PDA

View Full Version : Khiếu nại khẩn cấp



được chúa yêu
21-07-2009, 01:15 PM
TOÀ GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Xã Đoài, ngày 21 tháng 7 năm 2009



KHIẾU NẠI KHẨN CẤP


Kính gửi : UBND tỉnh Quảng Bình.

Qua sự việc xảy ra sáng ngày 20 tháng 7 năm 2009, tại nền nhà thờ giáo xứ Tam Toà, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình,

Toà Giám mục chúng tôi có ý kiến và kiến nghị như sau :

1. Chúng tôi cực lực phản đối và lên án hành động của Công an đã đánh đập tàn nhẫn, bắt giữ nhiều giáo dân và chiếm đoạt tài sản của Giáo hội.

2. UBND tỉnh Quảng Bình và các Ban ngành liên quan chịu trách nhiệm về những hành động bạo lực trên.

3. Chúng tôi đề nghị thả ngay những giáo dân đang bị bắt giữ. Những giáo dân đã bị công an đánh đập phải được điều trị và chăm sóc chu đáo.

4. Trả lại tài sản của Giáo hội đang bị chiếm đoạt.

5. Nếu những yêu cầu trên không được đáp ứng, Chính quyền tỉnh Quảng Bình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và công lý.




T/M Tòa Giám mục Xã Đoài
Chánh văn phòng
(Đã ký và đóng dấu)
Linh mục Phạm Đình Phùng



Nơi nhận : như trên
- Công an tỉnh Quảng Bình
- Lưu VPTGM.


(nguồn: http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4800)

được chúa yêu
21-07-2009, 01:17 PM
http://giaophanvinh.net/uploads/News/pic/1248148900.nv.jpg
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Số 12/09 TB.TGM Xã Đoài, ngày 21 tháng 7 năm 2009





THÔNG BÁO


Kính gửi : Quý Cha, quý tu sỹ, chủng sinh, anh chị em giáo dân trong toàn Giáo phận và mọi người có thiện chí.

Sáng ngày 20 tháng 7 năm 2009, giáo dân Tam Toà với sự giúp đỡ của giáo dân một số giáo xứ đã dựng một nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà để cử hành Thánh Lễ.

Công việc vừa hoàn thành thì Công an tỉnh Quảng Bình đã tới phá đổ nhà tạm, đánh đập và bắt giữ nhiều giáo dân.

Trước tình cảnh đau thương của giáo xứ Tam Toà, Toà giám mục khẩn thiết kêu gọi:

1. Các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà, cách riêng cho những anh chị em bị đánh đập và đang bị bắt giữ.

2. Mọi thành phần dân Chúa hãy thể hiện tình liên đới, giúp đỡ giáo xứ Tam Toà và anh chị em giáo dân đang bị bắt giữ, bằng mọi mặt về tinh thần cũng như vật chất.

3. Giáo xứ Tam Toà đã chịu nhiều thiệt thòi mất mát, nay lại chịu cảnh đau thương, hơn lúc nào hết Tam Toà đang cần đến sự hiệp thông, giúp đỡ và chia sẻ của chúng ta.





Tổng Đại diện Giáo phận Vinh
Lm. Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm

( Nguồn: http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4801)

được chúa yêu
21-07-2009, 01:18 PM
http://giaophanvinh.net/uploads/News/pic/1248108282.nv.jpg
(GPVO) - Bản tường trình của Linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng, phụ trách Giáo xứ Tam Tòa, về sự việc xảy ra tại Tam Tòa ngày 20 tháng 7 năm 2009.

"...Sáng nay gần 150 giáo dân đã tới phần đất nhà thờ Tam Toà để dựng nhà tạm (9 mét x 6 mét, khung sắt, lợp tôn). Khi công việc đang tiến hành thì có khoảng 20 công an tới ngăn cản. Giáo dân vẫn tiếp tục công việc. Tới 9 giờ sáng, khi công việc dựng nhà sắp xong thì có trên 100 công an, cảnh sát tới tiếp tục ngăn cản và phá công việc của giáo dân. Giáo dân chống cự và nhiều người bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi bắt lên xe bịt kín đem đi. Khi công an tới phá sập Thánh Giá để mang đi thì có nhiều phụ nữ vào ôm Thánh Giá khóc. Những phụ nữ này cũng bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi kéo lên xe đem đi. Đến lúc này chúng con chưa biết cụ thể số người bị bắt đi là bao nhiêu. Con số này không dưới 20 người..." GIÁO XỨ TAM TOÀ
Tp. Đồng Hới - Quảng Bình
------------------------------------------



BẢN TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC



Kính trình Đức Giám Mục giáo phận Vinh

Con là Phêrô Lê Thanh Hồng, linh mục quản xứ Sen Bàng, phụ trách giáo xứ Tam Toà, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, xin tường trình sự việc hôm nay (ngày 20 tháng 7 năm 2009) tại giáo xứ Tam Toà như sau:

1. Như Đức Cha biết, vì nhu cầu quá cần thiết, trong khi chờ đợi xây dựng lại Nhà thờ Tam Toà, con và giáo dân xứ Tam Toà đã cố gắng làm nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà.


2. Sáng nay gần 150 giáo dân đã tới phần đất nhà thờ Tam Toà để dựng nhà tạm (9 mét x 6 mét, khung sắt, lợp tôn). Khi công việc đang tiến hành thì có khoảng 20 công an tới ngăn cản. Giáo dân vẫn tiếp tục công việc. Tới 9 giờ sáng, khi công việc dựng nhà sắp xong thì có trên 100 công an, cảnh sát tới tiếp tục ngăn cản và phá công việc của giáo dân. Giáo dân chống cự và nhiều người bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi bắt lên xe bịt kín đem đi. Khi công an tới phá sập Thánh Giá để mang đi thì có nhiều phụ nữ vào ôm Thánh Giá khóc. Những phụ nữ này cũng bị công an đánh đập tàn nhẫn rồi kéo lên xe đem đi. Đến lúc này chúng con chưa biết cụ thể số người bị bắt đi là bao nhiêu. Con số này không dưới 20 người.

3. Sau đó chính quyền huy động thêm dân lương trong vùng tới tìm cách phá rối thêm. Thấy tình thế như vậy, giáo dân tản dần.


4. Công an, cảnh sát tiếp tục lấy hết tất cả những gì mà giáo dân mang đến để dựng nhà : khung sắt, tôn…và cả 2 máy phát điện. Những người nào có máy quy phim chụp hình đều bị công an thu hết.


Viết tại Tam Toà,
22 giờ ngày 20 tháng 7 năm 2009

Kính trình
Con : Phêrô Lê Thanh Hồng



http://giaophanvinh.net/uploads/spaw/news/1248106646.nv.jpg

http://giaophanvinh.net/uploads/spaw/news/1248106680.nv.jpg

http://giaophanvinh.net/uploads/spaw/news/1248106713.nv.jpg

http://giaophanvinh.net/uploads/spaw/news/1248106749.nv.jpg

(nguồn : http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4797)

được chúa yêu
21-07-2009, 07:11 PM
Xin mời ACE vào link sau tham khảo:

http://www.dcctvn.net/news.php?id=4396

được chúa yêu
21-07-2009, 07:12 PM
Xin mời ACE vào link sau tham khảo:

http://www.dcctvn.net/news.php?id=4395

được chúa yêu
21-07-2009, 07:15 PM
Xin mời ACE vào link sau tham khảo:

http://www.dcctvn.net/news.php?id=4391

vũng_nước
22-07-2009, 11:10 PM
Nguồn từ website của giáo phận Vinh:
http://www.giaophanvinh.net/


Pháp luật cần được thực thi cho Giáo xứ Tam Tòa hồi sinh

07.02.2009

http://www.giaophanvinh.net/uploads/News/pic/small_1234023469.nv.jpgNhà thờ Tam Tòa hiện nayNgày 2/2/2009, lần thứ hai kể từ khi giáo xứ Tam Toà chính thức được chuyển từ Tổng giáo phận Huế về cho Giáo phận Vinh, Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự thánh lễ cầu bình an năm mới tại khuôn viên nhà thờ Tam Toà, Đồng Hới. Cùng đồng tế còn có Lm Fx Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện Giáo phận và 14 linh mục trong Giáo phận cùng sự tham dự của hơn 1000 người cả giáo dân và lương dân Quảng Bình. Nhân sự kiện này, chúng tôi xin nhắc lại một số vấn đề liên quan đến nhà thờ Tam Toà và quan điểm pháp lý theo Giáo Luật, nhất là theo pháp luật Việt Nam.
SỰ THẬT LỊCH SỬ (*)

Giáo xứ Tam Tòa (có nhà thờ tọa lạc tại đường Nguyễn Du, thành phố Đồng Hới hiện nay) được thành lập khoảng năm 1631 với tên gọi xứ đạo Đông Hải, còn gọi là Họ Lũy.

Năm 1774 (có tài liệu ghi là năm 1798), sau khi lực lượng Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong và san bằng lũy Thầy, nhà thờ này được chuyển về khu vực Cầu Ngắn, nay thuộc phường Phú Hải, và được gọi là giáo xứ Sáo Bùn. Khoảng năm 1886, Sáo Bùn có khoảng 200 nóc nhà với khoảng 1200 giáo hữu. Ở đây có Viện Dục Anh để giúp nuôi trẻ em nghèo và có tu viện dòng Mến Thánh Giá phục vụ từ thiện và giáo dục.

Năm 1886, Quân Văn Thân đột kích giáo xứ Sáo Bùn, giết chết 52 giáo dân, đốt phá nhà thờ Sáo Bùn, nên số giáo dân chạy về Đông Hới lánh nạn. Sau khi được sự cho phép của chính quyền bảo hộ và các cơ quan hữu trách, Cha sở lúc này là cố Claude Bonin và giáo dân Tam Tòa chuyển nhà thờ về ở rẻo đất bên bờ sông Nhật Lệ sát cửa thành thuộc đất làng Mỹ Lệ và đổi tên thành giáo xứ Tam Tòa, cho đến hôm nay. Năm 1850, khi giáo phận Huế được thành lập, Tam Tòa thuộc sự quản lý của Giáo phận Huế.

Nhà thờ Tam Tòa lần đầu tiên được xây dựng năm 1887, do linh mục Clause Bonin (cố Ninh). Đến năm 1940, linh mục René Morineau (cố Trung) tái thiết lại khang trang và hoàn chỉnh hơn.

Năm 1954, sau hiệp định Genève, hầu hết giáo dân Tam Tòa, cùng với rất nhiều dân cư ở đây và giáo dân các xứ thuộc hạt Nam Quảng Bình di cư vào Đà Nẵng sinh sống; thành lập giáo xứ Tam Toà ở Đà Nẵng. Từ đó, số giáo dân còn lại ở đây được coi sóc bởi 2 linh mục Trần Quang Nghiêm và Lương Minh Thể. Đến năm 1962, cha Thể qua đời, và năm 1964, chiến tranh lại bùng phát, cha Nghiêm rời Tam Tòa cho đến nay không có linh mục coi sóc.

Năm 1968, nhà thờ Tam Tòa bị máy bay Mỹ oanh kích, đổ nát và duy trì như vậy cho đến ngày nay. Mặc dầu số giáo dân còn lại quá ít ỏi, không đủ khả năng tái thiết, nhưng Tổng giáo phận Huế cũng như bà con Tam Tòa vẫn luôn ước mong tái thiết nhà thờ mà Cha Ông họ đã dày công xây dựng.

Ngày 26/3/1997, UBND tỉnh Quảng Bình tự động ra quyết định đưa nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích lịch sử, là một di chứng tội ác chiến tranh, không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tổng giáo phận Huế và bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa.

Đến ngày 15/5/2006, Tổng giáo phận Huế chuyển giáo hạt Nam Quảng Bình cho giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Tam Tòa. Ngay sau đó, Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, giám mục giáo phận Vinh đã bổ nhiệm linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng về quản xứ Làng Sen, kiêm xứ Tam Tòa, có hơn 1000 giáo dân sinh sống tại địa bàn thành phố Đồng Hới, quanh nhà thờ Tam Toà.

