PDA

View Full Version : Chúa Nhật 29 Thường Niên – B



nenhongnho
16-10-2009, 08:22 AM
Hạt Giống Nẩy Mầm
Chúa Nhật 29 Thường Niên – B
Mc 10,35-45


http://www.vietcatholicsydney.net/images/load_news/4329_11383Pa33.bmp.jpg


Tin Mừng :
(35) Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Ðức Giêsu và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây". (36) Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" (37)(38) Ðức Giêsu bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" (39) Các ông đáp: "Thưa được." Ðức Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, anh em cũng sẽ uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" (39) Các ông đáp: "Thưa được". Ðức Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy chịu, anh em cũng sẽ chịu. (40) Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã dọn sẵn cho ai thì kẻ ấy được".
Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang". (41) Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan. (42) Ðức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì áp đặt trên họ quyền bá chủ, những người làm lớn thì áp đặt trên họ quyền hành của mình. (43) Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; (44) ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. (45) Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạnh sống làm giá chuộc muôn người".

A.Hạt Giống …

Chuyện xảy ra ngay sau khi Chúa Giêsu loan báo (đây là lần thứ ba) rằng Ngài sắp chịu nạn, chịu chết và sống lại.

Hai môn đệ Giacôbê và Gioan lại xin hai địa vị ưu tiên trong « Nước » mà họ nghĩ Chúa Giêsu sắp thành lập. 10 môn đệ kia bực tức. Không phải vì cho rằng hai môn dệ này sai, mà vì nghĩ họ đã muốn « chơi trội » hơn mình trong cuộc chạy đua tranh giành địa vị.

Trong bối cảnh đó, Chúa Giêsu dạy về Nước Thiên Chúa và nước trân gian, về cách cư xử của những người lớn trong hai nước đó :

Trong nước trần gian, kẻ làm lớn thì lấy quyền mà trị dân, bắt dân phục vụ mình.

Trong Nước Thiên Chúa, làm lớn là làm đầy tớ, càng làm lớn thì càng phải phục vụ.

B.… Nẩy Mầm.

1.« Các con không biết các con xin gì » : Nhiều khi tôi cũng xin Chúa những điều mà tôi không hiểu, những điều hoàn toàn ngược với Thánh ý Chúa.

2.« Lãnh tụ các nước thì sai khiến dân chúng như ông chủ…Còn các con… ai muốn làm lớn thì hãy làm đầy tớ… » : Trong cộng đoàn , tôi cũng có chút « quyền », một chút « địa vị ». Tôi đã dùng chúng như thế nào ? Như một ông chủ hay một đầy tớ ?

3.« Ai muốn làm lớn giữa an hem thì phải làm người phục vụ anh em, ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. » (Mc 10,43-44)

Lượm cuốn sách lên cho nội, bé Thảo thắc mắc :

Tại sao bà không cúi xuống được hả bà ?

- Chân người già yếu lắm con, vả lại, khi cúi xuống bà thường bị chóng mặt, hoa mắt chỉ chực té thôi !

- Ồ, « cúi xuống » mà khó đến vậy sao ? Cô bé thốt lên đầy kinh ngạc…

Đã từ lâu, người ta thường nhắc tới căn bệnh « sĩ » trong thời sinh viên, những kẻ « coi trời bằng vung ». Vì « sĩ » người ta có thể làm tất cả, người ta học giỏi, chấp nhận nghèo khổ ; vì « sĩ » người ta ăn chơi, người ta đánh nhau vì một câu nói vô tình v.v… Nhưng mấy ai vì « sĩ » mà « cúi xuống » để phục vụ người ?

