PDA

View Full Version : Câu hỏi rất đau đầu cho mọi người đây. mời mọi người xem và trả lời xem ai biết nhé.



hoathuytinh_thuthuy
22-07-2009, 07:05 PM
Xin chào mọi người. Ngày hôm nay hoathuytinh_thuthuy tôi có một vấn đề để mọi người cùng suy nghĩ và trả lời đây. Mời mọi người cùng suy nghĩ và cho ý kiến nhé!! (Mọi người lưu ý rằng câu hỏi này được đặt ra bởi một người ngoại đạo, và nếu mà hoathuytinh_thuthuy tôi mà bị hỏi chắc chỉ còn biết độn thổ mà thôi):102::102::102:
"Như mọi người đã biết: Ađam và Evà có 2 người con trai là Cain và Abel, nhưng Abel thì chết lúc còn nhỏ, chỉ còn Cain mà thôi, vậy thì tại sao Cain lại có con, vậy người vợ của Cain ở đâu ra, là ai vậy" :105::105::105:
Ai có ý kiến gì thì xin mọi người cùng cho biết nhé!!!

ailaudu
23-07-2009, 05:44 PM
Chà, câu hỏi này cũng khó thiệt...
Nhưng ailaudu tin là mọi việc đều do Thiên Chúa sắp đặt...
Vì trước Ađam và Êva cũng đâu có ai trên trái đất này. Và hai người ấy được sinh ra cũng do bàn tay Thiên Chúa cả thôi... (Không biết lý giải như thế có đúng không và những người ngoại đạo có chịu tin như thế không nữa...)
Xin thọ giáo thêm các bậc "tiền bối"...

ngochung410
23-07-2009, 06:50 PM
đọc Gia phả của Chúa Jesus chúng ta có thêm con của ông Adam là ông ... gì gì ấy

Ngaibiet_conratyeuduoi
23-07-2009, 07:49 PM
câu hỏi hóc búa nhưng nếu tìm tìm thêm thì chắc có 3 đứa con hoặc là do Chúa tác động vào. Các bật tiền bối đâu xuất chiêu đi nào

vũng_nước
23-07-2009, 10:14 PM
Câu trả lời này theo Vũng_Nước lý luận thôi. (Không có gía trị về thần học hay gíáo lý)

Muốn trả lời câu này thì phải nhìn kỹ và phân tách về yếu tố thời gian :


1 - Cain và Abel đã sinh ra. Có thể họ có nhiều ACE khác Kinh Thánh không nói về vấn đề này.


2 - Cain sau đó đã giết Abel


3 - Cain bị phạt phải lưu đầy trên mặt đất. Kinh Thánh không nói là bao lâu.


4 - Có những người con khác được sinh ra bởi Adam và Eva có cả một người tên "Seth"


5 - Sau thời gian lưu đầy Cain định cư tại sứ "NOD" và theo sách khởi nguyên hình như có nói là đã có những người con khác của Adam và Eva đã định cư ở đây trước cả khi Cain đến.


6 - Cain đi lấy người nâng khăn sửa túi. (Lấy Vợ)


7 - Cứ nghĩ thử xem người hồi xưa sống rất lâu. Vợ Cain có thể là một người chị em cháu chít thật xa nào đó nhất định là qúa 3 đời. (Theo mình nghĩ, tính trên thời gian)

Kinh Thánh và nhiều học gỉa đã cho ta biết là Adam và Eva còn nhiều người con khác. Những điều ta cần chú ý là:

* Cain sau khi giết Abel đã không lấy vợ ngay lập tức. Như vậy Adam và Eva vẫn có thể có những người con, cháu, chắt khác trong lúc Cain bị đầy và lấy vợ.

* Cain có thể đã có nhiều chị em trong thời điểm giết Cain

Nguyên Xuân
23-07-2009, 10:37 PM
Kinh Thánh ghi chép bằng ngôn ngữ của Kinh Thánh.
Có nhiều chi tiết trong Kinh Thánh mà chúng ta không nên hiểu theo nghĩa đen, mà chỉ hiểu theo ý.
Ví dụ như sau khi ông Nô-ê xuống tàu, chỉ còn gia đình ông tồn tại trên trái đất, thế mà sau này loài người cũng đã phát sinh đông đảo. Đó, những điều tương tự như vậy dường như có vẻ...vô lý ! Nhưng, như NX đã nói trên, chúng ta không nên hiểu theo nghĩa thông thường.