Hiện nhà thờ cũ đổ nát, mọi sinh hoạt tôn giáo đang phải nhờ nhà của một giáo dân tại đường Nguyễn Du, cách nền nhà thờ Tam Tòa khoảng 100m về phía Tây Bắc.

Vì thế, giáo phận Vinh đang làm thủ tục lấy lại đất này, xây dựng nhà thờ Tam Tòa, đảm bảo quyền lợi thực tế chính đáng của công dân. Đây là điều hoàn toàn có căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Trước hết, chúng ta phải khẳng định việc Giáo phận Vinh tái thiết giáo xứ Tam Tòa là cần thiết và hợp pháp, đáp ứng nhu cầu thực tế của công dân, không cần phải xin cấp phép lại. Theo nội dung trên, giáo xứ Tam Tòa được thành lập và hoạt động hợp pháp từ rất sớm, năm 1631. Ngay cả khi vì hoàn cảnh lịch sử, giáo dân phải di cư đi nơi khác, nhà thờ bị chiến tranh tàn phá, số còn lại không đủ điều kiện tái thiết, Tam Tòa vẫn luôn luôn là một giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Huế, nay thuộc Giáo phận Vinh.

http://www.giaophanvinh.net/uploads/spaw/news/1234023108.nv.jpgTheo Hiến pháp Việt Nam: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hay không theo một tôn giáo nào" (Điều 70). Điều đó được cụ thể hóa tại điều 5 pháp lệnh tôn giáo 2005 "Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của Pháp luật". Điều này hiện nay đã được chính quyền tỉnh Quảng Bình, thành phố Đồng Hới tạo điều kiện thuận lợi cho bà con giáo dân sinh hoạt tôn giáo tại nhà riêng của một giáo dân, chờ xây dựng lại nhà thờ mới. Đặc biệt, ngày 13/2/2008, và gần nhất là ngày 2/2/2009, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuân lợi cho Đức giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, cha Tổng đại diện Phanxico Xavier Võ Thanh Tâm và đông đảo các linh mục cùng với hàng ngàn giáo dân tổ chức thánh lễ cầu bình an đầu năm mới trên nền nhà thờ Tam Tòa này.

Thứ hai, việc Giáo phận Vinh yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình trả lại khuôn viên nhà thờ Tam Tòa, để xây dựng lại, phục vụ nhu cầu của đông đảo giáo dân ở đây là điều chính đáng, đúng pháp luật. Tại sao?

Bộ Giáo luật 1983 quy định: Tòa giám mục, đứng đầu là Giám mục giáo phận, là người trực tiếp đứng chủ, quản lý, sử dụng mọi tài sản của Giáo hội tại địa phương (Điều 1279). Theo đó, đất và nhà thờ Tam Tòa là tài sản của Giáo hội Công Giáo Việt Nam, do tòa Tổng giám mục Huế trực tiếp đứng chủ, quản lý và sử dụng, trước sau không thay đổi.

Địa bàn quản lý của tổng giáo phận Huế trước và sau hiệp định Genève (1954) vẫn bao gồm cả hạt Nam Quảng Bình. Trong đó, nhà thờ Tam Tòa cũng thuộc sự quản lý đó cả trên lý thuyết và thực tiễn. Việc giáo dân Tam Tòa, vì hoàn cảnh lịch sử phải di cư đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhà thờ bị chiến tranh tàn phá nặng nề, số còn lại không có khả năng tái thiết để đưa vào sinh hoạt, hoàn toàn không làm thay đổi chủ sở hữu nhà thờ và đất đó, là tòa Tổng giám mục Huế. Điều này cũng giống như một người cha có một thửa đất rộng, ông ta xây nhiều ngôi nhà, giao cho các con của mình quản lý, sử dụng. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, một trong số người con đó phải chuyển chỗ ở, ngôi nhà của người cha để trống. Cho dù thời gian có làm cho nó hư hỏng, xuống cấp, mặc cho người cha có sửa chữa hay không thì quyền sở hữu nhà đất đó vẫn thuộc về người Cha đó, không ai có quyền xâm phạm, pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Điều 70 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định rõ ràng rằng: "Những nơi thờ tự của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm". Điều đó đã được quy định chi tiết và cụ thể hơn tại Pháp lệnh tôn giáo năm 2005: "Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưởng tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm mọi việc xâm phạm tài sản đó" (Điều 26). Và "Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường..." (Điều 27). Nội dung này cũng đã được quy định rất chi tiết tại các Điều 220 Bộ luật dân sự và điều 9 Luật đất đai 2003.

Chính vì thế, năm 1996, UBND tỉnh Quảng Bình tự tiện chia cắt đất và đưa khuôn viên nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích tội ác chiến tranh mà không thông qua ý kiến của chủ sở hữu là Tòa tổng giám mục Huế là vi phạm nghiêm trọng các quy tắc trên của pháp luật, đi ngược lại lịch sử.

http://www.giaophanvinh.net/uploads/spaw/news/1234023182.nv.jpgTrên thực tế thì đất nhà thờ Tam Toà có từ năm 1886, cho đến năm 1997 bị UBND tỉnh Quảng bình chiếm dụng trái phép thì diện tích đất này chưa bao giờ thuộc diện bị cải tạo theo luật cải cách ruộng đất và thông tư số 73/TTg ngày 7/7/1962, cũng không hề có quyết định trưng dụng, trưng thu hay trưng mua nào hết. Do đó nó không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng khuôn viên đất và nhà thờ Tam Tòa là tài sản thuộc Giáo hội công giáo Việt Nam do Tổng giáo phận Huế (nay đã chuyển giao cho Giáo phận Vinh) trực tiếp quản lý và sử dụng. Việc UBND tỉnh Quảng Bình đang quản lý khuôn viên này theo danh mục đất có di tích lịch sử là điều bất hợp pháp, cần áp dụng Điều 98 Luật đất đai 2003 để xử lý chuyển mục đích sử dụng, trả lại cho Giáo hội Công Giáo Việt Nam, trực tiếp là giáo phận Vinh.

Giáo phận Vinh và bà con giáo dân giáo xứ Tam Tòa có quyền đòi lại toàn bộ đất và tài sản trên đất theo hiện trạng ban đầu. Điều 256 Luật đất đai 2003 quy định: "Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó...".

Chúng tôi hy vọng rằng trong tinh thần đổi mới, khép lại quá khứ để hướng đến tương lai, UBND tỉnh Quảng Bình cũng như các cơ quan ban ngành liên quan, sớm trao trả khuôn viên nhà thờ Tam Tòa cho giáo phận Vinh, đảm bảo pháp chế và quyền lợi hợp pháp của công dân, phù hợp chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước.

-------------------
Chú thích:
(*) Số liệu này chúng tôi thu thập từ các bài "Kỷ niệm 120 năm giáo xứ Tam Tòa Đồng Hới và Giáo hạt Nam Quảng Bình" của tác giả Dương Kim Sơn. Và Nguyễn Đức Cung, Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại (1075-1975), tập I, Nhật Lệ 2006.

ThanhCaVN
24-07-2009, 07:19 AM
Thư của Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên (từ Hoa Kỳ)
gửi cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Vinh

http://giaophanvinh.net/uploads/spaw/news/1248336243.nv.gif

Nguồn: http://giaophanvinh.net

được chúa yêu
26-07-2009, 11:23 AM
SOS
TAM TOÀ NÓNG BỎNG, SÔI SỤC VÀ CĂNG THẲNG
CÔNG AN TIẾP TỤC ĐÀN ÁP GIÁO DÂN TRÊN ĐƯỜNG ĐI LỄ

Xin mời ACE vào link sau tham khảo:

http://dcctvn.net/news.php?id=4490

được chúa yêu
26-07-2009, 11:27 AM
SOS
Xin mời vào đây để nghe tường thuật
Lm Hoàng Anh Ngợi kể lại tình hình Tam Tòa sáng Chúa Nhật 26/7/09 với Lm Nguyễn Văn Khải
http://dcctvn.net/news.php?mode=wmmp3&id=4491

Một giáo dân tường thuật tại chỗ lúc 6h30 ngày 26.7.09 tại Tam Tòa
http://dcctvn.net/news.php?mode=wmmp3&id=4492

Không thể dâng lễ, mời nghe phần chia sẻ, cầu nguyện 26.07.09 tại Tam Tòa
http://dcctvn.net/news.php?mode=wmmp3&id=4493

được chúa yêu
26-07-2009, 09:44 PM
[FONT=times new roman][SIZE=4]Đau thương lại đến với Tam Tòa sáng Chúa Nhật 26.7.09

Xin mời ACE vào link sau tham khảo:

http://dcctvn.net/news.php?id=4506

ketoido
27-07-2009, 01:06 AM
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bề trên Giáo phận Vinh, sáng nay 12 Linh mục, đông đảo nam nữ tu sỹ và 30.000 giáo dân hạt Chính toà Xã Đoài đã tập trung về địa điểm nhà thờ Chính Toà Giáo phận để cử hành thánh lễ và diễu hành ủng hộ giáo xứ Tam Toà đang bị đàn áp.

Hiệp thông trong tình huynh đệ.

Từ sáng sớm tinh mơ, khắp mọi ngả đường dẫn về TGM Xã Đoài đã trở nên chật cứng. Giáo dân từ các Giáo xứ thuộc hạt Xã Đoài gồm: Giáo xứ Chính Toà, Làng Nam, Ngọc Liễn, Bố Sơn, Thượng Lộc, Trang Nứa, Đồng Sơn, Bùi Ngoã đổ về bằng nhiều phương tiện. Các Giáo xứ gần TGM còn tổ chức đi bộ diễu hành từ Giáo xứ mình đến trụ sở hạt. Đoạn đường Quán Hành – Xã Đoài; Hưng Nguyên – Xã Đoài, Trung Hậu – Xã Đoài nườm nượp từng dòng người đổ về Nhà thờ Chính toà như thác nước đang cuồn cuộn.

Khuôn viên Nhà thờ Chính toà Giáo phận Vinh dường như nhỏ bé hơn trước lượng giáo dân đông đảo thường chỉ xuất hiện ở các dịp Năm thánh, lễ Quan thầy Đức Mẹ 15.8, lễ Truyền chức, Đại hội Giới trẻ.v.v. Hình ảnh lá cờ vàng - trắng của Hội Thánh hoàn vũ kiêu hãnh tung bay làm cho không khí nơi đây trở nên sôi động.

Với sự hiện diện của 12 Linh mục, hàng trăm nam nữ tu sĩ, hàng vạn giáo dân; đây là hình ảnh thuyết phục nhất nói lên sự đồng tâm nhất trí của Giáo xứ Xã Đoài với Tam Toà. Quả thực, trong giây phút này đây, cả Xã Đoài như trở nên một khối “muôn người như một”.

Đúng 7 h sáng, khi bình minh bắt đầu lan toả thì cũng là lúc giáo dân đã tập hợp thành hàng ngũ trước mặt tiền nhà thờ chuẩn bị cho cuộc diễu hành lịch sử. Không khí trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Những khẩu hiệu ủng hộ giáo dân Tam Toà, phản đối chính quyền Quảng Bình đã được kịp thời chăng lên khắp mọi nẻo đường. Những giáo dân còn giơ cao hàng trăm bảng khẩu hiệu trong cuộc diễu hành kéo dài mấy km.

Tiếp nối cuộc diễu hành là một Thánh lễ trọng thể cầu bình an cho giáo dân Tam Toà đang bị đàn áp, cầu cho chính quyền tỉnh Quảng Bình sớm nhận ra và thực thi công bằng, lẽ phải.


Cuộc biểu dương Đức tin vĩ đại …

Dải đất miền Trung – Nghệ Tĩnh Bình mấy hôm nay phải chịu thời tiết nóng bỏng bởi những trận gió Lào thổi về. Những tin tức sục sôi từ Giáo xứ Tam Toà, những hành động bạo lực và sử dụng bộ máy truyền thông dối trá của chính quyền và công an tỉnh Quảng Bình càng làm cho không khí “nóng” lên.

