PDA

View Full Version : Bỏ đạo này theo đạo kia có phải là phản bội không?



cafeda2009
28-10-2009, 05:39 PM
Bỏ đạo này theo đạo kia có phải là phản bội không?




LM. Piô Ngô Phúc Hậu


Anh Hai Cay vừa hớt tóc cho cha xứ, vừa kể chuyện về đời mình.

- Tôi có một người bạn theo đạo công giáo. Hai đứa chúng tôi thương nhau lắm. Vì hoàn cảnh khó khăn, nó phải lên Bình Dương kiếm sống. Nó viết thư cho tôi và dặn tôi mỗi ngày phải nhớ và đọc cho nó một Kinh Lạy Cha. Vì thương nó, nên tôi đi dự các khóa Giáo Lý Dự Tòng của cha. Thế là tôi hiểu đạo của cha và thuộc Kinh Lạy Cha. Cứ mỗi buổi sáng, khi gà vừa gáy, tôi ra sân đứng trước bàn thờ Ông Thiên, chắp tay đọc Kinh Lạy Cha. Tôi vái trời chúc lành cho thằng bạn của tôi. Làm riết rồi tôi mê đạo này luôn. Tôi hướng dẫn vợ con tôi theo đạo Chúa. Còn tôi thì kẹt, không theo đạo này được.
- Tại sao lại kẹt?
- Cha tôi theo đạo Hòa Hảo. Tôi cũng theo đạo của cha tôi. Nếu bỏ đạo Hòa Hảo, thì là bất hiếu với cha, là phản bội đạo của cha. Chắc là tôi phải theo cả hai đạo, thì mới yên tâm được.
- Theo đạo là một chuyện lớn. Bỏ đạo này theo đạo kia cũng là một chuyện lớn. Trước khi quyết định, anh nên suy nghĩ nhiều và cầu nguyện thật nhiều. cụ thể là mỗi buổi sáng anh đứng trước bàn thờ Ông Thiên đọc Kinh Lạy Cha, xin Chúa chúc lành cho bạn của anh, thì bây giờ anh thêm một ý nguyện nữa là: xin cho ý Chúa thể hiện nơi chính cuộc đời của anh. Trong khi chờ anh cầu nguyện và suy nghĩ, tôi kể chuyện dòng dài cho anh nghe chơi.

1.Suốt đời cha anh chỉ có một cái xuồng be mười và chỉ có một cặp chèo. Chèo xuồng đi thăm ông nội. Chèo xuồng đi đám cúng cơm. Chèo xuồng đi hỏi vợ cho con. Chèo xuồng đi chà gạo…Thôi thì trăm thứ chuyện, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, tất cả đều làm với cái xuồng ấy và với cặp chèo ấy. Bây giờ cha anh chết rồi anh thừa kế cái xuồng be mười ấy. Anh lại tiếp tục chèo. Chèo lõm chõm, chèo luồn lách từ rạch này qua rạch kia. Thương quá là thương!

Bỗng thằng con của anh góp ý: “Xuồng chèo bây giờ lạc hậu lắm rồi ba ơi. Mình mua xuồng composite gắn máy đuôi tôm, chạy bảnh hơn nhiều”.

Bây giờ tôi hỏi anh Hai nhá.

- Nếu anh bán xuồng chèo, để mua xuồng máy, thì cha anh ở chín suối có buồn giận anh không?
- Thấy con cái mình làm ăn khấm khá, thì ổng mừng chứ buồn giận gì?
- Thấy anh bán xuồng chèo của ông già, thì xóm giềng có lên án anh là thằng con bất hiếu không?
- Hổng dám đâu. “Con hơn Cha là nhà có phước”. Ai cũng nói vậy đó.
- Người ta thường bảo rằng: Đạo nào cũng tốt, nên theo đạo nào cũng được. Cần chi mà phải đứng núi này trông núi nọ. Để anh yên tâm, tôi kể thêm một chuyện nữa.

2.Anh xách vali đi Sàigòn. Tới ngã ba, lẽ ra anh phải lên xe buýt đi về hướng Bắc, thì anh lại lên xe lam đi về hướng Nam. Đi được một tiếng đồng hồ, anh mới giật mình: “Chúa ơi! Tôi đi lộn đường rồi”. Ông bạn ngồi kế bên góp ý với anh: “Không sao. Đường nào cũng tốt. Cứ tiếp tục đi với tôi. Đường nào cũng dẫn ta tới một mục tiêu nào đó”. Anh nghĩ gì về ý kiến của người bạn đó?...

Ở trên đời này có rất nhiều tôn giáo vừa cao siêu vừa tốt đẹp. Nhưng không phải vì thế mà ta cứ vô bừa đạo nào cũng được. Đạo là đường. Đường nào cũng dẫn ta tới một mục tiêu. Nhưng ta phải chọn. Nếu ta muốn đi Sàigòn thì phải quẹo tay phải để đi về hướng Bắc. Nếu ta muốn đi Cà Mau thì phải quẹo tay trái đi về hướng Nam. Các tôn giáo cũng vậy. Đạo Phật giúp ta diệt khổ để đi vào cõi phúc. Đạo Khổng giúp ta xây dựng một xã hội có tôn ti trật tự. Đạo Kitô đưa ta về với nguồn cội là Thiên Chúa Toàn Năng, Toàn Ái…Đạo nào cũng tốt. Nhưng vẫn phải chọn lựa. Đường nào cũng đưa ta tới một mục tiêu. Nhưng vẫn phải tự hỏi mình sẽ đi về đâu, để chọn một trong các con đường ấy.

3.Có một người theo đạo Phật. Đạo Phật cao quá, đẹp quá. Tìm hiểu và sống đến chết vẫn chưa hưởng hết được cái đẹp của Đạo. Bỗng một ngày nọ, người ấy gia nhập đạo Công Giáo. Mừng quá! Bạn cũ bạn mới đua nhau chất vấn.

- Chị bỏ đạo Phật, theo đạo Công Giáo, chị có thấy lương tâm bứt rứt gì không?
- Thưởng thức rừng hoa này, rồi sang rừng hoa khác để thưởng thức nữa, thì tại sao lại phải bứt rứt. Chỉ có niềm vui này cộng với niềm vui kia mà thôi.
- Khi chị trở lại đạo Công Giáo, thì mặc nhiên là chị đã bỏ đời sống cũ, để mặc lấy đời sống mới.
- Tôi không hề trở lại đạo Công Giáo, có đi sai thì mới trở lại. Tôi theo đạo Phật, đạo Phật quá tốt. Như vậy tôi đi đúng đường. Nay tôi thấy đạo của Chúa hợp với ý nguyện của tôi hơn, thì tôi đi tới. Tôi đi tới, chứ tôi không trở lại. Tôi cám ơn Đức Phật đã dìu dắt tôi tới ngưỡng cửa nhà Chúa. Tôi cám ơn Chúa vì Ngài đã đưa tay ra dắt tôi vào nhà của Ngài.

Anh Hai ơi! Tôi tặng anh ba câu chuyện trên để anh suy nghĩ và cầu nguyện. Tôi cũng cầu nguyện với anh để “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.

st

TL1990
07-11-2009, 11:16 PM
Chỉ có 1 con đường duy nhất mà chúng ta được hưởng sự cứu rỗi...Đó là ĐỨC TIN từ Đức Chúa Jesus_Con Trời.Chẳng bởi Ngài thì không ai vào được nước Trời!
Con xin Chúa Trời ban phước cho anh em chúng con,anh em ơi!thương anh em nhiều lắm nhé!

migoi_sg
22-12-2009, 11:42 AM
...
MG ko là gì trong diễn đàn này, nhưng những lời của bạn có vẻ hơi phạm thượng rồi đó, hỏi thật bạn một câu: BẠN có phải là người công giáo không??? Nếu ko bạn từ tôn giáo nào tới??? để mình có thể tiện trả lời cho câu hỏi của bạn, và lần sau bạn đừng dùng những lời lẽ mà MG cho rằng chưa suy nghĩ như vậy nữa. Chào bạn và mến chúc bạn một mùa giáng sinh an lành thánh thiện, năm mới vui tươi hạnh phúc trong tình yêu của Thiên Chúa qua sự chuyển cầu của Mẹ Thánh.

.:.vit.:.
23-12-2009, 05:38 AM
Đọc topic này mình muốn mọi người chia sẻ cùng với mình chuyện này. Có 2 người yêu nhau được 9năm, tình cảm dành cho nhau rất lớn, tuy xa nhau 7 năm mà tình cảm dành cho nhau vẫn rất nồng thắm, nhưng bây giờ dào cản khiến họ không đến được với nhau là 1 người theo đạo Thiên Chúa giáo còn 1 người theo đạo Phật, 1 người là con trưởng và 1 người là con một, cả 2 không muốn xa nhau nhưng lại không muốn có lỗi với gia đình của mình. Họ không biết phải làm gì, chữ tình chữ hiếu bên nào nặng hơn, mong mọi ngừoi có ý kiến chia sẻ giúp đôi bạn ấy với nhé.

vũng_nước
23-12-2009, 06:10 AM
1. Xin cha làm phép giao (Xin đính Chính Là Phép Chuẩn) cứ việc lấy nhau có gì đâu. (Đạo Ai Nấy giữ). Hôn phối theo trường hợp này không phải là Bí Tích.

2. Còn không thì người kia vào đạo công Giáo đi. Đạo Công Giáo đâu có bắt bỏ ông bà cha mẹ đâu, vả lại một trong mười điều răn Đức Chúa Trời là thảo kính cha mẹ mà. (Cách này hoàn hảo nhất)

Người nào nghĩ theo đạo Công Giáo phải bỏ cha mẹ ông bà là điều quá sai lầm. Sai giáo lý.

.:.vit.:.
23-12-2009, 06:25 AM
1. Xin cha làm phép giao cứ việc lấy nhau có gì đâu. (Đạo Ai Nấy giữ)

2. Còn không thì người kia vào đạo công Giáo đi. Đạo Công Giáo đâu có bắt bỏ ông bà cha mẹ đâu, vả lại một trong mười điều răn Đức Chúa Trời là thảo kính cha mẹ mà.

Người nào nghĩ theo đạo Công Giáo phải bỏ cha mẹ ông bà là điều quá sai lầm. Sai giáo lý.
cảm ơn bạn đã có lời khuyên. không phải ý mình là theo đạo Công giáo phải bỏ bố mẹ , ông bà mà là không đi lễ Phật mà thay vào đi nhà Chúa lại sợ có lỗi với nhà Phật và họ bên nam không đồng ý cho theo đạo. có khi nào họ phải chia tay không ?

vũng_nước
23-12-2009, 06:34 AM
Trong Phép Chuẩn thì "Đạo ai nấy giữ" nhưng con cái phải được rửa tội theo đạo công giáo. Bạn hãy liên hệ với cha xem xao. Các ngài có hàng ngàn vụ giống như bạn đó.

Bình an Chúa luôn ở cùng bạn.

daminh_hoangngoctinh
23-12-2009, 07:04 AM
mình không biết ở các bạn luật như thế nào nhưng ở vùng mình thì tất cả những người ngoại đạo khi kết hôn với người đạo công giáo mình thì bắt buộc theo đạo công giáo chứ không thể đạo ai lấy giữ. còn người ta có thực lòng tin và sông theo đạo hay không là ở cái tâm của họ thôi.

vũng_nước
23-12-2009, 07:45 AM
GIÁO LUẬT VỀ PHÉP CHUẨN
Chương VI: Hôn Phối Hỗn Hợp

Ðiều 1124: Nếu không có phép minh thị của nhà chức trách có thẩm quyền, hôn phối bị cấm chỉ giữa hai người đã rửa tội, mà một người đã được rửa tội trong Giáo Hội công giáo, hoặc đã được nhận vào Giáo Hội công giáo sau khi rửa tội và chưa công khai bỏ Giáo Hội công giáo, với một người thuộc về một Giáo Hội hay giáo đoàn không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội công giáo.

Ðiều 1125: Nếu có lý do chính đáng và hợp lý, Bản Quyền sở tại có thể ban phép ấy; tuy nhiên, đừng nên ban phép khi chưa hội đủ những điều kiện sau đây:

1. Bên công giáo phải tuyên bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất Ðức Tin, và hứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể để con cái được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội công giáo.

2. Vào lúc thuận lợi, phải cho bên kia biết những lời hứa mà người công giáo phải giữ, để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên công giáo.

3. Cả hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối, và không bên nào được loại bỏ các điều ấy.

Ðiều 1126: Hội Ðồng Giám Mục có nhiệm vụ quy định cả về cách thức làm tờ công bố và tuyên hứa mà luật đòi hỏi, lẫn về thể thức để những lời công bố và tuyên hứa ấy được bảo đảm ở tòa ngoài, và được thông báo cho bên không công giáo.

Ðiều 1127: (1) Về thể thức phải áp dụng trong hôn phối hỗn hợp, cần giữ những điều đã quy định trong điều 1108. Tuy nhiên, nếu bên công giáo kết hôn với bên không công giáo thuộc lễ điển đông phương, thì thể thức cử hành theo giáo luật chỉ buộc với tính cách hợp pháp mà thôi; còn để được hữu hiệu, cần phải có sự chứng giám của một thừa tác viên thánh, sau khi đã tuân hành những điều khác luật định.

(2) Nếu có những khó khăn trầm trọng cản trở việc tuân giữ thể thức giáo luật, thì Bản Quyền sở tại của bên công giáo có quyền chuẩn thể thức giáo luật cho từng trường hợp; tuy nhiên, ngài phải tham khảo Bản Quyền sở tại nơi cử hành hôn phối, và để hôn phối hữu hiệu, phải giữ một hình thức cử hành công khai nào đó. Hội Ðồng Giám Mục có thẩm quyền ấn định các quy luật để việc miễn chuẩn nói trên được ban cấp theo một tiêu chuẩn đồng nhất.

(3) Trước hay sau khi cử hành theo thể thức giáo luật nói ở số 1 trên, cấm không được có một cử hành tôn giáo khác, trong đó, người chứng hôn công giáo và thừa tác viên không công giáo cùng hiện diện và mỗi người tra hỏi về sự ưng thuận của đôi bạn theo nghi thức riêng của mình.

Ðiều 1128: Các Bản Quyền sở tại và các Chủ Chăn phải lo liệu cho người phối ngẫu công giáo và con cái sinh ra do hôn phối hỗn hợp được giúp đỡ về tinh thần hầu chu toàn mọi nghĩa vụ, đồng thời giúp đôi bạn bảo trì sự hiệp nhất của đời sống vợ chồng và đời sống gia đình.

Ðiều 1129: Những quy định trong các điều 1127 và 1128 cũng phải được áp dụng cho các hôn phối vướng ngăn trở dị giáo, nói đến ở điều 1086, triệt 1.


Mình biết có nhiều cặp đạo Phật và Công Giáo lấy nhau. Họ vẫn giữ đạo riêng của họ. Làm phép cưới trong nhà thờ một bên không được rước lễ vì không theo đạo.


Đối với cá nhân mình (Chỉ duy có ý kiến của mình thôi) là không cùng theo một đạo thì đừng lấy nhau. Sau này nuôi con rắc rối lắm.

vũng_nước
23-12-2009, 08:29 AM
HÔN NHÂN VỚI NGƯỜI KHÁC TÔN GIÁO
Nhóm PVHNGĐ

(Nhà thờ Chính Tòa Sàigòn)

I. Giáo Hội có cho phép hôn nhân khác đạo không ?
1. Bối cảnh xã hội hiện nay: cả nam lẫn nữ đều giao tiếp cởi mở và rộng rãi hơn: đi làm, hoạt động xã hội… Tình yêu nẩy nở không phân biệt tôn giáo. Tôn giáo không ngăn cách được tình yêu. Tại Á Châu, Kitô giáo chỉ chiếm 3,2% (riêng Công giáo được 2,4%). Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiều hơn chút ít (khoảng 5%). Tỷ lệ quen biết là: cứ quen 10 người thì chỉ có 1 người là Kitô hữu. Do đó, nên coi việc hôn nhân khác đạo là chuyện bình thường, là một nhu cầu nhân bản. Vấn đề là phải hành xử sao cho thích hợp cả đôi bên.


2. Vấn đề này được đặt ra từ thời Giáo Hội nguyên thủy, được Phaolô coi là bình thưòng và chấp nhận dễ dàng với hy vọng: «… Chồng ngoại đạo được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại đạo được thánh hóa nhờ chồng có đạo… Thiên Chúa kêu gọi anh chị sống hòa thuận với nhau! Chị là vợ, biết đâu chị chẳng cứu được chồng? Hay anh là chồng, biết đâu anh chẳng cứu được vợ» (1 Cr 7,12-16).


3. Trưóc đây, Giáo Hội rất khắt khe trong vấn đề này coi như một ngăn trở cấm hôn (tạp giáo) hay tiêu hôn (dị giáo) là vì có sự kiện: lấy chồng / vợ ngoại giáo thì dễ bị mất đức tin và cuộc sống chung khó hạnh phúc, dễ bị đổ vỡ. Lý do: bảo vệ đức tin, và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nhưng ngày nay não trạng và văn hóa con ngưòi đã đổi khác (tôn trọng phẩm giá, hiểu biết tôn giáo của nhau, có sự trưởng thành trong hôn nhân… nhiều hơn), nguy cơ trên đã giảm bớt, nên Giáo Hội đã đưa ra những luật lệ rộng rãi hơn.


4. Quan niệm thần học của GH về các tôn giáo đã thay đổi nhiều: Các tôn giáo không còn bị coi là tà giáo, mà là những môi trường cứu độ của Thiên Chúa. Theo CĐ Vatican II, những người trong các tôn giáo khác vẫn có thể được cứu độ nhờ sống theo truyền thống tôn giáo của họ. Tuy nhiên, theo đức tin Công giáo, thì Kitô giáo, nhất là Công giáo, vẫn là tôn giáo chính thống, là phương tiện bảo đảm nhất để được cứu độ (bảo đảm nhất chứ không phải là bảo đảm duy nhất).


5. Ngày nay, trên nguyên tắc, hôn nhân khác đạo không còn bị cấm hay bị coi là «húy kỵ» như ít lâu nay: chính Đức Phaolô VI đã ra tông huấn để phép chuẩn được chấp nhận dễ dàng hơn: người công giáo có thể lấy người ngoại một cách thành sự và hợp pháp. Tuy nhiên, tại VN, sự dễ dàng này chưa được áp dụng rộng rãi: những người lớn tuổi thường vẫn bảo vệ quan niệm cũ (cũng như trong nhiều chuyện khác, việc áp dụng thường bị chậm trễ hơn Giáo Hội toàn cầu: như thờ cúng tổ tiên, rước lễ trên tay, hội nhập văn hóa… ).


6. Việc kết hôn với người khác đạo dẫu sao cũng là chuyện không được khuyến khích, kết hôn với người cùng đạo vẫn hay hơn, dễ có hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, nếu vì hôn nhân mà làm cho người bạn mình tin và sống theo Chúa Kitô, thì cuộc hôn nhân đó có thể được khích lệ xét về mặt truyền giáo. Vì thế, nếu khi có tình yêu với người khác đạo, ta nên dùng chính cơ hội này để giúp cho người mình yêu tin và sống theo Chúa Kitô, gia nhập Giáo Hội Ngài. Đó là việc tốt đẹp nhất mình có thể làm được cho người mình yêu. Quan niệm Phúc âm hóa mới đặt trọng tâm làm ngưòi ta sống theo tinh thần Chúa Kitô hơn là nhắm làm cho người ta theo đạo mình (nhiều khi theo đạo mà không sống đạo).