ACE tham khảo bài viết sau:


Coppy từ : http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=1284&channelId=43&catId=28&parentChannelId=4&subChannel=Y

http://www.kinhthanhvn.org/images/kinhthanh/bb2.jpg
Chúng ta tìm hiểu các phương pháp giải thích Kinh Thánh.
Có một người bạn ngoài Công Giáo nói với tôi rằng: “Đạo các anh là đạo ba phải, bởi vì dựa vào cùng một cuốn Thánh Kinh mà người này cho rằng được phá thai, người kia cho rằng không được phá thai, giáo phái này này cho phép ly dị, giáo phái kia cấm ly dị. Nếu Thánh Kinh thật sự là Lời Thiên Chúa thì tại sao các anh có cả ngàn giáo phái, và giáo phái nào cũng cho rằng chỉ có cách giải thích Thánh Kinh của mình là đúng?” Nếu chúng ta không có một tiêu chuẩn để giải Thánh Kinh, và mọi người đều được tự do giải thích Thánh Kinh theo ý mình thì nhận xét của ông bạn tôi thật đúng. Để tránh tình trạng giải thich Thánh Kinh theo ý riêng, Thánh Phêrô đã nhắn nhủ: “anh em phải hiểu điều này, không một lời tiên tri nào trong Sách Thánh được giải thích theo ý riêng” (2 Phr 1:20). Đó là lý do tại sao Hội Thánh dạy chúng ta phải giải Thích Thánh Kinh theo Hội Thánh. Trong bài này và những bài sau chúng tôi sẽ cố gắng trình bày cách đơn sơ những phương pháp giải thích Thánh Kinh theo giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo dựa vào các tài liệu của Huấn Quyền.

Sự thiên lệch của đa số các học giả Thánh Kinh hiện đại

Đối với hầu hết các học giả Thánh Kinh Công Giáo hiện đại, một phương pháp khoa học được sử dụng nhiều nhất là phương pháp "Phân Tích (hay Phê Bình) Lịch Sử" (Historial-critical method). Nhiều sách giáo khoa và sách chú giải Thánh Kinh, kể cả của Công Giáo, đặc biệt là ở Hoa Kỳ đã khẳng định rằng Hội Thánh Công Giáo đã ủng hộ (endorse) phương pháp Phân Tích Lịch Sử. Họ coi đó là phương pháp duy nhất để giải thích Thánh Kinh. Nhưng theo các tài liệu của Công Đồng Vaticanô II, nhất là theo Hiến Chương Tín Lý về Mặc Khải, Dei Verbum, và tài liệu Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh là tài liệu "Giải Thích Thánh Kinh theo Hội Thánh", cũng như Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thánh Kinh vừa qua, thì Hội Thánh khuyến khích dùng và nêu lên sự cần thiết của tất cả các phương pháp giải thích Thánh Kinh chính đáng, trong đó có phương pháp Phân Tích Lịch Sử, là một trong những phương pháp cần thiết để hiểu Thánh Kinh.

