PDA

View Full Version : LỜI CHỨNG GIỮA CÔNG LÝ.



quachtuong
15-09-2009, 08:16 PM
Đọc lại truyện các thánh anh hùng tử đạo, chúng ta thấy ngài làm chứng cho Đức Ki-tô hai lần. Bằng mâng sống bằng lời nói. Các vị đã nói để tuyên xưng niềm tin của mình, có vị giải thích những suy luận sai lầm, có vị cắt nghịa giáo lý. Nhưng chuyện huy hiệu nhất trong 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam, là linh mục Vinh Sơn Liêm và một số linh mục bạn, Cha Da-xinh-tô Gia, đã tranh luận ba ngày với đại diện tôn giáo lớn ở nứơc ta khi đó, là Phật Giáo, không giáo và Lão Giáo.

Con người bởi đao mà có? đoi932 để làm gì? và chết rồi đi về đâu? đó là ba vấn đề lớn của cuộc nhân sinh, đã được đem ra trao đổi trong Hội Đồng Tứ Gíao. Những lời lẻ nhã nhặn và sáng sủa, những phân tích sâu sắc về lịch sử với các trích dẫn chính xác kinh điển của Khổng Tử, Lão Tử và Phật Giáo, đã ghi lại trong cuốn '' Hội Đồng Tứ Giáo '' tùng tải bản tới 14 lần tại Sài Gòn, sẽ mãi mãi nhắc chúng ta nhớ đến cha Vinh Sơn Liêm, tác giả cuốn sách, là người tham gia cuộc trao đổi và linh mục Việt Nam tử đạo đầu tiên.

Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm mở mắt chào đời năm 1732 tại Thôn Đông, làng Trà Lũ, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Thân phụ cậu , ông an tôn Doãn là một thần hào trong thôn. Thân mẫu cậu là bà Ma-ri-a Doãn, một người mẹ đạo đức, đã hết mình với việc giáo dục con cái. Năm 12 tuổi, cậu Liêm vào tu trong nhà Đức Chúa Trời ở lại Lục Thủy. Qua sáu năm học tập, cậu đã tỏ ra người thông minh đạo đức, nên được các cha dòng Đa-Minh thời đó phụ trách giáo phận Đông Đàng Ngoài để ý. Cha tổng Đại Diện Ét -pi-nô-da Huy đã trọn cậu vào số các thanh niên hửơng học bổng của vua Tây Ban Nha, gửi đi du học Ma-ni-la ( Phi Luật Tân ) tại trưởng Đăng đơ La- tăng.

Sau ba năm học thành công xuất sắc, thầy Liêm xin ra nhập dòng Đa-Minh và lãnh tu phục ngày 9/9/1753. Năm sau, thầy tuyên khấn trọng thể với ba tu sĩ đông hương và lấy biệt danh Vinh Sơn học thêm bốn năm thần học và thụ phong linh mục năm 1758.

Thụ phong linh mục rồi, cha Liêm chẩn bị trở về phục vụ quê hương. Ngày 3/10 năm đó, khi giã từ các giáo sứ và thân hữu để xuống tàu hồi hương, cha không thể giấu nổi súc động với bao lưu luyến những bạn bè quen thuộc trong tám năm qua. Về đến trung linh ngày 20/1/1729, cha đã không cầm nước mắt vì vui mừng được gặp lại cha Tổng Đại Diện Huy ra đón tặn bến đò, tái ngộ cùng thân quyến, đồng bào xóm làng và nhất là các giáo hữu đang hân hoan đón chờ ngày ( vinh qui ) của vị linh mục du học hải ngoại.

Về Việt Nam, chước hết cha Vinh Sơn được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Trung Linh. Cha đã đem hết tài trí và nhiệt thành truyền đạt cho các chủng sinh những kiến thức cha đã thu thập được. Những nguyện vọng của linh mục Vinh Sơn Hòa Bình lại là loan bào Tin Mừng bình an cho anh em. Và chẳng bao lâu, cha luân lượt đảm nhiệm các xứ Quất Lâm, Lục Thủy, Trung Lễ, Trung Linh, Trung Lão và khi Cha Da-xinh-tô Gia bị bắt, cha kiêm luôn vùng Lái Ôn3.

Hoạt động tông đồ của cha chỉ hạn hẹp trong các giáo xứ, mà con mở rộng các làng ngoại giáo, bất chấp khó khăn của thời cấm cách, nhất là từ thời chúa Trịnh Sâm ( 1767-1782 ) Tại bất cứ nơi nào, cha cũng luôn nhiệt tình yêu thương, giúp đỡ mọi người, nên ai ai cũng hết lòng thương mến. Cha khích lệ mọi người can đảm, cha an ủi những người buồn sâu va không nề hà bất cứ điều gì vì lợi ích thiêng liêng của họ.

Dâu thành công trong công tác, cha Liêm bao giờ cũng tự nãm với chính mình. Trong các thư của cha, chúng ta còn đọc được '' Xin Đức Cha và cha bề trên cầu nguyện cùng Chúa cho con, khi dâng lễ và trong cầu nguyện, để mỗi ngày con được hoàn thiện hơn, vui lòng đón nhận những khốn khó theo ý chúa ''Một ông Hoàng, em thứ sáu của Chúa Trịnh Doanh trước khi từ trần đã lập bí tích thanh tẩy nhờ công của cha thừa sai, cha Liêm đón nhận tin đó nhu một niềm vui của giáo Hội Việt Nam và loan bào cho cha bề trên Giám Tỉnh ở ma-ni-la.


