littlewave
04-01-2008, 10:09 PM
Những lời của con: Yêu thương không có phép so sánh
Người mà con ít khi nhắc tới khi kể về gia đình là ba. Mỗi khi có ai hỏi về ba, con đều khó chịu ra mặt. Bởi từ lâu, đối với con ba không hiện diện.
TTO - Từ nhỏ đến giờ, con với em một tay má chăm sóc, dạy dỗ. Má nuôi nấng tụi con bằng tình thương dịu dàng, nồng ấm. Thậm chí đến tuổi này, hai đứa vẫn được má ôm hôn vào trán, vào má, nghe má nựng nịu: "má yêu con lắm, bé con à" hay là "thằng cún của mẹ".
Còn ba, chưa bao giờ có một cử chỉ yêu thương dành cho tụi con, chưa bao giờ chỉ cho con hay em một bài toán khó, chưa bao giờ con nghe được một lời “con gái rượu của ba”. Nghe tụi bạn con khoe ba nó làm giám đốc này nọ, đi công tác mua toàn quà đắt tiền về cho nó, mỗi tối đều hôn lên trán nó chúc nó ngủ ngon, con nghe mà càng tủi thân, ba mình cái gì cũng không bằng người ta.
Ba chỉ ở nhà làm vườn và ruộng. Ba không có thu nhập thường xuyên và cố định. Mọi chuyện trong nhà đều một tay má gánh vác, từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ, ba ít khi quan tâm, mà khi má hỏi ý kiến ba thì đều bị ba la lại, kiểu: “Bà giữ tiền trong nhà, muốn làm sao thì làm”. Rồi thành thói quen, chuyện gì ba mẹ con cũng đều hội ý, tự quyết định và tự làm. Nhiều khi má ngồi thở dài: “Con nhà người ta không có nóc thì không nói, còn nhà mình có nóc mà như không”.
Con nghe mà buồn nẫu ruột. Sự bất mãn của con đối với ba càng lớn, con ghét ba ra mặt, nhiều khi chiến tranh lạnh, không thèm nói chuyện với ba câu nào. Má la con, dạy con phải biết thương ba, phải có hiếu với ba, vì má đã bất hạnh, ông ngoại mất từ năm má mới 3 tuổi. Con bực tức nói lại: “Nhiều khi như vậy lại tốt hơn”. Má tát con, rồi bật khóc.
Hồi con còn nhỏ, ba hay nhậu nhẹt rồi về cãi nhau với má, đập hết đồ đạc trong nhà. Những lần như thế, con đều chạy ra bờ ao ngồi, khóc một mình. Lớn lên một chút, nhớ lại khoảng thời gian đó, đôi khi con đổ lỗi cho ba đã làm vấy bẩn tuổi thơ yên bình, vui tươi của con bằng những giọt nước mắt.
Rồi con lớn hơn nhiều, ba già đi. Ba thay đổi hẳn, không uống rượu, không nhậu nhẹt, chuyển sang ăn chay, tụng kinh niệm phật. Ba không giống ba của những đứa bạn con, đĩnh đạc, sang trọng, kiếm nhiều tiền. Ba cứ bằng lòng với cuộc sống của ba, với những người bạn thường xuyên lui tới nói chuyện phật pháp, giáo lý. Con đã nhiều lần cãi nhau rất to với ba, nhiều lần ăn nói xấc xược, vì con không bằng lòng với cách sống của ba.
Nhưng nghĩ lại, con thấy mình đã sai. Bởi xét cho cùng mỗi người đều có quyền chọn cho mình cách sống, miễn sao thấy hài lòng và hạnh phúc về nó.
Đi học đại học xa, mỗi lần thấy có số ở nhà gọi, con bắt điện thoại, câu đầu tiên là: “Má ạ?”. Thỉnh thoảng lắm ba mới gọi cho con, và khi nghe câu nói của con, giọng của ba ngập ngừng: “À, ba đây". Còn mỗi lần con gọi về nhà, nếu gặp má thì con nói chuyện hàng giờ với má, gặp ba thì ngay lập tức: “Ba nói má gọi điện lại cho con nha”, rồi tắt máy liền.
Con không biết những lần đó con đã làm ba buồn như thế nào, con coi như ba không phải là một thành viên trong gia đình, và không có quyền bàn bạc, trao đổi mọi chuyện với con.
