cafeda2009
06-11-2009, 07:54 AM
LÒNG TRUNG THÀNH
22/10/2009 16:04:00 Lm. AN THANH (http://huongvedaihoidanchua.net/author/quanguy/)
http://huongvedaihoidanchua.net/thumbnail.php?file=Yeu_Thuong_136395098.jpg&size=article_medium
Tôi vẫn hay có thói quen làm các nghiên cứu xã hội nhanh bằng những câu hỏi đơn giản với mọi người.
Thời gian vừa qua tôi hay hỏi: “Bạn có là người trung thành không ?” Đại đa số tự tin trả lời: “Có !” Nhưng khi hỏi thêm vài câu phụ để làm rõ như: “Có bao giờ bạn đã không giữ lời hứa chưa ?” và “Có chắc luôn luôn là như vậy chăng ?” hay “Có bao giờ bạn đã nói xấu và không muốn cộng tác hết mình với những người thân yêu của mình chưa ?” và “Có thật vậy không ?” thì nhiều người tránh sang chuyện khác, một số khác thì chất vấn ngược lại rằng: “Tại sao lại dồn tôi như thế ?”
Và cũng có ít người xác nhận: “Nếu cứ tiếp tục hỏi để làm rõ như thế thì lòng trung thành của tôi có vấn đề, mặc dù chính tôi không muốn thế !”
Tôi không võ đoán hay suy diễn đánh giá những câu trả lời tránh né hay những câu chất vấn ngược lại, mà chỉ xin bàn đến những câu trả lời tiếp theo sau đó để tìm ra chân tướng lòng trung thành của chúng ta trong thời @ hay thời toàn cầu hóa này thôi.
CÓ CÁI KHÁC QUAN TRỌNG HƠN LÒNG TRUNG THÀNH ?
Một doanh nhân từ một thành phố lớn và năng động về kinh tế gọi điện cầu cứu: “Cha có đệ tử nào thân tín có thể làm quản lý giới thiệu ra làm việc với con ?” Tôi trả lời lâu nay không còn làm việc ở Sàigòn nên cũng không biết ai có khả năng đáp ứng để giới thiệu, những người cộng tác cũ thì đã ổn định công việc rồi. Trả lời xong, tôi lại thắc mắc: “Tại sao ở thành phố bạn đang sống có cả núi nhân sự giỏi lại không chọn lấy được một người giúp việc tin cẩn mà phải cầu cứu trong này ?” Anh bạn doanh nhân ấy trả lời: “Không tin được cha à. Con mới bị chơi một vố đau. Một quản lý cũ nghĩ việc lập doanh nghiệp mới, kéo hết các đối tác của mình mà trước đây anh ta được giao thay mặt con giao dịch với họ !”
Cách đây hai tháng, một bạn trẻ đến thăm tôi khi tôi đang nằm viện cho biết sắp ra trường. Tôi buộc miệng hỏi: “Bạn sẽ làm gì ?” Anh chàng thản nhiên bảo: “Làm gì cũng được miễn có thu nhập khá, cha ơi !” Tôi cố hỏi: “Vậy mấy năm học ngành du lịch bỏ luôn à ?” Bạn ấy trả lời cái rụp: “Nếu lương cao thì làm”.
Một anh bạn thân đang làm việc ở một tổ chức nhân đạo thuộc Liên Hiệp Quốc cho biết môi trường làm việc lúc này cạnh tranh kinh khủng, cứ sau ba hay bốn năm là các tổ chức có chính sách “thay máu”. Nếu anh muốn tiếp tục làm cho tổ chức đó thì anh phải nộp hồ sơ thi vào làm việc ở cấp cao hơn, còn nếu chỉ nộp đơn ở vị trí cũ thì coi như bị loại, trừ trường hợp mình rất xuất sắc hay cuối kỳ thi tuyển, người ta không thể tìm được ai phù hợp với công việc của mình thì mới được nhận lại.
Trường hợp thứ nhất thì người làm công không trung thành với chủ và hớt tay trên chủ. Trường hợp thứ hai thì không đặt khái niệm trung thành ra như một vấn đề. Và trường hợp cuối thì các tổ chức ấy lại không muốn người ta trung thành với mình và đôi khi coi sự trung thành của người khác với mình là một gánh nặng quá sức.
Cái quan trọng hơn lòng trung thành đã xuất hiện.
LÒNG TRUNG THÀNH TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
Khi có dịp trao đổi Mục Vụ, nhiều cha ở nhiều nơi bắt đầu nói đến tình trạng chia tay quá nhanh của các gia đình trẻ. Lý do công khai của các cuộc chia tay thường không quá nghiêm trọng. Khi tôi có dịp nói chuyện với các bậc phụ huynh của các đôi trẻ sớm chia tay thì được họ chia sẻ: “Tụi nó không dám chịu đựng nhau chứ có gì đâu cha. Những chuyện như chúng nó, vợ chồng già chúng con đã từng trải qua, nhiều khi còn nặng nề hơn thế, mà có chia tay đâu !” Tôi lại hỏi: ‘Thế tại sao ông bà không chia sẻ kinh nghiệm đó với con cái để hai em không bỏ nhau ?” Họ lắc đầu ngao ngán: “Tụi nó bây giờ giỏi, có nghe ai đâu ?”
Nhiều cha xứ than phiền mục vụ giới trẻ bây giờ không biết làm sao cho tốt. Bầy cái gì ra thì chúng nó cũng chỉ thích được ba bảy hăm mốt ngày là cùng. Nhiều cha khẳng định: “Giới trẻ hôm nay mau chán, chóng thay đổi !” Ngay ở các trung tâm hoạt động lớn, uy tín với quy mô tổ chức và nhân sự phong phú cũng không tránh được tình trạng này. Lúc đầu giới trẻ ào ạt tới, nhưng khi trụ lại thì chỉ từ trung niên cho đến lão niên. Tuy ban đầu là hoạt động chính của giới trẻ, nhưng cuối cùng ra, giới trẻ lại là thiểu số của hoạt động đó. Còn những người trung niên và lão niên thì muốn giữ hoạt động, nhưng lại chỉ cầm chừng cho có hoặc muốn thay đổi cả ý hướng ban đầu cho phù hợp với tình trạng “chợ chiều” của mình.
Sự gắn bó mật thiết với nhau theo thời gian đang giảm dần đến báo động. Chính những người trụ cột trong các mối tương quan, trong các phong trào và đoàn thể cũng tỏ ra mau chán, muốn bỏ cuộc sớm để nhanh làm cái mới mà họ nghĩ là sẽ tốt hơn, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn, chính họ lại muốn thay đổi nữa hoặc không muốn nhìn đến “đứa con” mình đã sinh ra.
Rõ ràng đang có một sự thay đổi giá trị hay nói chính xác hơn là hạ thấp giá trị của lòng trung thành.
Người trẻ thì dễ dàng xem tài chánh quan trọng hơn sự nghiệp. Người trung niên thì dễ dàng xem danh vọng quan trọng hơn sự thật về mình. Cá nhân sẵn sàng xem “cái tôi” hơn tất cả, còn tổ chức thì xem sự phát triển, thịnh đạt của mình quan trọng hơn bất kỳ con người nào.
Khi lòng trung thành không còn được thượng tôn giá trị, mà đã bị hạ giá xuống hàng xô, một loại “xê-kân hen”, thì liệu có ai còn muốn có một lòng trung thành mạnh mẽ nữa không ?
Lm. AN THANH, DCCT, 21.10.2009
22/10/2009 16:04:00 Lm. AN THANH (http://huongvedaihoidanchua.net/author/quanguy/)
http://huongvedaihoidanchua.net/thumbnail.php?file=Yeu_Thuong_136395098.jpg&size=article_medium
Tôi vẫn hay có thói quen làm các nghiên cứu xã hội nhanh bằng những câu hỏi đơn giản với mọi người.
Thời gian vừa qua tôi hay hỏi: “Bạn có là người trung thành không ?” Đại đa số tự tin trả lời: “Có !” Nhưng khi hỏi thêm vài câu phụ để làm rõ như: “Có bao giờ bạn đã không giữ lời hứa chưa ?” và “Có chắc luôn luôn là như vậy chăng ?” hay “Có bao giờ bạn đã nói xấu và không muốn cộng tác hết mình với những người thân yêu của mình chưa ?” và “Có thật vậy không ?” thì nhiều người tránh sang chuyện khác, một số khác thì chất vấn ngược lại rằng: “Tại sao lại dồn tôi như thế ?”
Và cũng có ít người xác nhận: “Nếu cứ tiếp tục hỏi để làm rõ như thế thì lòng trung thành của tôi có vấn đề, mặc dù chính tôi không muốn thế !”
Tôi không võ đoán hay suy diễn đánh giá những câu trả lời tránh né hay những câu chất vấn ngược lại, mà chỉ xin bàn đến những câu trả lời tiếp theo sau đó để tìm ra chân tướng lòng trung thành của chúng ta trong thời @ hay thời toàn cầu hóa này thôi.
CÓ CÁI KHÁC QUAN TRỌNG HƠN LÒNG TRUNG THÀNH ?
Một doanh nhân từ một thành phố lớn và năng động về kinh tế gọi điện cầu cứu: “Cha có đệ tử nào thân tín có thể làm quản lý giới thiệu ra làm việc với con ?” Tôi trả lời lâu nay không còn làm việc ở Sàigòn nên cũng không biết ai có khả năng đáp ứng để giới thiệu, những người cộng tác cũ thì đã ổn định công việc rồi. Trả lời xong, tôi lại thắc mắc: “Tại sao ở thành phố bạn đang sống có cả núi nhân sự giỏi lại không chọn lấy được một người giúp việc tin cẩn mà phải cầu cứu trong này ?” Anh bạn doanh nhân ấy trả lời: “Không tin được cha à. Con mới bị chơi một vố đau. Một quản lý cũ nghĩ việc lập doanh nghiệp mới, kéo hết các đối tác của mình mà trước đây anh ta được giao thay mặt con giao dịch với họ !”
