PDA

View Full Version : THÁNH GIÁ



ngocthuongbill
16-07-2009, 12:40 AM
Thánh giá là gì?
Tôi nhìn thấy thánh giá mỗi ngày. Tôi nghe về thánh giá rất thường. Thánh giá trên tháp chuông, Thánh giá trên bà thờ, Thánh giá trong tiệm. Thánh giá ngoài nghĩa trang. Thánh giá trên tường đám Thánh giá trong nghệ thuật. Thánh giá trong thi ca. Thánh giá ở khắp nơi. Nhưng thánh giá là gì? Để tìm vấn đề không phải là vấn đề đơn giản. Có nhiều ý nghĩa khác nhau về thánh giá. Tùy theo mỗi người mà thánh giá có giá trị khác biệt.
Thánh giá bằng vàng thì trị giá hơn bàng gỗ. Thánh giá bằng vàng thì cũng tùy theo to nhỏ mà giá đắt hay rẻ. ngừoi mua trả giá để được bớt. Người bán thì lại mong giá cao. Ngừoi có tiền thì mua thánh giá vàng tốt, kẻ ít tiền thì mua thánh giá vàng dở. Họ lừa nhau, không cẩn thận thì mua thánh giá vàng giả, Ai cũng muốn thánh giá vàng. Họ vất vả, đam mê kiếm tiền để tích trữ loại thánh giá này. Khi mất thì đau khổ, tiễc xót. Thánh giá là đơn vị khinh tế để ấn định tiền bạc.Thánh giá xác định sự giầu có.

Thánh giá cũng dùng để trang điểm. Họ đeo từng chùm thánh giá trên vành tai. bên mái tóc nhuỗm xanh đỏ . Người thích thì không sao, người không thích thì khinh bỉ người đeo thánh giá. Có ngừoi tích trang trang điểm bằng thánh giá trên dây chuyền vàng. Họ đeo thánh giá ở dạ hội, ở tiệc cứoi, ở các buổi tiếp tân. Lúc đó ý nghĩa thánh giá là muốn làm cho mình đẹp. Họ dùng thánh giá kéo kẻ khác chú ý đến mình. Và có thánh giá trên vùng ngực hở hang. Lúc ấy, thánh giá nănmf trong duyên có của nnhuwng rung cảm cám dỗ. Người có thánh giá trang điểm thì hãnh diện. Kẻ không có thì thèm muốn. Thánh giá lúc này là xúi đẩy lòng tham.

Thánh giá ở ngoài nghĩa trang thì vắng lặng,ít ai nhì,Thánh giá bị mưa lạnh bị nắng gay gắt. Thánh giá vang được săn sóc, giữ gìn cản thận.Thánh giá ngoài nghĩ trang có thể gẫy đở từ lâu không ai đẻ ý. Nhưng nếu Chúa trên thánh giá đó thì được tự do ngám mây trời. Có cái hoang lạnh của buổi chiều mưa phùn, nhưng cũng có thể có tiếng chim hót của một cánh chim nào dáo dưng chân hót vui. Có thể là sương rơi, là gió bão, nhưng Chúa không ngột ngạt hương phấn như những thánh giá vang trên ngực, trên cổ của cong người. Thánh giá ngoài nghia trang thì không được chăm sóc, nhưng Chúa có thể tự do thảnh thơi nhìn hoa nở, nhìn nắng bay. Thánh giá trên dây chuyền để trang điểm thì Chúa bị người ta nhìn, và nhiêud khi nhìn bằng ánh mắt thiếu trong sạch.

Có những thánh giá để dùng để xuống đườn. Họ không vác thánh giá để lên đồi chịu đóng đinh, nhưng để đi biểu tình và đóng đinh kẻ khác. Thánh giá với khẩu hiệu. Thánh giá với bàn tay nắm chặt hận thù. Thánh giá đằng đàng trước mũi súng. Thánh giá để đánh nhau. Thánh giá bây giờ là phương tiện tranh đấu. Nếu Chúa nằm trên thánh giá đó chắc Chúa sợ lắm. Suốt cuộc dời , Ngài chỉ dạy các môn đẹ cách chết chứ không dạy cách chiến đấu.
Các nhà chính chị thì dạy kẻ theo họ chiến thuật tranh dành ảnh hưởng. Họ phải biết làm sao để áp đặt kẻ thù, Họ hoc cách tiêu diệt đối phương, Thày Giê Su chỉ dạy môn sinh của mình chuẩn bị chết(Mt, 21:12-13). Vì thế, khi thánh giá được vác xuóngdduuwonnggd biểu tình, chắc Chúa phải luốn cuống làm vì Ngài nào có biết gì.

