PDA

View Full Version : Thắc mắc về Kinh Kính Mừng



strawberrybaby
28-10-2009, 10:21 AM
" Kính mừng maria đầy ơn phúc đức chúa trời ở cùng bà, bà có .........và giêsu con lòng bà gồm phúc lạ"
- " Thánh maria đức mẹ chúa trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tự. Amen"
Cho traw hỏi ý nghĩa 2 câu kinh này là như thế nào?

Bởi vì khi đọc kinh, hay đi ngang qua nhà 1 người hàng xóm, traw có nghe họ lần hạt đến thứ 100, nhưng không biết họ có hiểu được gì hay không mà họ cứ đọc nhiều như vậy?
Nếu đọc nhiều chỉ vì bổn phận mà không suy ngẫm cái đó có phải là không tôn kính hay không?

Angelus
28-10-2009, 03:46 PM
... Bởi vì khi đọc kinh, hay đi ngang qua nhà 1 người hàng xóm, traw có nghe họ lần hạt đến thứ 100, nhưng không biết họ có hiểu được gì hay không mà họ cứ đọc nhiều như vậy?
Nếu đọc nhiều chỉ vì bổn phận mà không suy ngẫm cái đó có phải là không tôn kính hay không?Đang si nghĩ...:39::39::39::39::39:

dominico_dung
28-10-2009, 04:43 PM
Thế bé út nhỏ giờ đã học Giáo Lý chưa?! Mọi người sẽ giúp được bé khi bé trả lới câu này của chú Dũng đó!

strawberrybaby
29-10-2009, 05:42 AM
Đương nhiên là học ùi...và đã học xong thêm sức!!!
Út hỏi ý nghĩa của 2 câu kinh, bởi vì khi nghe người khác đọc kinh, họ đọc rất nhiều nhưng hok biết họ có suy nghĩ hay không?

BMK
29-10-2009, 09:56 AM
" Kính mừng maria đầy ơn phúc đức chúa trời ở cùng bà, bà có .........và giêsu con lòng bà gồm phúc lạ"
- " Thánh maria đức mẹ chúa trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tự. Amen"
Cho traw hỏi ý nghĩa 2 câu kinh này là như thế nào?

Bởi vì khi đọc kinh, hay đi ngang qua nhà 1 người hàng xóm, traw có nghe họ lần hạt đến thứ 100, nhưng không biết họ có hiểu được gì hay không mà họ cứ đọc nhiều như vậy?
Nếu đọc nhiều chỉ vì bổn phận mà không suy ngẫm cái đó có phải là không tôn kính hay không?

Kinh Kính Mừng
Kính mừng Maria đầy ơn phước, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ, hơn mọi người Nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen.



Lịch Sử kinh Kính Mừng

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines


Trước khi có hình thức cố định như hiện nay, Lời Kinh Kính Mừng đã mặc lấy những hình thức hơi khác nhau mặc dù ý nghĩa căn bản vẫn còn nguyên vẹn.
Chẳng hạn như vào giữa thế kỷ thứ XIV, các tu sĩ dòng Các Tôi Tớ của Ðức Maria, tại Firenze bên nước Italia, đã phổ biến lời kinh Kính Mừng như sau:




"Kính mừng Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, rất dịu hiền và rất trinh trong vô nhiễm nguyên tội. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời, Mẹ ân sủng và Mẹ nhân từ, xin cầu cho chúng con, bây giờ và trong giờ lâm tử. Amen."

Cũng trong thế kỷ XIV, thánh Bernadino thành Siêna, đã thêm vào sau những lời Cầu cho chúng con, một đặc tính nữa là "những kẻ có tội".
Vào năm 1568, Ðức Giáo Hoàng Pio V, đã tổng hợp tất cả các truyền thống lại, và mặc cho phần thứ hai của kinh Kính Mừng hình thức cố định như hiện nay:




"Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa trời. Cầu cho chúng con, là kẻ có tội, khi nầy và trong giờ lâm tử. Amen."

