dominico_dung
29-07-2009, 06:21 PM
Dốt hay nói chữ!
Học sinh phổ thông rất giỏi học thuộc lòng. Nhiều bài học các em được điểm 9, điểm 10 khi lên lớp trả bài, khi làm bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết.
Nhưng trước những đề bài khó, yêu cầu phải phân tích, bình luận về một vấn đề, tuy đã thuộc lòng bài học, thậm chí cho giở sách giở vở, nhưng rất nhiều em không thể làm được bài.
Ấy là do các em đã “học vẹt”; học thuộc lòng và nói như vẹt mà thiếu động não, thiếu nhận thức, thiếu tư duy sáng tạo.
Đáng buồn là đó chẳng phải chuyện riêng của các em học sinh. Người lớn cũng có những loại như thế.
Ở nhiều diễn đàn khán giả cười vỡ bụng khi diễn giả dùng từ sai, dùng từ không chính xác, bị “sến”, bị lạc lõng và xa lạ với nội dung, chủ đề trình bày, truyền đạt.
Thậm chí có nhiều vị đã “đăng đàn” là thao thao bất tận như những hồi kèn xung trận mà không hiểu gì về nội dung những thuật ngữ, những khái niệm mình vừa “nhả” ra.
Vì thế, có những vị cán bộ được anh em trong cơ quan, người ngoài thiên hạ gọi là “anh mõ”, là “mẹ đốp”. Dân gian thì có câu “dốt hay nói chữ” để chỉ những người hay nói chữ mà chẳng hiểu nghĩa.
Những người có “thuộc tính” này chúng tôi xin tạm xếp vào loại “ngôn ngữ đi trước tư duy”. Trẻ con mới học nói ngôn ngữ hiển nhiên phải đi trước tư duy.
Nhưng người lớn thì phải ngược lại. Phải biết “lựa lời mà nói”, phải hiểu được chữ nghĩa mình nói ra, tư duy phải đi trước ngôn ngữ. Dân gian cũng đã có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Hoặc là: “Chó ba khoanh mới nằm, người ba năm mới nói”.
Tú Ngai
(Copy từ Việt Báo)
** Dẫn giải minh họa:
Chàng ngốc nói chữ
Một chàng ngốc nọ là chồng chưa cưới của cô gái thứ hai trong gia đình có ba chị em nọ. Một hôm chàng đến nhà, cô em út ra chào và nói:
- Tọa sàng yến phu lang. (Mời chàng ngồi bàn tiệc)
Nghe câu nói văn hoa Hán tự đó, chàng chẳng hiểu gì, ở lâu sợ mất thể diện nên ngốc ta luống cuống chào về.
Lần sau trong một đêm trăng, ngốc lại đến thăm người yêu, nhưng lần này không dám đi ngả trước, lại lẻn ngả sau. Bất ngờ gặp lúc ba chị em đang tắm ngoài giếng. Nghe tiếng ba chị em cười khúc khích, chàng lén nhìn thấy cô út chỉ vào mình mà khoe rằng:
- Bạch bạch như phấn trang. (Trắng như thoa phấn)
Cô thứ hai lặp lại động tác của cô út mà nói:
- Úc úc như hình quy. (Hình tựa mu rùa)
Cô chị cười:
- Hắc như côn lôn. (Ðen như quả núi)
Nghe được câu nói trên, ngốc lẩm nhẩm đọc đi đọc lại cho thuộc, bụng nghĩ rằng đó là những câu ẩn ý cao siêu cần phải ghi nhớ. Rồi chàng hớn hở ra về.
Lần thứ ba, ngốc ta hăm hở đến nhà người yêu. Cô út ra chào mời:
- Tọa sàng yến phu lang.
Ngốc chỉ ngay vào cô út mà rằng:
- Bạch bạch như phấn trang.
Cô út toát mồ hôi, không hiểu sao hôm nay chàng ta lại ăn nói "văn hoa" đến như vậy. Cô ngượng ngùng rút lui để người yêu của ngốc ra tiếp. Thấy chàng, cô thứ hai mở lời âu yếm hỏi:
- Phu quân như hà ti?
Ngốc làm bộ sành sỏi trả lời:
- Hà ti chi mà hà ti. Úc úc như hình quy.
Nghe vậy, cô ta thẹn đỏ mặt, nguây nguẩy bước vào. Cô chị thấy tình thế có vẻ căng thẳng, muốn giảng hoà, chạy ra cản ngăn ngốc:
- Thôi, dượng bất mật ngôn. (Dượng nói không ngọt ngào)
Ngốc lại chỉ vào chị tỉnh bơ nói:
- Mật ngôn chi mà mật ngôn. Hắc hắc như côn lôn.
Người chị đứng sững như trời trồng, rồi ù chạy một mạch chẳng dám quay đầu lại.
