PDA

View Full Version : Con có thắc mắc cần được giải đáp.



ruavang
22-10-2009, 11:21 PM
Con xin kính chào các quý Cha, quý thầy cùng toàn thể anh chị em trong diễn đàn. Con có thắc mắc không hiểu được nên mong được giải đáp ạ.
Chuyện là thế này:
Ở quê con hiện nay có nhiều chuyện xôn xao về việc Cha xứ không muốn cho cưới vào ngày Chúa nhật vì Cha cho rằng nếu cưới vào ngày đó thì không có người đến nhà Thờ.
Vậy con xin hỏi điều này là đúng hay sai ạ.
Vì điều kiện cuộc sống mưu sinh nên mọi người cần phải đi làm, ngày thường cũng như ngày thứ bẩy kể cả ngày Chúa nhật nên ai cũng muốn tổ chức đám cưới vào ngày Chúa nhật để mọi người có thời gian đến dự. Nhưng mà bây giờ thì không được như vậy nữa.
Nên con muốn hỏi như vậy thì Cha xứ làm như vậy có đúng với luật Chúa không ạ. Con đã đắn đo lắm mới dám viết lên thắc mắc này. Con mong các quý Cha, quý thày, các anh chị em có thể giải đáp cho con. Con xin cảm ơn. Nếu có gì không phải cho con được xin lỗi ạ.

dominico_dung
23-10-2009, 12:11 AM
Con xin kính chào các quý Cha, quý thầy cùng toàn thể anh chị em trong diễn đàn. Con có thắc mắc không hiểu được nên mong được giải đáp ạ.
Chuyện là thế này:
Ở quê con hiện nay có nhiều chuyện xôn xao về việc Cha xứ không muốn cho cưới vào ngày Chúa nhật vì Cha cho rằng nếu cưới vào ngày đó thì không có người đến nhà Thờ.
Vậy con xin hỏi điều này là đúng hay sai ạ.
Vì điều kiện cuộc sống mưu sinh nên mọi người cần phải đi làm, ngày thường cũng như ngày thứ bẩy kể cả ngày Chúa nhật nên ai cũng muốn tổ chức đám cưới vào ngày Chúa nhật để mọi người có thời gian đến dự. Nhưng mà bây giờ thì không được như vậy nữa.
Nên con muốn hỏi như vậy thì Cha xứ làm như vậy có đúng với luật Chúa không ạ. Con đã đắn đo lắm mới dám viết lên thắc mắc này. Con mong các quý Cha, quý thày, các anh chị em có thể giải đáp cho con. Con xin cảm ơn. Nếu có gì không phải cho con được xin lỗi ạ.

Mời bạn tham khảo thêm thông tin về giáo xứ của dominico_dung (cũng có quy định không cử hành Thánh Lễ Hôn Phối vào ngày Chủ Nhật): https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=11352. Nơi đây, dominico_dung cũng được nhận Bí Tích Hôn Phối không phải vào ngày Chủ Nhật (năm 1996).

Hy vọng bạn sẽ còn nhận được nhiều tư vấn hơn!

vũng_nước
23-10-2009, 12:16 AM
Tất cả nhà thờ bên USA này đều không làm lễ cưới hay đám ma vào ngày Chúa Nhật. Hình như là giáo luật.









.

conchienlacloi
23-10-2009, 02:38 AM
ồ, cái này ngộ nha. ở giáo xứ mình hồi nhỏ mình học giáo lý, đi lễ ngày Chúa Nhật gặp lễ cưới hoài lun.

vũng_nước
23-10-2009, 08:27 AM
PHỤNG VỤ
(Trích trong Lịch Phụng Vụ)

"Qua chu kỳ một năm, Giáo Hội trình bày trọn vẹn mầu Nhiệm Chúa Kitô, từ Nhập Thể, Giáng Sinh, Thăng Thiên, đến ngày Hiện Xuống cho tới niềm hy vọng ngày hạnh phúc, ngày Chúa ngự đến.

Trong khi cử hành những mầu nhiệm cứu chuộc như thế, Giáo Hội mở rộng cho các tín hữu kho tàng phong phú các nhân đức và công nghiệp của Chúa, làm cho các mầu nhiệm ấy hiện diện một cách nào đó, qua mọi thời đại, ngõ hầu các tín hữu được tiếp xúc với các mầu nhiệm này và được tràn đầy ơn cứu độ".

(Công Đồng Vaticanô II, Hiến chế về Phụng Vụ Thánh, số 102).

"Vào các ngày khác nhau trong năm, theo khuôn phép truyền thống, Giáo Hội kiện toàn việc huấn luyện tín hữu bằng những việc thao luyện đạo đức hồn xác, bằng việc giảng dạy, sự cầu nguyện, các việc hy sinh hãm mình và từ thiện bác ái".

(Công Đồng Vaticanô II, Hiến chế về Phụng Vụ Thánh, số 105).

"Phải liệu sao cho các tín hữu lưu tâm trước hết đến việc giữ các lễ về Chúa và các mùa trong năm phụng vụ, với tinh thần đạo đức, về những gì họ cử hành và tuyên xưng ngoài miệng trong các lễ và mùa phụng vụ đó, thì họ tin trong lòng, và những gì họ tin trong lòng thì họ lại đem ra thực hành trong nếp sống cá nhân cũng như xã hội". (CE 232)

LƯU Ý:

Năm Phụng Vụ bắt đầu từ Chúa Nhật I Mùa Vọng, nghĩa là có thể ngay từ cuối tháng 11 dương lịch.




NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC

I. HUẤN THỊ VỀ PHỤNG VỤ.

"Các mục tử không phải chỉ chú tâm tuân giữ các lề luật trong các hoạt động phụng vụ, để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho tín hữu tham dự Phụng vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu." (Hiến chế về Phụng Vụ Thánh số 11).

"Tác vụ của linh mục là tác vụ của toàn thể Giáo Hội, vì thế, không thể thi hành tác vụ này nếu không có sự vâng phục, sự hiệp thông cùng hàng Giáo phẩm và chăm lo phục vụ Thiên Chúa và anh em. Bản chất phẩm trật của Phụng vụ, hiệu lực Bí tích và sự tôn trọng phải có đối với cộng đoàn dân Chúa, đòi linh mục phải chu toàn nhiệm vụ trong việc phượng tự "như thừa tác viên và người phân phát trung tín các mầu nhiệm của Thiên Chúa", và không được tự đưa vào những lễ nghi không được qui định và chấp nhận trong các sách Phụng vụ".

(Huấn thị Liturgicae Instaurationes, ngày 05-9-1970, cuối số 1).

II. Lễ Họ (LỄ CẦU CHO GIÁO DÂN)

Theo luật chung, đó là lễ mà các giám mục giáo phận dâng để chỉ cho giáo dân trong giáo phận (GL 388), và linh mục quản xứ dâng lễ chỉ cho giáo dân trong giáo xứ (GL 534).

GL 534, 1: "Sau khi đã nhận giáo xứ, quản xứ có nghĩa vụ phải chỉ thánh lễ cho giáo dân được giao phó cho mình vào mỗi ngày Chúa Nhật và lễ buộc trong giáo phận: ai bị ngăn trở chính đáng không cử hành được, thì phải nhờ người khác chỉ lễ trong chính các ngày ấy, hay chính mình chỉ lễ vào những ngày khác".

GL 534, 2: "Quản xứ phải coi nhiều giáo xứ, thì vào những ngày nói ở tiết 1, chỉ buộc phải chỉ một lễ cho tất cả giáo dân được giao phó cho mình".

GL 534, 3: "Quản xứ không làm đủ bổn phận nói ở tiết 1 và tiết 2, thì đã bỏ bao nhiêu lễ, phải lo chỉ cho đủ bấy nhiêu lễ sớm hết sức".

III. THÁNH LỄ CỬ HÀNH CHIỀU HÔM TRƯỚC NGÀY LỄ BUỘC VÀ CHIỀU THỨ BẨY.

Thánh Bộ Phụng Tự có ra quy định về Phụng vụ cử hành chiều hôm trước ngày lễ buộc (SCCD, 10-1984, Not. 1984, tr 603-605). Trong phần nói về việc cử hành thánh lễ, có viết như sau:

"Xét quy định chung của GL 1248,1 về việc có thể giữ luật buộc "ngay từ ngày hôm trước", thì luôn luôn dành ưu tiên cho thánh lễ phải giữ theo luật buộc mà không phải quan tâm gì đến bậc phụng vụ của hai lễ cử hành trùng nhau".

Sau đó, Bộ ra một số giải đáp và kết luận vẫn phải làm lễ Chúa Nhật vào chiều ngày thứ bẩy, khi gặp lễ trọng hay lễ kính trùng hợp.

Các Ordo cũ của nhà sách Vatican và của Nhà Xuất Bản Phụng vụ vẫn được soạn thảo theo quy định đó: "Thánh lễ chiều hôm trước ngày lễ buộc sẽ được sắp xếp với mọi yếu tố phải có (diễn giảng, lời nguyện tín hữu), hay nên có (dân chúng tham dự tích cực hơn bằng lời ca, tiếng hát, v.v...) trong thánh lễ của ngày lễ. Còn chính bản văn thánh lễ thì theo hẳn quy định về thứ tự ưu tiên của Thánh Bộ Phụng Tự..."

Vì vậy, trong thực tế, nếu lễ chiều thứ bẩy có giáo dân tham dự, thì sẽ cử hành lễ Chúa Nhật (tức là thánh lễ Chúa Nhật hay thánh lễ trùng vào Chúa Nhật năm đó). Để những lễ trọng trùng với Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh khỏi bị mất thánh lễ vào chiều thứ bẩy (vì phải cử hành lễ Chúa Nhật), nên ngày 22-04-1990, Thánh Bộ Phụng Tự đã sửa đổi số AC 5 và cho chuyển các lễ bị ngăn trở đó sang ngày thứ hai sau, thay vì đưa lên ngày thứ bẩy trước, như AC cũ quy định.

Trong các Ordo nói trên, cũng thấy có những quy định về các lễ buộc trùng với ngày thứ bẩy. Lịch này cũng dựa theo đó mà soạn, thí dụ lễ Đức Mẹ lên Trời ngày 15-08-1992.

IV. Lễ trong tuần trong Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay Và Mùa Phục Sinh.

1. Trong các ngày có lễ nhớ tùy ý:

Các ngày trong tuần Mùa Vọng từ 17 đến 24-12;
Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh;
Các ngày trong tuần Mùa Chay từ thứ Tư Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh,
thì làm lễ theo ngày trong tuần, còn lễ nhớ ghi trong lịch chung thì có thể lấy lời nguyện nhập lễ thay lời nguyện nhập lễ của ngày trong tuần.

2. Các ngày sau đây:

Các ngày trong tuần Mùa Vọng trước ngày 17-12;
Các ngày trong tuần Mùa Giáng Sinh từ ngày 02-01;
Các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh;
thì có thể chọn lễ theo ngày trong tuần hoặc lễ vị Thánh được nhớ, hay vị Thánh có ghi trong danh mục các Thánh hôm đó.

V. Về việc cử hành Lễ Hôn Phối.

Khi cử hành lễ hôn phối trong thánh lễ, thì chỉ được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối trong một số ngày trong năm mà thôi.

Dựa theo CE và OCM mới (1990) các số 34, 54 và 56 (OCM cũ số 11), có liệt kê chi tiết như sau:

1. Không được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối trong những ngày sau đây:

Các lễ trọng buộc cũng như không buộc.
Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh.
Lễ Tro và các ngày khác trong Tuần Thánh.
Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2-11).
Các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.
Gặp những ngày đó, phải cử hành thánh lễ theo ngày Phụng vụ và đọc các bài Sách Thánh của ngày lễ đó. Không được đọc một bài nào về Hôn Phối như sẽ nói ở mục B dưới đây. Vẫn đọc lời chúc hôn trong thánh lễ, và cuối lễ có thể dùng công thức ban phép lành cho đôi tân hôn.

2. Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên: Cử hành thánh lễ Chúa Nhật, nhưng trong các bài Sách Thánh, có thể đọc một bài về Hôn Phối; nếu cử hành Hôn Phối trong thánh lễ không có cộng đồng giáo xứ tham dự, thì có thể cử hành toàn bộ Thánh Lễ Hôn Phối.

VI.. VỀ VIỆC KÍNH TRỌNG THỂ.