Sự kiện diễn ra sáng nay tại Xã Đoài nói riêng và 18 Giáo hạt với khoảng 170 Giáo xứ trong toàn Giáo phận một sự phản ứng tích cực, mau lẹ và có hệ thống trước diễn biến đau thương tại Tam Toà. Đồng loạt cử hành Thánh lễ hiệp thông cầu nguyện của nửa triệu giáo dân Vinh là bức thông điệp nhanh, mạnh mẽ, đanh thép gửi đến chính quyền các cấp và những người có lương tri trong và ngoài nước.

“Đụng đến Giáo phận Vinh là đụng đến “ổ kiến lửa”, đụng đến “một trong những thành trì vững chắc của giáo hội tại Miền Bắc”, đụng đến một Giáo phận lịch sử với trên 160 năm tồn tại và phát triển (1846-2009). Một giáo hội đã sống trong lòng, hiểu rõ bản chất và có kinh nghiệm đối phó với sự đàn áp của chính quyền. Với sự mạnh mẽ của Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên, sự đồng tâm nhất trí của Linh mục đoàn với trên 173 Linh mục, hàng trăm nam nữ tu sỹ và với lượng giáo dân xấp xỉ con số nửa triệu trải rộng trong ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình sẽ là lực lượng đối trọng đáng kể với bạo quyền. Một khi đã hiệp thông liên kết với toàn thể Giáo hội Việt Nam, Giáo hội Công giáo Hoàn vũ thì không có một lực lượng nào có thể đè bẹp được tinh thần đoàn kết”. Một giáo dân xứ Chính toà Xã Đoài đã phát biểu.

Sự hiệp thông với Tam Toà thể hiện mạnh mẽ qua sự quyết tâm của đông đảo Linh mục, nam nữ tu sỹ và giáo dân đang hiện diện nơi đây. Khi Linh mục quản hạt Antôn Phạm Đình Phùng đưa ra câu hỏi “Anh chị em có muốn đến Tam Toà để hiệp thông cầu nguyện không?” thì hàng vạn cánh tay giơ lên và đồng tâm hô vang một cách hùng hồn: - “Có ó ó ó ó……”. Câu khẩu hiệu: “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị Công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ” được chăng ở tất cả các nhà thờ trong 170 Giáo xứ của Giáo phận Vinh lại một lần nữa được cất lên mạnh mẽ, vang dậy đất trời Xã Đoài.

Chắc rằng, chính quyền Quảng Bình không khỏi bối rối mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng khi quyết định đàn áp Tam Toà. Điều đó cũng có nghĩa là lặp lại chủ trương và hành động của Đổng Sỹ Nguyên – tức Nguyễn Sỹ Đổng năm xưa tại Nam Quảng Bình trong chiến tranh Việt – Mỹ. Theo các nguồn tin, một số quan chức cấp cao trong Chính phủ, Bộ công an đang trực tiếp chỉ đạo tại Quảng Bình. Ngọn lửa Tam Toà đã được thổi lên và nó sẽ thiêu cháy thế lực bạo quyền đang rắp tâm xoá sổ sự hiện diện của các nhà thờ Công giáo trên mảnh đất phía nam sông Gianh, quê hương Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh, thi sỹ Hàn Mặc Tử (Tam Toà – Đồng Hới) và dòng họ Ngô Đình kiệt xuất (huyện Lệ Thuỷ).

Nếu chính quyền Quảng Bình tiếp tục phớt lờ bức thông điệp của Đức Giám Mục Phaolô, hàng Linh mục, Tu sỹ và giáo dân Giáo phận Vinh; tiếp tục dùng thủ đoạn tàn ác đối với Tam Toà, không tôn trọng công lý và sự thật thì sự việc sẽ tiến triển tới đâu?

Để đáp trả hành động tàn bạo từ chính quyền và công an tỉnh Quảng Bình, chắc chắn 500.000 giáo dân Vinh sẽ không ngại dùng sức mạnh “đập nát bạo quyền”, “đập tan cái ác”. (Trích ý chia sẻ của Linh mục quản lý TGM khi trả lời điện thoại của một quan chức Trung ương)

Tình hình Giáo phận Vinh đang cực kỳ sôi động, khẩn trương với hàng loạt sự kiện. Người Công giáo Vinh đang thể hiện một đức tin mạnh mẽ, một lòng yêu mến Mẹ Giáo hội, một thái độ kiêu hùng và can trường.

Sự kiện Tam Toà chắc chắn sẽ nối tiếp tinh thần mạnh mẽ của đạo Công giáo tại Nghệ Tĩnh Bình trong những năm qua. Và cùng với chuỗi sự kiện Tràng Đình (3/1931), Nghi Lộc (12/1951), Tràng Lưu (10/1952), Trang Nứa (11/1952), Thuận Nghĩa (11/1956) diễn ra trong thế kỷ trước, những giọt máu đã đổ ở Tam Toà sẽ tô thắm thêm khúc ca hùng tráng của Giáo phận Vinh trong suốt chặng đường 160 năm lịch sử.


Anton. Trần Đức Hà (BTT SVTGP Hà Nội)
Nguồn: http://svgiaotinhhanoi.com

được chúa yêu
27-07-2009, 09:11 AM
Xin mời ACE vào link sau tham khảo:

http://dcctvn.net/news.php?id=4512

được chúa yêu
27-07-2009, 02:41 PM
Lm Phaolô Nguyễn Đình Phú, xứ Dũ Lộc bị đánh phải vào trạm y tế
http://dcctvn.net/news.php?mode=wmmp3&id=4526

Tin mới : Tình hình sức khỏe của Cha Nguyễn Đình Phú, xứ Dũ Lộc và trạm y tế
http://dcctvn.net/news.php?mode=wmmp3&id=4528

được chúa yêu
27-07-2009, 04:17 PM
Xin mời ACE vào link sau tham khảo:

http://dcctvn.net/news.php?id=4529

được chúa yêu
27-07-2009, 07:31 PM
Cha Phêrô Ngô Thế Bính bị đánh trọng thương


http://dcctvn.net/news.php?id=4530

được chúa yêu
27-07-2009, 11:54 PM
- Lm Ngô Thế Bính kể lại việc ngài đi gặp Phó chủ tịch UBND Quảng Bình về vụ Cha Phú bị đánh
http://dcctvn.net/news.php?mode=wmmp3&id=4537
Lm Phêrô Nguyễn Thái Từ kể lại cuộc hành hương của đoàn Kỳ Anh và sự kiện Cha Phú bị đánh sáng 27.7.09
http://dcctvn.net/news.php?mode=wmmp3&id=4534

được chúa yêu
28-07-2009, 12:08 AM
Thông Cáo số 3 (27/7/2009) của VP Thư ký Tòa Giám mục Giáo phận Vinh
27.07.2009
http://giaophanvinh.net/uploads/News/pic/1248713835.nv.jpg
VĂN PHÒNG THƯ KÝ
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Đt. 0383 611 845 ; 0977006526
Email: tgmxadoai2004@yahoo.com
Ngày 27 tháng 7 năm 2009



THÔNG CÁO
(SỐ 3)

V/v Tam Tòa tại Đồng Hới, Quảng Bình



1. Đây là bản thông cáo số 3, qua đây, Văn phòng thư ký có những thông tin và báo cáo chính thức từ Tòa Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh về vụ việc Tam Tòa và các vấn đề liên quan.

2. Tòa Giám mục cám ơn các bài viết dưới những hình thức khác nhau đã lên tiếng hiệp thông với Tam Tòa, cách riêng là những nạn nhân bị công an và nay quân vô lại đánh đập và bắt giữ.

3. Trên một số báo đài của Nhà nước và của tỉnh Quảng Bình có nói về việc đất đai và vụ việc Tam Tòa. Tòa Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh tuyên bố rằng sự thật không phải là như các báo đài ấy nói.

4. Theo dự định, 7 giờ sáng Chúa Nhật, ngày 26/7/2009 tại nhà thờ 18 sở hạt trên tổng số 19 giáo hạt trong Giáo phận Vinh, giáo dân các giáo xứ đã đổ về giáo hạt mình để thể hiện tình liên đới, hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa. Theo số liệu báo cáo từ các giáo hạt, số giáo dân tham dự lễ sáng hôm 26/7 gần 250 ngàn người. Giáo dân các giáo xứ mang theo cờ vàng-trắng với biểu ngữ : “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”. Biểu ngữ này đang được treo ở cổng Tòa Giám mục và trước tất cả các nhà thờ trong toàn Giáo phận Vinh. Theo thông tin từ các giáo hạt, thánh lễ này được cử hành rất trang nghiêm, sốt sắng. Tất cả nói lên sự hiệp thông liên đới của linh mục đoàn, tu sỹ nam nữ và gần 500 ngàn giáo dân Giáo phận Vinh, với những anh chị em mình đang bị bách hại. Và ai cũng cảm thấy đau nhói, khi biết Thánh Giá đã bị công an Quảng Bình xúc phạm và nay đang bị hạng vô lại chiếm giữ.

5. Riêng tại Tam Tòa, Đồng Hới, có 7 linh mục trong hạt Đồng Troóc và hơn 500 giáo dân về nền nhà thờ Tam Tòa để dâng lễ. Nhưng có một lực lượng khoảng trên 3000 người, trong đó gồm có công an, cảnh sát, dân quân và dân địa phương đã dùng vũ lực ngăn cản, đánh đập một số giáo dân không cho tới nền nhà thờ Tam Tòa. Có 3 người bị đánh, trong đó có mẹ con chị Yên là phó Ca đoàn giáo xứ Tam Tòa bị một nhóm thanh niên xông vào đánh, chị ấy ngồi xuống. Con chị chạy tới chữa và cũng bị đánh (con chị mới 8 tuổi).

6. Chiều 26/7/2009 công an Quảng Bình tiếp tục bắt 3 giáo dân, trong đó có Ông Lý - chủ tịch HĐMV giáo xứ Tam Tòa; chị Yên - phó trưởng Ca Đoàn giáo xứ; Anh Thống quê xứ Trang Nứa, Nghệ An. Thêm vào đó công an Quảng Bình còn dùng các hình thức khác để đe dọa, trấn áp giáo dân Tam Tòa.

7. Sáng 27/7/2009, 5 linh mục và Hội đồng mục vụ các giáo xứ trong giáo hạt Kỳ Anh, (giáo hạt sát Quảng Bình) vào thăm các nạn nhân. Theo các Cha kể lại, khi đoàn vừa bước xuống xe, gần nền nhà thờ Tam Tòa thì một nhóm ăn mặc thường phục, có ít tên giống côn đồ xông vào đánh ngay các linh mục và giáo dân cùng đi. Cũng theo các Cha kể lại, đàng xa có một số trong trang phục công an đứng nhìn. Khi lớp "côn đồ" đánh Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú và 3 giáo dân bị trọng thương thì nhóm công an mới tiến lại mang loa bảo mọi người giải tán. Một nhóm giáo dân đưa Cha Phú và mấy người bị trọng thương vào một trạm xá gần đó. Thấy tình thế quá bất ổn, vì nhóm côn đồ tiếp tục nói những lời tục tĩu, đe dọa buộc các linh mục và giáo dân phải rời khỏi nơi đó, nên các cha lên xe trở về.

8. Nghe tin trên, Cha Phêrô Ngô Thế Bính - quản xứ Hà Lời tới để nắm bắt tình hình. Thấy cảnh tượng khủng khiếp, vì nhóm côn đồ bao vây trạm xá không cho ai vào, ngài đứng từ xa và điện thoại yêu cầu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tới để cha Bính có thể vào thăm Cha Phú. Phó chủ tịch UBND Quảng Bình tới và dẫn Cha Bính tới thăm Cha Phú. Phó chủ tịch bàn Cha Phú ra khỏi trạm xá và ông đi khỏi đó. Sau đó một lớp côn đồ đang vây quanh trạm xá xông vào đánh 2 giáo dân đang trực cha Phú và đánh Cha Bính. Tình thế hỗn loạn, Cha Bính thấy công an trong trang phục của mình đứng nhìn để nhóm côn đồ đánh đập tàn nhẫn, rồi để Cha Bính nằm bất tỉnh. Có một giáo dân đang làm ăn tại Đồng Hới đi qua thấy và biết đó là Cha Bính liền thuê xe đưa Cha Bính tới bệnh viện Việt Nam-Cuba tại Đồng Hới. Và sau đó công an thuê taxi đưa Cha Phú và 5 giáo dân bị đánh trọng thương tới bệnh viện Việt Nam - Cuba. Tại bệnh viện, 2 Cha và các giáo dân bị đánh trọng thương không được cứu chữa gì. Và bệnh viện đề nghị Cha Phú về bệnh viện Kỳ Anh. Rồi họ cho xe đưa Cha Phú và 5 giáo dân về Kỳ Anh. Cha Bính nằm dở sống dở chết không được chăm sóc, khi tỉnh lại, ngài được người giúp đưa ra khỏi bệnh viện và lên xe về Phòng khám Đa khoa Tòa Giám mục Xã Đoài.

