giusehien
03-02-2008, 04:14 AM
NGƯỜI TỐNG ĐƯỢC VĂN KHẾ
Có một người nước Tống đi dạo chơi trên đường vô tình nhặt được một văn khế bằng gỗ, trên tấm gỗ khắc nhiều số hiệu răng cưa thay thế cho số tiền, tức là ký hiệu mà các thương gia buôn bán thời đó dùng để làm bằng chứng, giống như tờ khế ước trong buôn bán vậy.
Người nước Tống này tỉ mỉ đếm mấy ký hiệu răng cưa trên tấm gỗ văn khế, nghĩ rằng mình nhặt được tấm gỗ văn khế này thì đổi ra được bao nhiêu lượng bạc, ảo tưởng đến tình cảnh mình sống qua những ngày tốt đẹp. Anh ta chịu không nổi nên đem chuyện này nói với hàng xóm: “Tôi sắp trở thành người giàu có rồi.”
Nhưng anh ta hoàn toàn không biết tấm gỗ văn khế đó là do ai khắc, để có thể đến đó đổi thành tiền ?
(Liệt tử: Thuyết phù)
Suy tư:
Thời nay, người ta dùng thẻ tín dụng để đi mua hàng, đi siêu thị, để rút tiền tự động rất tiện lợi và an toàn, do đó mà có người nhặt được thẻ tín dụng nhưng không biết làm sao để rút tiền, bởi vì không có số mật mã của nó...
Thẻ “tín dụng” của người Ki-tô hữu là phục vụ, “mật mã” của thẻ tín dụng ấy là bác ái, nhờ thẻ “tín dụng” với”mật mã” ấy mà người Ki-tô hữu có thể “rút” được tình yêu của Thiên Chúa; khi có đức ái thì có thể làm được tất cả mọi việc, như: dễ dàng tiếp xúc với người khác, dễ dàng tạo niềm tin với người; dễ dàng chiếm được tình cảm của người chung quanh; dễ dàng giúp đỡ và phục vụ người khác dù cho hoàn cảnh bách hại khó khăn.
Có nhiều người cũng nói mình phục vụ, nhưng không mấy ai có thiện cảm với họ, bởi vì họ phục vụ nhưng không có đức ái, bởi vì họ phục vụ vì ăn lương nhà nước, vì nồi cơm của mình chứ không vì yêu thương tha nhân mà phục vụ. Họ chẳng khác chi có thẻ tín dụng phục vụ mà không có mật mã là bác ái, nên không thể mở được tâm hồn của người khác.
Phục vụ và yêu thương phải đi đôi với nhau như thẻ tín dụng và mật mã vậy, bằng không thì sự phục vụ chỉ có tính cách xã giao, lễ nghi và thương hại mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://vietcatholic.net/News/Html/51886.htm
Có một người nước Tống đi dạo chơi trên đường vô tình nhặt được một văn khế bằng gỗ, trên tấm gỗ khắc nhiều số hiệu răng cưa thay thế cho số tiền, tức là ký hiệu mà các thương gia buôn bán thời đó dùng để làm bằng chứng, giống như tờ khế ước trong buôn bán vậy.
Người nước Tống này tỉ mỉ đếm mấy ký hiệu răng cưa trên tấm gỗ văn khế, nghĩ rằng mình nhặt được tấm gỗ văn khế này thì đổi ra được bao nhiêu lượng bạc, ảo tưởng đến tình cảnh mình sống qua những ngày tốt đẹp. Anh ta chịu không nổi nên đem chuyện này nói với hàng xóm: “Tôi sắp trở thành người giàu có rồi.”
Nhưng anh ta hoàn toàn không biết tấm gỗ văn khế đó là do ai khắc, để có thể đến đó đổi thành tiền ?
(Liệt tử: Thuyết phù)
Suy tư:
Thời nay, người ta dùng thẻ tín dụng để đi mua hàng, đi siêu thị, để rút tiền tự động rất tiện lợi và an toàn, do đó mà có người nhặt được thẻ tín dụng nhưng không biết làm sao để rút tiền, bởi vì không có số mật mã của nó...
Thẻ “tín dụng” của người Ki-tô hữu là phục vụ, “mật mã” của thẻ tín dụng ấy là bác ái, nhờ thẻ “tín dụng” với”mật mã” ấy mà người Ki-tô hữu có thể “rút” được tình yêu của Thiên Chúa; khi có đức ái thì có thể làm được tất cả mọi việc, như: dễ dàng tiếp xúc với người khác, dễ dàng tạo niềm tin với người; dễ dàng chiếm được tình cảm của người chung quanh; dễ dàng giúp đỡ và phục vụ người khác dù cho hoàn cảnh bách hại khó khăn.
Có nhiều người cũng nói mình phục vụ, nhưng không mấy ai có thiện cảm với họ, bởi vì họ phục vụ nhưng không có đức ái, bởi vì họ phục vụ vì ăn lương nhà nước, vì nồi cơm của mình chứ không vì yêu thương tha nhân mà phục vụ. Họ chẳng khác chi có thẻ tín dụng phục vụ mà không có mật mã là bác ái, nên không thể mở được tâm hồn của người khác.
Phục vụ và yêu thương phải đi đôi với nhau như thẻ tín dụng và mật mã vậy, bằng không thì sự phục vụ chỉ có tính cách xã giao, lễ nghi và thương hại mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
http://vietcatholic.net/News/Html/51886.htm