"Truyện cười dân gian"
(Sưu tầm)
http://maxreading.com/?chapter=5344
Học sinh phổ thông rất giỏi học thuộc lòng. Nhiều bài học các em được điểm 9, điểm 10 khi lên lớp trả bài, khi làm bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết.
Nhưng trước những đề bài khó, yêu cầu phải phân tích, bình luận về một vấn đề, tuy đã thuộc lòng bài học, thậm chí cho giở sách giở vở, nhưng rất nhiều em không thể làm được bài.
Ấy là do các em đã “học vẹt”; học thuộc lòng và nói như vẹt mà thiếu động não, thiếu nhận thức, thiếu tư duy sáng tạo.
Đáng buồn là đó chẳng phải chuyện riêng của các em học sinh. Người lớn cũng có những loại như thế.
Ở nhiều diễn đàn khán giả cười vỡ bụng khi diễn giả dùng từ sai, dùng từ không chính xác, bị “sến”, bị lạc lõng và xa lạ với nội dung, chủ đề trình bày, truyền đạt.
Thậm chí có nhiều vị đã “đăng đàn” là thao thao bất tận như những hồi kèn xung trận mà không hiểu gì về nội dung những thuật ngữ, những khái niệm mình vừa “nhả” ra.
Vì thế, có những vị cán bộ được anh em trong cơ quan, người ngoài thiên hạ gọi là “anh mõ”, là “mẹ đốp”. Dân gian thì có câu “dốt hay nói chữ” để chỉ những người hay nói chữ mà chẳng hiểu nghĩa.
Những người có “thuộc tính” này chúng tôi xin tạm xếp vào loại “ngôn ngữ đi trước tư duy”. Trẻ con mới học nói ngôn ngữ hiển nhiên phải đi trước tư duy.
Nhưng người lớn thì phải ngược lại. Phải biết “lựa lời mà nói”, phải hiểu được chữ nghĩa mình nói ra, tư duy phải đi trước ngôn ngữ. Dân gian cũng đã có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Hoặc là: “Chó ba khoanh mới nằm, người ba năm mới nói”.
Tú Ngai
(Copy từ Việt Báo)
** Dẫn giải minh họa:
Chàng ngốc nói chữ
Một chàng ngốc nọ là chồng chưa cưới của cô gái thứ hai trong gia đình có ba chị em nọ. Một hôm chàng đến nhà, cô em út ra chào và nói:
- Tọa sàng yến phu lang. (Mời chàng ngồi bàn tiệc)
Nghe câu nói văn hoa Hán tự đó, chàng chẳng hiểu gì, ở lâu sợ mất thể diện nên ngốc ta luống cuống chào về.
Lần sau trong một đêm trăng, ngốc lại đến thăm người yêu, nhưng lần này không dám đi ngả trước, lại lẻn ngả sau. Bất ngờ gặp lúc ba chị em đang tắm ngoài giếng. Nghe tiếng ba chị em cười khúc khích, chàng lén nhìn thấy cô út chỉ vào mình mà khoe rằng:
- Bạch bạch như phấn trang. (Trắng như thoa phấn)
Cô thứ hai lặp lại động tác của cô út mà nói:
- Úc úc như hình quy. (Hình tựa mu rùa)
Cô chị cười:
- Hắc như côn lôn. (Ðen như quả núi)
Nghe được câu nói trên, ngốc lẩm nhẩm đọc đi đọc lại cho thuộc, bụng nghĩ rằng đó là những câu ẩn ý cao siêu cần phải ghi nhớ. Rồi chàng hớn hở ra về.
Lần thứ ba, ngốc ta hăm hở đến nhà người yêu. Cô út ra chào mời:
- Tọa sàng yến phu lang.
Ngốc chỉ ngay vào cô út mà rằng:
- Bạch bạch như phấn trang.
Cô út toát mồ hôi, không hiểu sao hôm nay chàng ta lại ăn nói "văn hoa" đến như vậy. Cô ngượng ngùng rút lui để người yêu của ngốc ra tiếp. Thấy chàng, cô thứ hai mở lời âu yếm hỏi:
- Phu quân như hà ti?
Ngốc làm bộ sành sỏi trả lời:
- Hà ti chi mà hà ti. Úc úc như hình quy.
Nghe vậy, cô ta thẹn đỏ mặt, nguây nguẩy bước vào. Cô chị thấy tình thế có vẻ căng thẳng, muốn giảng hoà, chạy ra cản ngăn ngốc:
- Thôi, dượng bất mật ngôn. (Dượng nói không ngọt ngào)
Ngốc lại chỉ vào chị tỉnh bơ nói:
- Mật ngôn chi mà mật ngôn. Hắc hắc như côn lôn.
Người chị đứng sững như trời trồng, rồi ù chạy một mạch chẳng dám quay đầu lại.
"Truyện cười dân gian"
(Sưu tầm)
http://maxreading.com/?chapter=5344