Ðọc lại toàn bộ lời kinh Kính Mừng, chúng ta có thể chú ý đến hai đặc điểm được đề cao nơi Mẹ Maria, đó là Mẹ đầy ơn sủng và Mẹ nhân từ. Mẹ được tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa và Mẹ luôn là người Mẹ nhân từ đối với loài người chúng ta, những kẻ tội lỗi cần nhờ đến lòng nhân từ hay tha thứ của Thiên Chúa. Chính vì thế mà chúng ta không ngần ngại chạy đến Mẹ, xin Mẹ cầu nguyện cho trong giây phút hiện tại và trong giờ lâm tử được ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.


Ðến đây chúng ta có thể thắc mắc tự hỏi: Việc con người chạy đến nhờ một người khác cầu nguyện cho mình. Việc làm đó có phù hợp với tinh thần kinh thánh hay không? Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, là Ðấng tràn đầy ơn phước, nhưng Mẹ vẫn là một con người. Việc xin Mẹ Maria cầu nguyện cùng Chúa cho chúng ta có gì nghịch lại kinh thánh hay không? Thắc mắc nầy có liên quan đến sự trung gian của Mẹ Maria giữa Thiên Chúa và con người, mà thông điệp của Ðức Gioan Phaolô II về Ðức Maria, Mẹ Ðấng cứu chuộc, đã gọi là "sự trung gian hiền mẫu", của một người Mẹ. Và sự trung gian đó không thay thế cho sự trung gian duy nhất của Chúa Giêsu Kitô, nhưng chỉ tham dự vào đó mà thôi.


Nơi Phúc âm theo thánh Gioan, trong biến cố tiệc cưới Cana, chúng ta thấy Mẹ Maria đứng ra cầu khẩn Chúa Giêsu, Con Mẹ, xin Ngài làm phép lạ giúp cho gia đình đang tổ chức tiệc cưới mà hết rượu. Nơi sách tông đồ công vụ, chương 1, câu 14, chúng ta thấy Mẹ Maria hiện diện giữa các tông đồ, để cầu nguyện cùng với các Ngài và cho các Ngài, vào giây phút quan trọng khai sinh Giáo Hội của Chúa Kitô.
Ðọc lên kinh Kính Mừng với hết lòng đạo đức sốt sắng, chúng ta dâng lời chào kính mẹ Maria, vừa đồng thời xin Mẹ đến hiện diện giữa chúng ta, cầu nguyện với chúng ta và cho chúng ta.




Xin Mẹ hướng dẫn chúng ta trên con đường hành hương tiến về quê trời. Amen.


Source : catholic.org

Cỏ dại
29-10-2009, 10:03 AM
Híc. Không pít pà con nhà mình hỏi thật hay hỏi đùa đó chớ. Níu mà hỏi thật thì bùn lắm à nha.

strawberrybaby
29-10-2009, 10:37 AM
Hok có đùa tí nào đâu...chỗ này hok được đùa mà!!!
Lẽ ra là biết ý nghĩa của 2 câu kinh này, mà tự dưng đọc nhiều quá...nên rồi suy lộn nghĩa kinh này qua kinh kia...

chimcon
29-10-2009, 11:09 AM
kinh kính mừng ah ;
theo mình nghĩ thì nó đơn giản mà ,nhắc nhở chúng ta nhờ đến mầu nhiệm của thiên chúa là ngôi 2 xuống thế làm người ,qua lới chào của sứ thấn (graphiel )trong ngoặc ko biết đúng ko ,và đức mẹ đã thưa xin vâng ,chúng ta chúc tung đức mẹ là người có phúc vì dc chúa chọn làm mẹ thiên chúa và cuối cùng là xin mẹ cầu bầu cho chúng ta luôn mãi cho đến khi chết.
vấn đề đọc kinh nhiều mà không suy gẫm thì quả là đáng uổng công ,nhưng mà làm như vậy cũng ko có gì là thất kính ,chả qua là không đc nhiều ơn từ những chưỡi kinh kính mừng đó thui
đọc một kinh đọc đi đọc lại thì ai mà đọc theo thói wen ,đoc wen miêng ,miệng đọc nhưng mà lòng thì nghĩ cái khác ,
một số người đọc kinh vô cùng nhanh ,lần hạt gì mà như cái máy radio ,5 -7 phut xong 50 kinh ,các bạn nghĩ sao về tình trang này
ai có thể đưa ra sáng kiến khắc phục tình trạng đọc kinh ko suy gẫm và nhanh như radio không/

