PDA

View Full Version : Domine Quo Vadis?



Gunsnroses
03-08-2009, 03:00 PM
Ngoại ô thành Rome có một nguyện đường bé xíu, chứa không nổi 50 tín hữu. Tên đầy đủ của nó là Domine Quo Vadis, theo tiếng Latin nghĩa là "Thầy đi đâu?"


http://img512.imageshack.us/img512/7466/quovadis1md5.gif

Tuy rất bé và đơn sơ, nhưng Domine Quo Vadis sở hữu 1 Thánh Tích bất hủ, đó là phiến đá cẩm thạch trắng có in hằn dấu chân Chúa Giesu.


http://img293.imageshack.us/img293/6246/quovadis2sf4.gif


Gần 2000 năm, hàng triệu tín đồ đã đến thăm Domine Quo Vadis đã ướm chân mình vào đó khiến nó ngày càng một rõ ràng.


http://img530.imageshack.us/img530/1606/quovadis3ty4.gif


Theo Phúc Âm của Thánh Gioan, thì câu "Domine Quo Vadis" là của Simon Phero hỏi Chúa Giesu khi Ngài cáo biệt anh em để chịu bắt và nhục hình trên câu rút. Chuyện này xảy ra bên Do Thái.
Nhưng trong chuyện mà quý vị đang đọc, câu "Thầy đi đâu?", cũng của Simon Phero hỏi Chúa Giesu, nhưng là 40 năm sau Chúa về trời, tại Rome, cách rất xa đất Thánh.
Giáo Hội lúc đó bị ngược đãi, vu oan cho tội đốt thành Rome, Phero bị bạo chúa Nero lùng bắt, được sự che chở của anh em, đã thoát khỏi Rome.
Phero bước đi vô định, đến chỗ bây giờ là "Domine Quo Vadis?", Phero thấy Thầy mình là Giesu vác Thập Giá đi ngược chiều, tuổi 30 vĩnh cửu.


http://img255.imageshack.us/img255/1367/quovadis4my1.gif



Phero hỏi :"Lạy Thầy, Thầy đi đâu?".
Thầy đáp: "Ta vào La Mã để chịu đóng đinh câu rút".
Đến lúc ấy, Phero nhận ra đã đến lúc mình hiến dâng xác phàm cho danh Chúa. Sự hy sinh của Phero như Thầy đã từng làm, sẽ là Đá Tảng xây nên Hội Thánh bền vững đời đời.
Ngài quay lại Rome.
Gặp Nero Bạo Chúa, Ngài nhận khổ hình đóng đinh câu rút. Và Ngài xin được đóng đinh lộn đầu, như là một cách hối lỗi vì năm xưa đã 3 lần chối Thầy.


http://img161.imageshack.us/img161/6902/quovadis5qf0.gif


Sử sách chép, Chúa Giesu gặp lại Phero trên nền đá cẩm thạch trắng. Giáo hữu đời sau gìn giữ thành nguyện đường Thầy Đi Đâu.

Thầy Đi Đâu? Đi chịu đóng đinh câu rút - Thầy trả lời.

(Trích theo An Hoang Trung Tuong).

Thành_love
04-08-2009, 02:27 PM
hay quá giờ mới bik khi nào có điều kiện cố gắng đến đó đọ cỡ bàn chân với chúa :D

Angelus
29-09-2009, 02:45 PM
Thông tin thú vị..., mà sao biết đó là dấu chân Chúa ta?

Thành_love
02-10-2009, 07:33 PM
Thông tin thú vị..., mà sao biết đó là dấu chân Chúa ta?
:| không đọc kĩ bài viết àh :|

cafeda2009
11-11-2009, 07:21 AM
QUO VADIS ?


12/10/2009 09:56:00 MAI HẠNH (http://huongvedaihoidanchua.net/author/quanguy/)

(http://javascript%3Cb%3E%3C/b%3E:tsz%28%27article_body%27,%2716px%27%29)

http://huongvedaihoidanchua.net/thumbnail.php?file=DC_Kiet_tham_vung_lut_8_895047295.jpg&size=article_medium


Đã mấy kỳ liên tiếp, cha đã cho đăng các lá thư con và gia đình con kính gửi cha trên các mạng của Nhà Dòng, nên ông nhà con bây giờ “nể nang” con lắm, lại khích lệ con viết tiếp nữa. Vậy con xin phép cha, mỗi khi có cái gì gây cảm xúc, con sẽ lại gửi đến cha, cha chia sẻ thay con với mọi người. Không đến nỗi bị cha bảo là “chỉ tổ rách việc", phải không, thưa cha ?
Hà Nội, ngày 10 tháng 10.2009
Kính thưa cha,
Con vừa nhận được một bài viết của Bảo Giang trên báo tuần của báo "Sài Gòn Nhỏ "phát hành tại Mỹ, tuần lễ đầu tháng 10 năm 2009, vì bài bào khá dài, gởi cho con bằng cách cắt ra rồi chuyển qua đường bưu điện, vì thế con xin tóm tắt ý của bài bằng những suy nghĩ của con khi đọc, con hy vọng rằng con không nói sai ý tác giả, mong rằng tác giả nếu đọc được những hàng chữ của con cũng cảm thông mà thứ lỗi cho con.
Tựa đề bài báo được đặt là QUO VADIS ? Tác giả kể lại câu chuyện về một cuốn sách có tên Quo Vadis, cuốn sách do một người Ba Lan Công Giáo viết về chuyện của Hội Thánh thời sơ khai, có lẽ câu chuyện này thuộc vào loại truyền thuyết vì không hề thấy trên các trang của Kinh Thánh.
Ngày ấy, khi đế quốc Rôma bắt bớ những người tín hữu theo Chúa Kitô rất gắt gao, dĩ nhiên Thánh Phêrô cũng bị truy đuổi quyết liệt, Hội Thánh sơ khai phải rút vào các hang toại đạo là những căn hầm bí mật đào sâu trong các huyệt mộ, sống ẩn nấp như những bóng ma, tương lai và mạng sống bấp bênh. Có nhiều ý kiến được đưa ra bàn bạc về vận mạng Hội Thánh, cuối cùng, để bảo toàn người làm đầu và để tạm lánh chờ tình thế tốt hơn, cũng là để giải thoát cho Thánh Phêrô khỏi những đau khổ dằn vặt, người ta quyết định Phêrô phải trốn ra khỏi thành Roma.
Vào một ngày thuận tiện, Phêrô khăn gói thoát ra khỏi hang toại đạo. Trên đường đi trốn, bỗng dưng Phêrô gặp Chúa Giêsu đi ngược chiều với mình, quá ngạc nhiên, Phêrô cất tiếng hỏi Chúa Giêsu: “Quo Vadis ?” có nghĩa là “Thầy đi đâu ?” Chúa chậm rãi trả lời: “Thầy vào thành Roma để chịu chết thêm lần nữa”, Phêro hiểu ý Chúa Giêsu bèn quay trở lại.
Kính thưa cha,
Trở lại với đoàn chiên mà Chúa đã giao cho Phêrô, trở lại với nhiệm vụ của người Mục Tử sống chết với Chiên của mình, Chiên do chính Chúa đã giao phó cho mình. Mục Tử không thể rời xa Chiên, xa Chiên thì Mục Tử không còn là Mục Tử nữa. Thập giá được đặt trên vai Mục Tử, để Mục Tử vác đi với Chiên, đi trước Chiên, mở đường cho Chiên. Mục Tử là của Chiên, Chiên là của Mục Tử.
Từ đó, tác giả Bảo Giang nói tới Đức Cha Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội của chúng con, nhân vật mà người tín hữu khắp nơi, trong và ngoài nước, cách riêng tại các Địa Phận miền Bắc vô cùng kính mến, lòng kính mến dành cho ngài không phải vì ngài tài giỏi hay khoa bảng, nhưng lòng kính mến dành cho ngài vì ngài biết “chạnh lòng xót thương”.
Tác giả nhắc, khi Hà Nội chìm ngập trong cơn lụt lịch sử, ( sở dĩ gọi là lịch sử vì cách thức lụt cực kỳ lạ lùng và quái gở, không tài nào hiểu nổi, vừa mới tiêu tốn hằng triệu USD để làm hệ thống thoát nước chống ngập, mà người điều khiển làm lại là ông chủ tịch thành phố có bằng kiến trúc sư ! ) bên cạnh những hình ảnh thê thảm của thủ đô và bên cạnh cách xuất hiện hách dịch với những câu nói coi thường nhân dân của ông bí thư Thành Ủy. các trang mạng đã gởi đi hình ảnh của vị Tổng Giám Mục sắn ống quần cao lên, lội bì bõm trong nước đi thăm từng gia đình bị nạn.
Có ai quên được hình ảnh ngài vào quì cầu nguyện trong Nhà Thờ, quần vẫn còn sắn cao, rồi vẫn với bộ áo gió ướt át, ngài giơ tay ban phép lành cho đoàn con đang đói rét lạnh lẽo. Ôi hình ảnh đó làm ấm lòng chúng con biết chừng nào, hôm ấy, con đã xúc động bật khóc khi nhìn thấy ngài đặt tay trên đầu những em bé đang nhìn ngài với ánh mắt ngơ ngác, khi ngài cúi xuống hỏi thăm những gia đình nghèo nàn co ro trong biển nước.
Từ ngày con có trí khôn đến giờ, chưa bao giờ con nhìn thấy một vị Giám Mục Việt Nam nào đơn sơ, khiêm nhường và nhân hậu như vậy. Sẽ không bao giờ người dân Hà Nội chúng con có thể quên được hình ảnh ấy…
Trở lại với tác giả Bảo Giang, Bảo Giang nói đến sự ngưỡng mộ mà mọi người dành cho Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt do chính ngài đã nói lên sự thật, đã nói lên quyền căn bản của con người, đã tố cáo sự gian dối, bất công, đã đòi cho con người sự công bằng như con người phải được có. Những lời đó ngài đã nói giữa cơ quan công quyền của Hà Nội, đã trực diện với thế gian như Chúa Giêsu năm xưa đã trực diện giữa công đường Philatô.
Và Bảo Giang kết luận: Phêrô đã trở lại, đã sống và đã chết cùng đoàn chiên, thập giá đã dành cho ông, hy sinh mạng sống là kết cuộc của đời ông.
Kính thưa cha,
Con rất tâm đắc với cách nối ý tưởng của Bảo Giang, Bảo Giang đã nối hình ảnh của Phêrô với hình ảnh của Đức Tổng anh hùng của chúng con ( con cứ muốn gọi ngài là anh hùng như lòng chúng con ngưỡng mộ, sao lại có người bực mình khó chịu vì chúng con ngưỡng mộ ngài ? ), Bảo Giang muốn đặt câu “Quo Vadis” vào miệng Đức Tổng ? Nhưng con tin rằng không bao giờ Đức Tổng sẽ nói câu đó, không nói câu đó không phải vì Đức Tổng không gặp Chúa Giêsu, nhưng là vì Đức Tổng không bao giờ trốn ra khỏi thành Hà Nội và không bao giờ Đức Tổng bỏ rơi chúng con.
Các tăng ni phật tử Tỉnh Hội Phật Giáo Lâm Đồng đã ra huyết thư “quyết tử với tăng ni phật tử Bát Nhã”, chúng con cũng muốn ra huyết thư sống chết với Đức Tổng của chúng con. Sao lại không được, phải không thưa cha ?

Con,
MAI HẠNH, Hà Nội, ngày 10.10.2009