Có thánh giá trên lầu chuông gỗ, có thánh giá trong bảo tàng viện. Thánh giá trên lầu chuông gỗ thì có khi bị phủ bụi mờ, màng nhện che kín. Thánh giá không có ngừoi chăm sóc, nhưng chiêu chiêu có tiếng chuông phổ nhạc. Sáng sáng có lời chuông đưa kinh, Con người bỏ Chủa phủ bụi mờ nhưng có đàn bồ câu bay về đậu xuống trò chuyện Thánh giá trong bảo tàng là thánh giá quý. Họ canh giữ cẩn thận thì Chúa trên thánh giá cũng có nhiều âu lo. Ngừoi ta rình mò ăn cắp. Thánh giá đặt trong lồng kiếng,Nêu Chúa ở đó chắc cũng ngột ngạt vì bị giam hãm. Ngày ngày, hằng ngàn con mắt đi qua dòm ngó. Nếu Chúa ở đó chắc Chúa bối rối lám. Chúa trên thánh giá gỗ xấu xí thì lại được tự do. Chúa trên thánh giá quý mà được lời ngưởi giữ gìn lại là một cõi tù đày.

(Nươc mắt và hạnh phúc- Nguyễn Tâm Thường)... còn tiếp

dominico_dung
16-07-2009, 09:47 AM
THÁNH GIÁ LÀ GÌ?
Br.Thiện Mỹ, CMC



Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu bảo chúng ta vác Thánh Giá mình mà theo Chúa, nhưng Thánh Giá là gì?


Nhiều người xem Thánh Giá như một đơn vị kinh tế để xác định giầu nghèo. Thánh Giá bằng vàng thì quí hơn Thánh Giá bằng gỗ. Và Thánh Giá bằng vàng cũng còn tuỳ to nhỏ mà có giá trị khác nhau. Người giầu có Thánh Giá bằng vàng đã đành, kẻ nghèo túng cũng tìm mọi cách để sắm cho được Thánh Giá vàng để khoe với mọi người rằng mình “chẳng thua kém gì ai”. Dĩ nhiên người môn đệ đích thực của Đức Kitô không nhìn Thánh Giá như đơn vị kinh tế để khoe khoang như thế.

Người khác lại dùng Thánh Giá để xuống đường. Họ vác Thập Giá không phải để chịu đóng đinh như Chúa Giêsu, nhưng đòi biểu tình, để đòi đóng đinh kẻ khác. Thánh Giá bị lợi dụng để tranh giành ảnh hưởng, để tiêu diệt kẻ thù, thay vì đem sự sống, đem bình an hạnh phúc đến cho mọi người, kể cả kẻ thù của mình.

Ý nghĩa đích thực của Thánh Giá cần tìm thấy ở giáo huấn của Chúa Giêsu, hoặc nhìn thấy chính Đức Giêsu chịu treo trên Thập Giá để thực hiện ơn Cứu Chuộc cho con người. Người Kitô hữu đích thực vác Thập Giá đi theo Đức Kitô vì yêu mến Ngài, chứ không phải lợi lộc trần thế. Trước khi đi sâu vào mầu nhiệm Thập Giá chúng ta tìm hiểu ý nghĩa bài Tin Mừng hôm nay:

Khi ấy Chúa Giêsu và các môn đệ của Người đang trên đường đi tới các làng, xã vùng Cêsarê, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Các ông thưa: “Họ bảo thầy là Gioan Tẩy giả, người thì nói là Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. Rõ ràng là dân chúng đã thấy Chúa Giêsu là nhân vật của Thiên sứ, nhưng họ vẫn chưa tỏ tường hẳn về Ngài. Mà “vô tri thì bất mộ”, họ chưa nhận ra được dung nhan cứu thế của Đức Kitô thì làm sao họ có thể thấu đáo được mầu nhiệm Thập Giá của Ngài. Riêng ông Phêrô thấy được Con Thiên Chúa xuất thân từ gia đình thợ mộc nghèo nàn là một ơn rất đặc biệt…. Lúc đó Chúa Giêsu thấy niềm tin của Phêrô, Ngài liền bắt đầu mở chìa khóa cửa trời và tỏ cho các môn đệ biết mầu nhiệm sinh ơn cứu độ, Ngài cho các ông biết: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị giết chết và sau ba ngày Ngài sống lại. Rồi Chúa Giêsu kết hợp chức vụ Đấng Mêsia với sự đau khổ và sự chết mà Ngài đang khẳng định với các môn đệ. Đó là những điều khó tin khó hiểu, vì suốt đời họ vẫn quan niệm về một Đấng Mêsia bách chiến bách thắng, thế mà giờ đây họ lại được nghe những điều trái ngược.
Suốt quá trình cuộc sống, người Do Thái chẳng khi nào quên được họ là tuyển dân của Chúa theo ý nghĩa hết sức đặc biệt, họ trông mong được một địa vị cao cả trong thế gian. Họ luôn xem những ngày trọng đại nhất trong lịch sử của họ như các ngày của Đavit. Họ mơ ước một ngày kia có một vua khác thuộc dòng dõi Đavit sẽ khiến họ trở thành vĩ đại trong lịch sử công chính và thế lực. Thế nhưng thời gian trôi qua, mơ ước của họ thật đáng thương hại. Họ bị lưu đầy sang A-sy-ry, người Babilon chinh phục Giêrusalem, bắt dân Do Thái đem về nước làm tù binh. Rồi họ còn bị làm tôi cho người Ba Tư, Hy Lạp, sau đó là người La Mã. Thế là họ chẳng chinh phục được ai, cho nên có một giòng tư tưởng khác nảy sinh, họ càng ngay càng mơ ước về một tương lai khi Thiên Chúa can thiệp lịch sử bằng những phương tiện siêu nhiên, họ mong quyền năng Thiên Chúa sẽ làm những gì mà khả năng con người đành bó tay, người ta nghĩ về một nhân vật vĩ đại, một thần dân, một siêu nhân xuất hiện trong lịch sử để tái tao thế giới và cuối cùng báo thù cho tuyển dân của Thiên Chúa… Lúc đó các dân nước khác sẽ liên minh với nhau để chống lại nhà vô địch của Thiên Chúa. Kết quả là các thế lực chống đối sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt. Hiền giả Phi-lô bảo rằng “Đấng Mêsia sẽ là nhà chinh phục gây nhiều tai hại nhất trong lịch sử, đàn áp các kẻ thù Ngài cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt.

Trên đây là các ý niệm về Đấng Mêsia vốn ngự trị trong tâm trí người Do Thái, họ cũng đang chờ đợi thành Giêrusalem mới sẽ được làm lại, dân Do Thái đã bị tản mát khắp thế giới sẽ được gom về thành phố Giêrusalem mới, lời cầu nguyện hằng ngày của người Do Thái là: “Xin hãy giương lên một ngọn cờ để thu góp những kẻ tản mát của chúng tôi khắp bốn phương trời lại”. Còn cao vọng hơn thế nữa, dân Do Thái tin là xứ Palestine sẽ là trung tâm thế giới và cả thế gian sẽ qui phục nó…. Chính vì những lý do đó, nên Phêrô đã mạnh mẽ phản đối, ngăn cản Chúa Giêsu. Nhưng Chúa lại quở trách đuổi Phêrô như xưa Chúa đã đuổi Satan cám dỗ Chúa trong thời kỳ chay tịnh 40 ngày ở sa mạc (Mt.4,10). Ngày trước Chúa nói với Satan là “phải thờ phượng Chúa”, còn bây giờ Chúa nói với các môn đệ và quần chúng rằng: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập Giá mình mà theo Ta”. Đây là điều ngược hẳn với mơ ước trần gian.

