PDA

View Full Version : Về Đồng Tình Luyến Ái và Sống Chung Trước Hôn Nhân



vũng_nước
06-11-2009, 05:24 AM
Đồng Tình Luyến Ái
Sưu Tầm từ Internet

Hỏi (chi tiết):
Thưa cha, con có khuynh hướng bị thu hút bởi những người đồng phái tính. Con rất vui vì trong xã hội hôm nay, pháp luật càng ngày càng nhìn nhận quyền của những người đồng phái tính và loại bỏ những luật lệ hoặc biện pháp có tính chất kỳ thị với họ. Nhưng trong Giáo Hội Công Giáo, những người đồng phái tính vẫn còn bị kỳ thị và các hoạt động tích cực của họ vẫn bị coi là tội lỗi. Khuynh hướng đồng phái tính là một điều tự nhiên bẩm sinh, có thể nói là có những người Chúa dựng nên với khuynh hướng ấy. Nếu Giáo Hội luôn nhìn nhận giá trị của tính dục, vậy tại sao Giáo Hội còn kỳ thị những người đồng tính luyến ái?

Đáp:
Không phải sự đồng tính luyến ái nào cũng do bẩm sinh, hoặc do cơ cấu tự nhiên hay di truyền vì có sự đồng tính luyến ái đắc thủ, hoặc trong môi trường giáo dục và xã hội đã đẩy họ đến những hành động như thế. Chẳng hạn một người cha quá nghiêm khắc có thể làm cho người con gái của mình ghét người khác phái, do đó cô ta tìm đến với người đồng phái. Ngược lại, một bà mẹ quá độc đoán, quá gắn bó với con trai có thể tạo nên một phản ứng đối nghịch nơi thanh niên này, làm cho anh ta tránh xa phụ nữ và tìm đến với người đồng phái.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp khác như hoàn cảnh xã hội sa đọa, hoặc những người phải sống chung với nhau trong ký túc xá, trên tàu biển, trong nhà tù, nơi không có người khác phái, thì họ cũng có thể trở thành những người đồng tính luyến ái, nhưng họ thực hành những điều này để kiếm tiền.

Lập trường của Giáo Hội đối với việc đồng tính luyến ái

Xét về mặt khách quan, Giáo Hội luôn dạy rằng việc làm tình với người đồng phái tính là một hành động xấu vì đi ngược lại với chương trình mà Thiên Chúa đã thiết định khi tạo dựng con người. Sách Sáng Thế Ký trình bày việc Thiên Chúa dựng nên con người, có nam, có nữ, để họ kết hiệp và bổ túc cho nhau, đồng thời cộng tác với ngài trong việc thông truyền sự sống. Sách Lêvi trong đoạn 18 cũng trình bày những điều kiện cốt yếu để thuộc về dân Chúa, đoạn văn này loại bỏ những người đồng tính luyến ái ra khỏi cộng dồng Dân Chúa. Trong Tân Ước, Thánh Phaolô coi sự đồng tính luyến ái là thí dụ cụ thể về sự mù quáng của nhân loại, sau khi loài người phá đổ sự hòa hợp với Đấng Tạo hóa và các thụ tạo để thay thế vào đó bằng những hành động sai trái về luân lý.

Ngày nay, có nhiều phong trào, kể cả một số người công giáo, đòi Giáo Hội phải thay đổi lập trường, phải coi việc đồng tính luyến ái tự bản chất không có gì là xấu nếu nó là đồng tính luyến ái bẩm sinh và nếu hai người đồng phái yêu nhau thành thực.

Trong Tuyên Ngôn “Persona humana” ngày 29.12.1975, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tái khẳng định rằng: “những hành động đồng tính luyến ái là điều đã bị Kinh Thánh lên án như những sa đọa trầm trọng và bị coi là hậu quả đau thương của sự phủ nhận Thiên Chúa. Phán đoán này (…) chứng tỏ những hành động đồng tính luyến ái là điều xáo trộn và không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào” (số 88).