9. Một lần nữa, những hành động man rợ mà các chứng nhân cho biết là có sự tiếp tay của công an Quảng Bình làm cho dư luận khắp nơi phẫn nộ, bất bình. Giáo dân Vinh đang chuẩn bị tinh thần cao nhất để đối phó với mưu chước quỷ ma.

10. Máu giáo dân Tam Tòa đã đổ xuống tại mảnh đất thánh thiêng của Cha Ông. Nay máu linh mục Vinh đã đổ xuống tại Tam Tòa. Người ta chắc chưa ai lường hết sự thể sẽ xảy ra thế nào, nếu chính quyền Quảng Bình vẫn tiếp tục dùng vũ lực trấn áp tôn giáo.
11. Hiện nay, các nạn nhân tại Tam Tòa bị tổn thương tâm lý rất nặng, nhất là các trẻ em cũng bị quân vô lại làm khổ. Đoàn chiên nhỏ tại Tam Tòa như đang phải sống giữa bầy lang sói đông gấp trăm lần. Họ đang hy sinh thay cho chúng ta, những người tin Chúa. Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện. Xin những người thiện chí cùng lên tiếng bênh vực họ.

Văn phòng Thư ký Tòa Giám mục
(Đã ký và đóng dấu)
Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng

http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4845

được chúa yêu
28-07-2009, 08:05 AM
XIN MỜI VÀO ĐÂY ĐỂ COI
Video Giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình
http://dcctvn.net/news.php?id=4544

được chúa yêu
28-07-2009, 08:07 AM
THÔNG BÁO KHẨN CỦA SVCG GIÁO TỈNH HÀ NỘI


http://dcctvn.net/news.php?id=4540

được chúa yêu
28-07-2009, 08:11 AM
Phỏng vấn Lm Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện GP Vinh
Xin vào đây để nghe :
http://dcctvn.net/images/mp3/phongvan/280709rfa.mp3

được chúa yêu
28-07-2009, 05:25 PM
DIỄN BIẾN VỤ TAM TOÀ NGÀY 27/7/2009


http://dcctvn.net/news.php?id=4547

được chúa yêu
28-07-2009, 05:27 PM
GIỮA ĐÊM KHUYA THẢ SINH VIÊN GIUSE NGUYỄN VĂN THỐNG RA ĐƯỜNG CHO CÔN ĐỒ ĐÁNH ?

http://dcctvn.net/news.php?id=4548

được chúa yêu
28-07-2009, 05:29 PM
Cuộc trò chuyện giữa sinh viên Nguyễn Văn Thống và Lm Nguyễn Văn Khải.

xin mời vào đây để nghe
http://dcctvn.net/news.php?mode=wmmp3&id=4549

vũng_nước
28-07-2009, 10:18 PM
Mời vào link xem hình ảnh:

http://catholicvideo.org/Albums/90726CauRam26072009/

vũng_nước
28-07-2009, 10:52 PM
Cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật của giáo phận Vinh gây tiếng vang rộng rãi trên thế giới
VietCatholic News (28 Jul 2009 10:07)
Tin tức về cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật của giáo phận Vinh đã nhanh chóng thu hút sự chú ý rộng rãi của giới truyền thông trên toàn thế giới.

Tại Anh, Ekklesia trích đăng bản tin của Independent Catholic News với tựa thật lớn: "Half a million Catholics denounce the brutal regime of Communists in Vietnam" - Nửa triệu người Công Giáo tố cáo chế độ bạo tàn của cộng sản.

Tại Hoa Kỳ hệ thống truyền thông Catholic Network chạy hàng tít: "They Beat our Priests in Vietnam" - Họ Đánh các linh mục chúng ta tại Việt Nam. Chữ Beat (Đánh) được viết Hoa mô tả sự kinh ngạc và phẫn uất tột độ của người Công Giáo Hoa Kỳ.

Người Mỹ đặc biệt nhạy cảm với vụ giáo xứ Tam Tòa vì nhà thờ này bị trúng bom Mỹ. Các cơ quan Hoa Kỳ liên tục tiếp cận với các nguồn tin từ Việt Nam để xem có thể giúp đỡ gì không. Trong khi đó, Catholic Network bày tỏ sự phẫn nộ với việc một nhà thờ Công Giáo lại bị tịch thu để làm thành “đài tưởng niệm Tội Ác Đế Quốc Mỹ”

Trong khi đó, nhật báo tài chính hàng đầu của Mỹ là tờ The Wall Stret Journal chạy hàng tít lớn - Breaking news: Hundreds of thousands Catholics to protest over brutal police beatings and arrests - Hàng trăm ngàn người Công Giáo biểu tình chống lại sự đánh đập và những vụ bắt bớ tàn bạo của cảnh sát.

Nguyên văn bài báo trên tờ The Wall Stret Journal như sau:

Hôm 26/7/2009, trong một biến cố chưa từng có tại Việt Nam, giáo phận Vinh đã tổ chức những cuộc tuần hành chống lại việc công an Việt Nam đánh đập dã man và bắt đi các giáo dân giáo xứ Tam Tòa. Giáo xứ Tam Tòa đã bị bom làm sập trong chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, nhà cầm quyền lại tịch thu nhà thờ để làm đài tưởng niệm Tội Ác Đế Quốc Mỹ.

Gần đây, các tín hữu đã làm một bàn thờ tạm để cử hành thánh lễ. Trong cuộc tấn công bạo lực của công an, nhiều người đã bị đánh đập dã man bằng gậy gộc và roi điện. Nhiều người đã bị bắt đi trong đó có 7 người vẫn còn bị giam cầm và sắp sửa bị kết án về các tội danh "phản cách mạng".

Con số giáo dân tham gia biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người dưới sự hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu. Đụng độ giữa giáo dân và công an Việt Nam đã được ghi nhận trong đó có 2 linh mục bị thương nghiêm trọng.

Các cuộc biểu tình và cầu nguyện đang lan rộng tại Việt Nam nơi các thành phố lớn để ủng hộ cho giáo xứ Tam Tòa.

Thúy Dung

http://www.vietcatholic.net/News/Html/69548.htm

vũng_nước
29-07-2009, 09:28 PM
nguồn: http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4846
Biến cố Tam Tòa dưới ánh sáng đức tin
27.07.2009

http://giaophanvinh.net/uploads/News/pic/1248734703.nv.jpgChuyện kể rằng: Ngày xưa, trong một chuyến hải hành, có một người đàn ông duy nhất may mắn sống sót sau khi con tàu bị đắm. Nhờ vớ được một tấm ván, ông trôi dạt vào một hoang đảo xa xăm và niềm hy vọng được trở về với gia đình trở nên mong manh, vì hoang đảo ấy hoàn toàn cô lập với thế giới.
Theo bản năng sinh tồn, người đàn ông ấy hàng ngày phải vào rừng kiếm lá và trái cây để sinh nhai. Dần dà, ông cũng dựng lên được một túp lều bằng lá cây rừng để che nắng mưa và tạo ra lửa để cải thiện thức ăn.

Một hôm, ông vào rừng kiếm thức ăn như thường lệ. Khi trở ra, ông chứng kiến thêm một cảnh tượng thất vọng: Chiếc lều tránh nắng và trú mưa của ông đã bị ngọn lửa thiêu rụi.

Rất thất vọng, ông than trách với Chúa: “Chúa ơi, sao Ngài chẳng thương con. Con đã phải sống trên hoang đảo nầy, xa vợ con và thế giới loài người. Con chỉ còn có một túp lều trú thân, sao Ngài lại nỡ cho lửa thiêu rụi nó đi...”

Vài giờ sau đó, có một con tàu từ xa tiến vào hoang đảo, đưa ông trở về với gia đình. Khi lên tàu, ông hỏi vị thuyền trưởng:

- Tại sao quý ông biết tôi ở trên hoang đảo nầy mà vào cứu vớt?

Vị thuyền trưởng đáp:

- Nhờ thấy khói từ túp lều bị cháy, chúng tôi tin chắc rằng có người gặp nạn đang sống trên hoang đảo nầy, nên chúng tôi cho tàu vào đây.

Bấy giờ, người đàn ông mới hiểu rằng chính nhờ sự rủi ro là túp lều bị cháy mà ông đã được cứu.


-*-

Giáo dân Tam Tòa nói riêng, giáo dân Quảng Bình và toàn cả giáo phận Vinh nói chung, từ xưa đã phải gánh chịu rất nhiều nỗi oan khiên để giữ vững đức tin của mình.

Trên mảnh đất cát trắng Quảng Bình, ngoài những khắt khe của thời tiết, giáo dân Tam Tòa còn phải gánh chịu những đau thương để nuôi dưỡng và vun trồng đức tin của mình. Từ tên gọi sơ khai của giáo xứ Họ Lũy và Sáo Bùn, họ đã phải chịu bách hại khi chúa Nguyễn Phúc Chu bắt đầu cấm đạo vào những năm cuối thế kỷ XVII, nhưng tinh thần của họ vẫn kiên cường trung tín cùng Đạo Chúa.

Giáo dân Tam Tòa đã trung kiên làm chứng nhân cho đức tin và đã cống hiến cho Giáo Hội Việt Nam những tấm gương tử đạo sáng ngời của tiền nhân như ông trùm hạt Quảng Bình là Matthêô Nguyễn Văn Phượng thuộc giáo xứ Sáo Bùn, đã bị bắt cùng linh mục Đoàn Trinh Hoan ngày 03-01-1861, khi ngài đến làm công tác mục vụ tại nơi đây, bị giam tại nhà lao Đồng Hới và bị buộc phải bỏ đạo, nhưng hai vị đã cương quyết chối từ. Ngày 26-05-1861, cụ Matthêô Nguyễn Văn Phượng và linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan đã bị chém đầu nơi pháp trường ở ngoài thành Đồng Hới.

Đức tin của giáo dân Tam Tòa còn được bồi dưỡng, vun tưới bằng giòng máu tử đạo của các vị khác trong toàn vùng đất bên này và bên kia sông Gianh như chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện (1820-1838), thuộc làng Trung Quán, giám mục Pierre Borie (cố Cao, 1808-1838), linh mục Vinxentê Nguyễn Thời Điểm (1765-1838), linh mục Phêrô Vũ Đăng Khoa (1790-1838), trùm hạt Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (1768-1840), thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự (1809-1840).

Như người đàn ông trong câu chuyện kể ở trên vẫn bình sinh sau biến cố chìm tàu, giáo dân Quảng Bình vẫn sống mạnh trong đức tin qua những cơn bách hại “bình Tây sát Tả” vào năm 1886. Các làng Công giáo như Mỹ Hương, Đại Phong, Trung Quán, Xuân Hồi và nhất là xứ đạo Sáo Bùn bị tấn công, nhiều nhà thờ bị đốt phá, giáo dân bất kể già trẻ lớn bé đều bị đánh đập hoặc đâm chết. Tại giáo xứ Sáo Bùn, 52 giáo dân bị giết và nhà thờ bị thiêu đốt. Số giáo dân còn lại cùng một số từ các xứ đạo Mỹ Hương, Mỹ Phước, Đại Phong chạy về tị nạn tại Đồng Hới, để sau đó hình thành giáo xứ Tam Tòa ngày nay.