II. Làm sao thuyết phục người bạn mình theo Chúa Kitô ?


1. Phải khôn ngoan và tế nhị, tránh xúc phạm tới tôn giáo của họ, trái lại nên tỏ ra tôn trọng niềm tin của họ, đề cao những mặt mạnh của tôn giáo họ và nhấn mạnh những điểm tương đồng. Đồng thời nên cho thấy sự cần thiết của Kitô giáo trong việc cứu độ bản thân và xã hội. Tránh tranh luận hơn thua về tôn giáo. Các bậc cha mẹ nên tránh những phản ứng biểu lộ sự bất bình hay bất đồng ý về cuộc hôn nhân trước mặt người kia. Phải tạo cho người khác đạo ấn tượng tốt về đạo của mình.


2. Áp dụng câu «nhập gia tùy tục» để khuyến khích họ theo đạo, đồng thời cho thấy ý thức của người Kitô hữu về sự tối cần thiết của phần rỗi, khiến họ không thể từ bỏ niềm tin của mình (nhưng cũng không ép buộc người kia phải theo tôn giáo mình: theo Chúa Kitô phải tự nguyện theo, không thể ép buộc).


3. Phải chấp nhận tính cách tương đối trong động cơ ban đầu thúc đẩy họ theo đạo: có thể theo đạo chỉ để lấy vợ/chồng, chỉ để «nhập gia tùy tục», chứ không phải là do tin hay do được cảm hóa thực sự. Nhưng ít ra là họ có nhiều cơ hội để được cảm hóa, và các thế hệ con cháu của cặp vợ chồng ấy sẽ là Kitô hữu, được giáo dục theo truyền thống Giáo Hội. Việc cảm hóa là bổn phận phải làm sau.


4. Điều quan trọng tiếp theo là việc âm thầm cảm hóa bằng những gương sáng, bằng sự cầu nguyện hy sinh, bằng một đời sống Kitô hữu tốt đẹp trong bậc vợ chồng: «… dù có những người chồng không tin Lời Chúa, thì họ cũng sẽ được chinh phục nhờ cách ăn nết ở của chị em mà không cần chị em phải nói lời nào, vì họ thấy cách ăn nết ở cung kính của chị em» (1 Pr 3,1-2). Do đó, phía bên công giáo phải cố gắng và hy sinh gấp đôi những phối ngẫu công giáo khác (về mặt giáo lý cũng như mặt sống đạo trong gia đình)

5.Vấn đề thờ cúng tổ tiên: Sống đạo Kitô giáo không có nghĩa là bỏ ông bà tổ tiên, Giáo Hội đã cho phép lập bàn thờ để kính nhớ ông bà tổ tiên: Tông huấn Plane Compertum (8.12.1939) của Đức Piô XII; Ngày 20.10.1964, Thánh bộ Truyền giáo một lần nữa cho phép các tín hữu VN áp dụng tông huấn trên; Thông cáo chính thức của HĐGMVN cho phép ngày 14.6.1965 và được 7 GM lập lại ngày 14.11.1974. Giáo Hội luôn khuyến khích thảo kính cha mẹ khi các ngài còn sống, cũng như khi đã chết: năng tưởng nhớ, cầu nguyện, dâng lễ, xin lễ, là những điều có ích lợi thiết thực cho người chết…


III. Phép chuẩn


A. Nguyên tắc:

Năm 1970, Đức Phaolô VI với tông thư Matrimonia Mixta (Hôn nhân hỗn hợp) đề ra những điều kiện dễ dàng hơn trong phép chuẩn, cho phép người Công giáo kết hôn với người ngoài Công giáo, một cách thành sự và hợp pháp, với các điều kiện:


1. Phía bên Công giáo phải tuyên bố sẵn sàng tránh những nguy hiểm mất đức tin, và thành thật hứa (buộc nhặt) sẽ hết sức lo liệu để con cái đã hay sẽ sinh ra được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội Công Giáo (miễn là hết sức, dù không thành công, nhưng vẫn phải tôn trọng sự hòa hợp và hạnh phúc gia đình mình)


2. Phải cho phía bên không Công giáo hiểu rõ những điều bên phía Công giáo phải cam kết, để người ấy ý thức người bạn mình phải cam kết những gì và buộc phải làm những gì.


3. Phải cho cả hai bên biết các mục đích và hai đặc tính căn bản của hôn nhân (đơn hôn và vĩnh hôn) mà không bên nào được loại bỏ một đặc tính nào. Ngoài ra, cần dạy giáo lý cho bên Công giáo thật kỹ càng, giúp người ấy sống Đức Tin vững vàng, ý thức nhiệm vụ của mình, làm gương tốt… để nhờ đó người ấy sẽ cảm hóa, tạo niềm tin công giáo cho người bạn kia.


B. Hình thức pháp lý:


1. Bình thường, hôn phối của 2 người Công giáo (dù là tái kết hôn vì góa) phải được cử hành theo hình thức pháp lý thông thường, kèm theo hình thức phụng vụ, trong thánh lễ (hoặc ngoài thánh lễ khi có lý do chính đáng).


2. Hôn phối giữa một người Công giáo và một người không Công giáo (có phép chuẩn) cũng phải được cử hành theo hình thức pháp lý thông thường. Nhưng khi có lý do quan trọng thì Đấng Bản Quyền có quyền chuẩn, miễn là giữ được tính cách công khai cho tòa ngoài (TT Matrimonia Mixta


C. Nghi thức phụng vụ:


1. Nếu bên kia là người Kitô giáo không Công giáo, thì cử hành theo nghi thức ngoài thánh lễ, nhưng khi Đấng Bản Quyền đồng ý, thì được cử hành trong thánh lễ. Tuy nhiên, người không Công giáo không được rước lễ.


2. Nếu người kia là lương (chưa rửa tội) thì theo nghi thức riêng (xem trong Sách Lễ Mùa Vọng, trang 354-356). Khi cử hành hôn phối khác đạo (có phép chuẩn), nếu có lý do chính đáng, có thể bỏ hình thức phụng vụ.


V. Phép giao

1. Là một biện pháp kỷ luật thời xưa của Giáo Hội (nay đã bỏ), chỉ áp dụng theo tập tục tại Việt Nam, nhất là trong các giáo phận Đàng Ngoài, cho những đôi hôn phối ít xứng đáng vì đã làm gương xấu (như đã công khai sống chung với nhau, đã «mang bầu» rõ ràng trước khi kết hôn theo tôn giáo… )


2. Trong phép giao, nghi lễ hôn phối được cử hành theo hình thức pháp lý không kèm theo phụng vụ, nghĩa là cử hành ngoài thánh lễ một cách khiêm tốn âm thầm, không long trọng, không rầm rộ.

KattyNguyen
23-12-2009, 09:58 AM
Đọc cái nhan đề topic, chợt nhớ ngày xưa mình cũng đã từng băn khoăn như thế nên vào đọc. :)

Mình ở bên lương, thờ cúng tổ tiên. Mình muốn theo Công giáo, vì đức tin. Nhưng bị bố mẹ và gia đình ngăn cản và quy kết "phản bội gia đình & tổ tiên" :92:
Nhưng mình biết, đấy không phải là phản bội & bất hiếu gì cả. Điều thứ nhất trong 10 điều răn là phải yêu mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự. :1:
Tương lai và hôn nhân về sau này... chẳng biết thế nào. Nhưng mình vẫn quyết theo Chúa, và phó thác mọi sự. Xin cho ý Cha được thể hiện. :1:

.:.vit.:.
24-12-2009, 02:14 AM
mình cảm ơn mọi người đã đưa ra ý kiến với cả giáo luật, nhưng thấy sao nó khó thực hiện quá, quan trọng là làm sao để thuyết phục người không công giáo ấy ạ, đấy mới là khó khăn nhất :(

minhmap268
01-01-2010, 08:37 PM
Quả thực là kết hôn với người bên lương có quá nhiều khúc mắc quá nhỉ,nhưng có điều người công giáo quá ít trong xã hội việt nam,mình cũng đi làm công sở hay nhiều việc và quan biết bạn bè đa số bên lương các bạn a,ước gì được nhiều người trở lại công giáo thì tốt quá,vài điều tâm sự với các anh em công giáo