Ngày 30-10-1986, Bộ Giáo Lý Đức Tin gửi thư cho các giám mục trên thế giới để nói về vấn đề mục vụ cho những người đồng tính luyến ái, bởi vì tại một số nơi, đặc biệt là Mỹ, có một số giám mục địa phương đã cho các nhóm đồng tính luyến ái mượn nhà thờ để cử hành thánh lễ và hội họp. Hành động này đã khiến cho người ta cảm tưởng như Giáo Hội ngày nay chấp nhận sự đồng tính luyến ái. Vì thế, Bộ Giáo Lý Đức Tin thấy cần đề ra một số đường hướng tổng quát, giúp các giám mục thăng tiến phương pháp mục vụ đúng đắn đối với những người đồng tính luyến ái.

Trong thư, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã nhắc lại lập trường từ trước đến nay của luân lý công giáo đối với sự đồng tính luyến ái. Khuynh hướng đầu tiên tìm đến người đồng phái tự nó chưa phải là tội, nhưng nếu một người có khuynh hướng ấy đi đến chỗ thực hành khuynh hướng của mình bằng một hành động cụ thể thì đó là một hành động xấu, một tội lỗi xét về phương diện luân lý.

Không có sự kỳ thị trong Giáo Hội

Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng lên án những ngược đãi đối với những người đồng phái tính vì thái độ này thiếu tôn trọng đối với tha nhân. Phẩm giá của mỗi người luôn phải được tôn trọng trong lời nói, việc làm và trong luật pháp.

Tuy nhiên, lên án sự ngược đãi đối với những người đồng tính luyến ái không có nghĩa là quả quyết đồng tính luyến ái là điều bình thường. Người ta cũng không khẳng định rằng: những người có xu hướng đồng tính luyến ái bị đam mê thúc đẩy đến độ không còn tự do để cưỡng lại xu hướng của họ, do đó họ không còn chịu trách nhiệm về hành động của họ. Trong thực tế, người đồng tính luyến ái vẫn còn tự do hành động. Tự do này là điều cốt yếu làm cho họ còn phẩm giá của một con người, và cũng chính nhờ tự do này mà với cố gắng của bản thân và nhờ ơn Chúa giúp, họ có thể tránh được đồng tính luyến ái.

Thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đặt một câu hỏi: Vậy, người đồng tính luyến ái phải làm gì khi họ muốn bước theo Chúa? Xin thưa: họ được mời gọi thực thi ý Chúa trong cuộc sống của họ, kết hiệp những đau khổ và khó khăn của họ với thập giá Chúa Kitô. Đối với tín hữu, thập giá là sự hy sinh mang lại lợi ích vì từ sự chết và hy sinh này làm phát sinh ơn cứu độ và sự sống… Những người có xu hướng đồng tính luyến ái cũng được mời gọi sống nhân đức khiết tịnh như tất cả những Kitô hữu khác. Nếu họ cố gắng chăm chỉ tìm hiểu bản chất của lời mời gọi Chúa gởi, thì họ có thể lãnh nhận bí tích thống hối một cách trung thành hơn và lãnh nhận ơn Chúa ban dồi dào cho họ hầu có thể hoán cải một cách hoàn toàn hơn”.

Cũng nên nói thêm rằng về phương diện chủ quan, điều này lệ thuộc vào lương tâm của mỗi người và chỉ có Thiên Chúa mới có thể thẩm định chắc chắn hành động của mỗi người là tội hay không, và nặng nhẹ như thế nào, vì chỉ có Ngài mới thấu suốt mọi nguyên nhân đưa tới hành động của mỗi người.