Lạy Chúa, xin cho đôi chân con thật vững, trái tim con đầy ắp yêu thương, để con biết « cúi xuống », dẫu có lúc chỉ vì thế mà con chịu nhiều chuyện rắc rối, bởi xác tín ngày xưa và mãi mãi, Ngài vẫm làm như thế.

ngonnenho.net

nenhongnho
16-10-2009, 08:26 AM
Phục vụ

https://zevzgw.blu.livefilestore.com/y1muMDc5Ue9bAFgwfYiO3oR1DF0p5p3AAgBlpi0B4acOA2A89iNvg8xLHYAalJ1pm6PLsaiYxLoXGPB-FAvf2bgMG_rKb6WqJOEHqQOJXJgAdptAfsz5l6DYsYEljTF5n-MC3biaIz4apiiDlQlfEkxww/Sortie%20Biville%20332.jpg


Con Người đến để phục vụ. Nhìn vào cuộc đời Chúa Giêsu, chúng ta thấy chính Ngài đã thực hiện lời giảng dạy của mình.

Thực vậy, với tinh thần phục vụ, Ngài đã xuống thế làm người, để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ của tội lỗi. Với tinh thần phục vụ, Ngài đã thực hiện những phép lạ để xoa dịu nỗi đớn đau của những người mà Ngài có dịp tiếp xúc. Với tinh thần phục vụ, Ngài đã chấp nhận cái chết trên thập giá để cứu độ chúng ta khỏi án phạt đời đời.

Đồng thời, Ngài cũng muốn chúng ta noi gương bắt chước Ngài thực hiện tinh thần phục vụ trong đời sống thường ngày. Ngài phán:

- Ai muốn làm lớn thì hãy trở nên rốt hết và làm tôi tớ cho mọi người.

Trong bữa tiệc ly vào buổi chiều ngày thứ năm tuần thánh, Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy cho các ông bài học khiêm nhường và phục vụ:

- Nếu Ta là Thày và là Chúa của các con, mà còn quỳ xuống rửa chân cho các con, thì các con cũng phải quỳ xuống mà rửa chân cho nhau.

Trải qua dòng thời gian, biết bao nhiêu người đã thực hiện lời khuyên trên đây của Chúa Giêsu.

Phanxicô d’Assie, mặc dù thuộc về gia đình quyền quý và giàu sang, nhưng đã từ bỏ tất cả, để sống khó nghèo, trở nên một người anh em hèn mọn để phục vụ những người khổ đau.

Gần đây, một Kitô hữu Nhật Bản nổi tiếng, tên là Kagawa, cũng đã từ bỏ căn nhà tiện nghi, đến sống trong những khu tồi tàn vùng Tokyo, để chia sẻ chính bản thân và của cải mình cho những ai đang cần đến một sự giúp đỡ. Một tác giả đã viết về ông như sau:

- Ông đã cho đi tất cả quần áo của mình và chỉ mặc trên người chiếc áo thụng đã cũ. Lần kia, mặc dù đang ốm, ông vẫn tiếp tục đi dạy giáo lý dưới cơn mưa, ông lặp đi lặp lại không ngừng: Thiên Chúa là tình yêu. Ở đâu có tình yêu thì ở đó có Thiên Chúa. Trong một bức thư, chính ông đã viết như sau: Chúa ở trong tâm hồn những người hèn mọn nhất. Ngài hiện diện giữa những kẻ ăn xin, Ngài nằm chung với những bệnh tật. Ngài đứng về phe những người thất nghiệp. Vì thế, ai muốn gặp Chúa thì hãy đến thăm nhà tù trước khi đến nhà thờ, đến thăm bệnh viện trước khi tham dự thánh lễ. Hãy giúp đỡ người nghèo khổ trước khi đọc Kinh Thánh.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta phải làm gì để sống tinh thần phục vụ một cách thiết thực hơn? Chúng ta phải làm gì để trở thành những Kitô hữu đích thực trong chính gia đình và môi trường làm việc của mình?

Tất cả chúng ta đều có thể làm một điều gì đó, dù rất nhỏ bé và vô nghĩa, khởi đầu là cho những người thân yêu trong gia đình, rồi từ đó mở rộng việc phục vụ ra môi trường rộng lớn hơn. Còn nếu không khởi sự từ gia đình thì chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ khởi sự được ở bất cứ nơi nào khác.

Và để kết luận, chúng ta nên nhớ:

- Mỗi khi chúng ta phục vụ anh em, cho dù bằng những việc làm nhỏ bé và tầm thường nhất, thì đó cũng là chúng ta phục vụ cho chính Chúa vậy.