Trong Niên Lịch Rôma hay Niên Lịch Phụng Vụ, số 58 dành một năng quyền đặc biệt về việc kính trọng thể như sau: "Vì lợi ích mục vụ cho tín hữu, trong các ngày Chúa Nhật Thường Niên, được cử hành lễ gặp trong tuần mà tín hữu có lòng tôn sùng, mộ mến cách riêng, miễn là những lễ ấy trong bảng ưu tiên được xếp trên chính Chúa Nhật. Có thể cử hành trong mọi thánh lễ có giáo dân tham dự".

Theo bảng ưu tiên ở AC 59, thì các lễ được xếp hạng như sau:

Các lễ trọng về Chúa.
Các lễ trọng về Đức Mẹ và các Thánh trong lịch chung.
Lễ cầu hồn cho các tín hữu đã qua đời.
Các lễ trọng riêng như lễ kính tước hiệu nhà thờ, lễ kỷ niệm cung hiến thánh đường.
Các lễ kính về Chúa trong lịch chung.
Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên.
Như vậy, vào những ngày Chúa Nhật Mùa Thường Niên và cả Mùa Giáng Sinh nữa, được cử hành thánh lễ quen gọi là "kính trọng thể" đương nhiên theo luật (ipso jure), về những lễ liệt kê ở hạng 3, 4, 5 trên đây, thí dụ:

Các lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Mẹ lên trời (15-8).
Các Thánh Nam Nữ (1-11); Thánh Phêrô và Thánh Phaolô Tông Đồ (29-6); Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (24-6); Tước hiệu nhà thờ, Kỷ niệm cung hiến thánh đường...
Các lễ kính về Chúa trong lịch chung: Chúa hiển dung (= tức Lễ Chúa biến hình 6.8); Suy tôn Thánh Giá (14-9); Cung hiến đền thờ Latêranô (9-11). Đương nhiên theo luật (ipso jure) ban ở AC này, không cần phép gì khác nhưng vẫn giữ mức độ cần thiết.
VII.. BẢNG CHỈ DẪN VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ CÓ NGHI THỨC RIÊNG, THÁNH LỄ TÙY NHU CẦU VÀ THÁNH LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI.

Mẫu tự viết tắt:

M1 (Missa) Thánh lễ có nghi thức riêng (IM 330).
Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch do lệnh hay phép của Đấng thường quyền sở tại (IM 332).

M2 Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch theo sự xét đoán của vị phụ trách thánh đường hay của chính linh mục chủ tế (IM 333).
M3 Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch theo lòng đạo đức của giáo dân (329 bc).
R1 (Requiem) Thánh lễ An táng (IM 336).
R2 Thánh lễ Cầu hồn sau khi được tin người chết hoặc trong ngày Giỗ đầu (IM 337).
R3 Thánh lễ cầu hồn hàng ngày (IM 337).
Để áp dụng:

CẤM tất cả các lễ trên vào:

Các lễ trọng & buộc.
Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.
Chỉ được cử hành lễ An Táng (R1):

Tam Nhật Vượt Qua.
Các lễ trọng không buộc, lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.
Thứ Tư Lễ Tro. Thứ Hai - Thứ Năm Tuần Thánh.
Các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.
Chỉ được cử hành lễ M1 và R1:

Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên.
Các lễ kính.
Chỉ được cử hành lễ M1, R1 và R2:

Các ngày từ 17 tới 24 - 12.
Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh.
Các ngày thường trong Mùa Chay.
Chỉ được cử hành lễ M1, M2, R1 và R2:

Các lễ nhớ buộc.
Các ngày thường từ đầu Mùa Vọng cho đến hết ngày 16/12.
Các ngày thường Mùa Giáng Sinh, từ ngày 02.01.
Các ngày thường Mùa Phục Sinh, sau Tuần Bát Nhật.
Được cử hành lễ M1, M2, M3, R1, R2 và R3:

Các ngày thường Mùa Thường Niên.
========================

VIII. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1. Quy Chế và Quy luật:

AC Normae de Anno liturgico et Calendario
Những quy luật tổng quát về Năm Phụng Vụ và Niên Lịch (Xem Sách Lễ Roma).

CE Caeremoniale Episcoporum.
Sách Nghi Thức Giám Mục.

IM Institutio generalis Missalis romani.
Quy chế tổng quát Sách Lễ Roma.

OCM Ordo Celebrandi Matrimonii.
Nghi thức hôn phối (ấn bản mẫu thứ hai 1990).

OLM Ordo Lectionum Missae.
để soạn các sách Bài Đọc (ấn bản mẫu thứ hai 1981).

2. Những chữ viết tắt trong Lịch Phụng Vụ:

Lm = Linh Mục
Gm = Giám Mục
Gh = Giáo Hoàng
Tđ = Tử Đạo
Đt = Đồng trinh
Đttđ= Đồng trinh tử đạo
Tsht= Tiến sĩ hội thánh
Lmtđ=Linh mục tử đạo
Gmtđ=Giám mục tử đạo
Ghtđ =Giáo hoàng tử đạo
Lmtsht = Linh mục tiến sĩ hội thánh
Gmtsht = Giám mục tiến sĩ hội thánh
Ghtsht = Giáo hoàng tiến sĩ hội thánh

3. Mầu áo lễ trong năm Phụng vụ:

Đ : đỏ;
Tr : Trắng;
Tm : Tím;
X : Xanh

littlewave
23-10-2009, 08:40 AM
Con xin kính chào các quý Cha, quý thầy cùng toàn thể anh chị em trong diễn đàn. Con có thắc mắc không hiểu được nên mong được giải đáp ạ.
Chuyện là thế này:
Ở quê con hiện nay có nhiều chuyện xôn xao về việc Cha xứ không muốn cho cưới vào ngày Chúa nhật vì Cha cho rằng nếu cưới vào ngày đó thì không có người đến nhà Thờ.
Vậy con xin hỏi điều này là đúng hay sai ạ.
Vì điều kiện cuộc sống mưu sinh nên mọi người cần phải đi làm, ngày thường cũng như ngày thứ bẩy kể cả ngày Chúa nhật nên ai cũng muốn tổ chức đám cưới vào ngày Chúa nhật để mọi người có thời gian đến dự. Nhưng mà bây giờ thì không được như vậy nữa.
Nên con muốn hỏi như vậy thì Cha xứ làm như vậy có đúng với luật Chúa không ạ. Con đã đắn đo lắm mới dám viết lên thắc mắc này. Con mong các quý Cha, quý thày, các anh chị em có thể giải đáp cho con. Con xin cảm ơn. Nếu có gì không phải cho con được xin lỗi ạ.

THỜI GIAN TỔ CHỨC LỄ CƯỚI TẠI NHÀ THỜ


Lễ cưới tại nhà thờ sẽ không được tổ chức vào thời gian nào ? Có phải là thời gian bắt đầu từ Lễ Lá cho đến ngày Lễ Phục Sinh không ?


GIẢI ĐÁP



Về việc cử hành Thánh lễ Hôn Phối thì Lịch Công Giáo năm 2007 đã nói rõ như sau :

A- Không được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối trong những ngày sau đây :

- Các lễ trọng buộc cũng như không buộc.
- Các Chủ nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa phục Sinh.
- Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh.
- Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2-11)
- Các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Gặp những ngày trên, phải cử hành Thánh lễ theo ngày Phụng Vụ và đọc tất cả các bài đọc Sách Thánh của ngày lễ đó. Vẫn đọc lời nguyện cho đôi tân hôn trong Thánh Lễ, và cuối lễ có thể ban phép lành cho đôi tân hôn. Nếu không phải là Tam nhật Vượt Qua hay lễ trọng buộc, thì cũng có thể đọc một bài Sách Thánh về Hôn Phối.

B. Các ngày Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên :

Cử hành thánh lễ Chúa Nhật, nhưng trong các bài Sách Thánh, có thể đọc một bài về Hôn Phối; Nếu cử hành thánh lễ không có cộng đồng giáo xứ tham dự, thì có thể cử hành toàn bộ thánh lễ Hôn Phối.

Tuyệt đối tránh cử hành Hôn Phối ngày thứ Sáu và thứ Bẩy Tuần Thánh.

Tuy nhiên, nên phân biệt cử hành thánh lễ Hôn Phối và nghi thức Hôn Phối. Trừ Thứ Sáu và Thứ Bẩy Tuần Thánh thì không được cử hành Hôn phối còn các ngày khác được qui định trong mục A và B thì không cử hành thánh lễ Hôn Phối nhưng vẫn có thể cử hành nghi thức Hôn Phối

(source:http://dcctvn.net/news.php?id=424) (http://dcctvn.net/news.php?id=424)




Ở quê con hiện nay có nhiều chuyện xôn xao về việc Cha xứ không muốn cho cưới vào ngày Chúa nhật vì Cha cho rằng nếu cưới vào ngày đó thì không có người đến nhà Thờ.

Làm gì có chuyện "cưới vào ngày đó thì không có người đến nhà Thờ". Vấn đề là trừ bà con bạn bè thân thuộc của cô dâu chú rể chủ ý đi dự lễ cưới cầu nguyện cho họ, các tín hữu tôn trọng ý nghĩa THÁNH LỄ trong ngày CHÚA NHẬT dành riêng để tôn vinh thờ phượng Chúa nên muốn dự lễ "thuần CHÚA NHẬT" thôi. Vì thế trừ khi LM cử hành lể hôn phối riêng cho đôi tân hôn và thân thuộc thì không có vấn đề gì. Còn nếu vẩn là Thánh lễ Chúa Nhật rồi kèm thêm Nghi thứa Hôn phối thì... giáo dân có thể tìm tới dự lễ Chúa Nhật tại một nhà thờ khác cho sốt sắng hơn. Vậy đi nha.

TuanHH
23-10-2009, 11:58 PM
Tại nhà thờ Kỳ Đồng (Đức Mẹ hằng cứu giúp), thánh lễ 9:30 sáng chúa nhật là "chuyên" cho lễ cưới. Những mùa cao điểm, lễ này có đến 5-6 cặp cô dâu chú rể và thường là lễ đồng tế (mỗi linh mục làm phép hôn phối cho 1 cặp). Những lễ này cũng có phần phụng vụ lời Chúa như bình thường, nhưng có thêm phần bí tích hôn phối trước khi phụng vụ thánh thể. Như vậy hẳn là giáo luật không hề quy định không làm lễ cưới vào chúa nhật.
Theo bạn như ruavang viết, mục đích quy định mới này của cha xứ để tránh việc giáo dân bỏ lễ, nhưng không nói rõ là do (1) đi ăn đám cưới hay (2) do ngại lễ lâu hơn do có thêm phần phép hôn phối. Lý do (1) có vẽ hơp lý hơn vì phần phép hôn phối cùng lắm là thêm 10-15 phút.
Ở một số địa phương, phong tục lễ cưới rất linh đình. Tiệc cưới từ sáng đến chiều, mấy lượt khách và mời hầu như là cả giáo xứ (và cả Cha xứ luôn)! Hẳn là sau mỗi đám cưới cha ngồi tòa nghe xưng tội "con bỏ lễ vì... đi ăn đám cưới" hơi bị nhiều. Nếu đúng trường hợp này, cha xứ đúng là có lý do để ra quy định này để giúp giáo dân khỏi 'sa chước cám dỗ'. TuanHH ủng hộ Cha xứ.

vũng_nước
24-10-2009, 02:35 AM
Theo mình nghĩ, đã là giáo luật đạo Công Giáo thì dù là ở bất cứ nơi đâu cũng phải làm theo. Hoàn toàn đồng ý với Littlewave:

A- Không được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối trong những ngày sau đây :

- Các lễ trọng buộc cũng như không buộc.
- Các Chủ nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa phục Sinh.
- Lễ Tro và các ngày trong Tuần Thánh.
- Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2-11)
- Các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Gặp những ngày trên, phải cử hành Thánh lễ theo ngày Phụng Vụ và đọc tất cả các bài đọc Sách Thánh của ngày lễ đó. Vẫn đọc lời nguyện cho đôi tân hôn trong Thánh Lễ, và cuối lễ có thể ban phép lành cho đôi tân hôn. Nếu không phải là Tam nhật Vượt Qua hay lễ trọng buộc, thì cũng có thể đọc một bài Sách Thánh về Hôn Phối.

B. Các ngày Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên :

Cử hành thánh lễ Chúa Nhật, nhưng trong các bài Sách Thánh, có thể đọc một bài về Hôn Phối; Nếu cử hành thánh lễ không có cộng đồng giáo xứ tham dự, thì có thể cử hành toàn bộ thánh lễ Hôn Phối.

Tuyệt đối tránh cử hành Hôn Phối ngày thứ Sáu và thứ Bẩy Tuần Thánh.

Tuy nhiên, nên phân biệt cử hành thánh lễ Hôn Phối và nghi thức Hôn Phối. Trừ Thứ Sáu và Thứ Bẩy Tuần Thánh thì không được cử hành Hôn phối còn các ngày khác được qui định trong mục A và B thì không cử hành thánh lễ Hôn Phối nhưng vẫn có thể cử hành nghi thức Hôn Phối


Lễ đồng tế có nghĩa là các cha cùng cử hành chung một thánh lễ. Không có nghĩa là mỗi cha làm lễ riêng cho mỗi cặp.

ruavang
24-10-2009, 02:00 PM
Rất cảm ơn mọi người đã giúp đỡ mình.
Điều mình hỏi là tổ chức cưới tại gia đình chứ không phải là lễ cưới trên nhà Thờ vì đúng là không được phép tổ chức lễ cưới vào ngày Chúa Nhật mà chỉ được làm phép cưới thôi thì phải.
Nhưng mà đây là ngày tổ chức ở tại gia đình, việc làm lễ cưới hay phép cưới thì là ngày trước đó rồi.
Nhưng mà Cha xứ nói rằng nếu mà tổ chức cưới vào ngày Chúa Nhật thì Cha sẽ không làm phép cưới cho. Ai thích thì cứ cưới.
Là một người Ki Tô Hữu thì ai cũng muốn hoàn thành tốt các quy định của Giáo Hội và xã hội nhưng mà tại sao điều Cha xứ nói như vậy thì có đúng với các điều luật của Giáo Hội không?

Cuoc Song Mai Van Xoay
24-10-2009, 02:51 PM
chào đồng hương ruavang
O Sydney thi ngày nào các Cha cũng làm hết, nhưng thường Lể cưới ai cũng chọn ngày Thứ bẩy.
CSMVX gặp Lễ cưới trong ngày Chúa nhật nhiều lần ở Nhà thờ Núi Nha Trang, Nhà Thờ Huyện Sĩ và Dòng Chúa cứu Thế ở Saigon hồi tháng 6, 7 vừa qua, CS quen một vài Cha Bắc Ninh, Bắc giang "nhà ta" thấy các Ngài cũng dễ thương lắm mà :):)

Các Cha xứ các xứ đạo địa phương, các nơi " xa mặt trời" thường ít uyển chuyển, ruavang liên hệ nhà thờ khác xem sao.

Angelus
24-10-2009, 05:05 PM
Đọc một hồi thấy rối lun...:105:

TuanHH
01-11-2009, 08:18 PM
Rất cảm ơn mọi người đã giúp đỡ mình.
Điều mình hỏi là tổ chức cưới tại gia đình chứ không phải là lễ cưới trên nhà Thờ vì đúng là không được phép tổ chức lễ cưới vào ngày Chúa Nhật mà chỉ được làm phép cưới thôi thì phải.
Nhưng mà đây là ngày tổ chức ở tại gia đình, việc làm lễ cưới hay phép cưới thì là ngày trước đó rồi.
Nhưng mà Cha xứ nói rằng nếu mà tổ chức cưới vào ngày Chúa Nhật thì Cha sẽ không làm phép cưới cho. Ai thích thì cứ cưới.
Là một người Ki Tô Hữu thì ai cũng muốn hoàn thành tốt các quy định của Giáo Hội và xã hội nhưng mà tại sao điều Cha xứ nói như vậy thì có đúng với các điều luật của Giáo Hội không?

Theo tình hình này, có lẽ ở giáo xứ của bạn đang bất bình về quy định này, thậm chí "ghét" cha xứ. Việc này làm tôi nhớ tới 1 việc cách đây vài năm tại NT Thanh Đa (http://giothanhle.com/?Church=226).
Tại nhà thờ này, lễ 7:30 sáng chúa nhật là lễ thiếu nhi, sau lễ là giờ học giáo lý của các em. Lễ này tất cả chỗ ngồi trong nhà thờ dành cho các em. Nhưng ngày chúa nhật các em thường dậy trễ, lại còn vệ sinh, thay đồ, ăn sáng... nên hay đến trễ. Khi lễ đã bắt đầu, một số em vẫn lai rai đi vào nhà thờ, khoảng sau 15 phút mới tạm gọi là ổn định.

Trước tình hình này, Cha xứ đã thực hiện "kỹ luật thép": đúng 7:30 đóng cửa nhà thờ, không cho ai vào nhà thờ khi thánh lễ đã bắt đầu. Lúc đó phụ huynh cũng bất bình và "ghét" cha, có người phản ứng bằng cách chuyển qua đi lễ ở nhà thờ khác lân cận (Hàng Xanh, Nguyễn Duy Khang, Thị Nghè...). Tôi có nghe một người phát biểu: "Không vô được thì đi nhà thờ khác, 'ổng' làm như có một mình 'ổng' có nhà thờ vậy." :92:

Nhưng rồi mọi việc cũng đi vào nề nếp. Cứ thử nghĩ, ngày thường đi học còn sớm hơn (7:00) mà phụ huynh vẫn đưa được con em đến trường đúng giờ. Cổng trường vẫn đóng sau giờ nhập học, em nào đến trễ phải đích thân phụ huynh phải đưa vào trường và làm giấy xin phép, ghi vào sổ để chấm điểm chuyên cần. Vậy mà phụ huynh không phàn nàn, không thấy bất bình. Còn đối với thánh lễ, mọi người vẫn cho rằng đến trễ mươi, mười lăm phút vẫn "không chết thằng tây nào"!

Người Hồi giáo, bườc vào thánh đường của họ, không những phải mặc trang phục theo quy định còn không được mang giày dép vào thánh đường. Khi cầu nguyện họ quỳ cúi rạp người, úp mặt xuống đất để tôn thờ Đức Ala. Khi đi ra cũng phải đi lùi ra cửa, không được quay lưng lại bàn thờ. Trong thánh đường Hồi giáo không hề có ghế ngồi. Còn người Công giáo chúng ta, khi dự thánh lễ được mang giày dép vào nhà thờ, có chỗ ngồi đàng hoàng, có khi còn được phát quạt giấy để phe phẩy nữa. Thoải mái quá!

Các Cha đôi khi đưa ra những quy định gọi là 'ngặt nghèo' cũng nhằm mục đích giúp cho giáo dân tham dự thánh lễ đầy đủ và sốt sắng hơn. Ở một số nhà thờ vùng sâu, các Cha bố trí nhà nghỉ cho những người ở xa hàng vài chục cây số đến nhà thờ chiều thứ bảy ngủ lại để dự lễ sáng sớm chúa nhật trước khi đi mấy chục cây số về nhà. Buổi tối các Cha còn nấu chè nấu cháo để bồi dưỡng cho họ.

Ở giáo xứ của bạn ruavang cũng vậy thôi. Cha xứ không hề muốn gây khó dễ cho giáo dân. Chính bạn cũng viết "Cha xứ không muốn cho cưới vào ngày Chúa nhật vì Cha cho rằng nếu cưới vào ngày đó thì không có người đến nhà Thờ." Mọi người đã chọn đi đám cưới thay vì đến nhà thờ!

Theo tôi, mọi người ở giáo xứ bạn thay vì tranh luận xem quy định này có phạm giáo quy không, thì nên bảo nhau ủng hộ Cha xứ. Chúng ta hàng ngày đọc kinh "cầu nguyện cho các linh mục", vậy hãy giúp cho các linh mục đi. Mọi việc đều có thể sắp xếp được, giả sử tất cả các ngày chúa nhật nhà đèn sẽ cúp điện từ sáng tới tối, không thể tổ chức đám cưới (việc này thì không thể tranh luận với nhà đèn xem có hợp pháp không rồi). Vậy bà con sẽ làm sao? Khi nào giáo dân vẫn cho là bỏ lễ chúa nhật để đi đám cưới cũng "không chết thằng tây nào" thì "kỹ luật thép" vẫn còn phải dùng.