PDA

View Full Version : Giải Đáp Phụng Vụ



Damsan
11-10-2009, 11:29 AM
Thánh Lễ La Tinh

Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.


Con bối rối về phép do Đức Thánh Cha ban liên quan sự cử hành Thánh Lễ xử dụng nghi thức Tridentine (hình thức bất thường). Một giáo xứ có thể thay thế cho tất cả những Thánh Lễ hằng ngày suốt tuần, “hình thức Tridentine” thay vì hình thức “thông thường” chăng”? Con hiểu những Thánh Lễ Ngày Chúa Nhật phải theo hình thức thông thường, có lẽ ngoại trừ một Thánh Lễ Tridentine.—D.F., St.Clair Shores, Michigan


Văn kiện thích đáng nhất liên quan điểm này có lẽ là Điều 5 của “Summorum Pontificam”:


“Trong những giáo xứ, nơi có một nhóm cố định tín hữu gắn bó với truyền thống phụng vụ trước kia, mục tử phải vui lòng chấp nhận những thỉnh nguyện của họ hầu cử hành Thánh lễ theo nghi thức Sách Lễ Roma phát hành trong năm 1962, và bảo đảm ích lợi của những tín hữu này phải hài hoà với sự chăm sóc mục vụ bình thường của giáo xứ, dưới sự hướng dẫn của giám mục trong sự phù hợp với Giáo Luật 392, tránh sự bất hoà và bảo hộ sự hiệp nhất của toàn thể Giáo Hội.”


“Tiết 2: Sự cử hành theo Sách Lễ của Đức Chân Phước Gioan XXIII có thể thực hiện trong những ngày lao động; đang khi trong những ngày Chúa Nhật và những ngày lễ một cử hành như thế cũng có thể thực thi.”


Giáo Luật 392 nói giám mục có toàn quyền và nhiệm vụ giám sát và tăng cường sự theo dõi những luật giáo hội với quyền hạn của ngài.


Tuy văn kiện giáo hoàng chắc chắn cho phép quyền thay đổi, sự kiện văn kiện ấy xin các mục tử bảo đảm rằng việc cử hành theo hình thức bất thường phải hài hoà với việc chăm sóc mục vụ bình thường sẽ gợi ý rằng một giáo xứ không nên thay thế luôn tất cả những Thánh Lễ hằng ngày để theo hình thức bất thường.


Một giáo xứ có hơn một linh mục có thể có những Thánh Lễ hằng ngày trong hai hình thức.


Tương tự, trong những vùng mà các nhà thờ ở gần nhau, giám mục có thể cho phép một giáo xứ cử hành một Thánh Lễ hằng ngày trong hình thức bất thường cho các tín hữu từ nhiều giáo xứ. Những khả năng khác bao hàm sự xoay quanh việc cử hành của hình thức bất thường trong tuần giữa hai hay ba giáo xứ lân cận.


Nếu xảy ra cần thiết, thơ giáo hoàng phát hành “motu proprio” (tự sắc) cũng tiên kiến khả năng của giám mục thiết lập một giáo xứ riêng biệt, như Điều 10:


“Đấng bản quyền một nơi đặc biệt, nếu thấy thích hợp, có thể thiết lập một giáo xứ cá nhân phù hợp với Giáo Luật 518 cho những cử hành theo hình thức của nghi thức Roma, hay là chỉ định một tuyên úy, vẫn phải giữ tất cả qui tắc của luật.”


Nên nhớ tất cả mọi cử hành trong một giáo xứ như thế hay là giáo xứ tuyên úy phải theo hình thức bất thường


Văn kiện trên nói rằng điều quan trọng là tìm kiếm những giải pjáp tích cực và bác ái cho những nhu cầu của mọi tín hữu hầu tránh sự bất hoà và bảo hộ sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Damsan
11-10-2009, 11:30 AM
Y phục cho những thừa tác viên

Theo bài của chúng tôi nói về y phục phụng vụ thich hợp cho những thừa tác viên và những người giúp lễ, một đọc giả xin giải thích rõ hơn.

Anh ấy viết: “Cha trưng GIRM số 336. Y phục thánh chung cho các thừa tác viên được phong và được chỉ định thuộc bất cứ hạng nào là áo alb, được thắc ngang lưng với một giây lưng trừ phi áo alb được may đúng kích thước nên không cần dây thắt lưng. Xin cha vui lòng nói rõ ai là những người được coi như ‘những thừa tác viên được chọn của bất cứ hạng nào’?”

Kiểu nói “những thừa tác viên được bổ nhiệm của bất cứ hạng nào” cơ bản qui chiếu về tất cả những thừa tác viên được phong (giám mục, linh mục và phó tế) và những thừa tác vụ giáo dân đọc sách và giúp lễ được chỉ định.

Quan niệm về áo alb như là một y phục thánh chung có nghĩa là tất cả những thừa tác viên này có thể sử dụng áo alb trong bất cứ hành động phụng vụ nào.

Tùy thuộc vào những quy tắc của mỗi hội đồng giám mục, áo alb cũng có thể được sử dụng bởi các thừa tác viên giáo dân tình cờ khác, họ thực hiện những nhiệm vụ phụng vụ mà không có một sự bổ nhiệm riêng biệt, như những người giúp lễ, những người đọc sách và cả những thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ.

Quan niệm về y phục chung cũng có nghĩa là một áo alb luôn luôn có thể được sử dụng cho những phục vụ phụng vụ thuộc bất cứ loại nào cả khi những qui tắc cho phép sử dụng những y phục thánh khác thay thế. Như vậy cần thiết phân biệt giữa “có thể sử dụng” và “phải sử dụng,” vì điều này có thể thay đổi từ cử hành này tới cử hành khác.

Ví dụ, những thừa tác viên được phong “phải sử dụng” áo alb khi làm Lễ. Cho những bí tích và á bí tích khác, các thừa tác viên đó “có thể sử dụng” áo alb hay là áo chùng thâm và áo các phép. Các thừa tác viên được bổ nhiệm “có thể sử dụng” áo alb, áo thâm chùng và áo các phép, hay là y phục được phê chuẩn khác trong Thánh lễ và những dịp khác.

Môt độc giả khác nhắc tới những áo tu sĩ: “Con lấy làm ngạc nhiên nếu những nghi thức xưa vẫn còn áp dụng. Cách riêng con nghĩ tới y phục đặc biệt do những kẻ giúp trong các dòng tu xưa nhất còn mặc, một số hội dòng sử dụng một mũ vì mục đích đó. Con cũng nghĩ tới tập quan trong những hội dòng xưa hơn không sử dụng dây stola trong một số nghi thức, nhất là để nghe xưng tội khi đã mặc áo.”

Vì những tập quán của một số hội dòng xưa có trước cà Công Đồng Trent, nên thường có hiệu lực của luật riêng và, trừ khi hủy bỏ hay bị lên án, thường thường được coi như những khác biệt hợp pháp trong Giáo Hội. Điều này cũng có thể được áp dụng cho tập quán liên quan dây stola được mang để giải tội nếu đó thật sự là một thực hành lâu đời và không phải là một phát minh mới.

Tuy nhiên, dầu một tập quán đáng kính có thể được đánh giá vì tôn trọng sự hiệu nghiệm mục vụ của nó. Mang dây stola khi giải tội nhắc cả hai thừa tác viên và hối nhân về bản chất bí tích và linh mục của cuộc gặp gỡ.

Cá nhân tôi muốn những tu sĩ đó nên bỏ một tập quán như thế, ít là khi thực thi thừa tác vụ bên ngoài cộng đồng, nếu việc mang dây stola là một thực thi mục vụ tốt hơn. Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
vietcatholic

Damsan
11-10-2009, 11:31 AM
Thánh Lễ Thứ Bảy thay thế cho Thánh Lễ Chúa Nhật

Giải đáp của cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ đại học Regina Apostolorum.

Chúng con biết Thánh Lễ Chúa Nhật rất là quan trọng. Chúng con cũng biết Thánh Lễ chiều thứ Bảy là Thánh Lễ Chúa nhật. Nhưng đâu là những tiêu chuẩn để biết đích xác đó là Thánh Lễ Chúa Nhật? Có phải là giờ? Có phải là các bài đọc? Nhiều người Công Giáo đi dự đám cưới trong một xế chiều thứ Bảy không đi dự Thánh lễ Chúa Nhật. Họ tưởng rằng họ đã đi dự Thánh lễ rồi. Giáo Hội nói gì đích xác về Thánh lễ chiều Thứ Bảy?—J.G., Arras, France

Những qui tắc cho phép cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật trong một buổi chiều thứ Bảy, không được chi tiết cho lắm và như vậy những thực hành và những quan niệm khác nhau đã nẩy lên trên khắp thế giới.

Dầu thực hành này tương đối là mới đối với Thánh Lễ Chúa Nhật, từ lâu Giáo Hội đã duy trì tập quán bắt đầu cử hành những lễ quan trọng chiều trước, với Kinh Chiều Một. Điều này được linh hứng bởi quan niệm về một ngày trong thế giới xưa, chia 24 giờ thành bốn canh và bốn giờ ánh sáng ban ngày, ngày bắt dầu từ canh thứ nhất.

Vì lẽ này các sách Tin Mừng nhắc tới sự vội vã mai táng Chúa chúng ta trong Ngày thứ Sáu trước lúc ngày Sabbath bằt đầu, lúc còn chiều thứ Sáu, đối với chúng ta.

Tuy quan niệm này cống hiến một sự biện minh nào đó cho qui tắc cho phép cử hành Thánh lễ Chúa Nhật trong ngày Thứ Bảy, Giáo Hội ngày nay trên thực tế hoà nhập cách tính giờ cả xưa lẫn nay, và không chỉ chấp nhận hệ đo lường xưa mà không thêm gì nữa.

Vì lẽ này. dầu được phép làm trước Thánh lễ Chúa Nhật, ngược lại điều một số người có thể tưởng, không có buộc phải làm như vậy; còn có thể cử hành Thánh Lễ theo ngày hay là một Thánh Lệ ngoại lịch trong chiều thứ Bảy.

Ví dụ, nếu một cộng dồng tu sĩ thường cử hành Thánh Lễ theo ngày của họ lúc 7 giờ chiều, thì không có lý do phải cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật hai lần.

Cũng vậy trên lý thuyết một đôi có thể làm đám cưới trong một chiều thứ Bảy và sử dụng Thánh lễ cưới miễn là những lễ đó không trùng với những thời biểu Thánh lễ thường.

Tôi nói “trên lý thuyết” bởi vì về mặt mục vụ thường nên cử hành thánh Lễ cưới tại giờ này theo những qui tắc cho một lễ cưới được cử hành trong một ngày Chúa Nhật. Như độc giả chúng tôi chỉ rõ, cả những kẻ đi dự Thánh Lễ bình thường xem ra giả thiết rằng Thánh Lễ một buổi chiều thứ Bảy là đủ để làm trọn luật giữ ngày Chúa Nhật rồi và sự phân biệt giữa những công thức Thánh Lễ khác nhau xem như họ không còn nghĩ tới.