Xem thêm: http://www.catholicnewsagency.com/resource.php?n=277

Người phụ trách: Lm. Agostino Nguyễn Văn Dụ

vũng_nước
06-11-2009, 05:25 AM
Đồng tính luyến ái: tự nhiên hay đắc thủ?
T4, 16/09/2009 - 06:23 by vhh
Hỏi (chi tiết):
Thưa cha, tờ tạp chí khoa học mới đây nói về sự khác biệt giữa sự cấu tạo thần kinh của những người khác phái tính và những người đồng tính. Sự khám phá mới này có mang lại việc thay đổi phán quyết luân lý về những người đồng tính luyến ái không và trong nghĩa nào?

Phan G. Sài Gòn

Đáp:
Đồng tính luyến ái: Bẩm sinh hay đắc thủ? Khoa học không mang lại cho chúng ta một câu trả lời chắc chắn cho vấn nạn trên, vì thế cho đến bây giờ người ta chỉ có thể dựa theo tâm lý học để có thể giải thích về tình trạng ấy mà thôi. Ông Sigmund Freud, nhà tâm lý học nổi tiếng, cho rằng chúng cần phải trở về thuở thiếu thời để tìm kiếm những lý do dẫn đến tình trạng này. Nhiều người đã nghe nói đến cái gọi là “mặc cảm Ê-đíp” và mặc cảm Ê-let-tra”. Ông Freud quan sát sự phát triển hài hoà, theo nghĩa nam/nữ, là nhờ hai hình ảnh của người cha và người mẹ. Trẻ nam/nữ dần dần nhận ra mình bằng cách so sánh với người cha hay người mẹ đồng phái tính, và tự bổ túc nhờ người cha hay người mẹ khác phái tính. Nếu điều đó không xảy đến thì sẽ sinh ra chiều hướng đồng tính, vì trẻ nam/nữ nhận ra mình với người cha hay người mẹ khác phái tính.

Trong những thập niên cuối cùng này, khoa tâm lý đã nhường bước cho khoa sinh học. Những báo chí khoa học cho chúng ta biết nhiều khám phá mới về những lãnh vực sinh lý và thể lý cách tỉ mỉ liên quan đến cuộc sống của con người. Họ đã dùng mọi cách để có thể cắt nghĩa về nguyên do và sự biểu lộ hiện tượng đồng tính qua một cái nhìn chung về những lãnh vực sinh học (tự nhiên) và tâm lý (văn hoá).

Tuy nguyên do của sự đồng tính không mấy rõ ràng, nhưng chiều hướng của nó thì lại rõ ràng hơn: đồng tính nam hay nữ biểu lộ sự thiếu khả năng tương quan với người khác phái, tự khép mình vào thế giới riêng. Con người sống trong tình trạng như thế quả thực là nghèo nàn. Thật vậy, sự phong phú con người có được là nhờ sự hỗ tương nam/nữ, và vì thế tự khép mình lại trong sự đồng tình (omo=giống nhau) nói lên một khuyết tật. Chắc chắn cá nhân ấy không có tội tình gì, nhưng điều đó không thay đổi sự kiện cách khách quan về một hoàn cảnh “vô trật tự”.

Nếu trong tương lai khoa học khám phá ra cá thể người đồng tính là vấn đề tự nhiên thì có thể thay đổi phán quyết luân lý về những người đồng tính không? Chúng ta cần nhìn nhận rằng việc đồng tính không phải là một sự chọn lựa của chủ thể, do đó cá nhân ấy không có trách nhiệm. Chính vì thế mà điều kiện đồng tính do từ những yếu tố sinh học như những khám phá mới đây cho biết, cũng như những nhà tâm lý, muốn làm cho người ta tin như từ trước đến nay người ta vẫn nghĩ. Cá nhân không chọn cho mình trở nên người đồng tính. Hơn thế nữa đến một lúc nào đó trong cuộc đời, họ khám phá ra sự khác biệt của mình với một tâm trạng đau khổ lớn lao và một tâm lý bất ổn.

Cần tìm cho cuộc sống một ý nghĩa

Chúng ta phải làm gì? Trước hết, chúng ta cần giúp cho người đồng tính biết phân biệt những gì thuộc tình trạng và những gì tuỳ vào ý chí của họ. Một khi nhận ra được tình trạng không thể thay đổi của điều kiện đồng tính thì thái độ đúng nhất là chấp nhận chính mình, tìm cách “chung sống" với điều kiện ấy và từ đó tìm cho cuộc sống một ý nghĩa trong chiều hướng của những giá trị luân lý và đạo đức. Người đồng tính có quyền sống trong cộng đoàn dân sự cũng như giáo hội, còn các hình thức kỳ thị khinh miệt đều phi nhân và chống lại tinh thần Kitô giáo.

Người đồng tính cảm thấy mình không được Giáo Hội thông hiểu và luân lý của giáo hội như buộc họ phải “độc thân”. Luân lý công giáo đặt nền tảng sự cấm đoán việc giao hợp thể lý trên sự thật về tính dục sinh lý được biểu lộ qua tình yêu giữa người nam và người nữ trong hôn nhân, một tình yêu được mời gọi để vượt khỏi chính mình trong khả năng và trong ân huệ sự sống. Nếu luân lý áp dụng cách bắt buộc thì hành động ấy không xứng hợp với con người. Vì vậy, Giáo Hội luôn mời gọi và chỉ có sự xác tín và nhận thức giữa cách sống nhân bản mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp. Tất nhiên, xu hướng đồng tính cũng như khác phái tính không bị lên án, nhưng cần được điều hợp và hướng dẫn trong nghĩa xây dựng một nền nhân bản đích thực. Đó là con người cần sống tình bằng hữu và mối tương quan giữa người với người mà không chỉ quy hướng tất cả vào tính dục và sự thỏa mãn tình dục.

Không loại trừ một ai

Giáo hội không tự giới hạn mình vào việc loan truyền luân lý, nhưng được mời gọi để mang lại sự cứu độ cho tất cả mọi người và những người nghèo khổ. Và những người nghèo không chỉ là những người thiếu của cải vật chất. Giáo Hội và các Kitô hữu tìm thấy cách sống đúng nhất của mình nhờ quy hướng vào một bậc thầy duy nhất và là mẫu mực của đời sống: đó là Đức Giêsu Na-da-ret. Nhân danh phẩm giá con người, hình ảnh của Thiên Chúa, Ngài tố cáo mọi hình thức bỏ rơi và loại trừ mà có thể những người đồng tính phải chịu.

Bởi vậy, nhiều “phong trào nhân quyền” khác nhau cần được hỗ trợ để bảo vệ cho những người đồng tính. Nhưng cũng cần phải biết nhận định để đừng lừa gạt dân chúng. Thật vậy, có một số phong trào thay vì mở đường cho việc giải phóng cho con người được tự do, lại lợi dụng và làm cho con người trở thành nô lệ. Những hình thức quá khích cho thấy sự thiếu khả năng chấp nhận những giới hạn của mình, chẳng hạn như việc nhìn nhận pháp lý đối với những “cặp đồng tính”, quyền có con cái nhờ kỹ thuật thụ thai nhân tạo. Những thành quả ấy không mang lại một ích lợi gì cả: không giúp con người biết can đảm sống và chấp nhận chính điều kiện sống của mình một cách tin tưởng.

Người phụ trách: Lm. Agostino Nguyễn Văn Dụ

vũng_nước
06-11-2009, 05:26 AM
Lập trường của Giáo Hội về việc sống chung?
T3, 15/09/2009 - 20:26 by vhh
Hỏi (chi tiết):
Thưa cha, khi một cặp nam nữ công giáo đã quyết định lấy nhau hoặc đã làm hôn thú dân sự, nhưng vì một lý do nào đó mà họ chưa làm phép cưới theo nghi thức Công Giáo ở nhà thờ thì họ có được ăn ở với nhau như vợ chồng không?

Nếu họ ăn ở với nhau thì có tội không?