Sau mỗi cơn biến động tang thương của lịch sử, dưới sự dìu dắt của các giáo sĩ, giáo dân Tam Tòa cần mẫn xây dựng lại cuộc sống ngày càng trở nên sung túc. Đồng thời, đức tin của giáo dân Tam Tòa cũng được tiếp tục phát triển dưới sự dìu dắt của các vị chủ chăn.

http://giaophanvinh.net/uploads/spaw/news/1248734492.nv.jpgNăm 1935, khi linh mục René Morineau (cố Trung) làm cha sở Tam Tòa, với sự giúp sức của giáo dân trong giáo xứ, một ngôi thánh đường bằng gạch khang trang đã được dựng lên vào năm 1940, bên dòng sông Nhật Lệ, với tháp chưông cao vút, sớm chiều vang lên những hồi chuông.

Giáo xứ Tam Tòa ngày càng phát triển, đã trở thành giáo hạt Tam Tòa, thuộc địa phận Huế, với trường Trung học Chân phước Phượng, Dòng Thánh Tâm Huế, tu viện Dòng Mến Thánh Giá, Viện Dục Anh, v.v...

Rồi khi Việt Minh cầm quyền, chính giáo xứ Tam Tòa là nơi náu thân của các linh mục, tu sĩ, và thanh niên Công giáo, ở Hà Tĩnh và Nghệ An chạy vào, nhất là vào năm 1947, khi có một chiến dịch khủng bố họ. Giáo xứ Tam Tòa là nơi tạm trú an toàn cho các anh chị em giáo hữu vùng Nghệ Tĩnh và Quảng Bình trong những năm hoạn nạn từ 1947 đến 1954. Tam Tòa đã là nơi dung thân cho những ai muốn tìm đường sống và trung kiên với đức tin Công giáo.

Thế rồi, khi hiệp định Genève được ký ngày 20-07-1954, vì muốn sống trung kiên với đức tin, phần đông đã phải rời bỏ giáo xứ thân yêu để vào Nam. Họ đã thành lập một giáo xứ Tam Tòa tại Đà Nẵng. Một số khác sống rải rác ở Huế, Ninh Thuận, Bình Tuy... Sau biến cố 30-04-1975, một số giáo dân Tam Tòa đã theo đoàn người di tản rời quê hương và hiện đang định cư trên các quốc gia tự do như Hoa Kỳ, Pháp, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, và Anh Quốc.

Một số còn lại, tuy rất ít, đã ở lại Tam Tòa, sống trung kiên với đức tin, mặc dù bom đạn chiến tranh, mặc dù bách hại. Ngôi nhà thờ năm xưa đã bị bom đạn tàn phá chỉ còn lại cảnh đổ nát, nhưng giáo dân Tam Tòa vẫn quây quần bên mảnh đất của Tiền Nhân để tiếp tục công việc thờ phượng Chúa.





Với âm mưu chiếm đoạt tài sản của Giáo Hội, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã viện cớ dùng nhà thờ Tam Tòa để làm cái gọi là “chứng tích tội ác chiến tranh của Đế Quốc Mỹ”.

Ngày 20-07-2009 vừa qua, họ đã dùng một lực lượng đông đảo công an để trấn áp, đánh đập và bắt bớ giáo dân Tam Tòa khi giáo dân đang ra sức xây dựng một lán tạm trên chính nền ngôi thánh đường của mình.

Trải qua biết bao thăng trầm, tưởng như đức tin của giáo dân Tam Tòa đã chết đi trong bách hại, đàn áp và bắt bớ. Nhưng lịch sử đã chứng minh đức tin của giáo dân Tam Tòa vẫn kiên cường trước bạo lực và bách hại.

Như túp lều của người đàn ông trong của câu chuyện kể trên bị lửa thiêu rụi, ngôi thánh đường trơ trụi, đổ nát của giáo dân Tam Tòa là tài sản duy nhất và là chứng tích của đức tin trung kiên cũng đang bị bạo quyền âm mưu chiếm đoạt. Với cái nhìn trần thế, có lẽ giáo dân Tam Tòa đã phải thất vọng như tâm trạng của người đàn ông kia, khi túp lều của ông bị thiêu rụi.

Nhưng không! Giáo dân Tam Tòa vẫn kiên trung, như cha ông họ từng đã kiên trung qua các cơn bách hại.

Dưới ánh sáng của đức tin Công Giáo, chúng ta hãy đón nhận sự kiện nầy như một hồng ân. Chúng ta mạnh mẽ tin rằng Thiên Chúa đã dùng sự kiện nầy để biến đổi mọi việc theo chương trình của Ngài.

Trước mắt, chúng ta đã thấy những hồng ân qua sự kiện nầy. Đó là:

Chưa bao giờ có một sự hiệp thông sâu xa của mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài nước đối với anh chị em giáo dân Tam Tòa.

Chưa bao giờ có một sự đồng lòng và quan tâm đối với anh chị em giáo dân Tam Tòa từ Đức Giám mục Giáo phận Vinh, đến toàn thể các linh mục và giáo dân trong giáo phận.

Chưa bao giờ có những thánh lễ cầu nguyện cho anh chị em bị bách hại được tổ chức đồng loạt, đông đảo và long trọng trên toàn giáo phận Vinh như trong ngày Chúa Nhật 26 tháng 7 vừa qua.

Chưa bao giờ người Công giáo Việt Nam dưới chế độ này can đảm và hiên ngang bảo vệ đức tin và tài sản của Giáo Hội bằng các văn thư, biểu ngữ và các cuộc tuần hành công khai như toàn thể 18 giáo hạt của Giáo phận Vinh đã làm trong ngày 26-07-2009 vừa qua.

http://giaophanvinh.net/uploads/spaw/news/1248734600.nv.jpg





Chúng ta hy vọng rằng biến cố nầy sẽ đánh thức tất cả mọi người Công giáo Việt Nam, từ hàng giáo phẩm, đến các linh mục và tu sĩ, cũng như giáo dân trong việc bảo vệ đức tin Công giáo, bảo vệ tài sản của Giáo Hội, chống lại bất công, áp bức và bảo vệ công lý và hoà bình, là sứ mạng của người Công giáo.

Chúng ta cũng hy vọng rằng, qua biến cố nầy, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ chấm dứt đàn áp và đối xử bất công đối với mọi tôn giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng, trả lại công lý cho mọi công dân và trả lại một nước Việt Nam thật sự độc lập, tự do, văn minh, dân chủ và giàu mạnh.

Trên hết mọi sự, với đức tin Công Giáo, chúng ta mạnh mẽ tin tưởng rằng hạnh phúc Nước Trời sẽ thuộc về giáo dân Tam Tòa nói riêng và tất cả mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận Vinh, từ Đức Giám mục, đến các linh mục, tu sĩ, và giáo dân, vì Thiên Chúa đã phán:

“Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

Phúc thay ai bị bách hại vì công chính, vì Nước Trời là của họ.

Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên Nước Trời thật lớn lao” (M. 5,9-12).

Xin tiếp tục cầu nguyện, hiệp thông và hỗ trợ cho những ai đang dấn thân vì Nước Trời, vì hòa bình và công lý tại giáo xứ Tam Tòa và trên khắp quê hương Việt Nam.




Trương Minh & Hoàng Phúc

được chúa yêu
30-07-2009, 12:33 AM
Giáo dân Đồng Hới tạm lánh sang vùng khác để tránh bị truy bức

Hãng tin Công giáo Asianews báo động: giáo dân tại Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình phải tạm lánh sang các giáo xứ lân cận để tránh các hành động truy bức của chính quyền sở tại. Các giáo dân chạy qua các vùng lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh.

Trong bản tin đánh đi từ Hà Nội đề ngày hôm nay 29/07/2009, hãng thông tấn Công giáo Asianews, trụ sở tại Ý đã tỏ ý rất lo ngại cho các giáo đân ở Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình.

Theo Asianesw, linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện giáo phận Vinh trực thuộc Đồng Hới, đã cho biết là trong một vài ngày qua, chính quyền đã cho bắt gìữ nhiều giáo dân. Đặc biệt là vào hôm qua, 28/07, công an đã bắt đi một giáo dân mà nhà thường xuyên được sử dụng làm nơi hành lễ.

Ngoài các vụ bắt giữ nói trên, theo Asianews, một số người địa phương cho biết là công an cùng nhiều nhóm thường dân phụ trợ đã đi đi lại lại trên các đường phố để tìm đánh tất cả những ai mang biểu tượng của đạo Công giáo. Họ còn thốt ra những lời đe dọa tính mạng giáo dân.

Trong tình hình bất an đó, theo Asianews, hàng trăm gia đình giáo dân Công Giáo ở Đồng Hới đã phải bỏ nhà chạy qua các vùng lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh để lánh nạn.

Xin nhắc lại là mới đây, bạo động đã nổ ra khi một nhóm giáo dân đến nền nhà thờ Tam Toà để dựng tạm một nơi thờ phụng vì trong khu vực không có nhà thờ. Theo chính quyền địa phương thì xô xát đã xẩy ra khi một nhóm cư dân trong vùng không đồng ý với hành động nói trên đã đến nơi ngăn cản. Còn theo các hãng tin công giáo thì chính công an đã xông vào đánh đập và bắt bớ giáo dân.

Về nhà thờ Tam toà bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh, chính quyền chủ trương xếp nơi này vào diện ''di tích chiến tranh''. Ngược lại, giáo dân tại chỗ lại muốn có nơi hành lễ
http://www.vietcatholic.org/News/Html/69613.htm

vũng_nước
30-07-2009, 09:37 AM
Tam Tòa: Diễn biến ngày thứ Tư 29.7.2009
nguồn VietCatholic News (30 Jul 2009 01:53)

XÃ ĐOÀI - Một nguồn tin cho hay từ tối 28/7 giới chức trách tỉnh Quảng Bình đã liên hệ với Toà Giám Mục Vinh để trả tự do cho 8 giáo dân còn đang bị giam giữ.

TGM Vinh cho hay việc trao trả tự do cho các giáo dân nếu có phải làm ban ngày và phải có các bác sĩ giám định tình trạng thương tật và sức khỏe cho các nạn nhân.

Nhưng các ý kiến phân tích cho hay, đây chỉ là kế hoãn binh, lừa đảo nhằm làm dịu dư luận. Vì truyền thông nhà nước vẫn đang kết án giáo dân, linh mục ở Tam Toà nói riêng và của giáo phận Vinh nói chung và quyết định truy tố 7 giáo dân chưa được rút lại.

Trong khi đó, giáo dân ở Tam Toà tiếp tục bị bao vây và cô lập. Một số người cho biết có những người dân bị chính quyền kích động đã từ chối bán lương thực và thực phẩm cho giáo dân.

Chị Nguyễn Thị Yên cho biết: hôm nay 29/7, CA Quảng Bình tiếp tục đến nhà đưa giấy triệu tập và buộc chị lên đồn làm việc về mối liên hệ của chị với sinh viên Thống và với chị Võ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch HĐGX Tam Toà.

Tại Hà Nội, sau khi Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội lên tiếng về vụ bắt giữ vô cớ sinh viên Giuse Nguyễn Văn Thống, các Trưởng Nhóm SVCG đang bị CA hỏi thăm và đấu dịu với giọng điệu rằng “chuyện bắt sinh viên Thống xảy ra ở Quảng Bình”.

Một số người cho biết xe ôtô từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh và Nghệ An để thăm cha Phú và cha Bính là hai nạn nhân bạo lực của chính quyền, khi trở về địa phận Quảng Bình, thì bị chặn xe và bị thu bằng lái.

Cha Phêrô Lê Thanh Hồng cho biết một công văn của chính quyền thành phố Đồng Hới đã quy kết ngài lôi kéo giáo dân về Tam Toà “làm lễ trái phép” trong ngày 26 và 27 tháng 7, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến cuộc sống thanh bình của người dân địa phương.

Công văn cũng yêu cầu cha Lê Thanh Hồng “chấp hành chính sách tôn giáo của Nhà nước”, “chấp hành các quy định của pháp luật” và bản ghi nhớ mà UBND tỉnh Quảng Bình và TGM Vinh đã ký kết hôm 23/12/2008.

Công văn yêu cầu cha Lê Thanh Hồng lên số 14 Quách Xuân Kỳ, Đồng Hới để “làm việc” và yêu cầu cha xứ “không để xảy ra các sự việc như đã và đang xảy ra, nếu xảy ra linh mục quản xứ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

Cha Lê Thanh Hồng cực lực phản đối chính quyền về giọng điệu quy kết này trong công văn của thành phố Đồng Hới và hành vi gắp lửa bỏ tay người của chính quyền Quảng Bình.

Vì chúa nhật 27/6, cộng đoàn Tam Toà tụ tập ở nhà ông Lý để cử hành thánh lễ như mọi khi, nhưng đã bị chính quyền cho các lực lượng ngăn chặn và tấn công giáo dân đi dự lễ. Còn ngày 28/7, trong lúc 5 cha và khoảng 200 giáo dân của hạt Kỳ Anh đang đi thăm viếng nhà thờ Tam Tam thì bị ngăn cản và tấn công từ xa trước khi đến được Tam Tòa, khiến 1 linh mục bị thương và gây hoang mang cho giáo dân.

Nhiều giáo dân ở nhiều nơi, nhất là tại vùng Quỳnh Lưu, đang rất bức xúc trước sự kiện các linh mục và giáo dân bị đánh đập dã man và bị bắt giữ. Nhiều người nóng lòng muốn vào Đồng Hới để thăm viếng các linh mục và giáo dân bị tấn công, dù có phải đổ máu.

Cảnh sát cơ động mang lá chắn và dùi cui dài xuất hiện trên đường phố Đồng Hới. Trong khi đó, tại Vinh cảnh sát cơ động diễn tập chống nhân dân diễn ra ở khu vực nội thành ngoại thành. Xem ra chính quyền đã sẵn sàng đàn áp nhân dân hơn là lo tập trận chống “tàu lạ” bắt bớ và bắn giết ngư dân Việt Nam.

Lạc Việt dcctvn.net

vũng_nước
31-07-2009, 01:49 AM
nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090730_tamtoa_release.shtml (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090730_tamtoa_release.shtml)

Bốn người trong vụ Tam Tòa được tự do

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/07/26/090726103840_466_262_tam_toa_90726cauran6.jpg

Cuối tuần qua hàng ngàn người đã tham gia cầu nguyện cho những người bị bắt


Tin từ giáo phận Vinh cho hay chính quyền Quảng Bình đã trả tự do cho bốn trong số bẩy người bị bắt giam sau các sự cố liên quan tới việc xây nhà tạm trong khuôn viên nhà thờ Tam Tòa bị đổ nát vì bom Mỹ. Trong lúc đó báo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói một trong số những người còn bị giam giữ đã nhận tội và cho rằng việc bị công an bắt là ''đúng, rất kịp thời''.

Linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng, quản xứ Tam Tòa nói với BBC:

''Trong bẩy người bị giam giữ cho đến giờ này (6h chiều 30/7) họ đã thả ra bốn người, còn lại ba người nữa. 11h trưa nay họ thả hai người và cách đây ba mươi phút họ thả ra hai người nữa. Một là ông Mai Xuân Thú, hai là chị Hoàng Thị Tý, ba là anh Dần, bốn là anh Long.

''Còn ba người nữa, một là anh Nguyễn Quang Trung, hai là chị Nguyễn Thị Tình, ba là ông Hữu.
''Nghe thông tin qua hai người trả về chiều hôm nay họ nói là ba người này họ giam 81 ngày nữa.''

Rất kịp thời

Việc công an Quảng Bình can thiệp, bắt chúng tôi hôm đó là đúng, rất kịp thời, không để đổ máu. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thuật lại lời một người bị bắt trong vụ Tam Tòa
Về phía chính quyền, trang web của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã đăng lại một bài báo dẫn nguồn Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. ''Được sự đồng ý của cơ quan điều tra và trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Bình, ngày 29/7, những người làm báo ở Quảng Bình đã trực tiếp gặp Nguyễn Quang Trung, là một trong 7 đối tượng gây rối bị bắt tạm giam ngày 20/7 tại khu Chứng tích tố cáo tội ác chiến tranh tháp chuông Tam Toà (TP Đồng Hới).

''Ngay tại trại tạm giam, Nguyễn Quang Trung tỏ thái độ ân hận về việc làm của mình.

Ông Trung cũng được dẫn lời nói:

''Là di tích đã được xếp hạng chưa được chính quyền cho phép mà dựng nhà là hành động sai trái, vi phạm pháp luật.

''Bản thân tôi đã trực tiếp chỉ huy những giáo dân lúc đó chống lại, không cho tháo dỡ nhà vừa dựng trái phép, gây mất trật tự công cộng, làm tắc nghẽn giao thông nhiều giờ liền ở các tuyến đường Nguyễn Du, Quách Xuân Kỳ, Hàn Mặc Tử ở phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới.
''Do đó, việc công an Quảng Bình can thiệp, bắt chúng tôi hôm đó là đúng, rất kịp thời, không để đổ máu.''

Bài báo cũng nói ông Trung ''khẳng định không có việc công an dùng vòi rồng, lựu đạn cay để đàn áp giáo dân'' và nói thêm ''kể từ ngày bị bắt đến giờ, tôi và những người bị bắt đều được cán bộ trại tạm giam đối xử tử tế và chúng tôi đã khai nhận đầy đủ với cán bộ điều tra''.

Trước các thông tin này, linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng nói: ''Bây giờ ông ấy còn đang ở trong thì mình không thể gặp kiểm tra được. Những báo cộng sản thì nhiều khi nó xuyên tạc mình cũng không tin được.''

coi lộn coi lại http://www.dcctvn.net/news.php?id=4585

vũng_nước
31-07-2009, 11:39 AM
Thông Cáo số 4 (31/7/2009) của VP Thư ký Tòa Giám mục Giáo phận Vinh
30.07.2009

http://www.giaophanvinh.net/uploads/News/pic/1249005575.nv.jpgVĂN PHÒNG THƯ KÝ
TÒA Giám mục XÃ ĐOÀI
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Đt. 0383 611 845 ; 0977006526
Email: tgmxadoai2004@yahoo.com
Ngày 30 tháng 7 năm 2009



THÔNG CÁO
(SỐ 4)

V/v Tam Tòa tại Đồng Hới, Quảng Bình



1. Tin 2 linh mục và một số giáo dân Vinh bị nhóm "côn đồ" đánh đập tại Tam Tòa trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an, làm cho dư luận khắp nơi thêm phẫn nộ, bàng hoàng, lo lắng. Nhiều nơi điện thoại về Tòa Giám mục thăm hỏi tình hình và phỏng vấn. Cha Fx. Võ Thanh Tâm - Tổng đại diện Giáo phận Vinh đã xác định chắc chắn có sự việc trên.

2. Chiều 27/7/2009, linh mục Phaolô Nguyễn Đình Phú và mấy giáo dân bị đánh trọng thương về tới Kỳ Anh (Hà Tĩnh). 21 giờ cùng ngày, linh mục Phêrô Ngô Thế Bính được đưa về Phòng khám Đa Khoa của Tòa Giám mục Xã Đoài. Giáo dân kéo đến, thấy cảnh linh mục bị đánh bầm dập mặt mũi và thân thể mang nhiều vết thương đã không thể kìm nén được sự phẫn uất của mình. Không khí sục sôi.

3. Chiều 27/7/2009, Tòa Giám mục nhận được tin chị Yên bị công an Quảng Bình tới nhà mang đi hôm 26/9/2009 được thả về. Lúc 01 giờ sáng 28/7/2009, Tòa Giám mục nhận được tin anh Thống bị mang đi hôm 26/7/2009, lúc đó đang bị công an tống ra đường.

4. Sáng 28/8/2008, phái đoàn Tòa Giám mục vào thăm Cha Phú tại giáo xứ của ngài coi sóc. Được Cha Phú kể lại, phái đoàn hiểu thêm âm mưu ác độc của nhóm côn đồ và những kẻ tiếp tay trong sắc phục công an đứng chứng kiến cảnh tượng kinh khủng đó. Ngài nói, chỉ trước đó mấy phút, khi xe của ngài vừa đậu tại phần đất gần nền nhà thờ Tam Tòa thì nhóm côn đồ ập tới đánh ngài và các giáo dân cùng đi.

5. Tại phòng khám Tòa Giám mục, từng đoàn người đến thăm Cha Bính và hỏi thăm sự thể. Dù bị đau đớn, ngài vẫn cố kể lại những hành động của nhóm côn đồ đánh hội đồng trước sự chứng kiến của công an Quảng Bình, làm cho không khí căng thẳng lan nhanh khắp Giáo phận Vinh. Cha Tổng đại diện và các linh mục tại Tòa Giám mục cố trấn an mọi người bình tĩnh, cầu nguyện, với ý thức rằng hành động của ma quỷ rất dễ lún sâu trong vũng lầy nhơ nhớp của nó. Còn con cái Chúa phải chiến đấu với quỷ ma bằng cách thế khôn ngoan như Lời Chúa dạy.

6. Tối 28/7/2009, một số gia đình có nạn nhân đang bị công an Quảng Bình bắt giữ báo cho Tòa Giám mục biết là chính quyền địa phương đề nghị tới "làm thủ tục" đón người nhà về. Rồi cả ngày 29/7 vấn đề đó cũng chưa xong!

7. Chiều 29/7/2009 phái đoàn Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội tới Tòa Giám mục thăm Giáo phận Vinh và gửi quà thăm anh chị em giáo dân Tam Tòa.

8. Ngày 30/7/2009, vào lúc 10 giờ, ông Nguyễn Đức Thịnh - Vụ phó vụ Công giáo và bà Đào Thị Đượm - Chuyên viên Công giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam đã tới Tòa Giám mục gặp và trao đổi với linh mục Võ Thanh Tâm - Tổng Đại diện Giáo phận Vinh cùng với linh mục Phạm Đình Phùng - Chánh văn phòng Tòa Giám mục Xã Đoài. Tại cuộc gặp này, Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ muốn nghe những ý kiến từ Giáo phận Vinh. Linh mục Tổng đại diện lần lượt nêu lên các ý sau đây :


- Sự việc Tam Tòa lúc đầu chỉ là việc nhỏ. Giáo dân chỉ đến dựng cái lán che trên nền nhà thờ Tam Tòa, nền đất thánh thiêng của giáo dân Tam Tòa suốt mấy trăm năm qua. Thế mà công an Quảng Bình đã đánh đập tàn nhẫn, bắt giữ trái phép giáo dân, chiếm đoạt Thánh Giá - biểu tượng cao quý của người Công giáo, chiếm đoạt tài sản của Giáo hội và của giáo dân, rồi lại tiếp tục sa vào sai lầm khi 2 linh mục và một số giáo dân bị đánh trọng thương, càng làm cho dư luận ngày thêm bất bình phẫn uất. Cha Tổng nói: "Chính tôi là người đã vào Tam Tòa thăm các nạn nhân. Họ kể và tôi thấy những viết thương bầm tím trên người họ mà xót xa, đau đớn".

- Về phía Giáo hội, chúng tôi cố gắng trấn an dân chúng. Họ sục sôi vì những hành động tàn nhẫn của công an Quảng Bình.

- Chúng tôi tự hỏi : Nếu UBND tỉnh Quảng Bình nói chỉ có giáo dân và lương dân xô xát với nhau, vậy tại sao công an chỉ bắt giữ giáo dân, đánh đập, giam cả 10 ngày nay rồi, mà lại không bắt một ai là lương dân ?

- Nếu công an nói rằng họ đến để dẹp việc gây rối trật tự công cộng thì tại sao lại lấy hết tất cả các máy quay phim, chụp hình của giáo dân, tới nay cũng chưa trả lại. Nếu họ làm việc chính nghĩa thì phải để cho dân thấy chứ?

- Và nếu công an đến để dẹp việc gây rối thì tại sao lấy hết tất cả, từ Thánh Giá, khung sắt, tôn lợp, xe cộ, máy phát điện, thức ăn, cả đến tiền bạc của giáo dân mà không lập biên bản gì cả?

- Cụ thể hơn cả là tại sao trong mấy ngày qua, công an không bắt nhóm "côn đồ" đông tới hàng trăm đánh đập 2 linh mục và các giáo dân trong ngày 27/7/2009 ?



9. Sau khi nghe những lời trình bày của linh mục Tổng đại diện và linh mục Chánh văn phòng, đại diện Ban tôn giáo chính phủ hiểu rõ hơn vấn đề và muốn được Tòa Giám mục đưa ra những đề xuất. Tòa Giám mục lặp lại những yêu cầu từ ban đầu:


- Thả ngay, thả hết những giáo dân bị công an Quảng Bình đánh đập và đang bị bắt giữ.
- Săn sóc, chữa lành những giáo dân bị công an đánh đập.
- Bồi thường tại chỗ lán che của giáo xứ Tam Tòa.
- Trả lại Thánh giá, trả lại tài sản của Giáo hội và tài sản của giáo dân.
- Dừng ngay việc xuyên tạc sự thật, bôi nhọ tôn giáo, kích động hận thù, gây chia rẽ khối đoàn kết lương giáo.
- Còn việc 2 linh mục và các giáo dân bị đánh đập, UBND tỉnh Quảng Bình phải chịu trách nhiệm việc chữa trị, lo thuốc men và phải xét xử những kẻ "côn đồ" theo pháp luật.



11. Lúc 18 giờ ngày 30/7/2009, Tòa Giám mục nhận được tin từ người nhà của các nạn nhân cho biết : công an Quảng Bình đã thả thêm 4 giáo dân bị bắt giữ từ ngày 20/7/2009. Hiện còn 3 giáo dân bị giữ. Còn ông Nguyễn Công Lý bị mang đi ngày 26/7/2009 đã được thả ngày sau đó.

Xin mọi người tiếp tục hiệp ý cầu nguyện và thể hiện tình yêu thương liên đới với Tam Tòa.




Văn phòng Thư ký Tòa Giám mục
Chánh Văn phòng
(Đã ký và đóng dấu)
Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng

tinhque158
03-08-2009, 12:32 AM
Trong tình hiệp thông của tình yêu chúa là người con của giáo phận con xin chia sẻ đoạn video thể hiện tình hiệp thông của con cái xa quê. http://www.youtube.com/watch?v=C1ovrE1urNM xin chúa nâng đợ và chúc lành cho đức cha phaolo các linh mục và toàn thể cộng đoàn nhất là cộng đoàn giáo xứ tam tòa, để mọi người luôn kiên trung trong tình yêu chúa.

tinhque158
03-08-2009, 11:20 PM
là con của Mẹ hội thánh chúng ta đau đớn khi thấy Anh ,Chị, Em mình,nhất là giáo phận đang chịu nội đau. con xin được hiệp ý cầu nguyện và gửi đoạn vi deo ngắn này chia sẻ với mọi người. :53: http://www.youtube.com/watch?v=LeX5Z2K48_0 Xin chúa thương chúc lành cho giáo phận chúng con nhất là giáo xứ tam tòa và nhựng người đang trong sự khốn khó.:53:

ThanhCaVN
04-08-2009, 10:58 PM
Thư thứ II của Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên (từ Hoa Kỳ)
gửi cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Vinh (ngày 31/07/2009


http://giaophanvinh.net/uploads/spaw/news/1249229514.nv.gif

vũng_nước
05-08-2009, 01:53 AM
Trích từ: http://www.giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4882
Bàn về tội trong vụ Tam Tòa
04.08.2009

http://www.giaophanvinh.net/uploads/News/pic/1249388875.nv.jpg(DCCTVN 4/8/2009) - Trong vụ Tam Tòa xảy ra ở Đồng Hới, có 7 giáo dân bị bắt và khởi tố về tội: “Gây rối trật tự công cộng” và “Chống người thi hành công vụ”. Chi tiết tội nào đối với người nào thì ta chưa rõ vì chưa thấy quyết định khởi tố. Tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn khía cạnh pháp lý của vấn đề, chúng tôi xin nêu ra sau đây một đặc điểm của loại tội phạm này và xác định xem liệu các công dân đó có đúng là phạm tội gây rối hay không ?

Thế nào là “Gây rối trật tự công cộng” ?

Thứ nhất: Gây rối trật tự công cộng là một hành vi phạm tội hình sự được quy định tại điều 245 Bộ Luật hình sự với nội dung chính là: “gây rối để làm mất trật tự”. Hành vi này chỉ bị coi là hình sự khi gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị phạt hành chính trước đó và chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Người gây rối phải là người cố tình với mục đích tạo ra tình trạng bất ổn và có tính bạo động như đập phá, đốt phá xe cộ, đánh nhau để tạo sự rối loạn, xô xát, bất ổn.


Đối với các giáo dân thì việc dựng một cái lán tạm trong khuôn viên của Nhà thờ mà họ cho là sở hữu của họ là việc làm dân sự. Nếu sai thì thuộc vào hành vi hành chính và chịu điều chỉnh bởi pháp luật về hành vi hành chính.
Theo đó: Nếu chính quyền sở tại coi rằng việc dựng nhà tạm là trái pháp luật thì phải tiến hành lập Biên bản vi phạm có ký nhận của bên vi phạm (các giáo dân). Nếu đương sự không ký thì có thể nhờ người làm chứng xác nhận hành vi vi phạm. Từ Biên bản vi phạm (được coi như là một nguồn chứng cứ) UBND Huyện nơi có nhà thờ Tam Tòa ra Quyết định xử phạt hành chính. Quyết định xử phạt này sẽ được gửi cho các bên.


Trong Quyết định xử phạt hành chính thường có quy định rõ biện pháp xử phạt và buộc phải tháo dỡ, ghi rõ thời hạn có hiệu lực của quyết định. Luật pháp cho phép một khoảng thời gian là 30 ngày để cho bên vi phạm khiếu nại lên cấp trên hoặc khởi kiện quyết định xử phạt đó lên cấp cao hơn hoặc ra tòa án hành chính trước khi bị cưỡng chế thi hành.


Cuối cùng, nếu giáo dân sai thì vào thời điểm cưỡng chế để thi hành Quyết định hành chính, Luật pháp yêu cầu có đầy đủ cơ quan đại điện chính quyền địa phương, đại diện Viện Kiểm sát, đại diện các đương sự, và quyết định đó được đọc to cho mọi người nghe rõ sau đó mới tiến hành tháo dỡ theo cách ôn hòa nhất.


Thứ hai: Như đã nêu ở trên đặc điểm quan trọng của việc gây rối trật tự công cộng là những người tham gia cố tình tạo ra sự bất ổn như đốt phá, rượt đuổi, lật xe cộ, dựng vật cản giữa các nơi công cộng trong khi đó Giáo dân dựng nhà tạm rất trật tự và nhẹ nhàng. Bản chất của họ không hề muốn tạo ra sự bất ổn hoặc thu hút sự chú ý hoặc gây náo loạn đối với công chúng.


Vậy có thể khẳng định rằng : Giáo dân đã không phạm tội gây rối trật tự công cộng.


Thế nào là: “Chống người thi hành công vụ”


Điều 257 của Bộ Luật hình sự quy định: Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệu vụ của họ”.

Thứ nhất: Đặc điểm quan trọng nhất của hành vi này là: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống lại người thi hành công vụ. Ví dụ bên sai phạm dùng dao, súng, búa, cuốc xẻng, gậy gộc tấn công lại trực tiếp đối với các nhân viên công lực. Thường là việc chống lại này phải gây ra một hậu quả nhất định (gây thương tích, xé rách sắc phục hoặc tước các công cụ hỗ trợ của công an ). Khi đứng trước các nhân viên công lực, Thông thường nông dân luôn sợ và không dám dùng vũ lực trừ phi họ bị dồn vào thế cùng hoặc họ tin rằng việc làm của họ là đúng và nhân viên công lực sai.

Như trên đã phân tích, thông thường tất cả những việc này là hành chính cho nên, nếu được thực hiện đúng trình tự pháp luật không bao giờ dồn dân vào đường cùng. (cho dân có thời gian khiếu nại quyết định xử phạt, hòa giải…). Đồng thời, tội “Chống người thi hành công vụ” chỉ được cấu thành khi nhân viên công lực đang (đã bắt đầu và chưa kết thúc) thi hành một công vụ hợp pháp. Nghĩa là mọi thủ tục, trình tự phải đảm bảo đúng pháp luật và theo một trình tự do luật quy định.


Thứ hai: Bản thân các công dân nói chung, giáo dân Tam Tòa nói riêng, thường là chỉ bảo vệ những tài sản của mình (ví dụ công dân dành lại chìa khóa xe, níu xe lại không cho cảnh sát tịch thu, ôm thánh giá, giằng tay cảnh sát hoặc nằm lăn ra không cho phá dỡ…) tất cả những hành vi đó không phải là Chống người thi hành công vụ vì họ không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực. Họ cũng tin rằng hành vi của Nhân viên công lực là không đúng.


Ngược lại với các hành vi của công dân thường bị coi là vi phạm, ta hãy tìm hiểu xem các cơ quan Công an có thể đã phạm những tội gì:


Tội xâm phạm quyền quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.


Tội này quy định tại Điều 129 Bộ Luật Hình sự Nước CHXHCNVN. Theo đó “Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến 1 năm”.


Việc cơ quan Công an can thiệp vào công việc của Giáo dân Tam Tòa rõ ràng đã cản trở quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của họ. Mặc dù đây có thể chưa bị coi là tội phạm khi thực tế là các giáo dân này không phải đang dâng lễ. Thế nhưng việc kéo đổ một nơi thờ tự trong đó có thánh giá đã được làm phép rõ ràng phải được xem như là hành vi xúc phạm tôn giáo. Việc giật sập ngôi nhà tạm không theo một trình tự thủ tục pháp lý nào được xem là hành vi cản trở công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình.


Việc lấy đi các vật dụng phục vụ việc thờ tự như: Khung nhà, Máy phát điện, Thánh giá, ảnh tượng…mà không có một biên bản nào đúng pháp luật đều được xem là những hành vi xúc phạm đến tôn giáo, cản trở quyền tự do tôn giáo của Nhân dân.


Tội lạm quyền trong khi thi thành công vụ:


Tội này được quy định tại Điều 182 của Bộ Luật hình sự. Theo đó, tội quy định “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà làm trái công vụ thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm”.

Khách thể cần bảo vệ của tội phạm này là sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Sự lạm dụng đã làm cho cơ quan tổ chức đó bị mất uy tín và làm mất lòng tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

Trong vụ Tam Tòa, việc cơ quan công an bỏ qua các giai đoạn phải có đối với một hành vi vi phạm hành chính để tiến hành cưỡng chế, phá bỏ nhà tạm là lạm quyền khi thi hành công vụ. Hành động này thực sự đã làm dấy lên trong lòng nhân dân những ngờ vực, nghi kị, không những sút giảm nghiêm trọng uy tín và lòng tin vào Đảng Cộng sản mà còn khơi gợi lên các hành vi chống lại chính quyền. Người lạm quyền đã sai phạm rất nghiêm trọng, theo quy định tại khoản 3, có thể bị tù đến 20 năm.


Đặc điểm quan trọng của loại tội này là người phạm tội phải là người có Chức vụ, quyền hạn. Bởi vậy, xét ra thì người chịu trách nhiệm về sự việc này cần bị truy tố trước pháp luật là Giám đốc sở công an tỉnh Quảng Bình hoặc là Một phó chủ tịch tỉnh phụ trách tôn giáo. Nếu quá trình điều tra cho thấy có sự làm quyền ở cấp lớn hơn, chức vụ cao hơn thì cần mau mau truy tố người đó ra trước tòa.


Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác


Tội này được quy định tại điều 104 của Bộ Luật Hình sự. Theo đó ghi rõ: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”

Đặc điểm quan trọng của tội này là cố ý gây thương tích (đánh, đập, rượt đuổi, xô đẩy… ) mà tạo ra sự tổn hại sức khỏe của nạn nhân. Nhìn hình ảnh linh mục Phêrô Ngô Thế Bính bị đánh đập với những vết thương bên ngoài nhìn thấy được ta cũng thấy rõ ràng một số nhân viên công lực rõ ràng đã vi phạm vào Điều 104, cố ý gây thương tích cho công dân.


Đối với tội này thì sử dụng hung khí, cố ý gây thương tích cho nhiều người, với phụ nữ, trẻ em, người già yếu, người đáng kính trọng là những yếu tố cấu thành tội phạm cao và chỉ cần tổn hại thương tật dưới 11% thì cũng bị chịu trách nhiệm hình sự.


Trong vụ Tam Tòa, người vi phạm đã nhận thức rất rõ đó là linh mục nhưng họ cũng tiến vào đánh. Khi đánh họ hoàn toàn làm chủ tình hình, không bị kích động tinh thần mạnh. Đó chính là những yếu tố đòi buộc công an phải vào cuộc để truy tìm bọn “vô lại” vi phạm pháp luật ngay trước mũi công an. Yêu cầu này là sự đòi buộc của pháp luật. Nếu không, công an tỉnh Quảng Bình sẽ phạm vào tội “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội – Điều 294 Bộ Luật hình sự”.


Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản


Tội này được quy định tại điều 137 Bộ Luật Hình sự. “Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


Các công dân bị chiếm đoạt máy ảnh, máy phát điện, các khung sắt và đặc biệt là thánh giá… Đó chính là tài sản của các công dân. Hầu hết các tài sản này đều có giá trị hơn năm trăm ngàn đồng. Cơ quan chính quyền công nhiên chiếm đoạt giữa ban ngày với sự chứng kiến của nhiều người mà không hề có một văn bản nào xác nhận việc tịch thu. Đây rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.


Đồng thời cũng lưu ý thêm rằng tất cả các công cụ như máy ảnh, máy nổ, không thể được coi là công cụ, phương tiện phạm tội. Luật pháp quy định công dân có quyền giám sát các hành vi của chính quyền và có thể chụp ảnh, ghi hình bất cứ nơi đâu, về bất cứ việc gì trừ những nơi có biển cấm chụp ảnh, ghi hình theo quy định của pháp luật. Còn việc sử dụng hình ảnh là một câu chuyện khác.


Thay cho lời kết


“Việt Nam có một rừng luật nhưng thường áp dụng luật rừng”. Vấn nạn được đáng buồn này vẫn đang đeo bám và làm khổ nhân dân. Thông thường nhân dân bị bắt, bị đánh đập bị chiếm đoạt tài sản bởi hàng loạt vi phạm hiển nhiên của cơ quan công lực. Nhưng tại nhà giam, khi thì đe dọa, khi thì dụ dỗ, những công dân cô đơn yếu đuối của chúng ta lần lượt nhận tất cả những lỗi về mình, ký hàng loạt văn bản trái bản chất và trái sự thật để hợp thức hóa toàn bộ các hành vi vi phạm của cơ quan công quyền đồng thời chuyển sự vi phạm sang cho dân chúng.
Như vậy cơ quan công quyền đã chuyển hóa chứng cứ thành cơ sở pháp luật chống lại chính công dân do chúng ta chưa hiểu biết luật. Vì các hành vi tương tự sẽ xảy ra nhiều nên chúng tôi xin nhắc lại rằng: Điều 9 Bộ Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án”. Bởi vậy các anh chị em luôn luôn phải xác tín rằng mình là người vô tội cho đến khi ra trước tòa. Anh chị em cứ ghi như vậy trước khi ký bất cứ văn bản nào.


Xét cho cùng, Luật pháp là để bảo vệ mọi người nên hãy tìm hiểu và dựa vào pháp luật, hãy đấu tranh chống lại thư luật rừng và đòi buộc cơ quan công quyền phải tuân theo pháp luật. Mấy dòng giới thiệu ngắn này chỉ để giúp chúng ta tin rằng mình không phạm luật. Khi đó thì mình mới không run, mới tiếp tục vững tin tranh đấu cho công lý và sự thật.




Luật sư Lê Quốc Quân

Teacher's Mập
08-08-2009, 12:19 PM
Văn thư của TGM Giáo phận Vinh gửi Ban Tôn giáo Chính Phủ



Văn thư số 23/09 VTTG (ngày 07/8/2009) của Tòa Giám mục Xã Đoài gửi Ban Tôn giáo Chính Phủ về "Vụ việc Tam Tòa - Đồng Hới, Quảng Bình"
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Số 23/09 VTTG
Vv. Vụ việc Tam Tòa
Đồng hới, Quảng Bình


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc


Xã Đoài, ngày 7 tháng 8 năm 2009
Kính gửi : Ban Tôn giáo Chính Phủ
Tòa Giám mục Xã Đoài giáo phận Vinh trình bày và kiến nghị về vụ việc giáo xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình như sau :
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, vì nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, giáo xứ Tam Tòa đã dựng một lán tạm trên nền nhà thờ Tam Tòa. Công việc vừa xong thì công an Quảng Bình tới đánh đập giáo dân, phá dỡ lán tạm, lấy Thánh Giá và tất cả dụng cụ vật liệu của giáo xứ trên hiện trường mà không lập văn bản, đồng thời bắt giữ một số giáo dân trái pháp luật.
Ngày 21 tháng 7 năm 2009, Tòa Giám mục Xã Đoài gửi đơn khiếu nại khẩn cấp yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình thả người, trả lại Thánh Giá, trả lại tài sản của Giáo Hội và của giáo dân, (nội dung như văn thư gửi kèm).
Ngày 24 tháng 7 năm 2009, Tòa giám mục Xã Đoài đã nhận được 2 văn thư của UBND tỉnh Quảng Bình quy kết cho giáo dân những tội mà họ không có, đồng thời mời Đại diện Tòa giám mục vào làm việc. Tòa giám mục Xã Đoài gửi 2 văn thư (số 20/09 VTTG; và số 21/09 VTTG) trả lời UBND tỉnh Quảng Bình (nội dung như văn thư được gửi kèm).
Ngày 27 tháng 7 năm 2009, 5 linh mục thuộc giáo hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh cùng với đại diện Hội đồng mục vụ các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh vào Tam Tòa thăm các gia đình có người bị hại. Khi đoàn vừa xuống xe thì bị đánh tới tấp làm linh mục Nguyễn Đình Phú và 3 giáo dân bị trọng thương, phải đưa vào trạm xá gần đó. Linh mục Ngô Thế Bính - Quản xứ Hà Lời nghe tin, tới thăm linh mục Phú và mấy giáo dân bị đánh. Theo đề nghị của linh mục Ngô Thế Bính, ông Trần Công Thuật - phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình dẫn linh mục Bính tới thăm linh mục Phú. Sau đó ông Trần Công Thuật bỏ đi, để nhóm người đang vây quanh trạm xá xông vào đánh linh mục Bính trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an.
Tòa Giám mục Xã Đoài tiếp nhận văn thư số 1652 UBND-NC, đề ngày 27/7/2009; và văn thư số 1684 UBND-NC, đề ngày 30/7/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình nói về vụ việc Tam Tòa và vụ xô xát ngày 27/7/2009.
Ngày 6 tháng 8 năm 2009, Tòa Giám mục có văn thư trả lời UBND tỉnh Quảng Bình (nội dung như văn thư gửi kèm).
Cho tới nay vẫn còn 3 giáo dân đã bị đánh đập và đang bị giam giữ mà Chính quyền tỉnh Quảng Bình không cho người nhà tới thăm.
Từ ngày 20/7/2009 đến nay, chúng tôi có bằng chứng cho thấy Chính quyền Quảng Bình liên tục dùng nhiều hình thức xuyên tạc sự thật, bôi nhọ tôn giáo, kích động gây hận thù chia rẽ lương giáo, làm bất ổn đời sống của giáo dân.
Bởi vậy, chúng tôi kiến nghị Ban Tôn giáo Chính Phủ có ngay ý kiến chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Bình :
- Dừng ngay những việc làm sai trái, thả giáo dân, trả lại tài sản của Giáo Hội và của giáo dân.
- Dừng ngay việc xuyên tạc sự thật, bôi nhọ tôn giáo, kích động gây hận thù giữa giáo dân và lương dân.
Chúng tôi thấy giáo dân Tam Tòa nói riêng và giáo dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung đang chịu nhiều bất công, chưa thật sự được hưởng tự do tôn giáo. Kính đề nghị Ban tôn giáo Chính Phủ can thiệp kịp thời.

TM/ Toà Giám mục Xã Đoài
Chánh văn phòng
(Đã ký tên & đóng dấu)
Linh mục Phạm Đình Phùng
Nơi nhận:
Như trên.
Lưu Văn phòng TGM.
nguồn : http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4899 (http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4899)

vũng_nước
11-08-2009, 08:53 AM
Trích từ: http://www.giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4898

Văn thư của TGM Xã Đoài trả lời công văn 1652 và 1684/UBND-NC của UBND Tỉnh Quảng Bình
07.08.2009


Văn thư của Tòa Giám mục Xã Đoài (ngày 06/8/2009) trả lời các công văn 1652/UBND-NC và 1684/UBND-NC của UBND Tỉnh Quảng Bình.

TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Số 22/09 VTTG
Vv. Phúc đáp văn thư
UBND tỉnh Quảng Bình

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc


Xã Đoài, ngày 6 tháng 8 năm 2009
Kính gửi : UBND tỉnh Quảng Bình
Tòa Giám mục Xã Đoài chúng tôi đã nhận được văn thư của UBND tỉnh Quảng Bình, số 1652/UBND-NC (http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4896), đề ngày 27/7/2009; và văn thư số 1684/UBND-NC (http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4897), đề ngày 30/7/2009, về việc mời Đại diện Toà giám mục giáo phận Vinh vào giải quyết các vụ việc xảy ra tại Tam Toà, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chúng tôi trả lời như sau

1. Cho tới nay trên địa bàn thành phố Đồng Hới chưa bảo đảm an toàn tính mạng cho giáo dân và các linh mục, nên Tòa Giám mục Giáo phận Vinh chúng tôi chưa thể vào làm việc với Ủy Ban được. Theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Bình trong văn thư số 1652 UBND-NC, đề ngày 27/7/2009, chúng tôi chấp nhận làm việc với Ủy Ban tại Tòa Giám mục Xã Đoài

2. Chúng tôi luôn khẳng định với lý chứng rõ ràng rằng: công an Quảng Bình đã đánh đập, bắt giữ giáo dân và chiếm đoạt trái phép tài sản của giáo dân và của Giáo Hội là trái pháp luật

3. Việc 2 linh mục và các giáo dân bị đánh đập ngày 27/7/2009 tại Đồng Hới, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để nói rằng hành động ấy có chủ mưu rõ ràng. Các linh mục và Đại diện Hội đồng mục vụ các giáo xứ hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào Tam Tòa với mục đích thăm các gia đình bị nạn, và không có một hành vi nào gây mất trật tự tại đó mà đã bị đánh đập tàn nhẫn. Điều làm cho nhiều người phẫn nộ là 2 linh mục và các giáo dân bị đánh trọng thương trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an.

4. Chúng tôi cho rằng ông Trần Công Thuật - phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc linh mục Ngô Thế Bính bị đánh trọng thương.

5. UBND tỉnh cho rằng việc 2 linh mục và các giáo dân bị đánh đập tại Đồng Hới ngày 27/7/2009, trách nhiệm thuộc về Tòa Giám mục Giáo phận Vinh là một quy kết hết sức vô lý.

6. Bởi vậy một lần nữa chúng tôi yêu cầu :

- Thả hết những giáo dân vô tội - họ đã bị công an Quảng Bình đánh đập lại còn bị giam giữ bất công. Trả lại tài sản của giáo dân và của Giáo Hội mà công an Quảng Bình đã chiếm đoạt trái phép


- Săn sóc chữa lành những người đã bị đánh đập và bồi thường cho những người bị hại.

- Dừng ngay việc xuyên tạc sự thật, bôi nhọ tôn giáo, kích động gây hận thù chia rẽ lương giáo làm bất ổn đời sống giáo dân.

- UBND tỉnh Quảng Bình hãy vì pháp luật và lương tri để có những quyết định đúng đắn trong vụ việc Tam Tòa.



TM/ Toà giám mục Xã Đoài
Chánh văn phòng
(Đã ký tên & đóng dấu)
Linh mục Phạm Đình Phùng

Nơi nhận:
Như trên.
Lưu Văn phòng TGM.