Giờ đây cả thằng em cũng vào thành phố học. Nghĩ ở nhà giờ chỉ có má và ba như hai cái bóng suốt ngày đi ra đi vào, con chỉ tội nghiệp má, thương má một mình, mà không một lần nghĩ cho ba, không biết rằng ba cũng rất cô đơn, khi hai người sống cùng trong một mái nhà mà không tìm được tiếng nói chung.
Con mới gọi điện về nhà, nghe má bảo ba đi làm rồi. Con giật mình. Ba đi làm lại ở cái nhà máy gỗ mà nếu mấy chục năm trước ba không bỏ giữa chừng thì giờ cũng đã giữ được một chức vụ kha khá trong ấy. Má nói: “Nhà máy ở xa, ba đi từ 4 giờ sáng tới 7 giờ tối mới về". Con nghe mà xốn xang, giờ ba đã 50, sao chịu nổi cường độ làm việc ở nhà máy khói bụi. Con nói sao má không ngăn ba lại, má bảo: “Ba con chỉ bảo đồng lương giáo viên của má sao mà lo nổi cho hai đứa con học đại học. Má không có thúc ép ba kiếm tiền, cũng không nói được ổng ngưng làm. Con biết tính ba mà, ổng đã quyết cái gì thì có trời mới cản được".
Một hôm, con đi làm thêm tới tối mịt mới về. Đêm khuya, nằm trên nền đất lạnh trong căn phòng trọ, con mới biết thế nào là nỗi khó nhọc để kiếm được đồng tiền bằng đôi bàn tay của mình. Và con chợt nhớ tới ba, nhớ tới tất cả những cách cư xử tệ hại của con với ba. Con vẫn luôn so sánh ba với người bày người nọ, mà con không hề nghĩ rằng bởi ba là ba con, ba không phải là bản sao của bất kỳ ai khác.
Con đã không nhận ra mỗi người đều có cách yêu thương của mình, mà cách yêu thương con cái của ba nó lặn vào trong, sâu đến nỗi đôi khi con không thể cảm nhận được. Con tự nhiên trào nước mắt, miệng thì thầm: “Ba à, con yêu ba lắm". Sống trên đời hai mươi năm ròng con mới biết thương ba.
NGUYÊN AN (tuoitre.net)
Người mà con ít khi nhắc tới khi kể về gia đình là ba. Mỗi khi có ai hỏi về ba, con đều khó chịu ra mặt. Bởi từ lâu, đối với con ba không hiện diện.
TTO - Từ nhỏ đến giờ, con với em một tay má chăm sóc, dạy dỗ. Má nuôi nấng tụi con bằng tình thương dịu dàng, nồng ấm. Thậm chí đến tuổi này, hai đứa vẫn được má ôm hôn vào trán, vào má, nghe má nựng nịu: "má yêu con lắm, bé con à" hay là "thằng cún của mẹ".
Còn ba, chưa bao giờ có một cử chỉ yêu thương dành cho tụi con, chưa bao giờ chỉ cho con hay em một bài toán khó, chưa bao giờ con nghe được một lời “con gái rượu của ba”. Nghe tụi bạn con khoe ba nó làm giám đốc này nọ, đi công tác mua toàn quà đắt tiền về cho nó, mỗi tối đều hôn lên trán nó chúc nó ngủ ngon, con nghe mà càng tủi thân, ba mình cái gì cũng không bằng người ta.
Ba chỉ ở nhà làm vườn và ruộng. Ba không có thu nhập thường xuyên và cố định. Mọi chuyện trong nhà đều một tay má gánh vác, từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ, ba ít khi quan tâm, mà khi má hỏi ý kiến ba thì đều bị ba la lại, kiểu: “Bà giữ tiền trong nhà, muốn làm sao thì làm”. Rồi thành thói quen, chuyện gì ba mẹ con cũng đều hội ý, tự quyết định và tự làm. Nhiều khi má ngồi thở dài: “Con nhà người ta không có nóc thì không nói, còn nhà mình có nóc mà như không”.
Con nghe mà buồn nẫu ruột. Sự bất mãn của con đối với ba càng lớn, con ghét ba ra mặt, nhiều khi chiến tranh lạnh, không thèm nói chuyện với ba câu nào. Má la con, dạy con phải biết thương ba, phải có hiếu với ba, vì má đã bất hạnh, ông ngoại mất từ năm má mới 3 tuổi. Con bực tức nói lại: “Nhiều khi như vậy lại tốt hơn”. Má tát con, rồi bật khóc.
Hồi con còn nhỏ, ba hay nhậu nhẹt rồi về cãi nhau với má, đập hết đồ đạc trong nhà. Những lần như thế, con đều chạy ra bờ ao ngồi, khóc một mình. Lớn lên một chút, nhớ lại khoảng thời gian đó, đôi khi con đổ lỗi cho ba đã làm vấy bẩn tuổi thơ yên bình, vui tươi của con bằng những giọt nước mắt.
Rồi con lớn hơn nhiều, ba già đi. Ba thay đổi hẳn, không uống rượu, không nhậu nhẹt, chuyển sang ăn chay, tụng kinh niệm phật. Ba không giống ba của những đứa bạn con, đĩnh đạc, sang trọng, kiếm nhiều tiền. Ba cứ bằng lòng với cuộc sống của ba, với những người bạn thường xuyên lui tới nói chuyện phật pháp, giáo lý. Con đã nhiều lần cãi nhau rất to với ba, nhiều lần ăn nói xấc xược, vì con không bằng lòng với cách sống của ba.
Nhưng nghĩ lại, con thấy mình đã sai. Bởi xét cho cùng mỗi người đều có quyền chọn cho mình cách sống, miễn sao thấy hài lòng và hạnh phúc về nó.
Đi học đại học xa, mỗi lần thấy có số ở nhà gọi, con bắt điện thoại, câu đầu tiên là: “Má ạ?”. Thỉnh thoảng lắm ba mới gọi cho con, và khi nghe câu nói của con, giọng của ba ngập ngừng: “À, ba đây". Còn mỗi lần con gọi về nhà, nếu gặp má thì con nói chuyện hàng giờ với má, gặp ba thì ngay lập tức: “Ba nói má gọi điện lại cho con nha”, rồi tắt máy liền.
Con không biết những lần đó con đã làm ba buồn như thế nào, con coi như ba không phải là một thành viên trong gia đình, và không có quyền bàn bạc, trao đổi mọi chuyện với con.
Giờ đây cả thằng em cũng vào thành phố học. Nghĩ ở nhà giờ chỉ có má và ba như hai cái bóng suốt ngày đi ra đi vào, con chỉ tội nghiệp má, thương má một mình, mà không một lần nghĩ cho ba, không biết rằng ba cũng rất cô đơn, khi hai người sống cùng trong một mái nhà mà không tìm được tiếng nói chung.
Con mới gọi điện về nhà, nghe má bảo ba đi làm rồi. Con giật mình. Ba đi làm lại ở cái nhà máy gỗ mà nếu mấy chục năm trước ba không bỏ giữa chừng thì giờ cũng đã giữ được một chức vụ kha khá trong ấy. Má nói: “Nhà máy ở xa, ba đi từ 4 giờ sáng tới 7 giờ tối mới về". Con nghe mà xốn xang, giờ ba đã 50, sao chịu nổi cường độ làm việc ở nhà máy khói bụi. Con nói sao má không ngăn ba lại, má bảo: “Ba con chỉ bảo đồng lương giáo viên của má sao mà lo nổi cho hai đứa con học đại học. Má không có thúc ép ba kiếm tiền, cũng không nói được ổng ngưng làm. Con biết tính ba mà, ổng đã quyết cái gì thì có trời mới cản được".
Một hôm, con đi làm thêm tới tối mịt mới về. Đêm khuya, nằm trên nền đất lạnh trong căn phòng trọ, con mới biết thế nào là nỗi khó nhọc để kiếm được đồng tiền bằng đôi bàn tay của mình. Và con chợt nhớ tới ba, nhớ tới tất cả những cách cư xử tệ hại của con với ba. Con vẫn luôn so sánh ba với người bày người nọ, mà con không hề nghĩ rằng bởi ba là ba con, ba không phải là bản sao của bất kỳ ai khác.
Con đã không nhận ra mỗi người đều có cách yêu thương của mình, mà cách yêu thương con cái của ba nó lặn vào trong, sâu đến nỗi đôi khi con không thể cảm nhận được. Con tự nhiên trào nước mắt, miệng thì thầm: “Ba à, con yêu ba lắm". Sống trên đời hai mươi năm ròng con mới biết thương ba.
NGUYÊN AN (tuoitre.net)