vũng_nước
29-10-2009, 11:09 AM
https://thanhcavietnam.net/ThanhCaVN/asx.php?type=1&id=8195

jolly_oneself
29-10-2009, 11:14 AM
Theo Jolly nghĩ thì pé dâu tây cũng đã biết ý nghĩa của Kinh Kính Mừng rồi vì đã học gl rồi mà.Còn việc người ta đọc kinh ít hay nhiều thì tùy vào người ta nữa,có thể người ta muốn dâng kinh nhiều cho Đức Mẹ,việc người ta co hiểu được nghĩa kinh Kính Mừng hay koh thì mình đâu biết được vì đó là sự suy nghĩ của người ta mà.:18:

Cỏ dại
29-10-2009, 11:23 AM
"Câu trên là lời của thiên thần Gabrie khi thoạt nhìn thấy Đức mẹ. Là lời chào mà mỗi tín hữu được mời gọi liên lỉ chào kính Mẹ không chỉ bằng môi miệng mà bằng trọn cả tâm hồn và con tim. Khi nói lên lời Kính mừng Mẹ bằng chính tâm hồn mình, chúng ta sẽ trở nên thanh khiết, trong sạch hơn. Vì khi đó chúng ta đang dõi nhìn theo sự thánh thiện tuyệt vời của mẹ.
Câu thứ 2 vốn có nhiều hình thức khác nhau nhưng đến thế kỷ 16 (hình như là năm 1568) đã được Đức Giáo Hoàng Pio V tổng hợp các truyền thống lại và có hình thức như ngày nay. Đó là lời cầu xin Danh Thánh Mẹ, xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa gìn giữ chúng ta là những con người tội lỗi trên trần gian này không chỉ trong cuộc sống hiện tại mà cả trong giờ chết, những người đã kêu cầu danh mẹ sẽ được chiếm ngắm dung nhan mẹ và được mẹ dẫn đưa đến cùng Thiên Chúa".
Đây là những hỉu bít của em. Hơi sơ sài nhưng đưa ra cho mọi người cùng tham khảo.

migoi_sg
29-10-2009, 11:39 AM
Thật buồn khi có người còn hỏi câu kinh KÍNH MỪNG này ý nghĩa như thế nào, trong lúc cũng đã học xong lớp giáo lý thêm sức rùi chứ, huhu

dominico_dung
29-10-2009, 05:17 PM
Thật buồn khi có người còn hỏi câu kinh KÍNH MỪNG này ý nghĩa như thế nào, trong lúc cũng đã học xong lớp giáo lý thêm sức rùi chứ, huhu


Thật sự thì không là "Thắc mắc nhỏ" đâu út kưng!
Thử "thanh minh cho út cái xem được không!

Thời tôi còn nhỏ (trước năm 1975), khi bắt đầu có trí khôn, bắt đầu được đi học Giáo Lý (niềm mơ ước và háo hức của mọi đứa), ở GX Thanh Bình - Đà Nẵng của tôi, tôi nhớ hằng năm vào tháng Đức Mẹ thì các Khu trong GX luân phiên lần hạt Mân Côi tại các gia đình, mỗi gia đình một tối và xoay vòng cho đến hết tháng Kính Đức Mẹ thì ngưng. Đương nhiên, bọn trẻ con trong Khu thì là phải nghiêm chỉnh mà phục tùng rồi. Đến phiên nhà đứa nào thì đứa ấy sốt sắng khỏi phải nói. Nhưng nói thật, đến phiên nhà chúng, chúng sợ ăn roi nên phải "tâm phục, khẩu phục" mà thôi, chứ cũng "nẫu" ruột; đứa nào cũng thế cứ vài bài xướng đầu, đến phần "Kính mừng..." là cái mắt ríu lại rồi, lim dim mà nhìn ngang cứ như đang "chiêm niệm" ấy (ngủ gục í mà! :secret:). Còn đám trẻ con nhà hàng xóm thì khỏi phải nói, đầu buổi tụ tập chả thiếu đứa nào, được dành riêng một bàn tiếp đón, có cả kẹo bánh, nước uống đầy đủ, ấy vậy mà khi vào giờ Kinh chúng biến khoắng, chả thấy mống nào sất; cả bọn kéo nhau ra góc xóm 8, canh giờ (thường thì 60 phút); nhắm chừng sắp xong buổi dâng Kinh Mân Côi, thậm thò từng đứa một mon men "vào hàng", lấy dấu, rồi cũng lầm rầm đọc. Amen! Kết thúc, bọn chúng lại ngồi vào bàn, râm ran với nhau, lại bánh kẹo, đứa bốc một nắm cho vào túi rồi cùng nhau biến vào trong đêm. Vui lắm! Cha xứ và người lớn biết hết à, lúc đầu còn la mắng dữ, nhưng sau thấy cha rầy chút chút rồi thôi. Còn nhớ không lầm thì người lớn đọc Kinh thế này: "Kính mừng Ma() a đời ơn phước () Chúa Trời ơ cùng Bà () à có phước lạ () ơ mọi người nữ và (Giê)su con () Bà phước. Thánh Maria Đức Mẹ () Trời cho chúng con là kẻ () tội () này và () giờ lâm tử Amen". Vâng, thế, các bạn thử đọc thật nhanh xem, hay lắm; các cụ đọc Kinh như "đua việt dã" vậy! Con xin các cụ thứ lỗi vì tội con nói xấu các vị! Sự thật là vậy ạ! Sau năm 1975, giáo xứ có linh mục thay thế (tôi chỉ còn nhớ tên là cha Hải, bây giờ thì ngài lớn tuổi lắm rồi, 35 năm rồi còn gì!), nhớ có một lần cha đã công khai nhắc nhở và nhắc nhở thường xuyên trước cộng đoàn về việc đọc Kinh "rõ lời, rõ chữ, khoan thai, ngắt câu từ đúng nghĩa". Hình như là nhờ đó mà về sau bọn trẻ chúng tôi luôn luôn "theo kịp" các cụ trong các giờ Chầu Mình Thánh. Đã hơn 35 năm trôi qua, nhưng giờ tôi "lỡ" nghe đâu "đọc Kinh việt dã" là tôi nhớ GX Thanh Bình tôi, nhớ mang máng ý cha Hải nhắc nhở cộng đoàn đọc "chậm thôi!" mà thấy vui vui.

Trở về hiện tại! Có thể bé út Nhà 888 cũng có lo lắng như thế, chứ không phải bé không hiểu Kinh Mân Côi đâu phải không?! Lo rằng, người ta đọc Kinh "Kính mừng..." một cách sáo rỗng - như vẹt vậy - mà không toàn tâm toàn ý! Dâng Kinh, suy ngẫm ngõ hầu tôn vinh cùng nài nỉ Đức Mẹ đoái thương mà cho ta được hòa hiệp cùng Ơn Đức Vâng Lời của Mẹ, được hưởng nhờ Ơn Thánh Thiêng từ Mẹ mà xứng đáng được là con Thiên Chúa và con Mẹ hơn; thì thiển nghĩ có lẽ không ai trong chốn "hồng trần" chúng ta mà hoàn thiện được - dĩ nhiên các đấng bậc tu trì thì không là "chốn hồng trần" chúng ta rồi.