Do đó, trừ trong những trường hợp khi đa số khách dự là những người Công Giáo được hiểu rõ và đã cam kết, điều tốt hơn là bảo đảm theo sự có thể để họ tham dự một cử hành thành sự cho ngày Chúa Nhật, dầu điều này có thể có nghĩa là trong một số trường hợp một số khía cạnh của Thánh lễ cưới bình thường không được cử hành.

Luật chung không nói rõ thời giờ chính xác có thể cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật. Tuy nhiên, 5 giờ chiều là luật chung trong Giáo Phận Roma và trong nhiều nơi khác. Bất cứ giờ nào sớm hơn nhiều, khó mà quan niệm như là chiều thứ Bảy trong ý nghĩa đúng của từ.

Vì lẽ này, một đám cưới xế chiều Thứ Bảy phải là một trường hợp khác biệt. Hầu hết những người Công Giáo thực hành sẽ không cho rằng một đám cưới lúc trưa hay lúc 1g chiều sẽ làm trọn luật giữ Ngày Chúa Nhật. Bởi vì 3 hay 4 g. chiều là những giờ gây lúng túng đúng hơn để tổ chức một đám cưới và phần tiếp theo đang chờ đợi của nó, nên những cử hành lúc này ít tiện lợi hơn, ít ra là tại châu Âu.

Tuy nhiên một đám cưới lúc 4 g.chiều,, có lẽ đủ điều kiện để cử hành như một Thánh lễ Chúa Nhật.

Nếu có nguy cơ thật sự cho bất cứ ai hiểu lầm một Thánh lễ sớm hơn là thành sự như ngày Chúa nhật, lúc đó phải liệu sao cho các khách mời biết trước rằng Thánh Lễ sẽ không bao che được sự bắt buộc dự lễ ngày Chúa Nhật

Damsan
11-10-2009, 11:32 AM
Những lễ trọng, Lễ Kinh, Lễ Nhớ

Lần trước chúng tôi về nhữrng lễ trọng, lễ nhớ và lễ kính, nhắc nhớ một câu hỏi từ một linh mục ở tại Oregon. Ngài hỏi: “ được ghi trong Lịch như là một lễ ‘nhớ chọn’ của Tên Thánh Chúa Giêsu và Lịch nói ngày lễ này mới đưa vào trong Sách Lễ. Con muốn dâng Thánh Lễ này, nhưng không có bản lễ được phê chuẩn. Có nguồn nào nơi con có thể gặp được một bản lễ như thế (ví dụ trên trang mạng} ? Có những cử hành tương tự trong năm, một số cử hành đó dầu là lễ nhớ bắt buộc mà không có những băn bản sẵn cho.

Sự khó của một số cử hành mới không có những bản văn thích hợp tương ứng, là tạm thời sẽ được giải quyết trong vòng ít năm

Nguyên nhân sự khó này là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong dịp phổ biến sách lễ mới Latinh, đã có sáng kiến thêm một số cử hành mới hay là phục hồi một số cử hành cũ mà đã rơi khỏi lịch cũ. Giữa những cử hành được phục hồi là Thánh Danh Chúa Giêsu và Thánh Catherine thành Alexandria. Dầu sau sự phổ biến sách lễ, ngài đã thêm một hay là hai thánh nữa vào lịch chung như Thánh Pio thành Pietrelcina.

Vấn đề được đưa ra bởi vì, dầu đã là thành phần của lịch, nhưrng bản văn riêng của của một số thánh còn phải được phê chuẩn việc dịch ra tiếng Anh. Có một độ logic cho tình huống này. Bởi vì việc chuyển dịch toàn bộ sách lễ đang được xét duyệt, điều khôn ngoan là làm mọi sự như thành phần của một dự án dầu có khi những lễ này sẽ không có những bản văn riêng trong vòng hai năm nữa.

Một số hội đồng giám mục đã thực thi một phương pháp khác. Ví dụ, các giám mục Italian đã sản xuất một phần bổ sung khéo léo và tiết kiệm tích chứa một việc dịch thuật của tất cả các bản văn mới với cũng một typeset như sách lễ bàn thờ. Như vậy có thể cử hành những lễ nhớ này bằng tiếng Italian dầu việc chuyển dịch dứt khoát bằng tiếng Italian của sách lễ còn đang chuẩn bị. Tôi không biết hội đồng nói tiếng Anh đã làm một việc tương tự như vậy hay chưa.

Một trang mạng tiếng Italian được gọi là maranatha, Chứa hầu hết những bản văn trực tuyến này. Trang này cũng có những phần lớn những nghi thức bí tích khác và những nghi lễ làm phép và lần lần bao gồm những bản văn Latinh của sách lễ của Đức Gioan XXIII và Phaolo VI. Tôi không biết về một trang nói tiếng Anh mà có những bản dịch những bản văn phụng vụ mới, và xem ra việc phổ biến này sẽ vi phạm bản quyền hợp pháp.

Do đó, phải làm gì? Đối với một số lễ như Thánh Danh Chúa Giêsu xem ra ít có làm nhưng chờ bản dịch dứt khoát của sách lễ.

Các thánh mới có thể được cử hành bằng cách sử dụng phần chung các thánh: Tử Đạo, Mục Tử, Trinh Nữ, v.v. như thích hợp nhất vị thánh đương sự.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
vietcatholic

Damsan
11-10-2009, 11:33 AM
Gải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Con đã lưu ý về việc Đức Thánh Cha cầm một cây GẬY đi kiệu mới. Cha có thể nói cho chúng con biết về cây GẬY mới này và có lẽ tại sao Đức Thánh Cha quyết định cầm gậy mới này hơn là gậy ngài đã cầm trong nhiều năm qua—cũng một cây Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã cầm? Có những qui luật và những chỉ thị nào cho kiểu cây gậy mục tử Đức Thánh Cha có thể cầm chăng? B.D., Columbia City, Indiana.


http://vietcatholic.org/pics/pope_pentecost_1105a.jpg


Tôi cũng đã lưu ý về cây gậy mục tử mới này mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sử dụng. Đang khi tôi không có những nhận thức đặc biệt về tâm trí của Đức Thánh Cha, tôi nghi ngờ đến việc chúng ta ra sức đào sâu những lý do thần học sâu xa. Lý do có lẽ nhất là ngài cho cây gậy này hạp với sở thích của ngài hơn là một cây gậy khác.

Cây gậy mục tử có hơi trừu tượng mà Đức Gioan Phaolô II đã cầm đi khắp thế giới là cây gậy đầu tiên do Đức Giáo Hoàng Paul VI vẽ kiểu, ngài là người sành và cổ võ về nghệ thuật thánh. Đức giáo Hoàng người Ý đã thiết lập một toà nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật trong các bảo tàng viện Vatican và đã đặt làm một tượng to lớn Chúa Kitô Phục Sinh bằng đồng trong sảnh đường Phaolô VI.

Trước sự cải tổ công đồng, việc sử dụng một cây gậy phép hay gậy mục tử hầu như không được biết trong những phụng vụ giáo hoàng.

Điều này xảy ra là vì việc ấn định cây gậy mục tử cho một giám mục không phải bắt nguồn tại Roma nhưng, có lẽ tại Tây-ban-nha trong thế kỷ thứ bảy từ đó mới lan rộng tới phần còn lại châu Au.

Các giáo hoàng không bao giờ chấp nhận việc sử dụng gậy phép. Cả ngày nay nghi thức mới công nhận một giáo hoàng dự liệu sự trao pallium và đeo nhẫn Ngư Phủ, chớ không trao gậy mục tử.

Trong những lý do viện dẫn cho sự bỏ này trong Thời Trung Cổ là điếu đó không thích hợp bởi vì sự lãnh gậy mục tử bao hàm sự tấn phong nhân danh một kẻ bề trên đang khi các giáo hoàng lãnh nhận quyền hành của mình bởi một mình Thiên Chúa.

Trong một số dịp hoạ hiếm, như sự mở Cửa Thánh và sự hiến thánh một nhà thờ, các giáo hoàng sử dụng một cây gậy có thánh giá trên đầu gậy, và tập quán này đã được chấp nhận sau sự cải tổ phụng vụ dự liệu sự sử dụng thường hơn gậy mục tử trong các phụng vụ giáo hoàng.

Cây gậy Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI sử dụng có nguồn gốc từ Đức Giáo Hoàng Chân Phước Pius IX và xem ra nhẹ hơn nhiều. Đây là một cái gì có ưu thế, khi xem xét thời đại Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

Không có luật riêng biệt nào bắt buộc Đức Thánh Cha chọn một mẫu vẽ gậy nầy hơn gậy khác, và đó là hoàn toàn một vấn đề nhạy cảm nghệ thuật giáo hoàng.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
vietcatholic

Damsan
11-10-2009, 11:36 AM
Những nhà thờ được cung hiến và thánh hiến

Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum

Con muốn biết nếu một nhà thờ đã được “cung hiến-dedicated” chớ không được “thánh hiến-consecrated” theo nghi thức La Tinh năm 1923, bây giờ có thể tái đáp ứng với những cây đèn cày thánh hiến, bởi vì không có phân biệt giữa sự cung hiến và thánh hiến trong nghi thức mới hay không—G.P., El Dorado, Atkansas

Trước hết tôi muốm làm sáng tỏ những ngôn từ. Tôi thiết nghĩ rằng bản dịch trước kia của sách Nghi Thức Giám Mục Roma đã không phân biệt rõ ràng giữa “sự cung hiến” và sự “thánh hiến” cũng như giữa sự “thánh hiến “ và “làm phép” (hoặc long trọng hay đơn giản).

Tuy nhiên, rất thường qui chiếu về sự làm phép một nhà thờ như là sự “cung hiến, và điều này có lẽ đã sinh ra những hiểu lầm về thuật ngữ hiện tại.

Bản dịch hiện nay sách Nghi Thức Giám Mục không còn nhắc tới việc thánh hiến nhưng đúng hơn phân biệt giữa sự cung hiến và sư làm phép môt nhà thờ.

Những nghi thức cơ bản trước kia qui cho nghi thức thánh hiến thì bây giờ được thực thi trong nghi thức cung hiến, mặc dầu trong một cách đơn giản. Như vậy, thay vì một sự liên kết hai nghi thức, chúng ta đứng trước một sự thay đổi trong ngữ thuật đễ diễn tả cũng một nghi thức.

Một cái gì tương tự đã xảy ra trong những nghi thức khác. Những sách phung vụ bây giờ nói về “sự phong chức giám mục-epicopal ordination” chớ không nói “sự thánh hiến giám mục-episcopal consecration” như những sách trước đã làm.

Nghi thức làm phép một nhà thờ vần còn. Nếu vì một lý do chính đáng nào một nhà thờ mới không thể được cung hiến (“thánh hiến”), thì ít nhất phải được làm phép trước khi sử dụng. Cũng vậy, những nhà nguyện riêng, những phòng nguyện và nhữrng kiến trúc thánh chỉ tạm thời dành cho việc thờ phượng thánh sẽ được làm phép đúng hơn là cung hiến. Nghi thức làm phép có thể thực hiện hoặc do giám mục giáo phận hay do một linh mục được giám mục ủy quyền đặc biệt.

Như vậy, chỉ những ngôi nhà được kiến thiết để sử dụng vĩnh viễn như những nhà thờ phượng có thể đựơc cung hiến chính thức.

Từ những điều chúng tôi đã nói, tôi tưởng những gì đã xảy ra trong nhà thờ nhắc đến ở trên trong năm 1923 có lẽ là môt sự làm phép trọng thể và, nói đúng, không phải là một sự cung hiến hay thánh hiến.

Mục đích những thánh giá và những đèn nến là để đánh dấu những chỗ trên vách tường được xức dầu trong nghi thức cung hiến. Sự thực hành đánh dấu vĩnh viễn việc xức dầu không còn buộc nữa, nhưng sách Nghi Thức Giám Mục (số 874) còn khuyên giữ “tập quán xưa này” là treo hoặc 12 hay là bốn thánh giá và những cây nến trên vách, tùy theo con số xức dầu.

Bởi vì trên các tường nhà thờ đang nói đây không bao giờ được xức dầu, nên ít có ý nghĩa nếu đặt lại những thánh giá và những cây nến để biểu trưng một nghi thức chưa bao giờ có.

Sự kiện một nhà thờ được làm phép đúng hơn là được cung hiến không có gì khác liên hệ với những lễ nghi có thể thực hiện trong đó. Vì lẽ này, một khi đã được đưa vào việc xử dụng chung, một nhà thờ được làm phép đã không được cung hiến.

Tuy nhiên, có một số trường hợp trong đó những qui tắc cho phép nghi thức cung hiến được thực hiện trong một nhà thờ không được cung hiến mà đã đưa vào việc xử dụng chung. Có hai điều buộc phải hoàn thành hầu sự này có thể xảy ra (Sách Nghi Thức Giám Mục, Số 916):

--Bàn thờ đã không được cung hiến (hay là thánh hiến) bởi vì cấm cung hiến một nhà thờ mà không cung hiến bàn thờ.

Có một cái gì mới hay là sữa đổi đáng kể về ngôi nhà, ví dụ, sau những cuộc trùng tu cả thể, hay là một sự thay đổi trong tình trạng pháp lý của nó (ví dụ, một nhà nguyện trước kia bây giờ đước xếp loại như một nhà thờ giáo xứ).

Damsan
11-10-2009, 11:38 AM
Những Thánh Lễ an táng.

Giải đáp của cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Ai có thể được Giáo Hội chôn cất, và ai có thể được một Thánh lễ an táng? Nếu một người tín hữu của Giáo Hội Công Giáo chưa được rửa tội trước khi chết, nhưng có ý muốn được rửa tội, có thể cử hành một Thánh Lễ an táng cho họ không? Nếu một người Công Giáo đã được rửa tội, đã nhận lãnh sự Rước Lễ lần đầu và đã được thêm sức, nhưng hôn nhân của họ không được làm phép trước khi chết, có thể cử hành Thánh Lễ cho họ không? Nói sao về một thành viên Giáo Hội đã đóng góp tài chánh bao nhiêu năm cho Giáo Hội và có những địa vị trong Giáo Hội, nhưng sau khi ông chết người ta hồ nghi không biết ông đã được rửa tội chưa? Ông ấy có thể được an táng theo nghi thức Giáo Hội không, hay là có thể cử hành Thánh Lễ cho ông ấy không?—D.A., Accra, Ghana.

Giáo hội thường quảng đại với những người đã qua đời, và trong những giới hạn của nó.

Trước hết, chúng ta phải phân biệt giữa sự dâng một Thánh Lễ an táng và sự cử hành một Thánh Lễ với ý chỉ cầu cho sự nghỉ an đời đời của một linh hồn đặc biệt.

Vì ý sau cùng là ý cơ bản riêng của linh mục, cho dầu dâng theo sự thỉnh cầu của một người đặc biệt, và vì thực tế không có những hạn chế về kẻ chúng ta có thể cầu nguyện, hầu hết các ý chỉ có thể được chấp nhận. Trong những trường hợp có thể gây gương xấu, cách riêng nếu người ấy bị từ chối Thánh Lễ an táng, thì công khai hóa ý chỉ này sẽ là điều bất khôn.

Ngược lại, một Thánh Lễ an táng, là một hành vi cơ bản công khai trong đó Giáo Hội cầu bàu cho kẻ qua đời có tên tuổi. Một Thánh Lể an táng là một Thánh Lễ sử dụng những công thức trong Sách Lễ Roma và trong sách các phép về những đám tang. Một số công thức này có thể được sử dụng dầu không có xác của ngưòi qua đời.

Vì bản tính công khai của nó, sự cầu xin công khai của Giáo Hội cho một linh hồn qua đời bị hạn chế hơn. Một Thánh Lễ an táng có thể được cử hành cho hầu hết các người Công Giáo, nhưng có những trường hợp đặc biệt trong đó giáo luật đòi buộc phải từ chối một Thánh Lễ an táng. Giáo Luật 1184-1185 nói:

“Giáo Luật 1184 tiết 1. Trừ khi đã biểu lộ dấu chỉ sám hối nào đó trước khi qua đời, những người sau đây không được an táng theo nghi thức Giáo Hội:

1/ những người bội giáo, những người lạc giáo và những người ly giáo hiển nhiên;

2/ những ngươi đã chọn hoả táng thi hài mình vì những lý do nghịch với đức tin Kitô giáo.

3/ những tội nhân hiển nhiên khác, mà việc an táng theo nghi thức Giào Hội không thể không gây gương xấu công khai cho các tín hữu.

Tiết 2. Nếu nẩy sinh một hồ nghi nào, thì phải tham khảo ý kiến của Đấng Bản Quyền địa phương và phải tuân theo phán quyết của ngài.

“Giáo Luật 1185:. Cũng phải từ chối bất cứ Thánh lễ an táng nào đối với người bị tước quyền được an táng theo nghi thức Giáo Hội

Trên thực tế, những sự lên án nghiêm khắc này được áp dụng cách hoạ hiếm. Một phần, là vì nhiều tội nhân có những dấu chỉ sám hối trước khi chết.

Tương tự, các Giáo Luật có thể được mở cho một số giải thích. Trong Số 1184 tiết 1 tiếng hiển nhiên có nghĩa là được biết công khai. Do đó kẻ nào dã bỏ đức tin và kết hợp với một nhóm khác sẽ bị chối từ an táng; kẻ nào ấp ủ những nghi nan hay những bất đồng riêng tư thì không.

Những trường hợp của những kẻ chọn hoả thiêu vì những lý do nghịch đức tin thì rất hoạ hiếm và khó mà minh chứng.

Những trường hợp tế nhị nhất là những trường hợp trong Số 1184 tiết 1,3. Nhiều nhà giáo luật học nói rằng muốn bị từ chối an táng, thì người đó phải được biết đang sống công khai trong một tình trạng tội nặng và việc an táng theo Giáo Hội sẽ gây nên gương xấu.

Cách đây lối một năm tại Italy, Giáo Hội đã từ chối một sự an táng theo nghi thức Giáo Hội cho một người vận động được biết trên binh diện quốc gia về sự làm chết êm dịu (euthanasia), ông này đã xin và được chấp nhận loại bỏ hệ thống nâng đở-sự sống của ông. Trong trường hợp này sự thỉnh nguyện một sự an táng cho kẻ nào chỉ có danh Công Giáo tự nó là một sự quảng cáo để thu hút cho tổ chức sau chiến địch. Cũng vậy, người nào bị vạ tuyệt thông hay là bị cấm chế (vì dụ, một người Công Giáo chuyên việc phá thai) sẽ bị chối cử hành nghi lễ an táng.

Vì tính nghiêm khắc của những thủ tục chối từ sự an táng theo nghi thức Giáo Hội, những người sống trong hôn nhân bất hợp lệ và những kẻ tự tử thường không bị từ chối việc an táng. Trong những trường hợp ấy sự từ chối an táng có thể hơn là không phản tác dụng và gây nên sự hiểu lầm và sự cay đắng không cần thiết. Giáo Hội cầu bàu cho linh hồn và để sự xét xử cuối cùng cho Thiên Chúa.

Tương tự Thánh Lễ an táng là những Thánh Lễ giổ, những Thánh lễ này có phần ở giữa một ý và một Thánh Lễ an táng. Mặc dầu, nói cho đúng, những Thánh lễ này không bị cấm đoán theo Giáo Luật 1184, những Thánh Lễ đó sẽ không nên cử hành công khai nếu người đó đã bị chối từ lễ an táng.

Về những người Kitô hữu không-Công Giáo, giám mục địa phương có thể cho phép một lễ an táng trong một số trường hợp nói rõ trong sách Kinh Chỉ nam Đại Kết 120: “Theo sự phán đoán khôn ngoan của đấng Bản Quyền địa phương, những nghi thức Giáo Hội Công Giáo có thể được ban cho các thành viên một Giáo Hội không - Công Giáo hay là Cộng đồng giáo hội, trừ khi điều đó hiển nhiên nghịch với ý muốn của họ và miễn là không có sẵn thừa tác viên của họ, và những dự liệu chung của Giáo Luât không cấm điều đó (x.Giáo Luật 1183,3).”

Về những trường hợp thứ nhất và thứ ba do độc giả chúng ta trình bày, chúng ta có thể qui chiếu về Giáo Luật 1183.

“Giáo Luật 1183 tiết 1. Về những gì liên quan đến việc mai táng, các người dự tòng phải được coi như như các Kitô hữu.

“tiết 2. Đấng Bản Quyền địa phương có thể ban phép cử hành an táng theo nghi thức Giáo Hội cho những nhi đồng nào mà cha mẹ đã có ý xin Rửa Tội, nhưng đã chết trước khi được Rửa Tội.”

Điều này sẽ áp dụng cho người nào đã có ý nhận phép Rửa Tội nhưng bị ngăn trở vì chết, cũng như cho người nào bị hồ nghi không biết Rửa Tội chưa, nhưng đã sống tích cực trong Giáo Hội.

Trong trường hợp thứ nhất phụng vụ an táng có thể được cử hành như thường, chỉ bỏ ngôn ngữ trực tiếp qui chiếu về bí tích. Cũng một sự đó áp dụng cho trường hợp thứ hai, nhưng sự bỏ nhắc tới bí tích sẽ chỉ được làm nếu sự kiện người đó chưa bao giờ được Rửa Tội có thể cầm chắc với một mức độ chắc chắn.

Nền tảng của sự này là giáo lý về bí tích Rửa Tội do lòng muốn, trong trường hợp này Giáo Hội tin rằng một linh hồn công khai ước muốn bí tìch sẽ nhận lãnh tất cả những ân sủng Rửa Tội trong lúc chết, trừ dấu ấn bí tích. Ân sủng sau không được ban bởi vì nó trực tiếp hướng về sự thi hành sự thờ phượng trong cuộc sống.

Sau cùng, các lễ an táng Công Giáo không được cử hành cho những kẻ không-Kitô hữu.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
vietcatholic

Damsan
11-10-2009, 11:41 AM
Thừa Tác Viên Ngoại Thường và Rước Lễ hai hình.

Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ đại học Regina Apostolorum.