Cách đây hai tháng, một bạn trẻ đến thăm tôi khi tôi đang nằm viện cho biết sắp ra trường. Tôi buộc miệng hỏi: “Bạn sẽ làm gì ?” Anh chàng thản nhiên bảo: “Làm gì cũng được miễn có thu nhập khá, cha ơi !” Tôi cố hỏi: “Vậy mấy năm học ngành du lịch bỏ luôn à ?” Bạn ấy trả lời cái rụp: “Nếu lương cao thì làm”.
Một anh bạn thân đang làm việc ở một tổ chức nhân đạo thuộc Liên Hiệp Quốc cho biết môi trường làm việc lúc này cạnh tranh kinh khủng, cứ sau ba hay bốn năm là các tổ chức có chính sách “thay máu”. Nếu anh muốn tiếp tục làm cho tổ chức đó thì anh phải nộp hồ sơ thi vào làm việc ở cấp cao hơn, còn nếu chỉ nộp đơn ở vị trí cũ thì coi như bị loại, trừ trường hợp mình rất xuất sắc hay cuối kỳ thi tuyển, người ta không thể tìm được ai phù hợp với công việc của mình thì mới được nhận lại.
Trường hợp thứ nhất thì người làm công không trung thành với chủ và hớt tay trên chủ. Trường hợp thứ hai thì không đặt khái niệm trung thành ra như một vấn đề. Và trường hợp cuối thì các tổ chức ấy lại không muốn người ta trung thành với mình và đôi khi coi sự trung thành của người khác với mình là một gánh nặng quá sức.
Cái quan trọng hơn lòng trung thành đã xuất hiện.
LÒNG TRUNG THÀNH TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
Khi có dịp trao đổi Mục Vụ, nhiều cha ở nhiều nơi bắt đầu nói đến tình trạng chia tay quá nhanh của các gia đình trẻ. Lý do công khai của các cuộc chia tay thường không quá nghiêm trọng. Khi tôi có dịp nói chuyện với các bậc phụ huynh của các đôi trẻ sớm chia tay thì được họ chia sẻ: “Tụi nó không dám chịu đựng nhau chứ có gì đâu cha. Những chuyện như chúng nó, vợ chồng già chúng con đã từng trải qua, nhiều khi còn nặng nề hơn thế, mà có chia tay đâu !” Tôi lại hỏi: ‘Thế tại sao ông bà không chia sẻ kinh nghiệm đó với con cái để hai em không bỏ nhau ?” Họ lắc đầu ngao ngán: “Tụi nó bây giờ giỏi, có nghe ai đâu ?”
Nhiều cha xứ than phiền mục vụ giới trẻ bây giờ không biết làm sao cho tốt. Bầy cái gì ra thì chúng nó cũng chỉ thích được ba bảy hăm mốt ngày là cùng. Nhiều cha khẳng định: “Giới trẻ hôm nay mau chán, chóng thay đổi !” Ngay ở các trung tâm hoạt động lớn, uy tín với quy mô tổ chức và nhân sự phong phú cũng không tránh được tình trạng này. Lúc đầu giới trẻ ào ạt tới, nhưng khi trụ lại thì chỉ từ trung niên cho đến lão niên. Tuy ban đầu là hoạt động chính của giới trẻ, nhưng cuối cùng ra, giới trẻ lại là thiểu số của hoạt động đó. Còn những người trung niên và lão niên thì muốn giữ hoạt động, nhưng lại chỉ cầm chừng cho có hoặc muốn thay đổi cả ý hướng ban đầu cho phù hợp với tình trạng “chợ chiều” của mình.
Sự gắn bó mật thiết với nhau theo thời gian đang giảm dần đến báo động. Chính những người trụ cột trong các mối tương quan, trong các phong trào và đoàn thể cũng tỏ ra mau chán, muốn bỏ cuộc sớm để nhanh làm cái mới mà họ nghĩ là sẽ tốt hơn, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn, chính họ lại muốn thay đổi nữa hoặc không muốn nhìn đến “đứa con” mình đã sinh ra.
Rõ ràng đang có một sự thay đổi giá trị hay nói chính xác hơn là hạ thấp giá trị của lòng trung thành.
Người trẻ thì dễ dàng xem tài chánh quan trọng hơn sự nghiệp. Người trung niên thì dễ dàng xem danh vọng quan trọng hơn sự thật về mình. Cá nhân sẵn sàng xem “cái tôi” hơn tất cả, còn tổ chức thì xem sự phát triển, thịnh đạt của mình quan trọng hơn bất kỳ con người nào.
Khi lòng trung thành không còn được thượng tôn giá trị, mà đã bị hạ giá xuống hàng xô, một loại “xê-kân hen”, thì liệu có ai còn muốn có một lòng trung thành mạnh mẽ nữa không ?
Lm. AN THANH, DCCT, 21.10.2009