Xin mời các bạn lắng nghe linh mục Tiến Linh tâm tình chắc sẽ thông cảm hơn cho ý nghĩ của tôi và "khổ chủ" topic này: https://thanhcavietnam.net/forum/showpost.php?p=63635&postcount=7.

Mến chào Bình An và Mạnh Khỏe!

littlewave
30-10-2009, 11:51 PM
kinh kính mừng ah ;
theo mình nghĩ thì nó đơn giản mà ,nhắc nhở chúng ta nhờ đến mầu nhiệm của thiên chúa là ngôi 2 xuống thế làm người ,qua lới chào của sứ thấn (graphiel )trong ngoặc ko biết đúng ko ,và đức mẹ đã thưa xin vâng ,chúng ta chúc tung đức mẹ là người có phúc vì dc chúa chọn làm mẹ thiên chúa và cuối cùng là xin mẹ cầu bầu cho chúng ta luôn mãi cho đến khi chết.
vấn đề đọc kinh nhiều mà không suy gẫm thì quả là đáng uổng công ,nhưng mà làm như vậy cũng ko có gì là thất kính ,chả qua là không đc nhiều ơn từ những chưỡi kinh kính mừng đó thui
đọc một kinh đọc đi đọc lại thì ai mà đọc theo thói wen ,đoc wen miêng ,miệng đọc nhưng mà lòng thì nghĩ cái khác ,
một số người đọc kinh vô cùng nhanh ,lần hạt gì mà như cái máy radio ,5 -7 phut xong 50 kinh ,các bạn nghĩ sao về tình trang này
ai có thể đưa ra sáng kiến khắc phục tình trạng đọc kinh ko suy gẫm và nhanh như radio không/

Xin đóng góp chút suy tư trong việc lần chuỗi Mân Côi:

Trước hết, kinh Kính Mừng xưa nay vốn bị liệt vào kiểu cầu nguyện theo lối bình dân của các ông bà già cuồng tín và đám con nít ê a kinh bổn. Mà thật, nhiều hội đoàn và nhóm cầu nguyện lần hạt một cách máy móc như trả bài, đọc mau chóng cho xong cho đủ số lượng hay đạt thành tích bao nhiêu bao nhiêu chuỗi. Bản thân lit khi dâng kinh chung với tập thể thường cũng vậy. Đọc theo nhịp điệu chung lại lo ra chia trí thì tài nào mà suy ngẫm chiêm niệm được !
Vậy xin rút kinh nghiệm bản thân chia sẻ với mọi người chút chút để cùng dâng Mẹ những đóa hồng rosa tươi tắn thơm hương:

Trước hết, khi lần chuỗi Mân Côi ta cần hiểu ý nghĩa tràng hoa dâng kính Mẹ, cần biết tại sao Mẹ ta yêu thích muốn con cái cầu nguyện bằng lời kinh Kính Mừng đơn sơ ấy.



Về cơ cấu, kinh Mân Côi gồm các kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh.



Kinh Lạy Cha là lời nguyện thâm trầm chính Đức Kitô đã dạy cho các môn đệ của Ngài cầu nguyện.
Kinh Kính Mừng là lời Tổng Thần Gabriel chào Đức Mẹ khi được Thiên Chúa sai đem tin cho Đức Mẹ làm Mẹ Chúa Cưu Thế.
Kinh Sáng Danh là lời tung hô vắn tắt ngợi khen Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là mẫu tuyên xưng Đức Tin giản lược của Giáo Hi thời sơ khai về Ba Ngôi Thiên Chúa bằng nhau. Hình như nền tảng kinh Sáng Danh được rút từ công thức rửa tội nhân danh Chúa Ba Ngôi trong Matthêu 28:19.

Về ý nghĩa, ba mầu nhiệm 5 sự Vui, Thương, Mừng của kinh Mân Côi tượng trưng ba giai đoạn chính của cuộc đời Chúa Cứu Thế: Nhập Thể, Khổ Nạn và Phục Sinh. (Và sau này ĐTC Jean Paul II đã bổ xung giai đoạn hoạt động công khai rao giảng Tin Mừng của Chúa Jesus qua mầu nhiệm 5 sự Sáng)

Như thế, kinh Mân Côi quả là bản Phúc Âm rút gọn trong tương quan giữa Chúa Cứu Thế với Đức Mẹ. Kinh Mân Côi cho thấy Đức Mẹ đã cộng tác chặt chẽ với Chúa Cứu Thế trong mầu nhiệm Nhập Thể, Khổ Nạn và Phục Sinh. Đức Mẹ đã chịu thai và sinh hạ Chúa Cứu Thế, đã đứng dưới chân thánh giá để đồng công với Con Chí Thánh trong giờ đau khổ nhất hầu cho toàn thánh ý Đức Chúa Cha, và đã được về trời hưởng vinh quang Đức Kitô Phục Sinh. Vì thế, kinh Mân Côi cũng được gọi là bản toát lược cuộc đời Chúa Cứu Thế và Đức Mẹ
Đương nhiên chúng ta không phải là những con vẹt "LẠY CHÚA LẠY CHÚA" mà mong vào được Nước Trời. Chúng ta cần vừa đọc vừa suy niệm từng đoạn phim cuộc đời Chúa Jesus với Mẹ đồng hành trong từng giai đoạn: ấu thơ (VUI); hoạt động công khai (SÁNG); chịu khổ nạn (THƯƠNG) và sống lại (MỪNG)
Biết là suy gẫm đủ các mầu nhiệm nhưng... lit thường thích ngắm chuỗi Mân Côi mùa Vui, thấy sốt sắng hơn vì có dịp nhì nhằng xin những thứ mình thiếu thốn, xin học được những nhân đức tuyệt vời của Mẹ qua từng chục kinh.



TRUYỀN TIN: xin cho con noi gương khiêm nhượng tột cùng của Mẹ
THĂM VIẾNG: xin cho con vì Chúa biết bác ái yêu thương chứ không chỉ dừng lại ở mức công bằng
VUA ĐẤT TRỜI XUỐNG TRẦN NGHÈO HÈN LẶNG LẼ: xin cho con sông tinh thần khó nghèo, không ham hưởng thụ xa hoa
DÂNG CHÚA TRONG ĐỀN THÁNH: xin cho con biết từ bỏ mình, lắng nghe, chấp nhận vâng theo ý Chúa
TÌM ĐƯỢC CHÚA: xin cho con biết thao thức tìm kiếm TY vĩnh cửu "CHÚA LÀ TẤT CẢ"

Khi thư thả thì lit dâng kinh với lòng nguyện ngẫm, mệt thì đọc lời chào kính Mẹ với tình con thảo yêu mến, mỗi lời là một bông hồng kết thành triều thiên dâng Mẹ. Ý cầu nguyện thì... khỏe lắm: CON DÂNG TẤT CẢ ĐỂ MẸ TÙY NGHI SỪ DỤNG BAN ƠN ÍCH CHO NHỬNG AI CẦN ĐẾN LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG. MẸ BIẾT RÕ NHỮNG NGƯỜI CON YÊU THƯƠNG HẰNG CẦU NGUYỆN CHO, NHỮNG NGƯỜI NHỜ CON CẦU NGUYỆN, NHỮNG NGƯỜI CON VÔ TÌNH CÒN VƯỚNG NỢ LẼ CÔNG BẰNG MÀ KHÔNG CÓ CÁCH ĐỀN TRẢ ... CON XIN MẸ ĐẶC BIỆT THƯƠNG CẦU BẦU CÙNG CHÚA CHO HỌ (CÒN SỐNG CŨNG NHƯ ĐÃ QUA ĐỜI)

