PDA

View Full Version : Ca tử vong vì H1N1 đầu tiên ở VN?



ThanhCaVN
04-08-2009, 11:20 PM
Ca tử vong vì H1N1 đầu tiên ở VN?

Một bệnh nhân mắc cúm H1N1 tử vong tại Nha Trang, có thể là trường hợp chết vì cúm heo đầu tiên ở Việt Nam.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/04/27/090427111254_flu226ap226b.jpg

Việt Nam đã có gần 900 trường hợp dương tính với H1N1

Được biết người phụ nữ 28 tuổi này qua đời hôm 03/08 vì suy hô hấp nặng sau khi nhiễm virus cúm heo, mà ở Việt Nam gọi là H1N1 theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Người này nhập viện hôm 30/07 sau khi có biểu hiện của bệnh cúm và đã được điều trị theo đúng phác đồ, nhưng không qua khỏi.

Hiện cơ quan y tế đang tìm cách xác định xem có đúng virus cúm H1N1 là lý do gây tử vong, hay một bệnh nào khác.

Con trai nhỏ của bệnh nhân này cũng đang được cách ly điều trị sau khi cho kết quả dương tính với virus cúm.

Nếu được xác thực, đây sẽ là trường hợp tử vong vì cúm heo đầu tiên ở Việt Nam sau nhiều tháng virus lây lan trong cộng đồng.

Hiện đã có trên 860 trường hợp dương tính với H1N1 trong toàn quốc.

Tại Hà Nội đã xuất hiện các ổ dịch trong học đường và khu nhà cao tầng.

Virus cúm heo cũng thâm nhập vào các khu công nghiệp đông công nhân ở miền Nam, gây quan ngại nghiêm trọng.

Cúm H1N1 thoạt tiên được cho là vào Việt Nam qua con đường nhập cảnh từ nước ngoài, nhưng nay đã có biểu hiện vào sâu trong cộng đồng.

Các dấu hiệu của cúm là sốt cao, đau mỏi, ho, và nặng hơn là khó thở tiến tới suy hô hấp.

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo khử trùng môi trường, rửa tay, cách ly người có bệnh và đeo khẩu trang phòng bệnh.

Tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã xảy ra tình trạng thiếu khẩu trang vì nhu cầu quá lớn.

Tổ chức Y tế thế giới nói dịch cúm heo nay có mặt tại 160 nước và có thể làm cho hai tỷ người lây nhiễm trong hai năm tới. Đã có 800 trường hợp tử vong trên toàn cầu.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/

vũng_nước
05-08-2009, 03:16 AM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/7f/Influenza_A_-_late_passage.jpg/175px-Influenza_A_-_late_passage.jpg


H1N1 Virus

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và sát trùng bằng rượu là 1 phưong pháp tốt tránh H1N1.
Tránh chỗ đông người. Ở nhà khi bệnh tràn lan. Ăn đồ chín, nấu nước đun sôi để nguội cũng là phương pháp phòng bịnh tốt.

Hiện gìờ chỉ có thuốc Tamiflu là chữa khỏi nhưng phải uống trong vòng 24-48 tiếng đầu tiên thì mới hiệu nghiệm. Ở Mỹ chỉ mới có khoảng 250.000.000 mũi thuốc ngừa H1N1, hy vọng Viêt Nam phải có khoảng ít nhất 25.000.000 liều thì mới đủ theo yêu cầu của 1/4 liều trên tổng số dân theo khuyến cáo của WHO (World Helth Organization)

Đeo khẩu trang là rất tốt nhưng nếu khẩu trang vướng vi khuẩn thì sao, làm sao biết (Không được dùng chung để tránh lây). Nên rửa tay, rửa tay và rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh, đụng chạm người bệnh, vào ổ khóa khi mở/đóng cửa. Rửa tay bằng rượu thường xuyên. Đừng đưa tay lên mũi, mặt miệng. Không nên đi thang máy nơi công cộng (khi bệnh tràn lan). Tránh chỗ dễ lây như máy bay, xe bus, tầu hỏa (Khi dịch bộc phát).
Cúm này thích khí hậu lạnh, nên du lịch qua vùng nóng nếu có thể cũng tốt.

Hand sanitizer (thuốc rửa tay có chất cồn) là sản phẩm tốt nhất hiện nay vì nó tự bốc hơi khô nhanh chóng và giết 99.999 vi trùng/vi khuẩn. Nếu không cẩn thận có thể có hàng triệu người chết trong mùa đông này. Nhất là tại các nước nghèo và lạc hậu.

vũng_nước
05-08-2009, 04:01 AM
Link Này Rất tốt để tìm hiểu H1N1

http://www.wpro.who.int/vietnam/?lang=vi (http://www.wpro.who.int/vietnam/?lang=vi)

Đại dịch H1N1 2009 - Tình hình mới nhất tại Việt Nam
5/8/2009

http://www.wpro.who.int/NR/rdonlyres/4E161081-8498-4149-908C-08A3200F4C3D/0/H1N1pic1.jpgTại Việt Nam hiện có 971 ca mắc H1N1. Tất cả các ca mắc đều liên quan tới những người vừa tới Việt Nam bằng đường hàng không, hoặc những người có tiếp xúc gần gũi với những hành khách mắc bệnh sau khi họ tới Việt Nam.

Thêm vào đó, cuối ngày 11/6 WHO đã tuyên bố thế giới hiện đang ở cấp độ cảnh báo cao nhất, Giai đoạn 6, nghĩa là một đại dịch cúm đã chính thức xảy ra.

XIN LƯU Ý: Giai đoạn 6 không có nghĩa rằng H1N1 sẽ gây ra nhiều ca tử vong hoặc làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng. Điều này đơn giản có nghĩa là đã có bằng chứng rõ rằng rằng virus đang lây lan một cách dễ dàng từ người này sang người kia tại các quốc gia khác nhau thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới.

vũng_nước
05-08-2009, 04:15 AM
Bấm vào đây để xem toàn văn bản tuyên bố Giai đoạn 6 của WHO (http://www.wpro.who.int/NR/rdonlyres/944B7221-68E9-47EE-8FBF-8F835A246C20/0/Phase6_1106_DG_delivered_clean_Vietnamese.pdf)

Các biện pháp can thiệp hành vi nhằm giảm sự lây lan và tác động của vi rút cúm A (H1N1): Khung các chiến lược truyền thông. (http://www.wpro.who.int/NR/rdonlyres/066804E8-D3F0-4C65-84B3-162120FD8982/0/framework_20090626_vn.pdf)

Lời khuyên về sử dụng khẩu trang ở cộng đồng khi Cúm A(H1N1) bùng phát (http://www.wpro.who.int/NR/rdonlyres/B9F89E5F-5DB4-4699-B69E-A9C95A301EB5/0/Useofmaskincommunitysetting_V.pdf)

vũng_nước
12-08-2009, 01:26 AM
http://dantri.com.vn/c20/s20-343257/them-mot-ca-tu-vong-lien-quan-den-cum-ah1n1.htm

Thứ Ba, 11/08/2009 - 7:15 PM

Thêm một ca tử vong liên quan đến cúm A/H1N1

(Dân trí) - Chiều muộn ngày 11/8, bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TPHCM, xác nhận một nữ bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 đã tử vong do suy hô hấp tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Đây là ca tử vong thứ hai liên quan tới H1N1 tại Việt Nam.
>> Ca tử vong đầu tiên nghi cúm A/H1N1 tại Việt Nam (http://dantri.com.vn/suckhoe/Ca-tu-vong-dau-tien-nghi-cum-AH11-tai-Viet-am/2009/8/341550.vip)
Bệnh nhân là T.T.B., 52 tuổi (ở đường 3 tháng 2, quận 10, TPHCM) có tiền sử mắc bệnh Down bẩm sinh (thiểu năng trí tuệ) và một số bệnh lý khác.

Do có biểu hiện đau, sốt, ho khạc đàm, tiêu lỏng và ói suốt 3 ngày liền, uống thuốc không đỡ nên ngày 6/8, gia đình đã đưa bệnh nhân tới Bệnh viện quận 10 điều trị. Do thấy bệnh nhân có biểu hiện nặng thêm nên bệnh viện quận 10 đã chuyển bệnh nhân B. tới Bệnh viện Nhân dân 115 cùng ngày.

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, tụt huyết áp không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân được truyền dịch, xét nghiệm, chụp X-quang phổi, kết quả cho thấy phổi mờ không đồng nhất ở đáy phổi và được chẩn đoán theo dõi sốc sốt xuất huyết - viêm phổi rồi được chuyển khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (BV Nhân dân 115).

Tuy nhiên, sau 3 ngày điều trị, bệnh tình của bệnh nhân B vẫn không thuyên giảm. Các bác sĩ bệnh viện 115 cùng với các bác sĩ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã tiến hành hội chẩn và sau đó lấy mẫu xét nghiệm virus cúm A/H1N1 vào ngày 9/8.

Đến ngày 10/8 có kết quả bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Sau đó, bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch lúc 19h ngày 10/8 với bệnh án Hội chứng suy hô hấp cấp tính nhưng đến 22h25 tối cùng ngày, bệnh nhân B. đã tử vong.

Sau khi bệnh nhân tử vong, Sở Y tế thành phố đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để tái xét nghiệm H1N1 lần 3 (2 lần trước do Viện Pasteur và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thực hiện). Kết quả tái xét nghiệm mới nhất chiều ngày hôm nay (11/8) cũng có kết quả giống với 2 lần trước.

Theo kết luận mà Sở Y tế gửi lên cho Bộ Y tế, nguyên nhân tử vong là do bệnh nhân bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển - suy đa tạng trên bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 - hội chứng Down.

Hiện Sở Y tế đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, Bệnh viện quận.10 tiến hành điều tra dịch tễ các ca tiếp xúc, khử khuẩn môi trường và giữ xác bệnh nhân lại để tránh lây lan.

Dự kiến, ngày mai 12/8, bệnh nhân này sẽ được hỏa táng để ngừa sự phát tán của virus.

Như vậy, đây là ca tử vong thứ hai liên quan đến cúm A/H1N1. Trước đó, một bệnh nhân nữ ở tỉnh Khánh Hòa nhiễm cúm A/H1N1 cũng tử vong do suy hô hấp hôm 3/8 và bệnh nhân này cũng đã được hỏa táng.


Về dịch cúm A/H1N1, ngày 11/8/2009, Việt Nam đã ghi nhận thêm 33 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 (Miền Nam: 16 ca, miền Bắc: 10 ca, miền Trung: 7 ca). Như vậy, tính đến 17h ngày 11/8/2009, Việt Nam đã ghi nhận 1.211 trường hợp dương tính, 02 ca tử vong.
Số bệnh nhân đã ra viện là 883; 328 trường hợp còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở điều trị, giám sát cộng đồng trong tình trạng sức khỏe ổn định, không có biến chứng nặng.

vũng_nước
12-08-2009, 01:39 AM
“Ẩn họa” khi dùng Tamiflu

(Dân trí) - Cần cân nhắc kỹ trước khi uống thuốc kháng virus cúm Tamiflu nếu các triệu chứng chỉ ở mức vừa phải. Bởi những tác dụng phụ nghiêm trọng của nó lớn hơn rất nhiều so với lợi ích, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, các nhà nghiên cứu Mỹ nhấn mạnh.
>> Tamiflu “chợ đen” đội giá tiền triệu (http://dantri.com.vn/suckhoe/Tamiflu-cho-den-doi-gia-tien-trieu/2009/8/343007.vip)
>> Trẻ uống Tamiflu dễ gặp ác mộng và buồn nôn (http://dantri.com.vn/suckhoe/Tre-uong-Tamiflu-de-gap-ac-mong-va-buon-non/2009/7/340788.vip)

http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/08/11/6e4Tamiflu-11809.jpg
Hãy coi Tamiflu là 1 loại kháng sinh

Uống dự phòng nhiều gấp 7 lần uống trị cúm

Mặc dù số trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 đang giảm trong những ngày gần đây, nhưng các chuyên gia dự đoán, một đợt dịch mới có thể sẽ bùng phát vào mùa thu này, thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của virus cúm.

Các chuyên gia tin rằng rất nhiều người đang tích trữ Tamiflu để sử dụng trong trường hợp họ hay người thân bị bệnh.

Dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy số lượng người không mắc bệnh nhưng dùng thuốc vì thấy có các triệu chứng “giông giống”, cao hơn gấp 7 lần so với những người biết chính xác mình mắc bệnh.

“Có lẽ họ tin rằng mình đã nhiễm cúm hoặc họ nghĩ rằng uống Tamiflu trước sẽ giúp họ phòng ngừa được căn bệnh này”, một chuyên gia y tế nhận định.

Cúm A/H1N1 cũng chỉ như cúm mùa?

Các nhà nghiên cứu đã phân tích 4 nghiên cứu về việc trẻ em dùng Tamiflu và thuốc kháng cúm Relenza trong điều trị cúm mùa bình thường. Sau khi có kết quả, các nhà khoa học nhận thấy phát hiện của họ có thể mở rộng cho cả các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1.

TS Matthew Thompson, bác sĩ đa khoa và là nhà nghiên cứu, công tác tại ĐH Oxford, nói: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta có bất kỳ lý do gì để phủ nhận những kết quả nghiên cứu nói trên. Hiện các triệu chứng của cúm A/H1N1 giống như các bệnh cảm cúm khác và dường như không khác mấy cúm mùa”.

TS Thompson cho rằng nếu trẻ nhiễm cúm có các biểu hiện không nghiêm trọng thì có thể điều trị như các bệnh cúm thông thường khác - đó là uống nhiều nước để hạ thân nhiệt và nghỉ ngơi thật nhiều. Và tất nhiên, không cần phải cho trẻ dùng Tamiflu hay Relenza. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng các bậc cha mẹ nên cảnh giác vì các biến chứng có thể làm cho tình trạng sức khỏe của trẻ tồi tệ đi nhanh chóng. Đối với trẻ có hệ miễn dịch mẫn cảm hoặc mắc các bệnh như u nang xơ thì cần thảo luận với bác sĩ trong việc lựa chọn hình thức điều trị.

Hãy coi Tamiflu là kháng sinh

“Tôi nghĩ việc các bác sĩ đa khoa cần lưu tâm lúc này là nên cân nhắc các nguy cơ và lợi ích, chỉ rõ cho các bậc phụ huynh thấy”, TS Thompson khuyến cáo.

Theo TS Henegan, chỉ có 1 lợi ích trong nghiên cứu là trẻ sẽ hồi phục sớm hơn nửa ngày nhờ dùng Tamiflu hay Relenza.

Ông nhấn mạnh: “Các bác sĩ đa khoa không nên coi đây là một cứu cánh, giúp triệt tiêu các lo ngại về biến chứng. Hoặc nghĩ rằng đó là “viên thuốc thần kỳ””.

TS Henegan cũng cảnh báo rằng việc sử dụng tràn lan Tamiflu có thể khiến virus cúm biến đổi với khả năng mới là kháng thuốc. “Hãy coi thuốc kháng cúm giống như kháng sinh - không thể dùng bừa bãi”.

Cần một sự thay đổi khẩn cấp!

Với các chứng cớ khoa học trên, các nhà khoa học đã liên lạc với Bộ Y tế Anh với đề xuất có những cân nhắc khẩn cấp trong phương hướng chỉ đạo về đại dịch cúm A/H1N1.

TS Carl Henegan, bác sĩ đa khoa và là chuyên gia của bệnh viện John Radcliffe (Oxford, Mỹ) cho biết phương hướng hành động hiện tại trong việc sử dụng Tamiflu cho những trường hợp mắc bệnh vừa phải là “không thích hợp”.

TS Henegan cho biết: “Những tác hại của nó ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể nhiều hơn là lợi ích giảm nhanh các triệu chứng chỉ trong 1 ngày”. Trong khi đó, Tamiflu lại gây nôn vọt ở trẻ - có thể dẫn tới mất nước và các biến chứng - và còn chẳng có tác dụng gì với trẻ bị viêm tai, hen suyễn...

Nghiên cứu đã được thực hiện chỉ trong vòng 1 tuần sau khi có 1 nghiên cứu chỉ rõ việc cho trẻ dùng Tamiflu như một sự phòng ngừa đã dẫn tới các tác dụng phụ như buồn nôn và gặp ác mộng.



Nhân Hà

Theo Dailymail