Thập Giá khi mà Chúa báo trước thì Phêrô đã can gián Ngài. Thập Giá khi mà Phêrô theo Chúa vào sân tiền đình của thượng tế Caipha, Phêrô đã chối Chúa, còn các môn đệ khác đã bỏ chạy đi nơi khác hết. Thế mà Chúa lại mời gọi mọi người vác lấy. Ngài mời gọi con người lựa chọn chứ không bắt buộc. Nếu biết Đức Kitô là ai, hẳn chúng ta cũng biết Thập Giá là gì. Nếu vui lòng vác Thập Giá, Thập Giá sẽ đưa dẫn chúng ta vào Nước Trời. Thập Giá đắng cay sẽ cho chúng ta hương vị ngọt bùi của Thiên Đàng.
Bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta xác tín hơn về Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu treo trên Thập Giá; để biết bỏ mình, biết chia sẻ với tha nhân hơn là hưởng thụ; biết phục vụ mọi người hơn là thích thống trị; biết phân phát hơn là lãnh nhận. Càng theo theo sát bước chân Chúa chúng ta càng phải chịu hao mòn, chịu mất mát và thậm chí phải chịu chết để được sống vinh hiển đời đời với Đức Kitô. Chúa đã say mê vác Thập Giá, chúng ta là môn sinh của Ngài cũng phải hân hoan bước theo Ngài lên đồi Canvê. Vì nếu cùng chết với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ cùng sống với Ngài. Và nếu chia sẻ đau khổ của Chúa, chúng ta cũng được chung phần vinh quang của Người.


(http://www.dongcong.net/LoiChua-SuyNiem/SuyNiemNamB/ThienMy/tn24b.htm)

Nguyên Xuân
16-07-2009, 10:46 PM
" Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người." (Mc. 10,43-45)

ngocthuongbill
17-07-2009, 09:34 PM
Ngưởi Ki to hữu nhận thánh giá để phân biệt mình khỏi tôn giáo khác. Giữa những người Kito hữu, tu sĩ lại đeo thánh giá để phân biệt họ không phải là giáo dân Giữa tu sĩ thánh giá cũng được phân biệt trên nhẫn bạc, trên gậy cầm để nói ai là thầy thượng phẩm chức vị, ai là tu sĩ thường. Như vậy, thánh giá cũng được dùng để là dấu hiệu phân biệt. Những ngày còn sống Chúa lao tác mệt nhọc, nhưng không phải để xây nhà thờ. Chúa vất vả đi mòn lối đi trên bụi đương Galilea nhưng không phải để may cờ, dán bích trướng nhàm thông báo một tôn giáo mới. Chúa xây dựng Nước Thiên Chúa trong tim con người. " Chính nơi điều này mà mọi ngừoi sẽ biết các con à môn đẹ Ta: ấy là các ngươi có lòng thương mến lẫn nhau" (Yoan 13:35), Tình yêu vô hình, không nhìn thấy thì Chúa lại lấy làm dấu hiệu cho người ta nhìn. Còn thánh giá hữu hình , ai cũng nhìn được thì Chũa chọn làm dấu hiệu.

Trên đường từ Jerusalem lên núi sốc rất nhiều người nhìn Chúa vác Thánh giá. Có nhiều kẻ đã được thừa hưởng ân huệ của Ngài, được Ngài chữa bệnh, được Ngàin nuôi ăn nhưng họ không vác thánh giá đỡ Ngài. Không một môn đệ nào ghé vai gánh cho Thầy mình đõ mỏi. Chúa đã nhiều lần quỵ ngã vì sức yếu. Kẻ vác thánh giá đỡ Ngài là Simon , người sứ Kyrene(Lc 23:36). Phúc Âm không nói ông Simon dã thừa hưởng đặc ân nào của Chúa cả. Và có thể ông ta là một người ngoại giáo. Đời là vậy, có nhiều kẻ theo Chúa nhưng để Chúa vác thánh giá một mình. Có kể trên danh nghĩa không theo Chúa nhừn lại nhờ họ mà Chúa đỡ khổ.

Thánh giá là gì?
Có nhiều lại thánh giá:
- Thánh giá để trang điểm. Điều đó đúng.
- Thánh giá là đơn vi kinh tế tính bằng tiền bạc. Điều đó đúng.
- Thánh giá là phương tiện tranh đấu .
- Thánh giá là nguyên có thể làm duyên cớ cho lòng thèm muốn tham lam.
- Thánh giá có thể để lôi cuốn, quyến rũ người khác.
- Thánh giá có thể bị lãng quên ngoài cánh đồng.
- Thánh giá cũng được giữ gìn cẩn thận trong tủ sắt khóa kín.
- Thánh giá để phân biệt chức vị trong xã hội.
Một câu hỏi có nhiều câu trả lời thường là câu trả lời sai. Vì câu trả lời đúng nhất chỉ có 1. Không bao giờ có 2 cái đẹp nhất cũng như không bao giờ có 2 điều đúng nhất.

Người ta không thể tranh luận về thánh giá . Kẻ dùng thánh giá làm phương tiện tranh đấu thì không chấp nhận thánh giá là để đóng đinh mình. Kẻ muốn lấy thánh giá làm dáng thi đối với họ thánh giá chỉ có ý nghĩa dùng để trang điểm. Ai chọn thánh giá để phân biệt mình kẻ khác tôn giáo thì thánh giá mang màu sác kí hiệu. Mỗi người nhìn thánh giá khác nhau. Giá trị thánh giá cũng tùy thuộc vào cái nhìn của họ.

Đức Kito nói về thánh giá như sau:"" Ai muốn theo ta, hãy từ bỏ mình, vác thánh giá của mình mỗi ngày mà theo ta"(LC. 9:23). Vác thánh giá để đi theo một người chứ không phải là để thỏa mãn tò mò về một người. Như thế, thánh giá không phải là một định nghĩa để hiểu biết bằng trí tuệ mà phải bằng lối sống. Bởi thế, kẻ không theo Ngài thì sự hiểu biết tri thức về thánh giá chẳng có ý nghĩa gì. Kẻ theo Ngài thì không cần tìm định nghĩa cho thánh giá. Vì đã theo Ngài thì biết thánh giá là gì rồi. "Về phần tôi, ước gì tôi đừng có vinh quang nơi một điều gì, trừ khi là nơi thập giá của Chúa chúng ta". (Gal. 6:14). Tôi nói với người ta về thánh giá. Tôi cũng nghe kẻ khác nói với tôi về thánh giá. Tôi nhìn thánh giá mỗi ngày mà tôi đâu thấy vinh quang, Cuộc sống vẫn đầy rẫy trầm luôn của nó. Nhưng thánh giá nào mới cho tôi hi vọng?
Giữa bao nhiêu loại thập giá, thánh Phaolo chọn có 1. Đó là thập giá của Chúa chúng ta.
Như thê, không phải thánh giá nào cũng vinh quang. Điều ấy cũng hàm ý là có nhiều thánh giá giả, Nếu phân biệt được thánh giá thật giữa thánh giá giả thì người ta sẽ hiểu được vấn đề sau đây.
Vấn đè là người ta phàn nàn về thánh giá. Khi gặp điều bất hạnh, người ta hay nói: Đời tôi khổ quá! Chúa giửi thánh giá cho tôi!
Phúc âm kể rằng Chúa bị điệu ra công đường, bị nhổ vào mặt, bị xỉ nhục, bị tát, bị đội vòng gai, bị cười. Người ta làm thánh giá, bắt Ngài vác đi rồi đóng đinh Ngài trên thập giá đó(Mc. 15:16-20; Mt.27:27-31; Yn. 19:1-3). Như thế, thập giá trong ý nghĩa bất hạnhllaf sản phẩm của con người . Con người có sáng kiến chế ra thập giá để đóng đinh Chúa. Nếu thập giá là sản phẩm của con người thì phải nói con người đã gởi thập giá cho Chúa, chứ Chúa làm gì có thập giá mà gởi cho con người