Vậy ha ! Mong cả nhà mình tranh thủ mọi nơi mọi lúc hợp chuỗi nhé, đặc biệt hết tháng Mân Côi nhưng lại vào tháng các linh hồn rồi, mà các linh hồn, đặc biệt các linh hồn bị thân nhân quên lãng thèm lời kinh Mân Côi của chúng ta lắm đấy.

littlewave
04-11-2009, 11:23 PM
Tại sao người Công giáo cầu nguyện
cứ lặp đi lặp lại mãi một Kinh Kính Mừng


Đã là người công giáo thì ai cũng biết chuỗi Mân Côi. Yếu tố đặc biệt của chuỗi Mân Côi là lặp đi lặp lại kinh Kính mừng, mà như thế là lặp đi lặp lại lời ngợi khen Chúa Kitô, đối tượng tối hậu của lời truyền tin và lời bà Ê-li-sa-bét chào mừng Đức mẹ “Con lòng bà gồm phúc lạ.” (Lc 1: 30). Thế nhưng các anh em Tin lành thì thắc mắc, khiến cho nhiều người hoang mang tự nghĩ: có lẽ việc lập đi lập lại kinh Kính mừng là điều vô bổ và không cần thiết.

1- Anh em Tin lành nói lần hạt là sự lặp đi lặp lại cách vô ích:

Họ viện dẫn Phúc âm Matthêu như sau: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng cứ nói nhiều là được nhận lời”. (Mat 6:7) Xin thưa: Tự bản chất, Chúa không cấm tất cả những kinh được lặp đi lặp lại, Chúa chỉ cấm những kinh lặp đi lặp lại cách vô ích, theo tâm trạng và cách thức của dân ngoại. Khi cầu nguyện họ cho rằng cứ lặp lại cho nhiều là một cách hay nhất để bó buộc các thần minh phải đáp lời. Thí dụ thời tiên tri Elia, dân ngoại đã làm thịt con bò cúng thần Ba-an và cầu nguyện : “Lạy thần Ba-an, xin nhận lời chúng tôi”. Khi không có ai đáp lời, họ càng kêu lớn tiếng hơn và tiếp tục nói lải nhải liên miên từ sáng cho tới trưa (x 1V 18: 25-29). Chúa chỉ nói chúng ta đừng cầu nguyện theo cách thức như kiểu dân ngoại mà thôi. Ngoài ra, Chúa không cấm và cũng không lên án. Nếu sự lặp lại mọi lời cầu nguyện đều sai trái, thì chúng ta đâu cần đọc nhiều lần kinh Lạy cha, trong đời chỉ đọc một lần không đủ sao!

2- Thánh kinh chứng minh cầu nguyện lặp đi lặp lại không vô ích:

Trong sách Khải huyền (kh 4:8), bốn sinh vật trên Thiên đàng ngày đêm ca hát tán tụng cùng một lời tung hô không ngừng: “Thánh! Thánh! Thánh! Chúa là Thiên Chúa tối cao, Đấng đã có, đang có, và đang đến” (kh 4: 8). Nếu lặp lại là vô ích thì hẳn bốn sinh vật đã bị Chúa cấm vì cứ lặp lại cũng một lời mãi như thế. Trong Phúc âm Luca, người thâu thuế lặp đi lặp lại lời cầu: “ Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Anh ta ra về, và được khỏi tội; trong khi người biệt phái tự đắc cầu nguyện bộc phát thì lại chẳng được. (Lc 18: 10-14). Trong vườn Giệtsimani, Chúa Giêsu đã lặp đi lặp lại 3 lần cũng một lời cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha. Vì Ngài dồn hết tâm trí lên Cha của Ngài, nên lời cầu nguyện của Ngài hoàn hảo đẹp lòng Cha mọi đàng. Cũng vậy, kinh Kính mừng chủ yếu xuất phát từ Thánh kinh (Lc 1: 28,42 và Mat 6: 9-12) và kèm theo việc suy niệm cuộc đời Chúa Cứu thế dựa theo Thánh kinh. Mục đích để lôi kéo người ta đến gần Chúa Kitô, như thế việc lặp lại lời cầu chẳng phải là vô ích.

3- Một thắc mắc khác lại nảy sinh:

Đức mẹ đâu phải là Chúa mà nghe được hằng tỉ lời kinh Kính mừng cùng một lúc được? Chúng ta có thể nói ngay Đức mẹ không phải là Chúa, nhưng cũng nghe được cả tỉ lời cầu trong cùng một lúc. Ví dụ chúng ta thấy các máy vi tính không có tai, không có miệng mà cũng nhận và phát ra cả tỉ những dữ kiện cùng một lúc. Nếu con người có thể chế tạo những tổ hợp vi mạch điện tử phức tạp và tối tân như vậy, thì Chúa có thể làm cho các Thánh nhân của Ngài nghe đựơc hằng tỉ lời cầu của muôn người trong cùng một lúc. Các Thánh ở ngoài tầm hạn chế của không gian và thời gian, bởi vì Thiên đàng không bị đóng khung vào không gian và thời gian. Trên thế gian, sự hiểu biết chúng ta bị giới hạn và bất toàn. Nhưng trên Thiên đàng, sự hiểu biết ở mức độ trọn vẹn và hoàn hảo (1 Corintô 13:12).

4- Việc lặp đi lặp lại kinh Kính mừng là tiếng nói của con tim:

Lúc sinh thời, Đức Hồng y Fulton J. Sheen, (1895-1979) nhân vật nổi tiếng về những bài giảng trên truyền thanh và truyền hình, tác giả khoảng 50 cuốn sách, đã kể câu truyện sau: Một hôm, Ngài gặp đôi bạn trẻ, trong lúc tiếp truyện, họ nói: Thưa Đức Hồng y: “Thật là nhàm chán vì cứ phải lặp lại mãi cũng một kinh kính mừng, kinh này đâu có gì mới lạ”. Đức Hồng y hiền từ nhìn đôi bạn trẻ và hỏi: “Khi hai chúng con yêu nhau, chúng con thường nói câu gì với nhau?”. Ngài chỉ cậu thanh niên, cậu này trả lời: “Thưa Đức Hồng y, con nói: Anh yêu em”. Quay sang cô gái, Ngài hỏi : “Còn con nói gì?”. Cô gái : “Thưa Đức Hồng y, con nói: Em yêu anh”. Đức Hồng y lại hỏi: “Một ngày chúng con nói câu đó bao nhiêu lần? Cả hai cùng nói: “Thưa nhiều lắm, chúng con không nhớ”. Đức Hồng y mỉm cười kết luận: “Nếu chúng con lần hạt với tình yêu mến, chúng con sẽ chẳng cho là nhàm chán và vô bổ.”

Ôi Maria, Mẹ thật là Đấng đầy ơn phúc (Lc 1:28) xin thương đến con! “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay, và trong giờ lâm tử. Amen”

LM Trần Xuân Lãm

TuanHH
05-11-2009, 10:54 PM
ACE tham khảo bản tiếng Anh:

Hail Mary,
Full of Grace,
The Lord is with thee.
Blessed art thou among women,
and blessed is the fruit of thy womb, Jesus.
Holy Mary,
Mother of God,
pray for us sinners now,
and at the hour of death.
Amen.

và bản tiếng Việt, ngắt dòng theo từng dòng tiếng Anh ở trên:

Kính mừng Maria,
Đầy ơn phước,
Ðức Chúa Trời ở cùng Bà.
Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ,
và Giêsu, con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria,
Ðức Mẹ Chúa Trời,
cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này
và trong giờ lâm tử.
Amen.


Hy vọng ACE thấy sáng nghĩa hơn khi đọc kinh Kính Mừng.