay thế từ ngữ nào khác cả.

Các nghĩa rộng mà kiểu nói này có trong nhiều văn bản Tân Ước cần phải được xem xét tùy theo từng trường hợp một. Chúng thường gợi ra nhiều ý nghĩa hơn là những gì trình bày trên đây. Nói cho cùng, thì cần ghi nhận ba nghĩa sau đây trong các Phúc Âm Nhất Lãm: 1) Nó ám chỉ điều kiện cuộc sống khiêm tốn của Đức Giêsu trên trần gian này (Mt 8,20, Lc 9,58). 2) Nó nhằm vào cuộc tử nạn mà Chúa Giêsu phải gánh chịu (nghĩa này không có trong tài liệu Q; xin xem Mc 8,31; 9,31; 10,33). 3) Nó liên quan tới ngày quang lâm của Ngài ("Q; Mt 24,27; Lc 17,24 và Mc 8,38; 13,26).

Mặc dù các truyền thống Phúc Âm lưu truyền ba nghĩa trên đây, nhưng thật khó mà xác định được liên hệ thực thụ giữa chúng với nhau. Theo thiển ý tôi, Đức Giêsu đã không bao giờ dùng tước hiệu của một nhân vật nào khác đấng được dân chúng thời đó đợi chờ (vì những lý do đã nêu trên đây).


Tham Khảo:

H. Tại sao chúa Giêsu là con Thiên Chúa mà ngài lại gọi chính ngài là con của loài người "The son of man" hay tiếng việt dich là "con người".

T. Vì ngài là Thiên Chúa Làm Người trở nên giống hẳn như người ta. Ngoại trừ sự tội cho nên tên "The Son of Man" cũng có thể hiểu là Thiên Chúa nhấn mạnh bản tính "con Người" của ngài.


Câu hỏi rất hay nhưng đa số các bài trả lời bằng tiếng Latinh, Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Bởi thế các cha phải học tiếng La Tinh để tham khảo Thần Học là vậy.

http://www.christiananswers.net/q-eden/son-of-man.html
http://preachersfiles.com/who-is-the-son-of-man/
http://www.salvationhistory.com/homily_helps/february_22_2009_-_seventh_sunday_in_ordinary_time_cycle_b#When:15:35:03Z

Nguyên Xuân
10-07-2009, 11:03 PM
Hóa ra dịch sát nghĩa thì là "Con của loài người" chứ không phải là "Con Người"

vũng_nước
11-07-2009, 01:18 AM
Con Người hay Con của Loài Người cũng vậy thôi. Trong Kinh Thánh tiếng Anh dịch là "The son of Man" sát nghĩa hơn.

Theo Tự Điển Thần Học Thánh Kinh:

(Trích từ http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/dictiona/sss.htm)

Son of man
"Con Người" (a) Một phần tử thuộc loài người (b) Nhân Vật, mà vào lúc tận thế, được Thiên Chúa phú ban Vương Quốc, quyền năng để thống trị và thẩm phán toàn thế gian (Dn 7,13-14)].

Sách Tiên Tri Daniel đoạn 7 câu 13:14
13 Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa: có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Ðấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện. 14 Ðấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong.

Phillips 2, 6:11
(6) Ðức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, (7) nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. (8) Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. (9) Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. (10) Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; (11) và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Ðức Giêsu Kitô là Chúa".

http://www.usccb.org:8765/query.html?col=&qt=the+son+of+man