Năm 1773, cha Vinh Sơn đi giảng cho họ Lương Đông, chuẩn bị mừng lễ Đức Mẹ Mâm Côi. Các quan nghe tin, liền cho ông Điêu Cam đem quân vây bắt cha tại nhà ông Nhiêu Nhệu ngày 20/10. Sau một trận đòn trí tử, họ trói cha và hai cậu giúp lể Mát-thêu Vũ, Giu-se Bích, rồi đem nộp cho Chánh tổng Xích Bích . Viên Chánh tổng giam cha 12 ngày không thấy các tĩn hữu đưa tiền chuộc, sau đó mới giải lên phố Hiến nộp cho quân trấn. Ơ3 đây, cha Liêm gặp một linh mục cùng dòng, cha Cat-ta-nê-đa Gia đã bị giam ở đó. Hai anh em súng sướng cùng nhau chia sẻ ngọt bùi trong cảnh tù tội.

Ngày 20/10 quan trấn bắt hai cha mang chiếc gông có ghi bốn chữ ( Hoa Lang Đạo Sư ), rồi trao cho quan phủ Thân Khê giải hai cha và hai cậu về Kinh Đô Thăng Long, ra mắt vua Trịnh Sâm, chính tại đây đã diễn ra Hội Đồng Tử Giáo.

Có một quan lớn là chú của Chúa Tĩnh- Đô-Vương Trịnh Sâm. Mẹ của quan lớn, bà Thượng Trâm, quê xứ Hải Dương, vốn có đạo, nhiều lần ba khuyên các con tòng giáo. Quan lớn liền nảy ra sáng kiến triệu tập đại diện bốn giáo để trình bày về đạo của mình. Quan nói: '' Lòng ta chuộng sự thật muốm biết đạo nào là đạo chính để thờ phượng '' cuộc trao đổi kéo dài ba ngày, mỗi ngày một vấn đề về nguồn gốc con người, mục đich cuộc đời và đời sau của mỗi người. Cha Liêm và cha Gia đại diện cho đạo Thiên Chúa đã khéo léo trình bày đến nối quan lớnphải trầm trò khen ngợi. Nhưng vì biết phủ Chúa vẫn cấm đạo, nên quan vẫn ngần ngại chưa theo.

Sau đó ít bửa, hai cha lại có cơ hội để nói về đạo với thái Tôn, mẹ của Chúa Trịnh sâm. Bà vì tò mo, đã cho các ngài vào. Không nói giỏ nội ung buổi nói truyện ra sao, nhưng cuối củng Thái Tôn hỏi '' Nếu chỉ có đạo của thầy là đạo thật thì những người theo đạo ấy, chết rồi đi đâu? '' Theo quan niệm của giáo lý thời đó, cha Liêm đáp '' Bẩm bà ,sa hỏa ngục ạ! Nghe thế. Thái Tôn Dương Hậu đúng đùng nổi giận, bà dùng uy quyền ép các con là Tĩnh Đô Vương phải xử tử hai vị linh mục. DO đó, ngày 4/11, Tĩnh Đô Vương đã lên án trảm quyết hai cha, hai cậu giúp lễ bị kết án lưu đày, đến khi nộp 100 quan tiền thì được tự do.

Ngày 7/11, hai cha bị đem đi xử, dân chúng đi xem rất đông. Khi đoàn người đứng trước hoàng cung, một viên quan đọc bản án. Theo phogn tục thời đó, lúc này vua có thể ấn xá cho tội nhân. Một viên quan khác lớn tiếng nói: '' Hoa Lang Đạo đã bị nghiêm cấm, nhưng cho đến nay, chưa người dân Việt nào bị xử tử vì đạo này, nên vua đại xá cho tên Liêm '' Nghe thế cha Liêm vội lên tiếng thưa rằng:

'' Cha Gia bị án trảm quyết vì lẽ gì thì cũng phải lên án trảm quyết cho tôi vì lẽ đó. Cha Gia là đạo trưởng, tôi cũng là đạo trưởng. Nếu luật nước không kết án tôi thì cũng không được kết án cha Gia. Vì tôi là công dân Viêt, lẽ ra tôi phải giữ luật nước hơn ngài. Nhưng nếu giết cha Gia, con tôi lại tha, án của nhà vua không công bằng. Yêu câu tha thì tha cả hai, giết thì giết cả hai. Thế mới là án công bình ''.

Nhữnh lời lẽ minh bạch của cha Liêm có thể xuất phát từ tình nghĩa huynh đệ, không muốm xa lìa người anh em, cũng có thể là lời xin tha cho linh mục bạn, vì nhiều người chứng kiến cảm động và muốm cả hai được tha. Nhưng lời lẻ đó cũng có thể do lòng ao ước muốm dâng hiến chính mạng sống mình để làm chứng cho sự thật.

Dẫu sao thì bản án không thay đổi. Hai vị anh hùng đức tin đã vui mừng đọc Kinh Tin Kính và hát kinh lạy Nữ Vương trên đường ra pháp trường Đông Mơ. Những nhát gươm định mệnh, chứng tá tuyệt hảo cho Đức Ki-tô. Thi hài các ngài được rước về an táng tại Trung Linh.:118::118::118::118: