PDA

View Full Version : Định hướng Tư vấn, tư vấn HIV/AIDS



caretocom
23-10-2009, 09:47 AM
ĐỊNH HƯỚNG VỀ TƯ VẤN

1. Tư vấn là gì?
Tư vấn được định nghĩa như là một quá trình giúp một hoặc nhiều người biết cách giải quyết những vấn đề nhất định giữa các cá nhân với nhau, những vấn đề tình cảm hay vấn đề mang tính quyết định.

Vai trò của một tư vấn viên là giúp khách hàng, giúp chính bản thân mình.
Tư vấn có thể được thực hiện với một cá nhân hoặc một cặp nam nữ hoặc một gia đình.

Mục đích của tư vấn

Giúp từng cá nhân tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình bằng cách:

• Phát triển năng lực đưa ra những quyết định khôn ngoan và thực tế.
• Thay đổi hành vi của mình để tạo ra những kết quả mong muốn
• Cung cấp thông tin

Tư vấn là:

• Lấy khách hàng làm trọng tâm: đáp ứng nhu cầu, vấn đề và hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân khách hàng
• Một quá trình tương tác, cộng tác và tôn trọng lẫn nhau
• Mục tiêu trọng tâm
• Phát triển tính tự chủ và trách nhiệm đối với bản thân ở khách hàng
• Phải tính đến từng tình huống giao thiệp giữa các cá nhân với nhau, bối cảnh văn hóa/ xã hội và sự sẵn sàng thay đổi.
• Nêu ra câu hỏi, khơi gợi thông tin, cân nhắc các phương án và xây dựng các kế hoạch hành động.

Tư vấn không phải là:

• Chỉ bảo hoặc ra lệnh
• Đưa ra lời khuyên
• Một cuộc trò chuyện
• Một sự chất vấn
• Một sự thú nhận
• Khẩn cầu


2. Tư vấn khác với giáo dục sức khỏe như thế nào?

TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Mang tính bí mật Không thường xuyên mang tính bí mật
Diễn ra giữa “một người với một người” hoặc một người với một nhóm nhỏ Diễn ra với nhóm nhỏ hoặc lớn
Gây ra cảm xúc mạnh mẽ ở cả tư vấn viên và khách hàng Về bản chất không gây xúc cảm mạnh
Có trọng tâm, cụ thể và có chủ đích Khái quát
Thông tin được đưa ra nhằm thay đổi thái độ và thúc đẩy thay đổi hành vi Thông tin được đưa ra nhằm nâng cao hiểu biết để giáo dục
Định hướng vào vấn đề Định hướng vào nội dung
Dựa trên nhu cầu của khách hàng Dựa trên nhu cầu sức khỏe cộng đồng


3. Tư vấn HIV/AIDS là gì?

Tư vấn HIV/AIDS là sự giao tiếp kín đáo giữa một khách hàng và một người cung cấp dịch vụ chăm sóc nhằm làm cho khách hàng có khả năng đối phó với stress và đưa ra những quyết định cá nhân liên quan đến HIV/AIDS. Quá trình tư vấn bao gồm việc đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV của cá nhân họ, tạo thuận lợi cho hành vi dự phòng và đánh giá biện pháp với kết quả dương tính của khách hàng (Tổ chức Y tế Thế giới)

4. Tại sao tư vấn HIV/AIDS lại quan trọng?

• Tư vấn phòng ngừa và thay đổi hành vi có thể ngăn việc lây nhiễm.
• Chẩn đoán HIV có nhiều ý nghĩa-tâm lý, xã hội, thể chất, tinh thần.
• HIV là một vấn đề sức khỏe đe dọa đến tính mạng và kéo dài suốt đời.

Mục đích của tư vấn HIV/AIDS

Tư vấn HIV/AIDS là một quá trình có ba mục tiêu khái quát:

#. Hỗ trợ tâm lý, tức là, hỗ trợ về mặt cảm xúc, tâm lý, xã hội và tinh thần cho những người có HIV và những người bị ảnh hưởng bởi HIV.

# Phòng ngừa lây nhiễm HIV bằng cách cung cấp thông tin về các hành vi nguy cơ (chẳng hạn như tình dục không an toàn hoặc dùng chung bơm kim tiêm) và giúp phát triển các kỹ năng cần thiết cho việc thay đổi hành vi và đàm phan về các thực hành an toàn hơn.

# Đảm bảo sử dụng hiệu quả việc chuyển tuyến, điều trị và chăm sóc bằng cách giải quyết các vấn đề về tuân thủ điều trị.

Tư vấn viên đạt được các mục đích này bằng cách:

• Để cho khách hàng xác định và giai bày tình cảm của mình (thường thì họ không làm được điều này với người khác)
• Xác định các phương án và giúp khách hàng xây dựng các kế hoạch hành động đối với các vấn đề quan tâm.
• Khuyến khích việc thay đổi hành vi khi thấy thích hợp
• Cung cấp thông tin cập nhật về dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS
• Thông báo cho khách hàng về các nguồn lực và các cơ quan (thuộc chính phủ và phi chính phủ) mà có thể trợ giúp những khó khăn về xã hội, kinh tế, văn hóa nảy sinh từ vấn đề HIV.
• Giúp khách hàng liên hệ với cơ quan đó. Một phần trong vai trò trách nhiệm của tư vấn viên là phải biết giữ vững thông tin liên lạc với tất cả các cơ quan tổ chức như vậy trong cộng đồng. Phải có được sự đồng ý của khách hàng trước khi chuyển tuyến ra cơ quan bên ngoài.
• Giúp khách hàng thu hút được sự hỗ trợ từ các mối quan hệ xã hội, bạn bè và gia đình họ.
• Trợ giúp khách hàng điều chỉnh thích nghi với nỗi đau buồn và sự mất mát tất yếu khi có bệnh tật như mất vợ, mất chồng hoặc người thân, mất tình bạn hoặc những mất mát khác về thu nhập, nhà cửa, việc làm.
• Đảm trách vai trò luật sư, tức là, giúp chống lại sự phân biệt đối xử.
• Nhắc nhở các cá nhân về quyền lợi hợp pháp của họ.
• Giúp khách hàng duy trì kiểm soát cuộc sống của họ
• Giúp khách hàng tìm ra một ý nghĩa cho cuộc sống của họ.