Con xin đan cử trường hợp cụ thể của một người con trai ở bên này đã tốn phí rất nhiều về Việt Nam cưới vợ. Họ làm hôn thú trước mặt cơ quan chính quyền ở Việt Nam, nhưng chưa làm phép cưới đạo vì thiếu giấy tờ. Anh ta đem vợ sang và trong nhà chỉ có một phòng ngủ nên buộc lòng anh ta phải sống chung với vợ. Vậy họ có được ăn ở với nhau hay cứ phải đợi cho đến sau khi làm phép cưới đạo?

Một học viên mục vụ



Đáp:
Giáo huấn của Giáo Hội và Giáo luật

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi xin trưng dẫn một vài nguyên tắc và giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Trong Tông Huấn Familiaris Consortio về các nghĩa vụ của đời sống gia đình Kitô (được ĐTC Gioan Phaolô II công bố năm 1981, đúc kết thành quả của Thượng HĐGM năm 1980), đọan số 82, ĐTC có đề cập đến vấn đề này như sau:

“Trường hợp những người công giáo, vì những nguyên do ý thức hệ hay vì những lý do thực tiễn, muốn lập hôn phối dân sự, mà từ chối việc cử hành hôn phối tôn giáo, hoặc dời việc cử hành này lại sau, càng ngày càng trở nên nhiều. Không thể coi tình cảnh của họ cũng y như tình cảnh của những người chung sống mà không có một ràng buộc nào, vì ở đây cũng có một sự dấn thân nào đó vào một tình trạng sống nhất định và có lẽ cũng bền vững, cho dù viễn tượng ly dị là một chuyện không xa lạ lắm với loại quyết định này. Khi muốn việc liên kết của mình được sự nhìn nhận công khai của nhà nước, các đôi bạn này đã cho thấy rằng họ sẵn sàng đảm nhận những nghĩa vụ cũng như những quyền lợi của sự liên kết ấy. Dù vậy, Giáo Hội vẫn không thể chấp nhận tình trạng ấy”.

“Hoạt động mục vụ nhằm giúp cho người ta chấp nhận rằng: nhất thiết phải có sự đi đôi giữa sự chọn lựa đời sống và đức tin họ tuyên xưng. Mục vụ cũng phải cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được để đưa người ấy tới chỗ hợp thức hóa tình cảnh của họ theo các nguyên tắc Kitô giáo. Mặc dù vẫn đầy tình bác ái lớn lao đối với họ và muốn đưa họ về tham dự cuộc sống các cộng đoàn, nhưng dầu vậy các chủ chăn trong Giáo Hội vẫn không thể chấp nhận cho họ xưng tội rước lễ.” ( FC 82 )

Đối với hai người đã được chịu phép Rửa Tội, đặc biệt là hai tín hữu công giáo, không thể có hôn phối mà không đồng thời lại không là bí tích. Giáo luật số 1055 xác định rằng:

“1. Do giao ước hôn phối, người nam và người nữ tạo nên với nhau một cuộc hiệp thông trọn cả cuộc sống. Tự bản tính, giao ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn phối giữa người đã chịu phép Rửa Tội lên hàng bí tích.

2. Bởi vậy giữa những người đã được chịu phép Rửa Tội, không thể có khế ước hôn phối hữu hiệu nếu đồng thời không phải là bí tích.”

Về sự giao hợp phái tính

Về sự giao hợp phái tính hay ăn ở với nhau như vợ chồng, Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong Tuyên Ngôn Persona Humana ngày 29.12.1975, ở đọan số 7 khẳng định rằng:

“Nhiều người ngày nay đòi quyền được giao hợp phái tính trước hôn nhân khi họ quyết định lấy nhau, và cho rằng: một điều tự nhiên là tình yêu vợ chồng trong tâm lý của hai người đòi phải có sự hoàn hợp như thế. Họ cũng nói rằng sự giao hợp phái tính là điều cần thiết nhất khi việc cử hành hôn phối bị cản trở vì những hoàn cảnh bên ngoài hoặc để bảo tồn tình yêu.”

“Những ý kiến trên đây là điều trái ngược với đạo lý Kitô giáo, theo đó mọi hành vi giao hợp vợ chồng của con người phải được diễn ra trong khuôn khổ hôn nhân. Thật vậy, dù những người dấn thân trong những quan hệ tính dục trước hôn nhân như thế có quyết tâm mạnh mẽ đến đâu đi nữa (về việc quyết định kết hôn với nhau) thì những quan hệ tính dục đó vẫn không bảo đảm – trong sự chân thành và chung thủy – tương quan liên chủ thể giữa một người nam và một người nữ, và nhất là không bảo vệ tương quan đó khỏi những sự thay đổi theo trí tưởng tượng và tính tình hay thay đổi…Sự kết hiệp thân xác chỉ là điều hợp pháp nếu giữa người nam và người nữ có một sự thông hiệp cuộc sống một cách chung kết.”

Áp dụng cụ thể

Áp dụng những giáo huấn chính thức trên đây của Giáo Hội vào trường hợp bạn nêu lên trong câu hỏi: cặp nam nữ công giáo chỉ có thể ăn ở với nhau như vợ chồng thực sự sau khi đã kết hôn theo nghi thức đạo, nghĩa là hôn phối của họ phải là bí tích.

Chính vì thế, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dạy rằng những người công giáo tuy đã làm hôn phối dân sự mà không làm phép cưới đạo mà ăn ở với nhau thì họ không thể chịu các bí tích cho đến khi điều chỉnh tình trạng của họ (xem FC 82).

Người tín hữu công giáo chân chính không thể viện cớ những người khác không tuân giữ luật Giáo Hội để bắt chước theo và coi đó như quy luật sống của mình. Sự tháo thứ của một số tín hữu công giáo ở Tây Phương coi rẻ luật Chúa và Giáo Hội càng không thể là tiêu chuẩn cho tín hữu công giáo Việt Nam hoặc nơi khác bắt chước.

Theo giáo luật, hai tín hữu công giáo chỉ làm hôn thú dân sự với nhau mà thôi thì trước mặt Giáo Hội, hôn thú của họ cẫn không phải là bí tích, và do đó họ không thể ăn ở với nhau như vợ chồng thật sự. Đối với những vợ chồng không công giáo, hôn thú dân sự của họ là hôn phối tự nhiên và Giáo Hội vẫn tôn trọng hôn phối đó. Nhưng đối với người công giáo, họ có nghĩa vụ của các tín hữu, đó là hôn phối của họ phải được kết ước theo thể thức của Giáo Hội đã quy định (GL 1108) để có thể là bí tích Hôn Phối.

Nếu nghĩ rằng vì đã tốn kém nhiều mới lấy được vợ ở Việt Nam, nên phải ăn ở với nhau càng sớm càng tốt dù chưa làm phép cưới đạo, thái độ đó phản ánh sự thiếu tôn trọng người bạn đời của mình, coi vợ như món hàng mình đã tốn kém nhiều mới kiếm được nên phải tận hưởng càng sớm càng tốt. Quan niệm đó cũng không phù hợp với Giáo Lý Công Giáo về hôn nhân.

Đối với Giáo Hội, hôn phối không phải chỉ là chuyện riêng tư thuần túy giữa hai người nam nữ, nhưng còn liên hệ tới toàn thể cộng đoàn Kitô. Thật vậy, từ hôn nhân Kitô giáo phát sinh gia đình Kitô với tất cả sự phong phú của cuộc sống, khả năng giáo dục và ảnh hưởng đối với Giáo Hội. Gia đình là tế bào đầu tiên của Giáo Hội và được Công Đồng Vaticanô II gọi là “ Giáo Hội tại gia”. Khi cử hành hôn phối theo nghi thức đạo, đôi vợ chồng công giáo bày tỏ quyết tâm dấn thân sống đời hôn nhân theo giới luật của Chúa và những mong đợi của cộng đồng Giáo Hội.

Người phụ trách: Lm. Agostino Nguyễn Văn Dụ