Con hiểu rằng việc sử dụng những thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ phải đúng là vậy, “ngoại thường.” Và con cũng hiểu rằng việc ban Bí Tích Thánh Thể dưới hai hình cho mọi người tín nữu đã được hội đồng giám mục Hoa Kỳ cho phép, vì có giá trị dấu chỉ đầy đủ hơn. Như vậy câu hỏi của con là: Hầu như không nghe nói một giáo xứ cho Rước lễ dưới hai hình mà không cần các thừa tác viên ngoại hường. Có phải nên tránh sử dụng những thừa tác viên ngoại thường và cho rước dưới một hình mà thôi chăng? Hay là nên cho rước dưới hai hình và nhờ các thừa tác viên ngoại thường? –V.D., New York

Tôi muốn nói rằng tiếng “ngoại thường” có nhiều bóng dáng ý nghĩa và điều này có lẽ dẫn tới một sự nhầm lẫn.

Từ quan điểm phụng vụ, một thừa tác viên ngoại thường là kẻ thi hành một hành vi phụng vụ do một sự ủy quyền riêng chớ không phải như một thừa tác viên bình thường. Như vậy, trong trường hợp cho Rước Lễ, những thừa tác viên bình thường là giám mục, linh mục và phó tế. Nghĩa là, việc cho Rước Lễ là phần bình thường thừa tác vụ của các ngài.

Bất cứ ai khác cho Rước Lễ, thì làm với tư cách thừa tác viên ngoại thường. Nghĩa là, đó không phải là phần bình thường thuộc những phận sự phụng vụ của họ, nhưng họ đã nhận lãnh sứ vụ này do một sự ủy quyền. Người giúp lễ được phong nhận lãnh sự ủy quyền này do nhiệm vụ, nói được vậy, do việc được phong của họ. Họ cũng được chùi các chén thánh khi không có phó tế cũng như đặt và cất Bí Tích Thánh trong lúc chầu.

Tất cả những thừa tác viên khác hành động do một sự ủy quyền thường thường bởi giám mục địa phương, thông thường hành động qua vị mục tử, hay là do một sự ủy quyền ngay cho việc này từ linh mục chủ tế hầu đáp ứng những hoàn cảnh khó khăn.

Do đó, thân phận của thừa tác viên ngoại thường không tùy thuộc vào sự thường xuyên của thừa tác vụ, nhưng đúng hơn tùy thuộc bản tính của chính thừa tác vụ. Dầu một người phải giúp cho rước lễ mỗi ngày đã nhiều năm, người đó không bao giở trở thành một thừa tác viên bình thường theo nghĩa giáo luật hay phụng vụ.

Một trường hợp khác về quan niệm của thừa tác viên ngoại thường là vai trò của một linh mục liên quan với bí tích thêm sức trong nghi thức Latinh. Giáo luật Số 882-888 nói giám mục là thừa tác viên bình thường phép thêm sức, nhưng luật dự kiến khả năng các linh mục ban phép bí tích này dưới một số điều kiện.

Đối với hầu hết các bí tích khác, cách riêng bí tích sám hối, Thánh Thể, chức thánh và xức dầu bịnh nhân, không thể có những thừa tác viên ngoại thường được.

Tuy nhiên, việc sử dụng hiện hành tiếng ngoại thường không phải là không được biết trong các qui tắc phụng vụ. Ví dụ, huấn thị 2004 “Redemptionis Sacramentum” nói: “ Linh mục chủ tế có nhiệm vụ cho rước lễ, với sự giúp đỡ của các linh mục khác hoặc các phó tế; không được tiếp tục Thánh lễ, nếu các tín hữu chưa rước lễ xong. Các thừa tác viên ngoại thường có thể giúp linh mục chủ tế, theo đúng các qui định của luật lệ, và chỉ trong trường hợp cần thiết” (Số 88)

Cũng văn kiện này qui chiếu tới việc cho Rước lễ dưới hai hình:

“[100.] Để tỏ rõ ràng hơn cho các tín hữu dấu chỉ đầy đủ của bữa tiệc Thánh Thể, giáo dân cũng được cho rước lễ dưới hai hình trong những trường hợp được dự kiến trong các sách phụng vụ, với điều kiện phải dạy trườc và thường xuyên giáo lý thích hợp về nguyên lý tín lý đã được Công Đồng Chung Trentô thiết lập về lãnh vực này.

“[101.] Để cho giáo dân rước lễ hai hình, phải lưu ý một cách thích hợp đến các hoàn cảnh, mà việc lượng giá được dành trước hết cho giám Mục giáo phận. Phải tuyệt đối không cho rước lễ, khi có một nguy cơ phạm thánh dầu nhỏ nhất…”

Như vậy, tuy việc Rước lễ dưới hai hình được hoan nghênh, có thể có những hoàn cảnh mà sự khôn ngoan khuyên từ bỏ việc đó bởi vì những khó khăn thực hành bị lôi kéo theo. Do đó “Redemptionis Sacramentum” nói tiếp trong Số 102:

“Không được cho giáo dân rước chén thánh nếu vì có quá đông người rước lễ, thật khó biết lượng rượu dùng cho Bí Tích Thánh Thể. Thật vậy, phải tránh nguy cơ “còn lại quá nhiều Máu Thánh phải uống vào cuối buổi cử hành. Người ta cũng làm như thế trong những trường hợp khác như sau: khó tổ chức cho rước chén thánh; việc cử hành cần một lượng lớn rượu đến nỗi khó biết chắc chắn xuất xứ và phẩm chất của rượu; không có đủ số các thừa tác viên thánh, cũng như các thừa tác viên ngoại thường được huấn luyện thích hợp cho rước lễ; một phần đáng kể dân chúng không muốn rước chén thánh vì nhiều lý do, điều này có hiệu quả là làm lu mờ một cách nào đó dấu chỉ hiệp nhất.”

Từ bản văn này chúng ta có thể viện dẫn rằng, ít nhất trên nguyên tắc, những qui tắc Giáo Hội công nhận khả năng sử dụng những thừa tác viên ngoại thường được huấn luyện tốt hầu giúp cho Rước lễ dưới hai hình. Do đó, còn hơn là một qui tắc vu cáo qui tắc khác, đó là một vấn đề đánh giá tất cả những hoàn cảnh thích đáng trươc khi quyết định phải làm gì. Chỉ sự kiện phải sử dụng những thừa tác viên ngoại thường xem ra không có đủ lý do không cho Rước lễ dưới hai hình, miễn là các thừa tác viên có đủ khả năng.

Tuy việc Rước Lễ dưới hai hình được trang điểm với những ưu thế thiêng liêng không chối cãi, đó không phải là một giá trị tuyệt đối và, như những qui tăc gợi ý, nên bỏ sự cho rước lể dưới hai hình nếu có bất cứ nguy hiểm phạm thánh nào hay là do những khó khăn thực hành nghiêm trọng.

Không ai mất bất cứ ân sủng nào bởi không rước lể từ chén thánh, vì Chúa Kitô được rước đầy đủ và trọn vẹn dưới mỗi hình.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
vietcatholic

Damsan
11-10-2009, 11:43 AM
Xông Hương Cộng Đoàn

Một độc giả California đã hỏi: ”Có được dùng hương trong cuộc kiệu sau Thánh Lễ không? Con không gặp được sự đồng thuận nào về câu hỏi này. Tuy Qui Chế Tông Quát Sách Lễ Roma, Số 276, không nói có thể sử dụng hương trong cuộc kiệu cuối Thánh Lễ, một số người ( bao hàm những thầy lễ nhạc của giám Mục) đã biện luận rằng GIRM No. 193 phải được hiểu có nói là nếu một người xông hương dẫn đầu cuộc kiều vào, thì cũng dẫn đầu cuộc kiệu cuối Thánh Lễ. Lập trường này có đúng không?

Tôi muốn nói rằng điểm tranh cãi không phải là hương sẽ được sử dụng lúc này, nhưng đúng hơn là người cầm bình hương được hay là không được hướng dẫn cuộc kiệu ra về.

Trong hai qui chiếu, GIRM số 193 là một chỉ dẫn về những nguyên tắc chung đang khi Số 276 cho những huấn thị chính xác. Chúng ta phải giả thiết rằng không có sự mâu thuẩn hữu ý trong hai qui tắc.

Vì Số 276 kê khai những lúc được sử dụng hương, bấy giờ có thể chắc chắn là không được sử dụng bình hương cho cuộc kiệu đi ra. Quá trình bình thường trong những Thánh Lễ long trọng nhất là, lúc kết thúc Kinh Thánh Thể, người cầm bình hương và những kẻ cầm đèn đi ra một nơi thích hợp ngoài cung thánh. Tắt đèn và cất bình hương. Trong vài trường hợp người giúp phòng thánh lấy than ra khỏi bình hương không để cho nó cháy trong bình hương, điều này có thể làm vì khó mà chùi sạch bình hương. Sau khi cất đèn và bình hương, các người giúp lễ trở về chỗ mình.

Sau khi nói rõ hương không được sử dụng, chúng ta phải bàn cãi vị trí người xông hương trong cuộc kiệu cuối Thánh Lễ.

Về điểm này tôi theo sự diễn tả của Giám Mục Peter Elliott cung cấp trong quyển sách của ngài “Ceremonies of the Modern Roman Rite.” (Những Nghi Thức của nghi Lễ Roma hiện đại). Trong số 412, ngài nói:

“Sau phép lành, phó tế (hay là phó tế Lời) giải tán dân chúng. Đối mặt dân chúng, thầy chấp tay hát câu giải tán, sử dụng một trong nhưng câu dự bị sẵn. Sau khi cộng đoàn đáp trả, chủ lễ và phó tế đi tới bàn thờ. Các ngài hôn bàn thờ và đi tới khoảng trước bàn thờ, nơi cuộc kiệu cuối cùng xếp hàng. Thầy M.C. (Thầy Lễ nghi) hay là một người gíup lễ có thể đem Sách Tin Mừng tới cho phó tế (hay là phó tế Lời), để thầy có thể cầm Sách trong cuộc kiệu.

Theo một dấu hiệu từ M.C., tất cả những người không bận cầm thứ gì, bái sâu bàn thờ hay là bái gối nếu có nhà tạm đặt trong cung thánh. Cuộc kiệu ra theo thứ tự nhứ lúc vào, trừ ngưòi xông hương (và cầm tàu hương) không bình hương (và tàu hương) theo sau người cầm thánh giá và người cầm đèn. Trong lúc kiệu, có thể hát một thánh thi hay là đánh một bản nhạc, theo cơ hội hay theo tập quán.”

Tác giả cống hiến những chỉ dẫn hơn nữa trong phần chú thích cuối trang: “Các tác nhân được chấp nhận được chia về việc một người xông hương mà không cầm bình hương thì sẽ dẫn đầu kiệu. Trong điểm nhỏ này điều xem ra logic là, khi thôi phận sự, người xông hương sẽ đi theo với những người giúp khác đi sau thánh giá.”

Tuy qui chiếu của Giám Mục Elliott, một độc giả Swedish đã hỏi về một số chi tiết cuốn sách này với qui chiếu về sự xông hương:

“1. Trong ‘Những nghi thức của Nghi Lễ Roman Tân Thời’ (CMMR) con có đọc người xông hương tới gần bàn thờ từ bàn nhỏ bên cạnh. Tuy nhiên, một trong những kẻ giúp bàn thờ lâu nhất yêu sách rằng dầu cho CMMR cho huấn thị này, đó không phài là phần của những huấn thị chính thức, cho nên đó là một cái gì thuộc nhiệm vụ của M.C. địa phương. Ngài có đúng không? Nếu không, con có thể qui chiếu văn bản nào?

“2. Nếu có một phó tế hiện diện trong Thánh Lễ, và có xông hương, thầy có thể (và thầy sẽ) ủy việc xông hương cho những kẻ giúp bàn thờ, và nếu vậy: khi nào, và dưới những hoàn cảnh nào?”

Điều phải nhận xét là Monsignor Elliott lúc đó không bao giờ đòi một tình trạng chính thức cho những công trình của ngài, mặc dầu những công trình lấp đầy một lỗ trống rõ rệt giữa những nguồn phụng vụ. Một số chi tiết của tác phẩm ngài không còn đáp ứng với GIRM mới nữa, và điều nên hy vọng là một kỳ xuất bản mới có thể được phát hành.

Trong tác phẩm vô giá này, tác giả cố gắng so chiếu những diễn tả của ngài với những nguồn chính thức, nhưng những nguồn này không luôn luôn cung cấp chi tiết cần trong một thủ bản lễ nhạc. Như vậy ngài phải thêm nhiều văn bản chính thức và sử dụng những tác giả được phê chuẩn từ những thời xa xưa, tập quán lâu đời, ý kiến chung, và sự quan sát sắc sảo những lễ nghi long trọng tại Rome. Như vậy ngài là một kẻ hướng dẫn có thể tin cậy nhưng không chính thức.

Do đó, tuy thật sự việc chỉ dẫn người xông hương đi tới gần từ một bàn nhỏ bên cạnh (thường phía phải chủ tế) không phải được chính thức ra lệnh, điều đó không có nghĩa là để tự do và bất cứ thầy lễ nhạc nào có thể thay đổi nó. Kiểu tới gần này là tập quán lâu đời và cũng là vị trí thực tế nhất hầu bỏ hương trong bình hương vì hầu hết người ta dùng tay phải. Dầu sao đi nữa, có thể có những hoàn cảnh hay là những chấn song kiến trúc có thể đòi hỏi những phương tiện khác để tới gần chủ tế--và luật không cấm điều này.

Về câu hỏi thứ hai tôi muốn nói không phải phó tế uỷ quyền nhưng đúng hơn chủ tế, với M.C. và trước khi Thánh Lễ bắt đầu, lấy quyết định sau cùng phó tế hay người giúp lễ sẽ xông hương hay là nếu phải phân công. Dưới những hoàn cảnh bình thường, khi chỉ có một phó tế, thầy phải xông hương bài Tin Mừng trước lúc công bố và sau đó xông hương linh mục và dân chúng sau khi linh mục đã xông hương lễ phẩm và bàn thờ lúc dâng lễ phẩm.

Trong hai người này, thầy giúp lễ chỉ có thể thay thế phó tế trong việc xông hương linh mục và dân chúng lúc dâng lễ phẩm (offertory) (phó tế không được xông hương cách riêng rẽ). Việc thay thế này có thể thực hiện bất cứ vì nguyên nhân nào; ví dụ, nếu kiến trúc cung thánh không cho phép phó tế mau trở lại bàn thờ sau khi xông hương xong dân chúng, vì như vậy ngăn trở việc thầy phục vụ cho linh mục.

Phó tế có thể bỏ bàn thờ để xông hương những bình thánh trong lúc truyền phép. Nhưng sự này không phải là sự thực hành chung và, trừ khi có hơn một phó tế, điều này thường được trao phó cho người xông hương. Đ.Ô Nguyễn Quang Sách

Damsan
11-10-2009, 11:45 AM
Lễ đêm lúc 9 giờ tối.
Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Ghi chú của nhà xuất bản: Từ hai năm cột báo này đã lưu ý rằng điều không đúng theo phụng vụ là cử hành “Thánh Lễ Đêm” Giáng Sinh lúc 9 giờ tối và nên sử dụng Thánh Lễ Vọng.

Để trả lời, một đọc giả Anaheim, California, đã viết: “Con hiểu quan điểm của cha về sự cử hành trước ‘Thánh Lễ Giáng Sinh’ trong ngày Giáng Sinh, nhưng muốn nêu lên hai điểm liên hệ sự cử hành ‘Thánh Lễ nữa đêm’ lúc 9 giờ tối hay là lúc nửa đêm. Thứ nhất, sách lễ không qui chiếu về ‘Thánh Lễ Nửa Đêm’; sách lễ nói ‘Thánh Lễ Đêm.’ Tuy nhiều người cử hành Thánh Lễ lúc nữa đêm, không bắt buộc làm như vậy hay là hạn chế Thánh Lễ vào nửa đêm. Hai là, luật chữ đỏ cho phép trao đổi các bài đọc của bốn Thánh Lễ Giáng Sinh (vọng, ban đêm, rạng đông, và lễ ngày). Điều này giải thích đáng kể những lựa chọn liên quan thời gian và những bản kinhh được sử dụng.”

Về các bài đọc, Qui chê Tổng Quát cho sách các bài đọc, số 95 nói: “Đôi với lễ Vọng và ba Thánh lễ Giáng Sinh hai bài đọc của các ngôn sứ và những bài khác đã được chọn từ truyền thống Rôma.” Đọc giả chúng ta nói đúng khi đưa ra vì những lý do mục vụ các bài đọc của bốn Thánh Lễ có thể trao đổi, miễn là tôn trọng trật tự thích hợp (Cưụ Ước, Thánh thư, Tin Mừng). Điều này cho phép một mục tử chọn những bài đọc thích đáng nhất đối với cộng đoàn đặc biệt.

Tuy nhiên, khả năng một sự chọn mục vụ của các bài đọc không thật sự ảnh hưởng vấn dề liên quan với những thời gian đối với ba Thánh Lễ ngày Giáng Sinh. Với lòng tôn trọng tôi bất đông ý kiến với độc giả chúng tôi rằng “Thánh Lễ Nửa Đêm” có thể cử hành trước.

Theo Số 34 của những Qui tắc Chung đối với Năm Phụng vụ và Niên Lịch:

“Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh dược sử dụng trong buổi chiều ngày 24/1, hoặc trước hay sau kinh chiều I.

“Trong chính ngày Giáng Sinh, theo một truyền thống xưa của Rôma, ba Thánh Lễ có thể cử hành; tức là, Thánh Lễ Nửa Đêm, Thánh Lễ Rạng Đông, và Thánh lễ Ngày.”

Tôi công nhận rằng bản dịch chính thức được sử dụng ở đây như “Thánh Lễ Nửa Đêm “là một sự giải thích đúng hơn là một bản dịch theo nghĩa đen bản gốc Latinh, bản này nói chính xác hơn “ Thánh Lễ trong Đêm.” Tuy nhiên, đó là một sự giải thích có giá trị, bởi vì đêm được nhắc tới là đêm thứ nhất (tức là sáng sớm) của ngày 25/12, chớ không phải những giờ sắp tàn của ngày 24/12. Như là Thánh Lễ thứ nhất của ngày 25/12, sự bắt đầu nửa đêm là giờ sớm nhất có thể. Cử hành “Thánh lễ ban đêm” lúc 3 giờ sáng là có thể nhưng đã không xảy ra.

Tôi công nhận rằng nếu Thánh Lễ phải chấm dứt sau nửa đêm, thì được phép “cử hành sớm hơn chút”. Điều này đã xảy ra tại Vatican năm ngoái khi Thánh Lễ khởi đầu cách bất thường lúc 11 giờ tối, cho dầu lịch Đức Giáo Hoàng cho năm 2008 mà Đức Giáo Hoàng trở lại giờ nửa đêm.

Tất cả sự phân biệt nhỏ nhặt này liên quan với những công thức Thánh Lễ không nên làm rối loạn các độc giả chúng ta khi họ chuẩn bị đón rước Chúa Kitô mới sinh vào những tâm hồn và nhà của họ. Điều quan trọng là tham dự một trong những Thánh Lễ có thể và cho phép mầu nhiệm Nhập Thể biến đổi cuộc đời chúng ta.

Chúc mọi người một Lễ Giáng Sinh hạnh phúc và thánh thiện.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
vietcatholic

Damsan
11-10-2009, 11:47 AM
Các Phó Tế và bài tường thuật sự Thương Khó

Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Trong bài đọc Thương Khó với nhiều người đọc--có một phó tế, với tư cách là một thừa tác viên bình thường của bài Tin Mừng, thầy có thể đóng vai Chúa Kitô không? Nếu được, thì linh mục sẽ giữ vao trò gì? C.M., Drogheda, Ireland

Trong năm 1988 Toà Thánh đã phổ biến một thư luân lưu về những cử hành Phục Sinh. SỐ 33 đề cập những bài đọc Thương Khó:

“Bài thương khó chiếm một chỗ đặc biệt. Bài này có thể được hát hay đọc theo cách truyền thống, nghĩa là, bởi ba người làm nhiệm vụ Chúa Kitô, người thuật truyện và đám dân chúng. Bài thương khó được công bố do các phó tế hay các linh mục, hay do các người đọc là giáo dân. Trong trường hợp sau phần Chúa Kitô phải dành cho linh mục.

Sự công bố bài thương khó sẽ không có đèn và hương; bỏ lời chào và những dấu thánh giá; và chỉ một phó tế xin phép lành, như thầy làm trước bài Tin Mừng. Vì lợi ích thiêng liêng của tín hữu, bài thương khó sẽ phải công bố trọn vẹn và không được bỏ các bài đọc đi trước.”

Trên thực tế, văn kiện này bỏ một khả năng khác, khả năng của ca đoàn giữ phần quần chúng nên sẽ có bốn chớ không phải ba người cho bài đọc. Đó là thủ tục tại Vatican trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá (khi bản văn được hát trong tiếng Ý) và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (khi bản văn được hát trong tiếng Latinh). Những phần của Chúa Kitô, của người thuật truyện và những phát ngôn viên cá nhân, được hát do các thầy phó tế trong khi bản văn cho nhiều phát ngôn viên thường được ca đoàn hát cách đối âm.

Từ văn kiện này xem ra lý tưởng là để bài Thương Khó được hát hay đọc bởi ba phó tế đang khi linh mục ở tại ghế, một tình huống xảy ra nhất thiết trong các nhà thờ chánh tòa và các chủng viện. Làm như vậy là vì việc đọc bài Tin Mừng không được xem như một nhiệm vụ chủ sự trong nghi thức Roma, và thầy phó tế là thừa tác viên thích hợp của hành động phụng vụ. Trên thực tế, trong những hoàn cảnh bình thường, một linh mục sẽ không đọc bài Tin Mừng nếu một phó tế hiện diện.

Nếu không có phó tế nào hiện diện, lúc đó xem ra tình huống ưu tiên sau đây là bài Thương Khó phải do ba linh mục đọc. Tình huống này thường xảy ra trong ngày Thứ sáu Tuần Thánh, khi chỉ có một cử hành, hơn là trong ngày Chúa Nhật lễ Lá khi các linh mục bận với nhiều Thánh Lễ.

Nếu không có phó tế và chỉ có một linh mục, lúc đó linh mục giữ phần Chúa Kitô trong lúc những người đọc giáo dân giữ các phần khác.