Tiếc rằng phần lớn các sách giáo khoa của Công Giáo Âu Mỹ về Thánh Kinh ngày nay đã quá thiên lệch về phương pháp Phân Tích Lịch Sử mà không đề cập đến những phương pháp khác, bởi vì họ bị ảnh hưởng bởi các học giả Thánh Kinh thuần Lịch Sử, điển hình là các bài chú giải trong sách "New Jerome Biblical Commentary", và các bài mở đầu cùng những chú thích trong sách "New American Bible". Hầu hết các tác giả của những bài này coi "Thuyết Hai Nguồn - Two Source Theory" và "Thuyết Tài Liệu - Documentay Theory" là những chân lý khoa học vững chắc về Thánh Kinh. Trên thực tế đó là hai thuyết thịnh hành nhất, nhưng đang bị xét lại bởi nhiều học giả Thánh Kinh hiện đại khác. Không những thế, một số học giả Thánh Kinh theo trường phái Phê Bình Lịch Sử đã không đếm xỉa gì đến các truyền thống của Hội Thánh, mà nếu có đề cập đến thì cũng chỉ tìm cách để hạ giá các truyền thống này. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi có nhiều người bị lung lạc đức tin sau khi theo học các lớp Thánh Kinh theo trường phái này.
Lập Trường của Hội Thánh về các phương pháp Giải Thích Thánh Kinh
Tuy Hội Thánh nhìn nhận vai trò quan trọng của các phương pháp khoa học trong việc giải thích Thánh Kinh, nhưng cũng ý thức được giới hạn của từng phương pháp.

Khi nói về ích lợi của phương pháp Phân Tích Lịch Sừ, tài liệu Giải Thích Thánh Kinh theo Hội Thánh nhấn mạnh rằng: "Một khi phương pháp này không bị chi phối bởi những thành kiến bên ngoài, nó đưa đến việc hiểu biết Thánh Kinh một cách chính xác hơn" (câu I,4). Nhưng trong phần thứ III, khi nói về các đặc tính của việc giải thích Thánh Kinh theo Công Giáo, Ủy Ban nhắc nhở các nhà chú giải Thánh Kinh phải sử dụng các phương pháp này "trong phạm vi truyền thống sống động của Hội Thánh" (Đoạn III). Trong mục C của phần III, Ủy Ban nhấn mạnh rằng các nhà chú giải Thánh Kinh "không được phép chỉ đưa ra các kết luận dựa theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử, mà còn phải giải thích các ý nghĩa Kitô học, Quy Điển và Hội Thánh của bản văn Thánh Kinh."

Trong thời gian soạn thảo Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, nhiều học giả Thánh Kinh đã phê bình rằng tác phẩm này không đếm xỉa gì đến thành quả của công trình nghiên cứu của cả một thế kỷ về chú giải Thánh Kinh hiện đại. Đức Đương Kim Giáo Hoàng, khi ấy là Hồng Y Ratzinger, đã trả lời rằng: “Đối với một tác phẩm phải trình bày Đức Tin, chứ không phải các giả thuyết, môt tác phẩm phải là ‘một tài liệu tham khảo chắc chắn và chân chính về các giáo huấn về tín lý Công Giáo lâu dài, chúng ta phải ghi nhớ rằng các giả thuyết trong việc chú giải Thánh Kinh thay đổi nhanh chóng ra sao, và phải thành thật nhìn nhận rằng những sự bất đồng ý kiến, ngay cả giữa các học giả về những giả thuyết này, trầm trọng đến mức nào” (Current Doctrinal Relevance of the Catechism of the Catholic Church, ngày 9/10/2002).

Trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về “Lời Chúa” vào tháng 10 năm 2008 vừa qua, các nghị phụ đã nhắc đến việc cần thiết phải đọc Thánh Kinh theo lịch sử, đồng thời cũng nhấn mạnh đến việc đọc Thánh Kinh theo truyền thống Hội Thánh, như theo các Giáo Phụ, theo phương pháp Quy Điển và phương pháp Linh Đạo, đặc biệt là Lectio Divina.
Những điều cần biết khi giải Thích Thánh Kinh
Để có một cái nhìn chính đáng về giáo huấn của Hội Thánh chúng ta nên đọc kỹ Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải (Dei Verbum), Sách Giáo Lý Công Giáo, Mục 2 và Mục 3 của Phần Thứ Nhất, diễn từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa (ngày 14/10/2008), Sứ điệp kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa, và tài liệu Interpretation of The Bible in The Church (Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh). Hầu hết các tài liệu trên đã được dịch sang Tiếng Việt. Hy vọng có một ngày nào chúng ta sẽ có bản dịch tiếng Việt của tất cả các tài liệu còn lại. Điều quan trọng trong việc giải thích Thánh Kinh là phải theo truyền thống sống động của Hội Thánh và sự hướng dẫn của Huấn Quyền.

Trong những bài sắp tới, chúng tôi sẽ cố gắng tóm tắt các văn kiện Hội Thánh và các giáo huấn của Huấn Quyền, và trình bày các ưu khuyết điểm của những phương pháp giải thích Thánh Kinh được Hội Thánh chấp nhận là:

+ Phương Pháp Phân Tích Lịch Sử

+ Phương Pháp Phân Tích Bản Văn

+ Phương Pháp Giải Thích Theo Quy Điển

+ Phương Pháp Giải Thích Theo Xã Hội

+ Phương Pháp Giải Thích Theo Hội Thánh

+ Phương Pháp Giải Thích Theo Linh Đạo hay Tu Đức

Trong tất cả các phương pháp kể trên, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh rất nhiều đến Phương Pháp Giải Thích Theo Linh Đạo, và khuyến khích chúng ta dùng phương pháp này trong việc đọc Thánh Kinh và các lớp Giáo Lý, vì phương pháp này không đòi hỏi những kiến thức phức tạp của các phương pháp khoa học.

Kết Luận

Về Đức Tin cũng như về Thánh Kinh, cái nhìn của Hội Thánh bao giờ cũng là cái nhìn toàn diện. Thánh Kinh cũng giống như Ngôi Lời Nhập Thể với hai bản tánh Thiên Chúa và Loài Người. Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa được diễn tả bằng ngôn ngữ của loài người. Nếu chỉ nhấn mạnh đến Đức Kitô là Thiên Chúa thật mà quên rằng Người cũng là người thật thì chúng ta sẽ đi đến sai lạc. Nếu chỉ coi Thánh Kinh là Lời Chúa mà quên rằng Ngài cũng dùng các tác giả nhân loại với sự hiểu biết hữu hạn của họ để trình bày những mầu nhiệm siêu việt của Thiên Chúa thì chúng ta cũng bị sai lầm khi học hỏi Thánh Kinh. Nhưng nếu chỉ coi Thánh Kinh là một tác phẩm của loài người và phân tích Thánh Kinh hoàn toàn dưa theo sự hiểu biết hiện đại mà quên rằng Chúa Thánh Thần cũng là tác giả của Thánh Kinh, và Thánh Kinh được trao cho Hội Thánh để truyền lại cho chúng ta, thì chúng ta lại càng bị sai lầm hơn nữa. Vì thế mà Hội Thánh không ủng hộ một phương pháp nghiên cứu Thánh Kinh nào cả, mà khuyến khích chúng ta dùng tất cả mọi phương pháp hợp lý, trong phạm vi giới hạn của chúng, để giải thích Thánh Kinh.

Phaolô Phạm Xuân Khôi
VietCatholic News (17 Mar 2009)

vũng_nước
23-07-2009, 10:48 PM
Trong Kinh Thánh có nhiều đoạn chúng ta phải hiểu về văn hóa thời điểm của lúc bấy giờ không nên hiểu theo nghĩa đen, mà chỉ hiểu theo ý (đồng ý với Nguyễn Xuân).


Sách Sáng Thế Ký có năm mươi chương chia làm hai phần chính. Đặc biệt là trong mười một Chương đầu cúa Sáng Thế Ký viết theo nguồn văn " Tư Tế - (Elohim)" và tác gỉả chỉ cố trình bầy rất đơn sơ chủ ý vào Thiên Chúa và Con Người không phải là cuốn sách lịch sử hay khoa học. Không được đọc như một sách lịch sử hay khoa học.

Phần thứ hai từ chương mười hai cho đến chương năm mươi nói về các tổ phụ của Israel (dân Do Thái) phần này nối kết từ Thiên Chúa tạo dựng đi đến Biến Cố Xuất Hành.

"Cần phải có linh hướng của Giáo Hội Mẹ thì chúng ta mới có thể giữ tên Công Giáo và Tông Truyền khi học hỏi Kinh Thánh"



Cám ơn anh "Nguyễn Xuân" rất nhiều đã nhắc và nhấn mạnh về vấn đề này.

Dưới đây là phần giải thích về Kinh Thánh và sách Sáng Thế Ký của GM. Phêrô Nguyễn Văn Khảm:
(Trích từ Kinh Thánh 100 tuần do DonRac posted):

https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=8582

Nguyên Xuân
23-07-2009, 10:59 PM
II. Cách Giải Thích Kinh Thánh của Công Giáo Qua Lịch Sử

A. Giáo Hội Tiên Khởi

Sự kiện Kitô Hữu tiên khởi coi trọng Kinh Thánh có thể dễ nhận thấy qua việc nghiên cứu các bài giảng, phụng vụ, nhận xét và nghệ thuật của Kitô Hữu. Họ đồng ý về tính cách linh ứng của Kinh Thánh (tuy có sự bất đồng ý về tính cách quy điển của các sách) và coi Kinh Thánh là "công trình độc nhất của một Tác Giả độc nhất."13 Trong những học giả Kinh Thánh vĩ đại của Kitô Giáo tiên khởi là Ambrôse, Giêrôme, Augustine, và ĐGH Grêgôriô Cả ở Tây Phương, trong khi ở Đông Phương có Athanasius, Gioan Kim Khẩu và các Giáo Phụ Cappadocian (Basil Cả, Grêgôriô Nazianzus, Grêgôriô ở Nyssa).
Trong khi một số giáo phụ, tỉ như, Melito ở Sardis, Clemente ở Alexandria, Origen, đưa ra các quy tắc để dẫn giải Kinh Thánh, trong thời kỳ tiên khởi này, tổng quát, các quy tắc vẫn còn uyển chuyển. Việc dẫn giải có tính cách ngụ ý của các văn bản thánh được chấp nhận một khi sự ngụ ý này hướng về Đức Tin Kitô Giáo và không thay đổi nhiều với Tông Truyền. Câu châm ngôn nổi tiếng của Vincent ở Lerins là quy tắc của thời ấy: quod ubique, quod semper, quod ab omnibus (điều [được dậy bảo] ở mọi nơi, luôn luôn, và bởi mọi người).
Chân lý của Kinh Thánh được hiểu theo nghĩa đen, có giá trị lịch sử thường được các Giáo Phụ mặc nhiên chấp nhận. Tuy nhiên, một vài ngoại lệ của điều này được thấy trong Học Phái Alexandria. Thí dụ, Origen dậy rằng các biến cố trong Cựu Ước không nhất thiết phải chính xác về lịch sử, nhưng được dùng như các câu chuyện để nói lên các chân lý có giá trị tinh thần. Trái lại, Học Phái Antiôkia tỉ như Gioan Kim Khẩu mạnh mẽ tẩy chay phương cách tiếp cận này, và duy trì tính cách xác thực lịch sử của Kinh Thánh.
Khi các thế kỷ trôi qua, sự quen thuộc tự nhiên với ngôn ngữ Kinh Thánh (tiếng Hy Lạp và cổ Do Thái) và các truyền khẩu tiên khởi giảm dần. Bởi đó, phát sinh nhu cầu cần có các quy tắc dẫn giải và chú thích. Từ từ, việc phát triển liên tục về nghệ thuật và khoa học của việc nghiên cứu Kinh Thánh đã đưa đến truyền thống Công Giáo về bốn ý nghĩa của Kinh Thánh.
Ý nghĩa đầu tiên là nghĩa đen (theo văn tự) mà theo T. Tôma Aquinas, là ý nghĩa mà tất cả các ý nghĩa khác phải dựa vào đó. Nghĩa đen thì đơn giản là ý nghĩa trực tiếp và đúng theo mặt chữ, tuy điều này có bao hàm phép ẩn dụ (tỉ như, Con của Sấm Sét vẫn là nghĩa đen tuy nó có tính cách ẩn dụ).
Ba ý nghĩa khác, ngụ ý, loại suy, và luân lý cùng hợp thành ý nghĩa tinh thần. Nghĩa ngụ ý chú ý đến ý nghĩa biểu tượng được phát sinh bởi chữ. Những hình ảnh tiên báo trong Cựu Ước và Tân Ước là thí dụ của ý nghĩa này. Nghĩa loại suy nhắm đến sự liên can của chữ với điều người Công Giáo gọi là "tứ chung;" có thể nói là sự chết, sự phán xét, thiên đàng, và hỏa ngục. Sau cùng, nghĩa luân lý dậy chúng ta cách sống. Tính cách dậy bảo của bốn ý nghĩa này được tóm tắt trong bài thơ nổi tiếng thời trung cổ:
Littera geta docet, quid credas allegoria,
moralis quid agas, quo tendas anagogica.
Theo nghĩa bóng, câu này có thể lược dịch như sau: "văn tự dậy chúng ta về điều đã xảy ra; điều bạn phải tin được gọi là ngụ ý; điều bạn phải thi hành được gọi là nghĩa luân lý; ý nghĩa loại suy có liên quan đến chung cuộc đời bạn."14

Gunsnroses
26-07-2009, 12:40 AM
Theo thiển ý của em thì phần Sáng Thế Ký chỉ nên hiểu theo nghĩa bóng. Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ trong vòng 6 ngày chỉ là một cách nói, vả lại, người xưa, kiến thức chỉ cho phép họ nói được như vậy, không thể hơn. Sau này, Darwin phát biểu thuyết tiến hóa một cách rất khoa học. Và cũng theo em, thuyết tiến hóa của Darwin chỉ là một phần của thuyết tạo dựng mà thôi. Thiên Chúa đã khai sinh vũ trụ từ vụ nổ Big Bang, và tất cả, con người, thú vật...được hình thành, đó chính là ý muốn của Ngài. Ngài không áp đặt, nhưng để mọi việc tự sinh sôi. Nhưng không có bàn tay của Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ không hiện diện ở đây. Chẳng lẽ, sự xuất hiện của chúng ta chỉ là "hên xui" theo cách "chọn lọc tự nhiên" của Darwin mà xác suất không lớn hơn 0.1%? Rõ ràng, có bàn tay của Thiên Chúa. Em có cách hiểu như thế. Mong mọi người chỉ bảo.

vũng_nước
26-07-2009, 01:15 AM
Sách Sáng Thế Ký chủ đích nói về Thiên Chúa và Con Người và không phải là cuốn sách lịch sử. Sự kiện Thiên Chúa dựng nên vũ trụ và cong người trong 6 ngày là cố ý nhấn mạnh là Thiên Chúa làm ra tất cả trước rồi sau hết mới tạo ra con người và đặt làm chủ tất cả. vạn vật. Như bà mẹ chuẩn bị cho con mình sinh ra như thế nào thi Thiên Chúa cũng làm như vậy.

Vũng_Nước tin là có thuyết tuyến hóa nhưng Thiên Chúa luôn luôn là cái đầu tiên và cái kết thúc của tất cả muôn vật.

CHính ngài thì không phải lệ thuộc vào quy luật ngài làm ra. Chúa đã nói với Mose "TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU"

Như Kinh Thánh viết Chúa Nói:

"TA LÀ ALPHA và OMEGA"
Nếu theo tiến hóa thì Thiên Chúa là đấng toàn năng là đấng tác động trên sự tiến hóa.

"TA LÀ CHÚA CỦA ABRAHAM, ISSAC VÀ JACOP"
Thiên Chúa là đấng hằng hữu với ngài không có qúa khứ và tương lai nhưng là một chuỗi dài hiện tại.
Vì vậy ngài không phải lệ thuộc vào quy luật do chính ngài tạo ra.



(Chỉ có những người ngu dốt hay vì lợi ích cá nhân mới từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa.)

hoathuytinh_thuthuy
28-07-2009, 01:35 PM
Cám ơn mọi người đã cùng tham gia trả lời vấn đề trên.
Mọi người ai cũng có lý cả.
Chúng ta phải công nhận rằng: Từ xa xưa, phụ nữ vốn không được coi trọng, và đúng như mọi người đã nói: Biết đâu cũng có một người phụ nữ khác nữa mà Kinh Thánh không nói tới. Nhưng tất cả chúng ta đều tin rằng: mọi sự đã được Thiên Chúa xếp đặt.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả mọi người.