Tư vấn HIV/AIDS giải quyết các nhu cầu về thể chất, xã hội, tâm lý và tinh thần của đối tượng khách hàng:

Tức là phải luôn tính đến:

• Các vấn đề về lây nhiễm và bệnh tật
• Cái chết, sự mất mát người thân
• Sự phân biệt đối xử về mặt xã hội
• Tình dục
• Lối sống
• Phòng chống lây truyền

Một điều quan trọng cần lưu ý là ngoài những vấn đề liên quan trực tiếp đến HIV, khách hàng có thể đến vì các vấn đề trước khi mắc bệnh hoặc gián tiếp liên quan đến HIV.

Có thể phải cần đến liệu pháp cụ thể để trợ giúp khách hàng có những biểu hiện tiền mắc bệnh tật hoặc bệnh tâm thần xuất hiện cùng lúc chẳng hạn như chứng trầm cảm, hoặc các vấn đề cụ thể như rối loạn chức năng tình dục, khó ngủ, hoảng loạn,.v.v.v…

HIV cũng có thể kích hoạt lại các vấn đề trước đây chưa được giải quyết chẳng hạn như các vấn đề về tình dục, khuynh hướng tình dục (đồng tính hoặc lưỡng tính), tội lỗi hoặc xấu hổ vì hành nghề mại dâm, nghiện ma túy hoặc các vấn đề gia đình không liên quan đến HIV.

5. Quá trình tư vấn

Giai đoạn một: Thiết lập mối quan hệ và chiếm lòng tin của khách hàng
• Khẳng định về tính bí mật và thảo luận về các giới hạn của việc giữ bí mật.
• Tạo không khí cởi mở
• Cho phép bộc lộ xúc cảm
• Tìm hiểu các vấn đề, các yêu cầu khách hàng trình bày vấn đề của mình.
• Làm rõ những mong muốn của khách hàng đối với buổi tư vấn
• Nói rõ những gì mà tư vấn viên có thể đem lại cho khách hàng và phương pháp làm việc của mình.
• Cam kết của tư vấn viên về việc phục vụ khách hàng

Giai đoạn hai: Xác định và làm rõ vai trò trách nhiệm, giới hạn và nhu cầu
• Giải thích vai trò trách nhiệm và các giới hạn trong mối quan hệ tư vấn
• Xác lập và làm rõ mục đích và nhu cầu của khách hàng
• Đặt ra thứ tự ưu tiên giải quyết các mục đích và nhu cầu của khách hàng
• Tìm hiểu cặn kẽ lịch sử của khách hàng – khách hàng trình bày các vấn đề về bản thân mình một cách cụ thể chi tiết
• Tìm hiểu niềm tin, hiểu biết và mối quan tâm của khách hàng.

Giai đoạn ba: Quá trình tư vấn hỗ trợ tiếp tục
• Tiếp tục giãi bày suy nghĩ tình cảm
• Xác định các phương án
• Xác định các kỹ năng đối đầu hiện đang áp dụng
• Phát triển thêm các kỹ năng đối đầu
• Đánh giá các phương án và các hệ quả của nó
• Tạo khả năng cho thay đổi hành vi
• Hỗ trợ và duy trì việc giải quyết các vấn đề của khách hàng
• Theo dõi giám sát tiến độ tiếp cận mục tiêu định ra
• Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết
• Chuyển tuyến khi thích hợp

Giai đoạn bốn: Kết thúc tư vấn
• Khách hàng thực hiện theo kế hoạch
• Khách hàng xử lý, đối mặt với các công việc hàng ngày
• Tiếp cận được các hệ thống hỗ trợ và các loại hỗ trợ hiện có.
• Xác định các kế hoạch cụ thể cho việc duy trì sự thay đổi
• Thảo luận về việc kết thúc tư vấn và lập kế hoạch tiếp theo
• Kéo dãn khoảng cách những lần gặp sau đó
• Xác định rõ các nguồn lực hiện có và các kế hoạch chuyển tuyến cho khác hàng
• Khẳng định với khách hàng về sự lựa chọn quay trở lại tư vấn nếu thấy cần thiết

Tài liệu tham khảo
1. Nelson-Jones R. (1988) Tư vấn thực hành và các kỹ năng giúp đỡ: giúp khách hàng để họ tự giúp mình. Holt, Rinehart và Winson: Sydney, tr. 13-35
2. Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình, Tổ chức kiểm soát AIDS quốc gia, chính phủ Ấn Độ, Giáo trình đào tạo tư vấn HIV/AIDS dành cho giáo viên
3. Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình, Tổ chức kiểm soát AIDS quốc gia, chính phủ Ấn Độ, Giáo trình đào tạo tư vấn HIV/AIDS dành cho giáo viên, tr. 82-83 và Tạp chí Sức khỏe Gia đình Quốc tế, Zimbabwe, Giáo trình đào tạo tư vấn HIV, tr. 49-51