Nếu có một hay hai phó tế, sự chỉ dẫn phó tế xin phép lành phải gợi ý là linh mục có thể ở tại ghế đang khi phó tế công bố bài thương khó với một hay hai độc giả giáo dân.

Trong trường hợp này không có nói phó tế giữ phần của Chúa Kitô. Xem ra phó tế có thể giữ bất luận phần nào. Ví dụ, như người đọc kinh nghiệm nhất, phó tế nên giữ phần rộng lớn của kẻ thuật truyện trong bài đọc Thương Khó thánh Gioan ngày Thứ sáu Tuần Thánh.

Văn kiện nói về các phó tế hay các linh mục và không nói tới một linh mục đọc với một hay hai phó tế. Tuy nhiên, tôi tin rằng vì hai ngày này là một cái gì khác thường, tình huống này không thể bị loại trừ thoạt tiên và không bị các qui tắc ngăn cấm. Trong một đôi trường hợp điều đó cũng cần. Nếu tình huống này xảy ra, điều thích hợp là dánh phần Chúa kitô cho linh mục.

Damsan
11-10-2009, 11:48 AM
Các phó tế và Thánh Lễ Dầu

Nhiều độc giả đã bình luận về bài trước của chúng tôi liên quan khả năng nhắc tới các phó tế trong Thánh Lễ Dầu

Một độc giả qui chiếu về một văn kiện Vatican 1997, “Qui Chế về một số Vấn đề liên quan sự Cộng tác của những Giáo Dân không được phong trong Thừa tác vụ Thánh của Linh Mục. ”

Số 8 văn kiện này nói:

“Để tránh tạo nên sự hỗn loạn, một số thực hành cần phải tránh và loại trừ nơi nào những sự đó xuất hiện trong các Giáo Hội đặc biệt: ….

“--sự kết hợp với sự lập lại các lời hứa các linh mục hứa trong Thánh Lễ Dầu ngày Thứ năm Tuần Thánh, cũng như những hạng tín hữu khác lập lại những lời khấn dòng hay là lãnh nhận một nhiệm vụ như những thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ.”

Tuy văn kiện này rọi chút ánh sáng trên chủ đề, nó qui chiếu về tương quan giữa giáo dân và linh mục thay vì các phó tế là hàng giáo sĩ được phong. Chúng ta có thể nói thêm rằng đề nghị không nhất thiết là sự kết hợp của các phó tế với sự lập lại các lời hứa linh mục, nhưng với sự tìm ra một cách công nhận sự hiện diện của họ trong một cử hành qui tụ chung toàn thể cộng đồng.

Những độc giả khác đồng ý về ý niệm giám mục và các phó tế hợp chung với nhau trong một số ngày như lễ Thánh Lawrebce hay là lúc cận ngày kỷ niệm phong chức của giám mục.

Còn những độc giả khác gợi ý rằng những dịp này rất thích hợp cho một cuộc tỉnh tâm phó tế, trong cuộc tỉnh tâm này sự lập lại những lời hứa phong chức có thể thực thi như là một việc làm sốt sắng một cách giống như cách trong đó những việc làm thiêng liêng kết thúc này thường lập lại những lời hứa rửa tội của họ. Trong trường hợp này, một sự lập lại như thế không đòi hỏi một phép riêng từ Toà Thánh hay là sự phát triển những nghi thức phụng vụ mới.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
Vietcatholic

Damsan
11-10-2009, 11:50 AM
Phụng vụ sao khô khan như thế!

Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Ngày nay xem ra có một sự thay đổi từ tinh thần phụng vụ tới sự thực hiện máy móc và nghi thức. Bởi vì phụng vụ chúng ta quá khô khan, nhiều người Công Giáo trong nhiều nơi tại Ấn Độ đi tới các nhà thờ Tin Lành nơi việc thờ phượng là tự phát, có ý nghĩa và ban cho họ một cảm giác liên quan và thoả mãn. Một số những câu hỏi đặt ra cho cha và những câu giải đáp của cha xem ra không kêu tới linh hồn. Chúng ta không thể nghĩ đến việc cổ võ phụng vụ có ý nghĩa trong ánh sáng của văn hóa địa phương và các nhu cầu của nó, hay sao?—P.J., Dindigul, India

Thỉnh thoảng chúng tôi nhận những câu hỏi theo kiểu này đụng chạm những vấn đề cơ bản liên quan mục đích và bản tính phụng vụ.

Trên nhiều năm, cột báo này đã đề cập nhiều điểm phụng vụ, một số điểm phải thừa nhận là có tính kỹ thuật và có thể loãng đi nữa. Nhưng tôi luôn luôn ra sức cho các độc giả chúng tôi cái lợi thế nghi nan và giả thiết rằng những câu hỏi của họ phát xuất từ một lòng muốn chân tình cử hành phụng vụ theo con tim và thần trí của Giáo Hội.

Tôi không tin rằng một cử hành phụng vụ chính xác và đúng lại là một nghi thức vô hồn và máy móc. Hay là một thái độ thân mật đối với những chữ đỏ không phải là một bằng chứng không thể tránh của Kitô Giáo đích thực. Có thể có thiện ý và sự giả hình sau hai thái độ này, nhưng đó là những sai lầm của những cá nhân không động tới trung tâm vấn đề.

Tôi mãnh liệt bênh vực sự trung thành với các qui tằc phụng vụ bởi vì tôi tin rằng các người tín hữu có quyền được tham gia trong phụng vụ có thể nhận biết được là Công giáo, một phụng vụ phát xuất từ chính Chúa Kitô và là thành phần giòng suối lớn của sự hiệp thông các thánh.

Tuy không nghi ngờ tính chân thật của độc giả của tôi, tôi phải phản đối cách anh mô tả sự thờ phượng Tin Lành đối với phụng vụ Công Giáo. Tôi tưởng chúng ta đứng trước một vấn đề đi sâu nhiều hơn là những hình thức bên ngoài. Điểm then chốt của vấn đề không phải những anh em ly khai của chúng ta có những sự thực hiện hứng thú hơn, nhưng là chúng ta thiếu sót trong việc dạy các tín hữu chúng ta giáo lý Công Giáo cơ bản về Thánh Lễ và Thánh Thể.

Bất cứ người Công Giáo nào mà có ý niệm nhỏ nhất về ý nghĩa của sự tham dự Thánh Lễ; của sự hiện diện trong sự Thương Khó, sự chết và phục sinh của Chúa; của khả năng kết hợp sự cầu nguyện của mình dâng lên Cha đời đời liên kết với hy lễ cao cả của Chúa Kitô; của khả năng chia sẻ Bánh xuống từ trời—thì làm sao một người Công Giáo như thế lại so sánh đặc ân này với với bất cứ lễ nghi Tin lành nào, cho dầu phải công nhận lễ nghi đó có âm nhạc tốt hơn và khả năng giảng hay hơn?

Đồng thời, phụng vụ của Giáo Hội đã được ban cho tính linh động và phẩm chất phong phú đã có thể đáp ứng với những đặc tính địa phương như các hội đồng giám mục quốc gia đã quyết định. Ngoài vấn đề thiết yếu thiếu sự đào tạo phụng vụ, có vấn đề bỏ qua hay là sự thiếu sử dụng nhiều kho tàng, cả cũ cả mới, có thể biến đổi những phụng vụ chúng ta thành những cảm nghiệm tốt đẹp và thiêng liêng sâu rộng.

Khi những khả năng đầy đủ của phụng vụ Công Giáo đích thực được sử dụng, thì việc cử hành không phải là một chút ít được tham gia, ít tự phát và ít đầy ý nghĩa hơn bất cứ lễ nghi phi-Công giáo nào. Sự khác biệt là trong phụng vụ, như trong các môn thể thao, sự tự phát, sự tham gia và sự sáng tạo đích thực được gặp trong những luật và không ngoài luật.

Ngoài phụng vụ, Đạo Công Giáo có thừa những hình thức cầu nguyện và những hội đoàn, từ những tình đồng đội và những tình đoàn kết lịch sử cho tới những nhóm cầu nguyện đặc sủng hiện tại và những phong trào giáo hội. Tôi tưởng những sự diễn tả phong phú này có thể làm thoả mãn mọi hình thức nhạy cảm thiêng liêng và sự ước muốn dấn thân hơn bất cứ nhóm cá nhân Tin Lành nào.

Do đó nếu một số những tín hữu Công Giáo di chuyển theo các nhóm Tin lành, tôi không nghĩ là chúng ta có thể đỗ lỗi cho Phụng vụ, nhưng đúng hơn chúng ta phải nhân đôi những cố gắng chúng ta để cử hành phụng vụ cách thích hợp và công bố chân lý của mầu nhiệm lớn đức tin.

Những Tân linh mục ban phép lành cho các Giám mục

Liên quan tới giải đáp lần trước của các linh mục ban phép lành cho các giám mục, một độc giả từ Kampala, Uganda hỏi: “Một giám mục trong một trường hợp khẩn cấp, có thể ủy quyền cho một linh mục phong chức một linh mục khác không? Chính giám mục là người có sự đầy đủ chức linh mục của Chúa Kitô. Nhưng những linh mục cũng đồng hình đồng dạng với chức linh mục của Chúa Kitô khi thụ phong: là một Kitô khác! Sự viên mãn chức linh mục của Chúa Kitô trong một giám mục được đầy đủ thế nào sánh với sự viên mãn chức linh mục của Chúa Kitô trong một linh mục được phong?”

Câu hỏi này thật sự đòi hỏi một luận án thần học mang sắc thái cao, và một câu giải đáp vắn tắt có nguy cơ giản dị hóa.

Với sự giữ kẽ này trong trí, tôi muốn nói điều sau đây. Các Giám mục có sự viên mãn bí tích truyền chức. Các linh mục có một sự tham gia ít hơn và các phó tế có một sự tham gia khác biệt không có sự kế thừa chức linh mục nhưng đúng hơn việc phục vụ tại bàn thờ, tại bàn Lời, và đối với những kẻ túng thiếu.

Cho dầu khó tránh được những từ như “hơn” và “ít hơn” khi nói về cấp bậc các chức thánh, phải nói rằng một thừa tác vụ không thiếu điều gì cần thiết để thực hiện sứ vụ chính xác của nó trong Giáo Hội. Sự kiện một số nhiệm vụ dành cho những thừa tác viên đặc biệt không có nghĩa là những thừa tác viên khác bị loại khỏi những phận sự này, nhưng họ không bị đòi buộc làm sứ vụ riêng biệt.

Theo nghĩa này thừa tác vụ của giám mục, vì được sự viên mãn chức linh mục, đi quá quyền năng sự phong chức và trực tiếp đòi hỏi nhiệm vụ của ngài như là vị mục tử và là nguyên lý sự hiệp nhất của giáo hội địa phương, nhờ ngài mà sự hiệp nhất được thiết lập với Giáo Hội phổ quát. Các linh mục và các phó tế trong những thừa tác vụ riêng biệt của mình cọng tác với giám mục, và tính hiệu năng giáo hội của thừa tác vụ các ngài đòi buộc sự hiệp thông với giám mục.

Về vấn đề đang nói đây, trong trường hợp cần thiết, các giám mục nghi lễ Latinh có thể ủy quyền cho các linh mục việc cử hành bí tích thêm sức. Phép này chỉ có thể được sử dụng cách thành sự trong những biên giới của chính giáo phận. Các linh mục Công Giáo phương Đông thường ban bí tích thêm sức cho các em bé liền theo sau bí tích rửa tội.

Tuy nhiên, việc phong chức linh mục, không thể được ủy quyền (C.1012 Bộ Giáo Luật). Chỉ có giám mục có quyền phong các phó tế và linh mục. Các linh mục không có quyền này vì quyến này không được đòi hỏi cho sứ vụ các ngài.

Có một sự bàn cãi về việc một giáo hoàng có thể ban phép các linh mục làm như vậy. Lý do duy nhất mà khả năng này được bộc lộ là do sự hiện hữu của một số văn kiện thời trung cổ, theo những văn kiện này ba giáo hoàng, giữa những năm 1400 và 1489, đã ban đặc ân cho một số đan viện phụ phong chức các phó tế và các linh mục.


Những văn kiện đang nói đây có giá trị thần học khả nghi, những hoàn cảnh lịch sự hồi đó thật mờ ám, và các đặc ân nói trên sau này được thu hồi tất cả. Tuy nhiên, những việc phong chức thời đó không bị tuyên bố là vô hiệu, và như vậy vẫn còn là một vấn đề giả thuyết nếu một sự nhân nhượng giáo hoàng chính xác có thể ban phép một luật trừ cho luật chung hay không. Đ.Ô Nguyễn Quang Sách

Damsan
11-10-2009, 11:52 AM
Cầu nguyện cho những người qua đời.

Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, cha Edward McNamara, giáo sư Phụng Vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Bản văn của Uy Ban Quốc tế bằng tiếng Anh trong Phụng Vụ (ICEL.) về kinh Chìều Thứ Tư Tuần 3 (tức bản dịch tiếng Anh được sử dụng tại Hoa Kỳ) có lời cầu sau đây: “Xin Chúa thương xót những tín hữu đã qua đời--xin giữ họ khỏi quyền lực Quỷ Dữ.” Có người hỏi: Quĩ Dữ có quyến lực gì trên những kẻ đã qua đời? Con đã không có một câu trả lời thoả mãn. Con tưởng đó là một vấn đề dịch thuật nghèo nàn, nhưng con tra cứu bản văn trong Thẩn Vụ, Các Giờ Kinh Phụng vụ, theo Nghi Thức Roma, và gặp được bản văn sau đây: “Miericordiam tuam fratribus nostris concede defunctis/-- neque in potestatem maligni spiritus tradas es.” (Xin Chúa thương xót anh em tín hữu chúng con đã qua đời/và không trao nộp họ trong quyền hành thần dữ.” Bởi vì do huấn giáo của Giáo Hội về sự phán xét riêng—và vì kinh nguyện xem ra nói về những kẻ đã ra đi, không phải là đang hấp hối—Con bị lùng túng khi giải thích ý nghĩa của lời cầu—D.S., Lincoln. Nebraska

Những lời cầu này đã được sáng tác rất mau trong những năm 1960. Mặc dầu những lời cầu đó có trong các sách phụng vụ, bản chất những lời cầu đó với tư cách lời cầu cho thấy những lời cầu đó đúng hơn là một nguồn yếu kém về phương diện giáo lý. Do đó rất có thể một số thành ngữ không thích hợp có thể đã len lõi qua những lần xét duyệt bản văn

Lại nữa, bởi vì những qui tắc phụng vụ cho phép các hội đồng giám mục được quyền hành rộng rải trong việc sáng tác những lời cầu mới cho Phụng Vụ các Giờ Kinh, không phải tất cả các bản dịch sẽ trình bày sự khó khăn do độc giả chúng ta đề cao. Trên thực tế, bản phụng vụ các giờ kinh được sử dụng trong hầu hết các xứ nói tiếng Anh chứa đựng một bản văn hoàn toàn khác đối với ngày đang được cân nhắc..

Như đã nói, đang khi bản văn đang tranh cãi có thể đưa tới những giải thích sai, tôi thiết nghĩ phải theo một sự giải thích chính thống hoàn toàn.

Nếu chúng ta lấy phần hai lời cầu như là một lời tuyên bố rõ rệt, chúng ta vấp phải một vấn đề bởi vì, như độc giả chúng ta nói, những kẻ đã ra đi chịu ngay một sự phán xét riêng, sau đó Quĩ Dữ không có quuyền hành nào trên những kẻ đã đi vào hoặc thiên đàng hay luyện ngục.

Tuy nhiên, hai phần lời cầu phải được xem như một lời cầu nguyên vẹn. Và, trên thực tế, một trong những hình thức công bố lời cầu này là cho linh mục đọc trọn kinh, còn dân chúng thưa câu trả lời chung như được làm trong những kinh cầu giáo dân trong Thánh Lễ.

Trong trường hợp này, câu “Xin giữ họ khỏi quyền hành Quỉ Dữ” được liên kết thân mật với câu xin “Xin thương xót’ thưa lên Chúa.

Như vậy chúng ta xin cho lòng thương xót của Chúa được bày tỏ trong việc không để những kẻ đã chết rơi vào quyền hành của Quỉ Dữ. Như vậy, kinh cầu hầu như qui chiếu tới lúc phán xét như là nơi gặp gỡ mà lòng thương xót này và sự ngăn cản quyền thống trị của Satan được thi hành.

Bằng cách này sự câu xin không chủ yếu khác biệt với nhiều kinh khác của Giáo Hội cầu cho những kẻ đã qua đời, trong những kinh đó lòng thương xót của Chúa được kêu xin cho các linh hồn những kẻ quá cố. Sự phán xét riêng xảy ra liền sau khi chết không bao giờ ngăn cản Giáo Hội khuyên cầu nguyện cho người chết.

Thiên Chúa không bị hạn chế bởi những phạm trù thời gian và không gian chúng ta, và cả khi chúng ta cầu nguyện cho những kẻ qua đời đã lâu hay là cầu nguyện cách chung chung cho những người chết, chúng ta biết Thiên Chúa sẽ sử dụng sự cầu nguyện cho lợi ích lơn hơn.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
vietcatholic

Damsan
11-10-2009, 11:54 AM
dạo nhạc- Thánh Thể trong phòng Thánh

Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

1/ Luật/ý nghĩ thế nào về nhạc dạo trong Mùa Chay? Con tưởng con đã đọc trong những văn kiện phụng vụ phải giữ thinh lặng trong mùa Chay.- V.K., Fremont, Nebraska

2/ Con đã lưu ý rằng điều trở nên bình thừơng đối với các linh mục là dời Bí Tích Thánh khỏi bàn thờ tạm lúc nửa đêm ngày Thứ Năm Tuần Thánh và đặt Mình Chúa trong tủ áo phòng thánh. Con có đọc trong các chữ đỏ, Bí Tích Thánh phải ở lại trên bàn thờ tạm cho tới khi được rước về bàn thờ chính trong nghi thức phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh. Nhưng một số linh mục nhấn mạnh rằng điều các ngài đang làm là sự giải thích đúng phụng vụ theo chữ đỏ có nói “Việc chầu trọng thể chấm dứt lúc nữa đêm.” Theo ý con, đó không đúng là một điểm tinh tế. Việc di chuyển Bí Tích Thánh như vậy xáo lộn sự kiên kết giữa ngày Thừ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh. Cha có ý kiến gì không?- M.W., Melbourne, Australia.

Câu hỏi thứ nhất cơ bản được giải đáp trong Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma, Số 313:

Phong cầm và các nhạc cụ khác đã được chấp thuận cách hợp pháp, thì phải đặt vào chỗ thích hợp, để chúng có thể trợ giúp ca đoàn và gáo dân hát và, nếu độc tấu, thì mọi người có thể nghe tốt được. Nên làm phép đàn phong cầm trước khi sử dụng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi Thức Roma.

Trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác vừa phải, phù hợp với đặc tính của Mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của Lễ Giáng Sinh.

Trong Mùa Chay tiếng phong cầm và các nhạc cụ khác chỉ để giúp hát mà thôi, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa Chay), lễ trọng và lễ kính.

Về câu hỏi thứ hai, sách lễ cho Thứ Năm Tuần Thánh có nói: “Các tín hữu được khuyến khích tiếp tục chầu trước Bí Tích Thánh trong một thời gian thích hợp trong đêm tùy theo những hoàn cảnh địa phương, nhưng không được chầu long trọng sau nữa đêm.”

Qui chế trên ngụ ý việc chầu có thể tiếp tục ban đêm nhưng không “chầu long trọng.” Sự giải thích này dược củng cố bởi những văn kiện khác như bản Chỉ Nam sự Sùng Kính Bình Dân và một thư luân lưu về sự cử hành những lễ trọng Phục Sinh được Toà Thánh phổ biến trong năm 1988. Số 56 thư này nói: “Nơi nào thích hợp, việc chầu Thánh Thể kéo dài này có thể đi kèm với việc đọc một số phần Tin Mừng Thánh Gioan (ch. 13-17). Từ nữa đêm đổ về sau, tuy nhiên, việc chầu phải thực hiện không có sự long trọng bên ngoài, bởi vì ngày thương khó của Chúa đã bắt đầu.”

Điểm then chốt của vấn đề, do đó, nằm trong sụ giải thích “sự chầu long trọng” và ở đây các tác giả có những quan điểm khác nhau.

Một số tác giả nói rằng lúc nữa đêm, hầu hết những ánh sáng và các đền nến bàn thờ tạm đều tắt hết, nhưng dân chúng có thể còn thay phiên “canh thức” với Chúa trong đêm.

Những kẻ khác tưởng rằng sự cấm chầu long trọng có nghĩa là không nên đọc kinh chung ra tiếng, cũng không nên suy niệm hay khuyên bảo gì trước bàn thờ tạm khi ngày Thù Sáu đã bắt đầu.

Có đủ quyền xoay trở trong qui chế để cho phép nhữrng kiểu nói phù họp với những truyền thống và văn hoá địa phương.

Do đó việc thục hành đưa Bí Tích Thánh vào trong tủ áo phòng thánh không phải là một sự giải thích đúng về những qui tắc của Sách Lễ Roma.

Dầu những hoàn cảnh địa phương không cho phép nhà thờ mở cửa sau nữa đêm, Bí Tích thánh vẫn phải ở trên bàn thờ tạm cho tới lúc Rước Lễ trong những nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh.

Đặt Bí Tích Thánh trong tủ áo phòng Thánh sẽ là một lựa chọn có thể thực hiện chỉ khi việc ăn trộm nhà tạm hay là hộp đựng bánh thánh đóng kín trên bàn thờ tạm là một nguy hiểm tích cực. Trong trường hợp này nên đưa Bí Tích Thánh trở lại bàn thờ trước lúc mở cửa nhà thờ hay là ít ra trước lúc bắt đầu những nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh.

Sau cùng, tất cả các văn kiện nhắc lại rằng hoàn toàn cấm đặt Bí Tích Thánh trong một hào quang bất cứ lúc nào của Ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Damsan
11-10-2009, 11:55 AM
Nước thánh, sự Kiêng Thịt và kịch câm

Liên quan những giải thích lần trước. về sự ăn chay Mùa Chay, một số độc giả xin những chỉ dẫn rõ hơn.

Một độc giả tại New York hỏi: “Trong bài viết về chay tịnh cha có nói, ‘Đó là tại sao những người bịnh, những kẻ rất nghèo hay là làm việc nặng nhọc (hay là những kẻ gặp khó khăn trong việc tìm ra cá) không buộc phải giữ luật,’ nhưng con tưởng cha đã bỏ qua một hạng người, những người bị dị ứng với cá. Tiếp theo đìều này con thắc mắc phải đặt mức độ buộc nào trên những kẻ dị ứng hay là không thể kiếm ra cá cách dễ dàng, để sử dụng những chất protein khác (đậu, hột dẽ, phó mát, trứng), trước khi phải viện đến thịt? Mẹ con dị ứng, cho nên những ngày thứ Sáu trong Mùa Chay có nghĩa là nhà chúng con ăn đậu.

Ở đây chúng ta phải phân biệt một chút. Sự kiên thịt đối với những người Công Giáo có nghĩa là cử ăn thịt- chớ không buộc phải ăn cá.

Một lần nữa, những hoàn cảnh đóng một vai trò. Trong thế giới phát triển có nhiều món ăn khác bổ dưỡng và ngon lành thay thế cho món đậu, nên rất dễ dàng cung cấp những lựa chọn đòi hỏi không thịt không cá.

Đồng thời, người ta không phải sẵn sàng làm bất cứ cái gì bất thường để thay thế cá, và một sự dị ứng với cá có thể liệt kê như một bịnh hoạn chuẩn luật buộc ăn thịt. Do đó tôi thiết nghĩ rằng tuy điều tốt hơn cách thiêng liêng cho một số người trong điều kiện này là ra sức tránh thịt trong Mùa Chay, họ có khả năng ăn thịt với một lương tâm sáng suốt nếu sự này phát sinh một gánh nặng có ý nghĩa

Một độc giả tại Michigan hỏi: “Trong những ngày Chúa Nhật mùa Chay các người Công Giáo có được phép tiếp tục những sự hy sinh của mình chăng? Ví dụ, nếu ai đó cắt bớt thời gian xem Truyền Hình vì Mùa Chay và họ không muốn xem truyền hình trong các ngày Chúa Nhật, có phải là không đúng theo giáo luật nếu ông tiếp tục kiên cử sự giải trí này? Hay là bằng những luật của Giáo Hội, ông sẽ làm một điểm xem truyền hình hầu chứng tỏ sự giữ các ngày chúa Nhật không phải như các ngày ăn chay và sám hối?”

Chúng ta lại phải phân biệt. Một sự là theo lịch sử Giáo Hội không bao giờ liệt kê ngày Chúa Nhật như một ngày sám hối; một sự khác là loạt những hy sinh lành mạnh và tự nguyện bổ dưỡng mà nhiều người Công Gíao dâng hiến trong Mùa Chay. Giữa những lý do khác, những hy sinh này chuẩn bị cho lễ Phục Sinh, đền bù những thiếu sót và xây dựng một hành vi tự do nội tâm khỏi những dính bén với những sự thế gian.

Bởi vì bản chất tình nguyện của những hy sinh, một người Công Giáo không buộc bỏ chúng một bên trong ngày Chúa Nhật và có thể tự do tuân giữ chúng trong suốt múa Chay.

Trên thật tế, về mặt khổ chế, điều này thường là sự tốt nhất phải thực hành, bởi vì dứt đoạn những hy sinh này có thể làm yếu đi sự quyết tâm thực hiện nó đến cùng. Tuy nhiên một số người, cách riêng những kẻ thấm nhiễm một linh đạo có tính phụng vụ hơn, có thể thấy một khoảng cách Chúa Nhật là hữu ích trong sự sống tinh thần mùa Chay. Điều ấy rất có thể rút gọn lại cho điều mỗi người coi như hữu ích thiêng liêng nhất cho linh hồn mình và cho sự thiện của những kẻ khác. Đ.Ô Nguyễn Quang Sách

Damsan
11-10-2009, 11:56 AM
Thánh Lễ Giáo Hoàng và Kinh Exultet

Giải đáp của Cha Dòng Đạo binh Chúa Kitô, Linh Mục Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Aposto;orum.

1. Con thường thấy Thánh Lễ Dầu được diễn tả như là “Thánh Lễ Giáo Hoàng làm phép Dầu.” Điều này có đúng không và, nếu đúng, những phẩm chất gì làm cho Lễ đó (hay là bất cứ Thánh Lễ nào khác) thành Lễ Giáo hoàng? Con đã tham dự một số Thánh Lễ do Hồng Y tổng giám mục giáo phận chủ sự /chủ tế. Con đã nhận thấy ngài thường có thầy phó tế đọc và hát bài Tin Mừng, và khi thầy phó tế làm như vậy, thì người hướng dẫn các lễ nghi dâng gậy cho giám mục lúc khởi sự lời tung hô Tin Mừng và ngài cầm gậy đó cho tới hết bài Tin Mừng. Ý nghĩa của hành động này là gì? Trong Thánh Lễ Dầu, giám mục và các linh mục tập hợp, lập lại sự cam kết phục vụ chức linh mục. Con nhớ một trong những kinh giáo dân mà giám mục đọc là cầu cho chính ngài, và trong kinh này con đã nghe ngài cầu nguyện cho ngài, với tư cách giám mục, sẽ “ nói với một tiếng nói tiên tri.” Có “những hình thức tiêu chuẩn” cho kinh này trong Huấn Thị Tổng Quát sách lễ Roma hay là trong những văn kiện phụng vụ khác, hay là chỉ có những hướng dẫn cho điều mà kinh ngày phải đề cập đến? –E.G., Chicago

2. Cha có thể giải thích nguồn gốc Kinh Exultet và tại sao các ca đoàn và những ca sĩ giáo dân xem ra trở thành những người công bố chính trên kinh của hàng giáo sĩ?—J.M.,Niceville, Florida

Kiểu nói “Thánh lễ Giáo Hoàng” qui chiếu về bất cứ Thánh lễ trọng nào được cử hành do một giám mục giáo phận (hay là một viện phụ) như là linh mục cao cấp của đoàn chiên mình. Điều này không dành cho một Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành.

Thánh Lễ này thường được xem như dấu sự hiệp nhất trong Giáo Hội và được cử hành trong những lễ và những kỷ niệm quan trọng với nghi thức đầy đủ và sự bổ sung trọn vẹn các thừa tác viên: những linh mục đồng tế, các phó tế, các thầy giúp lễ, đọc sách và sự tham gia đông đảo, tích cực của mọi dân thánh Chúa. Thường đó cũng là một Thánh Lễ hát (x. Sách nghi thức Giám Mục, Số 119- 121).

http://vietcatholic.org/pics/Holyweek_mass.jpg
Tuy những từ “Thánh Lễ Giáo hoàng –Pontifical Mass” và “Thánh lễ

cao cấp Giáo Hoàng-Pontifical High Mass” còn được sử dung trong ngôn ngữ ngày nay, Sách Nghi Thức Giám Mục 1984 không dùng kiểu nói này nữa. Chính thức qui chiếu kiểu nói này như là “Thánh Lễ Trạm của Giám Mục Giáo Phận-Stational Mass of the Diocoesan Bishop,” lấy lại một công thức xưa

Theo sách Nghi Thức Giám Mục (So 59), giám mục cầm gậy phép hay là gậy mục vụ trong chính lãnh địa mình như là một dấu chỉ nhiệm vụ mục vụ của ngài. Theo một luật chung giám mục cầm gậy, “đầu cong của gậy quay xa ngài và hướng về dân chúng: khi ngài đi kiệu, nghe đọc bài Tin Mừng, và giảng lễ; và khi ngài nhận những lời khấn và lời hứa hay là một việc xưng đức tin và khi ngài ban phép lành cho người ta, trừ khi phép lành đòi buộc đặt tay.”

Khi nào giám mục giáo phận cho phép một giám mục khác cử hành một Thánh Lễ trọng trong trên lãnh thổ mình, thì giám mục thăm viếng đó cũng có thể sử dụng gậy mục vụ.

Cho dầu Sách Lễ Roma cung cấp những bản văn của những kinh lập lại sự cam kết phục vụ của linh mục, chữ đỏ trong bản dịch Anh ngữ sách lễ nói giám mục nói với các linh mục và dân chúng “trong những lời này hay những lời tương tự.”

Trong bản văn được cung cấp trong sách lễ, giám mục nói với dân chúng: “Chúng con cũng cầu ngưyện cho cha nữa để cha trung thành với nhiệm vụ đã ủy thác cho con người yếu hèn của cha. và để mỗi ngày cha càng trở nên hình ảnh sống động và hoàn hảo hơn của Đức kitô, Là Linh Mục. là Mục Tử Nhân Lành, là Thầy dạy và là Tôi Tớ mọi người, và cũng nên dấu chỉ đích thực sự hiện diện yêu thương của Chúa Kitô giữa chúng ta.”

Tôi giả thiết kinh mà độc giả chúng ta nghe, là một biến dạng hợp pháp của bản văn này, những kinh van xin để giám mục rao giảng Tin Mừng với một giọng tiên tri đích thực không chút sợ hãi.

* - Nguồn gốc Kinh Exultet liên kết thân mật với nguồn gốc cây nến Phục Sinh. Chúng tôi đã đề cập chủ đề này lần trước.

Trong lần trước chúng tôi đã viết: “Điều rõ ràng là nghi thức trọng thể này đã bắt đầu không trễ hơn nữa thế kỷ thứ tư. Ví dụ, tập quán hát một thánh thi ca ngợi cây nến và mầu nhiệm Phục Sinh đã được nhắc tới như là một tập quán thiết lập trong thơ của thánh Jerome, được viết trong năm 384 cho Presidio, một phó tế từ Piacenza, Italy.

“Các thánh Ambrôsiô và Augustinô cũng được biết đã sáng tác những lời tung hô Phục Sinh. Bản nên thơ và long trọng Exultet,’ hay là bản công bố Phục sinh đang sử dụng ngày nay, có nguồn gốc trong thế kỷ thứ Năm nhưng không rõ tác giả.”

Việc hát kinh Exultet là nhiệm vụ riêng của một thầy phó tế mặc dầu linh mục cũng có thể làm điều đó. Nếu sự này không thể, một ca sĩ khác có thể hát kinh Exultet.

Một số bản dịch thổ ngữ kinh Exultet cũng cho phép đưa vào những phần và những câu đáp ca đoàn. Nhưng điều này không loại sự kiện thầy phó tế hay linh mục cũng có thể hát các phần riêng.

Trong một số nơi xem ra các ca đoàn và các ca sĩ giáo dân đã thay thế các thừa tác viên được phong. Điều này có lẽ do trình độ chuẩn bị âm nhạc của hàng giáo sĩ hơn là với ý định chiếm quyền.

Từ kinh nghiệm cá nhân tôi biết người ta phải tốn nhiều thời gian nỗ lực cho bản nhạc du dương kỳ diệu, và xem ra rất đon gỉản này, thật sự lên tới Chúa như một kinh nguyện đích thật. Điều dễ hiểu là tại sao một số phó tế và linh mục ngần gại trước thách đố này hơn là liều thưc thi lời công bố Phục sinh trong mọi ý nghĩa có thể của lời.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách