PDA

View Full Version : Giáo dân đụng độ chính quyền?



ThanhCaVN
22-07-2009, 05:52 PM
Giáo dân đụng độ chính quyền?

Mới có cáo buộc cảnh sát đánh và bắt giữ hàng chục người ở giáo xứ Tam Tòa tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, trong khi chính quyền nói giáo dân vi phạm.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/07/21/090721083519_tamtoa_226.jpg

Nhà thờ Tam Tòa đã bị phá hủy từ thời chiến tranh

Được biết, vụ việc xảy ra vào sáng thứ Hai 20/07 tại khu vực nguyên là Nhà thờ Tam Tòa trên phố Nguyễn Du, phường Đồng Mỹ.

Giáo xứ Tam Tòa thuộc quản lý của Tòa Giám mục Xã Đoài.

Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng, Chánh văn phòng Tòa Giám mục Xã Đoài, cho BBC biết: "Một số giáo dân đã dựng nhà tạm bằng tôn (để dùng cho việc thờ tự), khi dựng xong thì cảnh sát tới phá dỡ và dân cũng chống lại".

"Chúng tôi được biết có giáo dân bị thương chảy máu, trong đó có cả các em nhỏ. Sau đó, cảnh sát đã bốc một số người đem đi."

"Cũng không biết rõ bao nhiêu người bị bắt đi, nhưng chắc không dưới 20 người."

Theo LM Phùng, số cảnh sát được huy động tham gia lên tới trên 100 người, được trang bị đầy đủ để đối phó với đám đông.

Tòa Giám mục Xã Đoài đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình để phản đối việc "đánh đập tàn nhẫn, bắt giữ nhiều giáo dân và chiếm đoạt tài sản của Giáo hội".

Đơn khiếu nại đòi "thả ngay những giáo dân đang bị bắt giữ".
Vi phạm Nghị định 52

Trong khi đó, giới chức địa phương nói các giáo dân đã coi thường luật pháp.

Một quan chức không muốn tiết lộ danh tính từ Ủy ban Nhân dân phường Đồng Mỹ nói việc dựng cơ sở sinh hoạt tôn giáo mà không có phép là vi phạm Pháp lệnh Tôn giáo và Nghị định 52 về quản lý đầu tư và xây dựng.

Quan chức này nói chính người dân ở khu vực lân cận cũng bất bình trước các vi phạm của giáo dân.

"Người dân nói tại sao họ vi phạm thì bị phạt, trong khi giáo dân làm trái thì không bị xử lý? Chính họ đã có hành động phản đối giáo dân."

"Công an chỉ bảo vệ ở bên ngoài thôi."

Về phần mình, Linh mục Phạm Đình Phùng khẳng định giáo dân không sai.

"Đất Nhà thờ Tam Tòa bao trăm năm nay vẫn ở đó, cho dù nhà thờ bị bom phá. Mấy năm vừa qua chúng tôi đã trao đổi với chính quyền tỉnh Quảng Bình thì chỉ nhận được hứa hẹn lần lữa."

"Trong khi đó giáo dân không có nơi nào để dâng lễ, hoàn toàn phải làm ở ngoài trời."

Được biết giáo xứ Tam Tòa có gần 700 giáo dân, cộng thêm số tín đồ vãng lai con số có thể lên tới gần một ngàn người.

Nhà thờ Tam Tòa được xây dựng từ năm 1887, bị bom Mỹ làm đổ nát năm 1968 và hiện chỉ còn một phần.

Năm 1997, chính quyền tỉnh Quảng Bình quyết định đưa nhà thờ Tam Tòa vào danh mục di tích lịch sử, là một chứng tích tội ác chiến tranh, hành động mà Giáo hội và các giáo dân nói là không tham vấn họ.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/

ThanhCaVN
22-07-2009, 05:54 PM
Cập nhật vụ Giáo xứ Tam Tòa

Giáo phận Vinh kêu gọi hiệp thông với giáo dân Tam Tòa, trong khi chính quyền xác nhận bắt 14 người trong vụ đụng độ sáng thứ Hai 20/07.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/07/22/090722064717_thanhle_226.jpg

Giáo dân nói thánh lễ phải thực hiện ngoài trời

Các bản tin Công giáo đăng tải nhiều thông tin, phỏng vấn, cho thấy những người tham gia việc dựng lều tạm trên nền Nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình) hôm thứ Hai đã bị nhân viên công quyền đánh đập, gây thương tích.

Ngược lại, báo chí chính thống thì nói sự việc này là "hàng trăm đối tượng quá khích, gây rối".

Các báo cũng trích lời quan chức tỉnh Quảng Bình nói cuộc đụng độ phát sinh giữa giáo dân đang "xây dựng trái phép tại khu vực di tích lịch sử" và dân địa phương, vốn bất bình trước hành động vi phạm trên.

Giới chức cho hay công an cuối cùng phải can thiệp để lập lại trật tự.

Họ cũng nói một số "đối tượng phạm luật" là người ở khu vực khác, chứ không phải giáo dân ngụ tại Đồng Hới, và 14 đối tượng đã bị bắt để điều tra làm rõ.

Có khả năng số người này sẽ bị truy tố.

Trong khi đó, trong cộng đồng Công giáo Việt Nam đang có kêu gọi hiệp thông với Giáo xứ Tam Tòa.

Tòa Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh, là nơi quản lý Giáo xứ Tam Tòa, gửi thư "xin mọi người có lương tri hiệp ý cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa".

Kêu gọi đó đã được đáp ứng nhiều giáo xứ khác thuộc Giáo phận Vinh hưởng ứng.

Website VietCatholic cho hay các giáo xứ Văn Thành, Thanh Giang, Thanh Chương, Nghệ An đã "bày tỏ hiệp thông sâu sắc" với giáo dân Tam Tòa.

Giáo phận Vinh, với gần nửa triệu người theo Công giáo, là giáo phận lớn.

Website này cũng nói một đoàn giáo dân thuộc Dòng Chúa Cứu thế ở Thái Hà cũng đã tới Đồng Hới để cầu nguyện hiệp thông.
Vấn đề đất đai

Giáo xứ Tam Tòa, giáo phận Vinh, lâu nay đã muốn xin lại tòa Nhà thờ bị bom dội năm 1968 cùng khuôn viên để xây dựng lại.

Họ nói rằng giáo dân có nhu cầu bức thiết và cả thành phố Đồng Hới là "vùng trắng", không có nhà thờ.

Các hoạt động thánh lễ đều phải thực hiện ngoài trời hoặc trong nhà mượn tạm.

Giáo phận Vinh cũng cho hay tỉnh Quảng Bình đã nhiều lần hứa hẹn giải quyết, nhưng không làm.

Vấn đề đất đai có yếu tố tôn giáo-lịch sử là lĩnh vực vô cùng phức tạp, đã gây ra nhiều bất đồng giữa Giáo hội Công giáo và chính quyền.

Đầu và giữa năm ngoái, các vụ "cầu nguyện đòi đất" tại Nhà Chung và Thái Hà, có vụ thu hút hàng ngàn người, đã khiến chính phủ vất vả đối phó.

Hàng chục người đã bị bắt, một số giáo dân đã phải ra tòa vì tội phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng.

Hiện chưa rõ vụ việc mới tại Giáo xứ Tam Tòa có dừng ở đây hay không.

Thời điểm xảy ra vụ Giáo xứ Tam Tòa cũng là khi có tin Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết sẽ thăm Vatican và có khả năng hội kiến Giáo hoàng Benedict XVI trong chuyến đi Ý tháng 12 năm nay.

Website VietCatholic trích lời Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, người vừa từ Vatican trở về, nói quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Vatican - Việt Nam đang được xúc tiến và có "hy vọng".

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/

ThanhCaVN
24-07-2009, 07:14 AM
Khởi tố 7 người vụ Giáo xứ Tam Tòa

Công an tỉnh Quảng Bình vừa quyết định khởi tố bị can đối với bảy người về tội gây rối trật tự công cộng trong vụ đụng độ tại Giáo xứ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình) hôm thứ Hai 20/07.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/07/23/090723074254_tamtoa_226.jpg

Nhà thờ Tam Tòa xây từ thế kỷ 19 và đã hư hỏng trong chiến tranh

Báo Sài Gòn Giải Phóng trích lời ông Từ Hồng Sơn, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, Công an Đồng Hới đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can trong vụ mà chính quyền gọi là "xây dựng trái phép, gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ, ném đá vào người dân địa phương tại khu Chứng tích tội ác chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa ".

Sáng thứ Hai, một đám đông giáo dân xây cất nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Tòa đã đụng độ với nhân viên công quyền và cả một số người dân, một số người bị thương và hàng chục người bị cảnh sát bắt.

Giáo dân nói họ cần nơi để làm lễ, vì từ khi nhà thờ Tam Tòa bị bom Mỹ làm hư hại năm 1968, cả thành phố Đồng Hới không có nhà thờ nào.

Chính quyền thì nói nhà thờ Tam Tòa nay đã trở thành khu chứng tích tội ác chiến tranh và giáo dân đã xây cất trái phép.

Nói chuyện với BBC từ tòa Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh, là nơi quản lý Giáo xứ Tam Tòa, linh mục Giêrađô Ngyễn Nam Việt cho hay chưa nhận được thông báo chính thức về việc khởi tố.

"Chúng tôi cũng có nhận tin từ nguồn này, nguồn nọ, nhưng thông báo chính thức thì chưa."

LM Việt cũng nói, công an Quảng Bình đã thả bảy người và hiện còn bảy người đang bị giam giữ.

Bảo vệ giáo dân

Theo Sài Gòn Giải Phóng, những người bị khởi tố là Mai Xuân Thú (sinh năm 1953), Cao Thị Tình (1957), Nguyễn Quang Trung (1973), Mai Lòng (1986), Hoàng Hữu (1955), Hoàng Thị Tý (1988) và Nguyễn Văn Dần (1974) .

Tất cả những người này, theo cơ quan chức năng, đều là người địa phương khác và "đã thừa nhận việc làm sai trái của mình".

Trong khi đó, LM Nguyễn Nam Việt nói tòa Giám mục sẽ đứng ra bảo vệ giáo dân theo tiến trình và sẽ yêu cầu luật sư bào chữa cho họ nếu cần thiết.

Với con số gần nửa triệu giáo dân, Giáo phận Vinh là giáo phận lớn thứ hai ở Việt Nam, chỉ sau giáo phận Xuân Lộc.

Tòa Giám mục đã có kêu gọi hiệp thông với những người đang bị bắt giữ.

Ủy ban Nhân dân Quảng Bình qua báo chí trong nước cho hay đã giới thiệu cho Tòa Giám mục Xã Đoài 5 địa điểm tại Đồng Hới để xây cất nhà thờ mới.

Tuy nhiên, theo LM Việt, các địa điểm được giới thiệu không phù hợp, như quá xa trung tâm, nằm ở nơi biệt lập không có đường xá, không như chính quyền hứa hẹn lúc đầu.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/

ThanhCaVN
04-08-2009, 11:08 PM
Hiệp thông với giáo dân Tam Tòa

Tin cho hay hàng ngàn giáo dân thuộc Giáo phận Vinh đã tham gia các hoạt động bày tỏ hiệp thông với Tam Tòa vào ngày Chủ nhật 02/08.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/08/03/090803064859_tamtoa_226.jpg

Giáo phận Vinh có gần nửa triệu tín đồ Công giáo

Thông tin trên website của Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam nói giáo dân thuộc 178 giáo xứ khắp địa phận đã xuống đường " cầu nguyện hiệp thông với các giáo dân Tam Tòa và các Linh mục bị đánh đập dã man" tại Quảng Bình.

Nguồn tin Công giáo còn cho hay giáo dân Hà Nội cũng đã vào Quảng Bình để hiệp thông, đồng thời giáo dân Vinh làm việc tại TP HCM cũng tổ chức cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa.


Trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng trong nước nói tình hình Tam Tòa sau vụ "gây rối" đã tr̉ở lại bình thường và hoàn toàn "không có việc hai linh mục bị đánh đập".

Mô tả cuộc hiệp thông hôm 02/08 tại giáo xứ Yên Lý, Diễn Châu, Nghệ An, website Dòng Chúa Cứu thế viết: " Từ các Giáo họ thuộc Giáo xứ, những đoàn người với cờ vàng – trắng đã ùn ùn kéo về nhà thờ Yên Lý để cùng xuống đường hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em Tam Tòa".

Các giáo dân được chụp hình giăng biểu ngữ có dòng chữ " Cầu nguyện cho Giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ".

Được biết, chính quyền đã yêu cầu loại bỏ dòng chữ "bị công an đánh đập và bắt giữ" vì cho đó là sai sự thật, nhưng giáo dân bất tuân.

Nhà chức trách cũng nói cuộc xô xát hôm 20/07 là giữa dân địa phương và những người quá khích, cố tình vi phạm pháp luật, xây dựng nhà tạm trên di tích tội ác chiến tranh Nhà thờ Tam Tòa.

Báo S̀ai Gòn Giải phóng trích lời ông Bùi Xuân Ngẫu, Phó Chủ tịch UBND TP Đồng Hới, nói đã giới thiệu 5 địa điểm để Tòa Giám mục Xã Đoài chọn xây nhà thờ, và sẽ tiếp tục giới thiệu một số địa điểm khác, " riêng Chứng tích tội ác chiến tranh Tam Tòa phải giữ lại".

Tuy nhiên đại diện Tòa Giám mục từng nói với BBC rằng các địa điểm được giới thiệu đều không thuận tiện và không phù hợp.

Đang có kêu gọi giáo dân tập trung cầu nguyện cho Tam Tòa ngày Chủ nhật 09/08 tới tại Nhà thờ Kỳ Đồng, TP HCM.

Trong vụ Tam Tòa, bảy người đã bị khởi tố tội gây rối trật tự công cộng. Hiện còn ba người vẫn đang bị giam giữ, trong có hai đàn ông và một phụ nữ giáo dân.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/

vũng_nước
05-08-2009, 10:42 PM
Tranh luận vụ Công giáo Tam Tòa

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090727_religious_voice.shtml (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090727_religious_voice.shtml)
© BBC 2009


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/07/27/090727131434_thuanghia466.gif



Những bất bình của Giáo hội Công giáo đối với chính quyền Việt Nam trong vụ Tam Tòa đang lên cao trong lúc có ý kiến của cán bộ nghiên cứu phía chính phủ nói có những người đang 'biến vấn đề dân sự thành tôn giáo'.

Linh mục Huỳnh Công Minh, Tổng Đại diện giáo phận Sài Gòn lên tiếng cáo buộc các quan chức Quảng Bình ''cả vú lấp miệng em''.

Cha Minh nói như vậy với đài BBC sau ngày Chủ Nhật mà giáo phận Vinh gọi là ''ngày cầu nguyện lịch sử'' trong đó ít nhất hàng chục ngàn giáo dân đã tham gia cầu nguyện để ủng hộ những người bị công an ''đánh đập và bắt giữ.''

Nhưng một nhà nghiên cứu có tiếng cũng nói với BBC những người công giáo đã ''có bé xé ra to'' và nhiều giáo dân đã bị ''kích động'' để tham gia cầu nguyện.

Hiện một số giáo dân vẫn bị công an Quảng Bình giam giữ sau khi xảy ra va chạm trong lúc họ dựng nhà tạm trên nền của nhà thờ Tam Tòa bị bom Mỹ từ thập niên 60 và chính quyền đã xếp nhà thờ vào các chứng tích tội ác chiến tranh.

Giáo hội Vinh nói nhà thờ vẫn thuộc sở hữu của giáo hội và việc dựng nhà tạm không vi phạm pháp luật.

Họ cũng cáo buộc công an địa phương có hành động ''vô nhân đạo'' và ''đánh đập tàn nhẫn'' giáo dân và rằng công an chưa thả một số người vì sợ truyền thông thấy các thương tích của họ.

'Lơ mơ dẹp liền'

Nói chuyện với đài BBC từ thành phố Hồ Chí Minh hôm 27/7/2009, linh mục Huỳnh Công Minh nói:

''Nếu chính quyền Quảng Bình vẫn tiếp tục như vậy, không có nhận thấy chuyện làm quá sai, cứ tưởng là cả vú lấp miệng em được là không được,'
Ngoài ra, linh mục cho rằng trước chuyện giáo dân "đang bị đánh, bị đập" thì "đương nhiên giáo hội phải có tiếng nói".

Khi được hỏi tại sao trong hàng chục năm qua giáo hội không lên tiếng đòi quyền lợi xung quanh nhà thờ Tam Tòa mà đợi tới tận bây giờ, linh mục Tổng Đại diện Sài Gòn nói:

''Trước kia làm lơ mơ người ta đập dẹp liền, hổng nói năng gì được, rồi xung quanh chẳng ai biết gì. Nhưng bây giờ đâu được. Ví dụ cái tin vừa xảy ra cả thế giới biết thì ngày xưa đâu có vậy,"

''Tình hình mới là chỗ này: cái nguồn thông tin trước đây là hoàn toàn bị khống chế, những cái chuyện rõ ràng sai sự thật mà dùng cả hệ thống, rồi xem báo chí là cơ quan tuyên truyền của chính quyền thì làm sao được."

''Chính quyền có thể làm điều này điều kia không phù hợp thì người ta phải có ý kiến chứ, mà những ai có ý kiến khác thì quy là chống lại nhà nước, chống lại tổ quốc. Cái điều này hiện nay còn rất mơ hồ và người ta lợi dụng cái này để hăm dọa những người bất đồng ý kiến với chính phủ.''

'Hoàn toàn sai lệch'

Vê phía chính quyền, tỉnh Quảng Bình và các thông tin trên truyền thông nhà nước đều nói rằng lỗi thuộc về các giáo dân và cả giáo hội.

Công văn của tỉnh Quảng Bình gửi Tòa Giám mục Địa phận Vinh nói ''các vi phạm của giáo dân... không thể các linh mục quản xứ không biết. Điều đó cho thấy đã có sự lợi dụng giáo dân để gây áp lực với chính quyền.''

Còn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo ở Hà

Nội thì cho BBC Việt ngữ hay:

''Đây là cách mà những người lợi dụng tôn giáo ở trong nước hay làm. Họ hay bé xé ra to. Rồi nhiều vấn đề dân sự, họ hay chuyển hóa thành vấn đề tôn giáo,"
''Còn về những người dân, chúng tôi biết có một số người họ đi theo các đoàn, họ gần như không có hiểu biết, không nắm được và nhiều thông tin của Giáo hội đưa là hoàn toàn sai lệch."

Theo ông Dương, có một cách tuyên truyền không đúng của một số nhân vật Công giáo. Từ kinh nghiệm riêng, ông cho hay:

''Như tôi nhận được một thư của một linh mục dấu tên nói là 'tàn sát nhân dân', rồi 'máu tử đạo đã đổ', rồi kích động giáo dân hãy tử đạo. Rồi nói là chính quyền đàn áp phụ nữ và trẻ em. Điều đó tôi có thể khẳng định là không có. Và Chính quyền Quảng Bình đã giải thích và vận động bà con trở về."

Tranh cãi quanh nhà thờ Tam Tòa có tính lịch sử nhưng chính quyền và Giáo hội công nhận các thời điểm khác nhau. Về việc này, Tiến sỹ Dương nêu quan điểm gần với của chính phủ:
''Một nơi chỉ còn là chứng tích, đổ nát, không còn gì. Bây giờ dân từ xứ khác kéo đến, từ thôn Cò Xẻ của Quảng Hợp, Quảng Trạch, cách đó tới 5 km kéo tới. Còn dân Tam Tòa, năm 1954 hầu hết đã di cư vào trong miền Nam, hầu hết không còn người dân gốc ở đấy nữa.''
Tiến sỹ Dương cũng nói chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị để có kế hoạch thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện với Vatican và nói rằng chuyến thăm của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết nếu diễn ra có thể nằm trong lộ trình này.

''Tôi thấy rằng việc thiết lập quan hệ này rất cần thiết, trong một bài viết về của tôi, tôi cũng nói là việc này có ích lợi cho cả phía Nhà nước Việt Nam và Vatican vì Việt Nam hiện nay có trên sáu triệu tín đồ công giáo và VN là bạn với tất cả các nước, thì không có lý gì mà lại không thiết lập quan hệ với Vatican.''

Cơ chế 'xin - cho'

Về phía linh mục Tổng Đại diện Huỳnh Công Minh, trước câu hỏi liệu Đảng Cộng sản Việt Nam có lo ngại trước số giao dân lên tới hàng triệu và có sự liên thông ở Việt Nam không, linh mục nói:

''Họ không phải sợ Công giáo mấy triệu (giáo dân) là vì sợ số lượng. Nhưng họ sợ bất cứ ai không nghe theo những điều họ nói. Điều gì đúng mình theo, điều gì không đúng mình không theo thì người ta sợ cái điều đó. Người ta sợ những người chống lại như vậy mà có sự nối kết với nhau,"

''Dầu muốn dầu không người Công giáo trên thế giới có tổ chức và cái điều này là điều mà đảng Cộng sản ở bất kỳ nơi nào cũng sợ."

Cũng đang có dấu hiệu Giáo hội muốn lên tiếng về các vấn đề mà chính một số trang web Công giáo gọi là xã hội dân sự. Từ góc độ này, linh mục Huỳnh Công Minh nói:
''Nói tự do tín ngưỡng, nói tự do đi vô nhà thờ cầu nguyện thì chuyện đó hoàn đoàn đúng. Nhưng đâu phải tôi đi nhà thờ tôi chỉ cầu nguyện, tôi cũng có ý kiến của tôi chứ. Họ chỉ muốn anh tự do anh vào nhà thờ anh chỉ được cầu nguyện, không có được có ý kiến ngoài xã hội, chuyện này chuyện kia,"

Ông tin rằng ''Ngay trong nội bộ của Đảng, theo những người bạn mà tôi có, họ có được phát biểu lên một cách rõ ràng, công khai đâu. Nếu người ta phát biểu công khai thì chụp cho cái mũ là chống đảng, phản đảng."

''Sự thật là như vậy. Chính quyền miền Nam trước đây cũng vậy, nếu mình chống lại chính quyền thì hổng có yên thân.

Và điều ông phản đối là quan hệ giữa chính quyền và Giáo hội theo kiểu "chế độ xin - cho."
''Mà xin - cho thì mình chỉ có việc xin, người ta vui thì người ta cho, người ta không vui thì không cho chứ không có tiêu chuẩn nào cả. Thì điều này Giáo hội không chấp nhận, không bao giờ hài lòng."

Ông cũng khẳng định vì tình hình đã thay đổi nên "không có dễ mà trở lui lại giai đoạn trước."

'Không lặp lại'

Linh mục Huỳnh Công Minh cũng nói:

''Theo tôi biết những người không cùng tín ngưỡng với tôi, thậm chí cả những người bạn của tôi ở trong Đảng người ta đều thấy điều đó. Cũng như ông Võ Văn Kiệt chắc chắn ông ấy có những suy nghĩ từ lâu nhưng không nói ra được, cuối đời mới nói ra được là đất nước này đâu phải chỉ của Đảng. Công lao gìn giữ đất nước, bảo vệ đất nước, công lao thống nhất đất nước đâu chỉ có riêng người Cộng sản.

''Thế nhưng người ta cứ đồng hóa chuyện Đảng là đại diện cho toàn dân, thể hiện ý chí của toàn dân, làm sao mà thể hiện được. Nếu mình thể hiện mà dân người ta phấn khởi thì điều đó là điều đáng mừng.

''Nhưng nó không phải vậy. Nhất là trong tình hình hiện nay tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội nó suy đồi không thể tưởng tượng được thì người lãnh đạo về mặt nhà nước, về mặt chính phủ phải chịu trách nhiệm,"

Trong các tài liệu Giáo hội công bố gần đây bắt đầu có tín hiệu người Công giáo Việt Nam coi các vấn đề của cả dân tộc là của chung, từ không gian công cộng cho đến cả chuyện biển đảo. Linh mục Minh giải thích:

''Tôi tin là thực sự ra để làm thay đổi tình hình trên diện rộng như là thay đổi của đất nước thì tám triệu người Công giáo đâu có làm gì được mà phải là toàn dân. Nếu người Công giáo có tham gia vào thì cũng trong tỷ lệ đó, cũng không nghĩ mình có thể đóng vai trò gì lớn lao."

''Nhưng tôi tin rằng đại đa số nguời dân hiện nay với truyền thống ngàn xưa của cha ông để lại thì người Việt Nam không thể chấp nhận sống trong tình trạng mà bị chèn bị ép, tiếng nói của mình, suy nghĩ của mình không được bộc lộ ra.''

Trả lời BBC từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo nhận định sẽ không có chuyện tôn giáo có thể góp phần dẫn tới sự thay đổi chế độ như ở Đông Âu.

''Chắc là lịch sử sẽ không lặp lại. Việt Nam có đường lối đối ngoại giao rất cụ thể và tính chất độc lập. Chắc lịch sử sẽ không lặp lại như thế,"

''Người giáo dân Việt Nam vẫn gắn bó với dân tộc. Họ có phương châm sống tốt đời đẹp đạo, sống Phúc âm trong lòng dân tộc, phụng sự đồng bào."

''Trong quốc hội đầu tiên của Việt Nam có linh mục Phạm Bá Trực là Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội."

Ông Dương cũng nhắc lại quan điểm của đảng cầm quyền đặt mối quan hệ mà ông nói là 'không ngăn cách' giữa tư cách tín đồ và công dân, thậm chí đảng viên cộng sản.
''Nhiều linh mục, giáo dân tham gia quốc hội, hội đồng nhân dân. Giáo dân và các tín đồ tôn giáo nếu phấn đấu tốt, đều có thể đứng trong hàng ngũ của đảng, chúng tôi không thấy có ngăn cách nào với giáo dân, miễn là họ thực hiện đúng, vừa là tín đồ vừa là công dân.''

Quý vị có ý kiến gì về hai quan điểm này xin vào trang Diễn Đàn của BBC Tiếng Việt để tham gia thảo luận. BBC tôn trọng mọi ý kiến dù trái ngược nhau trong tinh thần đối thoại thiện chí, bình đẳng.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090727_religious_voice.shtml (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090727_religious_voice.shtml)
© BBC 2009

http://secure-uk.imrworldwide.com/cgi-bin/m?rnd=1249486769385&ci=bbc&cg=0&cc=0&sr=1024x768&cd=32&lg=en-us&je=y&ck=y&tz=-5&ct=lan&hp=n&tl=BBC%20Vietnamese%20-%20Vi%EẠt%20Nam%20-%20Tranh%20lu%E2̣n%20vụ%20C%F4ng%20giáo%20Tam%20Tòa&fl=10&si=http%3A//www.bbc.co.uk/vietnamese/lg/vietnam/2009/07/090727_religious_voice.shtml&rp=http%3A//www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090727_religious_voice.shtml

vũng_nước
05-08-2009, 10:49 PM
nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090730_released_catholics.shtml (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090730_released_catholics.shtml)

Chuyện những người được thả vụ Tam Tòa

http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/07/30/090730142618_226_170_cau_nguyen_o_giao_hat_xa_doai.jpg


Vụ bắt các giáo dân tạo ra phản ứng mạnh từ những người Công giáo
Bốn trong số bảy người bị giam giữ trong vụ nhà chức trách nói giáo dân dựng nhà bất hợp pháp và gây mất trật tự tại Tam Tòa, Đồng Hới đã được trả tự do nói họ "phải ký vào những biên bản do công an chuẩn bị sẵn."
BBC đã nói chuyện với hai trong số bốn người được tự do.

Anh Nguyễn Văn Dần quê ở Hậu Lộc, Thanh Hóa nói chuyện với BBC ngày 30/07 qua điện thoại và đưa ra các cáo buộc. BBC cũng nghe thấy có người ở bên cạnh nhắc anh nói ''công an đánh dân'' và ''đánh công giáo''.

Anh Dần nói: ''Tôi vào đó làm ăn đến bữa đó tôi ra tôi đi coi. Tôi thấy họ phá nhà thờ, tôi bức xúc quá, hắn đánh dân ác quá, đập phá bàn thờ.''

''Lúc đầu công an ra dân không cho phá, dân chọi lại, đấu đá lại thì công an đuổi đánh.''
''...Bị bắt thì vào trong tù họ bắt làm đơn cam kết là khai báo thành khẩn.

''Họ bắt phải xin lỗi...tôi đến nhà thờ tôi làm mất trật tự, sai nên phải xin lỗi xin tha cho tôi.

''Họ bắt khai báo có đi lễ hay không, sinh hoạt bao nhiêu, đóng góp bao nhiêu. Tôi bảo không phải đóng góp chỉ đi lễ và đọc kinh thôi.

''Vô trong đó họ không đánh. Lúc mà tra khảo họ cũng tát, túm đầu vài cái thôi, đến lúc vô tù họ lại không đánh nữa."

Ông Mai Xuân Thú, giáo dân giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới nói chuyện với BBC được vài phút thì bị người cháu ngăn không cho tiếp tục và tắt điện thoại.

''Họ điều tra không có vấn đề gì thì họ cho tôi được tự do thôi.

''Tôi, coi như bổn phận người Công giáo có đến khuôn viên nhà thờ cũ đã đổ nát để làm vệ sinh, nhổ cỏ, nhặt rác.

''Một số anh em có làm cái rạp che mưa nắng khi dâng thánh lễ lúc chưa có nhà thờ, làm tạm thôi. Nhưng chính quyền can thiệp, bắt dừng không cho làm.

''Một số giáo dân không đồng ý. Tôi trong những người đó. Họ ra họ cưỡng chế, họ phá thì tôi không chống đối nữa.
''Tôi vào nơi hàng rào, bóng cây ngồi nghỉ mát thôi thì họ có bắt tôi đưa lên xe cảnh sát rồi đưa vào đồn của thành phố và đưa vào trại tại giam để điều tra vụ việc.''

Từ phía nhà nước

Cùng ngày, báo chí nhà nước đăng bài nói rằng bốn trong số bảy người bị bắt được thả.
Trong lúc đó một trong ba người còn bị giam giữ được báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam nói đã nhận tội và nói bị công an bắt là ''đúng, kịp thời''.

Ngược lại' linh mục Phêro Lê Thanh Hồng, đại diện cho người Công giáo ở Tam Tòa nói không có cách gì kiểm chứng được thông tin này và tỏ ra không tin được vào truyền thông của đảng cầm quyền.

Trang web của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đăng bài nói ông Nguyễn Quang Trung, là một trong 7 ''đối tượng gây rối'' bị bắt tạm giam ngày 20/7 tại khu Chứng tích tố cáo tội ác chiến tranh tháp chuông Tam Toà (TP Đồng Hới).
Bài báo cho hay "Ngay tại trại tạm giam, Nguyễn Quang Trung tỏ thái độ ân hận về việc làm của mình".


Trang web của tỉnh Quảng Bình cũng viết: "Dư luận trong đồng bào Công giáo và nhân dân địa phương rất bất bình về vụ việc gây rối trật tự công cộng ở khu Chứng tích tố cáo tội ác chiến tranh tháp chuông Tam Toà."

Trong cuộc họp do Ban Bí thư đảng CSVN tổ chức tại Hà Nội ngày 30/07, ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư đã nêu ra vấn đề tôn giáo và "đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận phân tích sâu vấn đề nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo".

Trang web của Đảng Cộng Sản có bài nói hội nghị đã nhấn mạnh đến công tác tôn giáo của các cấp chính quyền địa phương và nhắc lại mục tiêu " xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; chủ động phòng ngừa và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định xã hội, xâm hại an ninh quốc gia".

Đại diện giáo hội Việt Nam nói với BBC: ''Cái chuyện nói dân chúng đến đây để đánh nhau, xô xát với người Công giáo thì đó mới là sự xúi giục, xúi giục nguy hiểm làm cho những người cùng là con cháu tổ tiên Lạc Hồng chẳng những chống nhau mà trở thành kẻ thù của nhau thì cái đó mới là tội ác.''