cafeda2009
29-10-2009, 11:03 AM
Ngày trở về
LM. Đaminh Đặng Quốc Hưng
Có lẽ ngày hôm nay người ta cố tình quên đi một Chân Lý, mà Chân Lý này sẽ chi phối đến mọi quyết định của đời sống: tôi sẽ chết. Đối với niềm tin Kitô giáo, chết không phải kết thúc mà là một ngày trở về nhà Cha trên trời, một ngày sinh nhật trên trời.
Tâm lý sợ chết
Trong một bài viết có tựa đề Lá Rụng Về Cội (http://www.vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=60692), tác giả có ghi lại một cuộc phỏng vấn 500 người Hà Lan để biết quan niệm của họ về cái chết. Câu trả lời của 500 người như sau:
- Có 4 trong 5 người không muốn nghĩ đến đám tang của mình phải làm như thế nào.
- Có 2 trong 3 người không muốn bàn với gia đình về cái chết của mình.
- Có 2 trong 3 người không đi hoặc ít khi đi viếng mồ của người chết.
- Có 1 trong 2 người không muốn cho trẻ em đi tham dự đám tang.
- Có 2 trong 3 người không muốn để quan tài của người chết trong nhà của mình…
Có lẽ ngày hôm nay người ta cố quên đi một Chân Lý, mà Chân Lý này sẽ chi phối đến mọi quyết định của đời sống: tôi sẽ chết. Nói khác đi mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày ta tiến gần đến phần mộ của mình hơn.
Khi còn sống, Đức Phật đã dạy các đệ tử của ngài: “Đây là năm sự thật về đời sống. Mỗi người phải tự suy ngẫm, dù là nam hay nữ, người cư sĩ hay tu sĩ: ‘Tôi sẽ già, tôi không thể tránh khỏi tuổi già. Tôi sẽ bệnh, tôi không thể tránh được bệnh. Tôi sẽ chết, tôi không thể tránh khỏi cái chết. Mọi người cũng như mọi vật tôi hằng yêu mến sẽ bị đổi thay hay xa cách. Tôi là chủ những việc làm của tôi, tốt hay xấu, tôi phải chịu trách nhiệm’”.
Chính vì sợ chết mà có người trốn chạy cái chết. Trong những đám tang, người ta thường che đậy sự chết bằng những “dịch vụ trang điểm thật đắt tiền dành cho người chết”, để ai nhìn vào xác chết bất động cũng thấy người chết như đang ngủ, như đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa “khuất bóng”, “khuất núi”. Dường như, ta không muốn nhìn sự thật mình sẽ già và sẽ chết.
Sợ chết là một tâm lý gây khủng hoảng, gây sốc thật mạnh cho những người không được chuẩn bị trước về cái chết. Isaia diễn tả cú sốc phải chết như một cú sét đánh ngang tai:
“Nhà tôi ở đã bị giật tung
và đem đi như lều mục tử
con như người thợ dệt
đang mải dệt đời mình
bỗng nhiên bị tay Chúa
cắt đứt ngay hàng chỉ…”
(Is 38,12).
Kitô giáo không phủ nhận cái chết
“Mạng sống mong manh - cái chết là điều chắc chắn”. Đó là câu châm ngôn nổi tiếng của đạo Phật. Biết rõ cái chết là điều chắc chắn và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, ta không nên sợ chết. Theo bản năng, tất cả đều sợ chết vì ta không biết làm thế nào để tránh khỏi nó. Ta thích bám víu vào đời sống, vào thân xác của ta, vì vậy ta trở nên đầy tham dục và luyến ái.
Kitô giáo không phủ nhận cái chết thể xác. Nếu Phật giáo coi cái chết là một tiến trình tự nhiên, thì Kitô giáo không chỉ coi cái chết là một quy luật tất yếu của con người, mà còn là một thảm kịch. Vì “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong” (Kn 1,13). “Quả thật, Thiên Chúa đã sáng tạo con người, cho họ được trường tồn bất diệt” (Kn 2,23).
Nếu Thiên Chúa không làm ra cái chết và cho con người được trường tồn bất diệt thì cái chết ở đâu ra? Nguyên nhân gây ra cái chết được Kitô giáo lý giải là do tội. Thánh Phaolô cho biết: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội” (Rm 5,12). “Tội đem đến sự chết, lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta, là cái chết” (Rm 6,23).
