PDA

View Full Version : Tại sao tay quản lý hành động bất lương lại được Chúa khen?



littlewave
06-11-2009, 05:00 PM
Tại sao anh quản lý hành động bất lương lại được chủ khen là khôn khéo?


Bài TM hôm nay cho thấy khi sắp bị sa thải người quản gia đã làm thiệt hại rất nhiều cho chủ. Vậy tại sao thay vì nổi giận trừng phạt, ông chủ còn khen ngợi anh ta? Xin ACE chia sẻ.


TIN MỪNG : Lc 16,1-8

1 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: "Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông.2 Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: "Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!3 Người quản gia liền nghĩ bụng: "Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi.4 Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!

"Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: "Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?6 Người ấy đáp: "Một trăm thùng dầu ô-liu. Anh ta bảo: "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.7 Rồi anh ta hỏi người khác: "Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: "Một ngàn giạ lúa. Anh ta bảo: "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.

8 "Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.

Cỏ dại
06-11-2009, 05:45 PM
8 "Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.

Không phải Chúa Jêsu chấp nhận sự giả mạo giấy tờ, câu em trích dẫn theo em đã cho thấy việc khen ngợi hướng về tính cách khôn khéo của hành động chứ không phải về tính chất bất lương của hành động. Người tín hữu có thể từ những hành động của người khác, ngay cả khi hành động đó là bất lương để có thể rút ra một vài giá trị có ích. Người quản gia đã sử dụng tiền bạc hiện tại để mưu cầu cho tương lai, chuẩn bị cho mình một con đường ở đời này, còn đối với người tín hữu, chúng ta cần dùng của cải đời này để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cửu bằng cách chia sẻ, làm việc bác ái. Để sau này những người nghèo sẽ đón tiếp chúng ta nơi Nước Trời.

littlewave
10-11-2009, 11:41 PM
...Người quản gia đã sử dụng tiền bạc hiện tại để mưu cầu cho tương lai, chuẩn bị cho mình một con đường ở đời này, còn đối với người tín hữu, chúng ta cần dùng của cải đời này để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cửu bằng cách chia sẻ, làm việc bác ái... Hoàn toàn đồng ý với em về bài học Chúa dạy chúng ta qua câu chuyện người quản lý.

Không phải Chúa Jêsu chấp nhận sự giả mạo giấy tờ, câu em trích dẫn theo em đã cho thấy việc khen ngợi hướng về tính cách khôn khéo của hành động chứ không phải về tính chất bất lương của hành động. Người tín hữu có thể từ những hành động của người khác, ngay cả khi hành động đó là bất lương để có thể rút ra một vài giá trị có ích...
Cám ơn Cỏ dại đã chia sẻ. Tuy nhiên lit cũng đã từng nghe một vài linh mục giảng giải như thế nhưng không đồng tình với lối giải thích “việc khen ngợi hướng về tính cách khôn khéo của hành động chứ không phải về tính chất bất lương của hành động”. Ta có thể khen ngợi một kẻ cầu tiến nhưng nghèo khổ - vì muốn có tiền đi du học để mai sau xả thân phục vụ đất nước con người - dám xuống tay giết người cướp của và khéo léo sắp đặt tới mức có được bằng chứng ngoại phạm ngon lành ? Có thể nào ta chấp nhận các hành vi bất lương nhân danh người nghèo, nhân danh công bằng xã hội như: luồn lách trốn thuế, giết các tay tỷ phú, cướp các ngân hàng để lấy tiền cho người nghèo; tạo hệ thống ăn cắp điện nước cách quy mô để cho người nghèo thoải mái sử dụng … ?

Nếu thật sự Chúa Jesus khen ngợi anh quản lý theo chiều hướng như vậy thì Ngài chưa đáng là một nhà mô phạm nhân bản, đừng nói chi tới là một Thiên Chúa cao cả, làm bậc thầy vĩ đại dạy dỗ toàn dân thiên hạ! Đạo giáo chúng ta không bao giờ chấp nhận dùng phương tiện xấu biện minh cho mục đích tốt. Nếu lý luận như vậy thì người ta cứ vin vào những ý hướng hay mục đích tốt đẹp mình mưu cầu rồi an tâm làm điều ác để thực hiện nó sao?

Vậy ta phải hiểu thế nào về lời khen ấy đây?

vũng_nước
10-11-2009, 11:51 PM
Không phải Chúa Jêsu chấp nhận sự giả mạo giấy tờ, câu em trích dẫn theo em đã cho thấy việc khen ngợi hướng về tính cách khôn khéo của hành động chứ không phải về tính chất bất lương của hành động. Người tín hữu có thể từ những hành động của người khác, ngay cả khi hành động đó là bất lương để có thể rút ra một vài giá trị có ích. Người quản gia đã sử dụng tiền bạc hiện tại để mưu cầu cho tương lai, chuẩn bị cho mình một con đường ở đời này, còn đối với người tín hữu, chúng ta cần dùng của cải đời này để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cửu bằng cách chia sẻ, làm việc bác ái. Để sau này những người nghèo sẽ đón tiếp chúng ta nơi Nước Trời.

Tự câu này đã là câu trả lời rất hay.

Rocky
11-11-2009, 12:22 AM
Nguyên văn bởi littlewave https://thanhcavietnam.net/forum/images/problue/buttons/viewpost.gif (https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?p=70069#post70069)
8 "Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.

Cái khôn khéo của anh chàng quản lý "Bất lương" này là :
anh dùng của người khác - mà ở đây là tài sản của ông chủ, để đánh bóng bản thân mình : được tiếng là nhân hậu, mua lấy mối quan hệ xã hội tốt cho bản thân từ các con nợ của chủ mình....( anh thêm bạn, bớt thù)
Nhưng có lẽ, điều mà chủ.. khen anh ta ở chỗ anh tạo tiếng tốt cho chủ anh : xoá nợ hay giảm nợ cho các con nợ...; điều này chắc chắn các con nợ vừa... biết ơn anh quản lý, vừa biết ơn ông chủ là chủ nợ của họ, khi họ được giảm nợ, xoá nợ.... Nếu ông chủ tốt, sẽ thất cái tác dụng thứ 2 này... Có lợi cho ông nhiều nhiều lắm.
Và với lý do thứ 2 này, anh quản lý bất lương sắp bị sa thải được chủ khen là biết xử sử khôn khéo...

Xã hội càng phát triển thì các nhà quản lý cũng hay Dùng các hành vi bất chính, của thiên hạ và che đậy động cơ xấu xa bên trong của mình....Cái thật, cái giả, giả giả thật thật... biến hoá khôn lường....

Con cái đời này, khôn ngoan hơn con cái sự sáng trong cách đối xử với anh chị em mình....dạy ta học cách cư xử đối với tha nhân : không phải là kiểu luồn lách, mà cách khéo léo....


Bác ái với tha nhân, bằng chính những gì Chúa ban cho mình....Và bằng hành vi xoá nợ, tha nợ...Tha thứ là hành vi yêu thương

Và bằng chính đời sống của chúng ta... loan báo về Chúa là Cha nhân hậu, luôn yêu thương tha thứ....

Vừa đẹp lòng nhau trong tình anh chị em, vừa đẹp lòng Trời.. Cha nhân hậu

littlewave
11-11-2009, 12:54 AM
Khi giải thích Kinh Thánh, chúng ta không thể lý luận theo kiến thức nhân bản mà phải đi sâu vào việc nghiên cứu thần học.

Để tìm hiểu lý do vì sao tên quản lý hành động bất lương mà lại được chủ khen ta hãy tham khảo luật cho vay mượn của xã hội Do thái thời bấy giờ :

1/ Luật Do thái chỉ cho người Do thái vay và không lấy lời đối với người nghèo (Xh 22, 24; Lv 25, 36-37 ; Dnl 23, 20t).

24 Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt nó trả lãi. (Xh 22, 24)

Nếu người anh em của (các) ngươi lâm cảnh túng thiếu, và không trả nợ được (các) ngươi, thì (các) ngươi phải nâng đỡ nó, dù nó là ngoại kiều hay khách trọ, để nó có thể sống bên (các) ngươi.36 Với nó, (các) ngươi không được lấy lãi ăn lời, nhưng (các) ngươi phải kính sợ Thiên Chúa, và người anh em của (các) ngươi sẽ có thể sống bên (các) ngươi.37 (Các) ngươi không được cho nó vay bạc của (các) ngươi để lấy lãi và vay lương thực của (các) ngươi để ăn lời. (Lv 25, 36-37)

20 Anh (em) không được cho người anh (em) mình vay lấy lãi: vay bạc, vay lương thực, vay bất cứ thứ gì sinh lãi. (Dnl 23, 20t).

Nhưng để đạt “tiêu chuẩn người nghèo” hầu ưu tiên vay mượn không phải chịu lãi thì... khó lắm. Người nghèo – theo sự cắt nghĩa của các luật sĩ - là người không đủ dầu để thắp một ngọn đèn, và không đủ bột để làm một chiếc bánh!

2/ Cách tổ chức giao dịch thương mại trong xã hội Do Thái:

Theo giáo sư J. Derrett (viết trong tập “Law In The New Testtament” trang 48-77 xuất bản tại London năm 1970) người đi vay không trực tiếp với chủ nợ mà qua trung gian người quản lý. Chủ nợ không trực tiếp trả lương cho quản lý, nhưng quản lý được ăn huê hồng trong các dịch vụ vay mượn từ cả hai phía: chủ của cải và con nợ. Số huê hồng được tính luôn trên văn tự của con nợ. Cho vay dầu được lấy lời 100% ; cho vay lúa mức lời 25%.

Người quản lý bảo kẻ vay dầu viết 50 thùng thay vì 100, kẻ nợ lúa viết 800 giạ, bớt đi 200 nghĩa là khi thanh toán con nợ sẽ không phải trả lời, chỉ hoàn vốn cho chủ.

Nhưng... vấn đề không chỉ ngừng lại ở khía cạnh nhân bản. Chúng ta cùng trở về với topic chủ đề nha ACE.