Khi khám phá ra sự liên hệ giữa tội lỗi và cái chết, Cựu Ước đã nhìn cuộc hiện sinh của con người dưới một phương diện mới: Tội lỗi không những là sự dữ vì đi ngược lại với bản chất của con người và ý muốn của Thiên Chúa, mà tội còn chính là con đường dẫn con người đến sự chết.
Bởi vậy, cái chết đầu tiên Kinh Thánh nói tới là sự kết án phải chết đời đời. Cái chết đời đời có liên quan đến tội lỗi, hai ông bà nguyên tổ Ađam - Evà đã chống lại Thiên Chúa và cái chết xuất hiện như hình phạt. Có gì đau đớn bằng cái chết đời đời? Tiên tri Đaniel đã viết: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ chỗi dậy: người thì để hưởng hạnh phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời” (Đn 12,2). Pascal đã chẳng nói: “Chẳng có gì quan trọng cho một người bằng tình trạng linh hồn họ. Chẳng có chi đáng khiếp sợ hơn số phận đời đời”.
Cái chết thứ hai là cái chết của thân xác mà con người vẫn phải chết theo phương diện thể lý.
Tuy nhiên, Thiên Chúa không để con người trong sự chết đời đời. Cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô là dấu chứng chiến thắng của Người trên tội lỗi, Lề Luật và sự chết - sự chết này là sự chết thiêng liêng tức là bị kết án đời đời. Cho dầu ta vẫn phải chết theo phương diện thể lý, cũng như Đức Giêsu Kitô, dù là Đấng không vướng mắc bất cứ tội nào, nhưng vẫn phải chết vì nhân tính của Người, thì khi ta “thuộc về Đức Kitô” ta sẽ được bảo đảm cho sự sống đời đời.
Thánh Phaolô còn đi xa hơn trong quan niệm Thần học “thuộc về Đức Kitô Giêsu” của ông: “…khi chúng ta được dìm vào nước Thanh Tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người” (Rm 6,3-4); “Hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi” (Rm 6,11). Và “Ai không có Thần Khí của Đức Kitô, thì không thuộc về Đức Kitô” (Rm 8,9). Và “Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an” (Rm 8,6). “Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống” (Rm 8,13).
Tu sĩ Don Scotus, Dòng Phanxicô, rất có lý khi bắt người thân ghi trên bia mộ của ông dòng chữ: “Bis Mortuus,Semel Sepultus” (Chết hai lần, chôn một lần). Chết cho tội lỗi vì được dìm nước Thanh Tẩy và chết cho thân xác phải hư nát theo quy luật tự nhiên.
Ngày chết là ngày trở về nhà Cha trên trời
Đối với Phật giáo, không có kiếp sống đầu và kiếp sống sau cùng trên trần gian này. Nếu ta làm điều thiện với lòng tin tưởng, ta sẽ có một kiếp sau tốt đẹp hơn.
Đối với niềm tin bình dân: “Sống gửi thác về” hay “Sinh ký tử quy”. Trong khi đó, niềm tin Kitô giáo: “Chết là kết thúc cuộc lữ hành trần thế, kết thúc thời gian Thiên Chúa gia ân và thương xót để con người sống cuộc đời trần thế theo ý Chúa và quyết định số phận tối hậu của mình. Khi chấm dứt cuộc đời trần thế duy nhất này, chúng ta sẽ không trở lại những cuộc sống trần thế khác. ‘Con người chỉ chết một lần’ (Dt 9,29), không ‘đầu thai’ sau khi chết” (GLTC số 1013).
Qua cái chết và sự Phục Sinh của Đức Giêsu thì cái chết không còn ghê gớm nữa, mà cái chết mang khuôn mặt mới: “Qua cái chết, Thiên Chúa gọi chúng ta về với Ngài…” (GLTC số 1011). Hơn nữa, Đức Giêsu gọi giờ chết của Người là lúc “Thầy lìa bỏ thế gian”; và giờ chết là lúc “Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó” (Ga 14,2-3). Và nếu Chúa Giêsu đi trước để dọn chỗ thì các thánh Tử đạo có lý để vui mừng tiến ra pháp trường vì tin tưởng Thiên Chúa đang chờ đón các ngài. Và Kitô hữu cũng có thể nói như Phaolô: Ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô. Theo gương Đức Kitô, họ có thể biến cái chết của mình thành một hành vi vâng phục và yêu mến đối với Chúa Cha:
“Lòng ham muốn trần thế của tôi đã bị đóng đinh… ‘Mạch Nước Trường Sinh’ trong tôi đang thầm nhắn nhủ: ‘Hãy đến với Chúa Cha’”.
“Tôi muốn gặp Thiên Chúa và để gặp Ngài tôi phải chết”.
“Tôi không chết, nhưng đang bước vào cõi sống” (GLTC số 1011).
Hơn nữa, “Dù con người của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới” (2Cr 4,16). Dù có chết về phần thân xác thì “…đang bước vào cõi sống” (GLTC 1011). Bởi vậy, đức tin Kitô nhìn cái chết của một Kitô hữu, một vị thánh là sinh vào cõi Vĩnh Hằng. Phụng Vụ Kitô giáo gọi đó là ngày sinh nhật trên trời (Natalitia in coelo). Một vị thánh được mừng kính vào ngày ngài chết và gọi đó là ngày sinh nhật trên trời.Nói cách khác, ngày chết là ngày trở về nhà Cha trên trời - ngày sinh nhật trên trời.
Để kết
Kitô hữu cũng đau khổ trước cái chết của người thân như Đức Giêsu đã từng đau khổ và khóc cho người bạn Lagiarô đã chết (x. Ga 11,35). Tuy nhiên, ta cũng không được quá đau buồn trước cái chết của các người thân “như những người không có niềm hy vọng” (1Tx 4,13). Trái lại, ta có thể nói với tất cả lòng tin: “Lạy Chúa! Đối với chúng con là những tín hữu, sự sống thay đổi chứ không mất đi; và khi nơi trú ngụ dưới trần bị hủy diệt, chúng con được về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên Quê Trời” (Sách lễ Rôma, Kinh Tiền Tụng cho kẻ qua đời) (GLTC số 1012).
st
LM. Đaminh Đặng Quốc Hưng
Có lẽ ngày hôm nay người ta cố tình quên đi một Chân Lý, mà Chân Lý này sẽ chi phối đến mọi quyết định của đời sống: tôi sẽ chết. Đối với niềm tin Kitô giáo, chết không phải kết thúc mà là một ngày trở về nhà Cha trên trời, một ngày sinh nhật trên trời.
Tâm lý sợ chết
Trong một bài viết có tựa đề Lá Rụng Về Cội (http://www.vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=60692), tác giả có ghi lại một cuộc phỏng vấn 500 người Hà Lan để biết quan niệm của họ về cái chết. Câu trả lời của 500 người như sau:
- Có 4 trong 5 người không muốn nghĩ đến đám tang của mình phải làm như thế nào.
- Có 2 trong 3 người không muốn bàn với gia đình về cái chết của mình.
- Có 2 trong 3 người không đi hoặc ít khi đi viếng mồ của người chết.
- Có 1 trong 2 người không muốn cho trẻ em đi tham dự đám tang.
- Có 2 trong 3 người không muốn để quan tài của người chết trong nhà của mình…
Có lẽ ngày hôm nay người ta cố quên đi một Chân Lý, mà Chân Lý này sẽ chi phối đến mọi quyết định của đời sống: tôi sẽ chết. Nói khác đi mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày ta tiến gần đến phần mộ của mình hơn.
Khi còn sống, Đức Phật đã dạy các đệ tử của ngài: “Đây là năm sự thật về đời sống. Mỗi người phải tự suy ngẫm, dù là nam hay nữ, người cư sĩ hay tu sĩ: ‘Tôi sẽ già, tôi không thể tránh khỏi tuổi già. Tôi sẽ bệnh, tôi không thể tránh được bệnh. Tôi sẽ chết, tôi không thể tránh khỏi cái chết. Mọi người cũng như mọi vật tôi hằng yêu mến sẽ bị đổi thay hay xa cách. Tôi là chủ những việc làm của tôi, tốt hay xấu, tôi phải chịu trách nhiệm’”.
Chính vì sợ chết mà có người trốn chạy cái chết. Trong những đám tang, người ta thường che đậy sự chết bằng những “dịch vụ trang điểm thật đắt tiền dành cho người chết”, để ai nhìn vào xác chết bất động cũng thấy người chết như đang ngủ, như đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa “khuất bóng”, “khuất núi”. Dường như, ta không muốn nhìn sự thật mình sẽ già và sẽ chết.
Sợ chết là một tâm lý gây khủng hoảng, gây sốc thật mạnh cho những người không được chuẩn bị trước về cái chết. Isaia diễn tả cú sốc phải chết như một cú sét đánh ngang tai:
“Nhà tôi ở đã bị giật tung
và đem đi như lều mục tử
con như người thợ dệt
đang mải dệt đời mình
bỗng nhiên bị tay Chúa
cắt đứt ngay hàng chỉ…”
(Is 38,12).
Kitô giáo không phủ nhận cái chết
“Mạng sống mong manh - cái chết là điều chắc chắn”. Đó là câu châm ngôn nổi tiếng của đạo Phật. Biết rõ cái chết là điều chắc chắn và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, ta không nên sợ chết. Theo bản năng, tất cả đều sợ chết vì ta không biết làm thế nào để tránh khỏi nó. Ta thích bám víu vào đời sống, vào thân xác của ta, vì vậy ta trở nên đầy tham dục và luyến ái.
Kitô giáo không phủ nhận cái chết thể xác. Nếu Phật giáo coi cái chết là một tiến trình tự nhiên, thì Kitô giáo không chỉ coi cái chết là một quy luật tất yếu của con người, mà còn là một thảm kịch. Vì “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong” (Kn 1,13). “Quả thật, Thiên Chúa đã sáng tạo con người, cho họ được trường tồn bất diệt” (Kn 2,23).
Nếu Thiên Chúa không làm ra cái chết và cho con người được trường tồn bất diệt thì cái chết ở đâu ra? Nguyên nhân gây ra cái chết được Kitô giáo lý giải là do tội. Thánh Phaolô cho biết: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội” (Rm 5,12). “Tội đem đến sự chết, lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta, là cái chết” (Rm 6,23).
Khi khám phá ra sự liên hệ giữa tội lỗi và cái chết, Cựu Ước đã nhìn cuộc hiện sinh của con người dưới một phương diện mới: Tội lỗi không những là sự dữ vì đi ngược lại với bản chất của con người và ý muốn của Thiên Chúa, mà tội còn chính là con đường dẫn con người đến sự chết.
Bởi vậy, cái chết đầu tiên Kinh Thánh nói tới là sự kết án phải chết đời đời. Cái chết đời đời có liên quan đến tội lỗi, hai ông bà nguyên tổ Ađam - Evà đã chống lại Thiên Chúa và cái chết xuất hiện như hình phạt. Có gì đau đớn bằng cái chết đời đời? Tiên tri Đaniel đã viết: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ chỗi dậy: người thì để hưởng hạnh phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời” (Đn 12,2). Pascal đã chẳng nói: “Chẳng có gì quan trọng cho một người bằng tình trạng linh hồn họ. Chẳng có chi đáng khiếp sợ hơn số phận đời đời”.
Cái chết thứ hai là cái chết của thân xác mà con người vẫn phải chết theo phương diện thể lý.
Tuy nhiên, Thiên Chúa không để con người trong sự chết đời đời. Cuộc Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô là dấu chứng chiến thắng của Người trên tội lỗi, Lề Luật và sự chết - sự chết này là sự chết thiêng liêng tức là bị kết án đời đời. Cho dầu ta vẫn phải chết theo phương diện thể lý, cũng như Đức Giêsu Kitô, dù là Đấng không vướng mắc bất cứ tội nào, nhưng vẫn phải chết vì nhân tính của Người, thì khi ta “thuộc về Đức Kitô” ta sẽ được bảo đảm cho sự sống đời đời.
Thánh Phaolô còn đi xa hơn trong quan niệm Thần học “thuộc về Đức Kitô Giêsu” của ông: “…khi chúng ta được dìm vào nước Thanh Tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người” (Rm 6,3-4); “Hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi” (Rm 6,11). Và “Ai không có Thần Khí của Đức Kitô, thì không thuộc về Đức Kitô” (Rm 8,9). Và “Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an” (Rm 8,6). “Vì nếu anh em sống theo tính xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống” (Rm 8,13).
Tu sĩ Don Scotus, Dòng Phanxicô, rất có lý khi bắt người thân ghi trên bia mộ của ông dòng chữ: “Bis Mortuus,Semel Sepultus” (Chết hai lần, chôn một lần). Chết cho tội lỗi vì được dìm nước Thanh Tẩy và chết cho thân xác phải hư nát theo quy luật tự nhiên.
Ngày chết là ngày trở về nhà Cha trên trời
Đối với Phật giáo, không có kiếp sống đầu và kiếp sống sau cùng trên trần gian này. Nếu ta làm điều thiện với lòng tin tưởng, ta sẽ có một kiếp sau tốt đẹp hơn.
Đối với niềm tin bình dân: “Sống gửi thác về” hay “Sinh ký tử quy”. Trong khi đó, niềm tin Kitô giáo: “Chết là kết thúc cuộc lữ hành trần thế, kết thúc thời gian Thiên Chúa gia ân và thương xót để con người sống cuộc đời trần thế theo ý Chúa và quyết định số phận tối hậu của mình. Khi chấm dứt cuộc đời trần thế duy nhất này, chúng ta sẽ không trở lại những cuộc sống trần thế khác. ‘Con người chỉ chết một lần’ (Dt 9,29), không ‘đầu thai’ sau khi chết” (GLTC số 1013).
Qua cái chết và sự Phục Sinh của Đức Giêsu thì cái chết không còn ghê gớm nữa, mà cái chết mang khuôn mặt mới: “Qua cái chết, Thiên Chúa gọi chúng ta về với Ngài…” (GLTC số 1011). Hơn nữa, Đức Giêsu gọi giờ chết của Người là lúc “Thầy lìa bỏ thế gian”; và giờ chết là lúc “Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó” (Ga 14,2-3). Và nếu Chúa Giêsu đi trước để dọn chỗ thì các thánh Tử đạo có lý để vui mừng tiến ra pháp trường vì tin tưởng Thiên Chúa đang chờ đón các ngài. Và Kitô hữu cũng có thể nói như Phaolô: Ao ước của tôi là ra đi để được ở với Đức Kitô. Theo gương Đức Kitô, họ có thể biến cái chết của mình thành một hành vi vâng phục và yêu mến đối với Chúa Cha:
“Lòng ham muốn trần thế của tôi đã bị đóng đinh… ‘Mạch Nước Trường Sinh’ trong tôi đang thầm nhắn nhủ: ‘Hãy đến với Chúa Cha’”.
“Tôi muốn gặp Thiên Chúa và để gặp Ngài tôi phải chết”.
“Tôi không chết, nhưng đang bước vào cõi sống” (GLTC số 1011).
Hơn nữa, “Dù con người của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới” (2Cr 4,16). Dù có chết về phần thân xác thì “…đang bước vào cõi sống” (GLTC 1011). Bởi vậy, đức tin Kitô nhìn cái chết của một Kitô hữu, một vị thánh là sinh vào cõi Vĩnh Hằng. Phụng Vụ Kitô giáo gọi đó là ngày sinh nhật trên trời (Natalitia in coelo). Một vị thánh được mừng kính vào ngày ngài chết và gọi đó là ngày sinh nhật trên trời.Nói cách khác, ngày chết là ngày trở về nhà Cha trên trời - ngày sinh nhật trên trời.
Để kết
Kitô hữu cũng đau khổ trước cái chết của người thân như Đức Giêsu đã từng đau khổ và khóc cho người bạn Lagiarô đã chết (x. Ga 11,35). Tuy nhiên, ta cũng không được quá đau buồn trước cái chết của các người thân “như những người không có niềm hy vọng” (1Tx 4,13). Trái lại, ta có thể nói với tất cả lòng tin: “Lạy Chúa! Đối với chúng con là những tín hữu, sự sống thay đổi chứ không mất đi; và khi nơi trú ngụ dưới trần bị hủy diệt, chúng con được về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên Quê Trời” (Sách lễ Rôma, Kinh Tiền Tụng cho kẻ qua đời) (GLTC số 1012).
st