PDA

View Full Version : HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH 5



littlewave
11-02-2008, 05:48 PM
HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH 5

33. Viếng Núi Tabor, nơi Chúa biến hình năm xưa (Lc 9, 28-33). Ngọn núi này thấp hơn ngọn núi Sinai rất nhiều, và có Taxi đưa lên. Hồi trước con vẫn thắc mắc về ngọn núi này, và bây giờ chính mình được đứng nơi thánh địa này. Con tin rằng với con mắt trần tục chúng ta không thể nào nhìn thấy những sự lạ của Chúa, nhưng trong đức tin của con, Chúa ngày ngày vẫn hiện ra với chúng ta không hình thức này cũng hình thức nọ.


http://www.thanhlinh.net/tailieu/HanhHuongDT/HanhHuongDT49.png

Đường lên núi Tabor


http://www.thanhlinh.net/tailieu/HanhHuongDT/HanhHuongDT51.png

Bên trong Thánh Đường Tabor

Núi: tiêu biểu cho quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa, là nơi mặc khải những điều trọng đại như khi xưa Thiên Chúa hiển linh trên núi Sinai với Môsê, núi Horeb với Êlia, núi Tabor, …Và giờ đây chúng con cũng được diễm phúc đặt chân tới đây, một nơi rất thánh.

34. Ngoại thành Jerusalem. Chính vùng đất này con đã được đứng ở những nơi Chúa đứng, đi những nơi Chúa đã đi, thở trong bầu trời Chúa đã thở.

Đứng tại nơi ngày xưa gọi là vườn cây dầu (Olive), nơi Chúa đứng nhìn xuống thành Jerusalem và thương khóc cho thành này (Lc 19, 14-42). Nhìn xuống dưới là hàng ngàn nấm mộ đã có đó trước khi Chúa Giêsu ra đời. Và từ trên cao nhìn xuống thành này thật đẹp, bao quát tất cả. Jerusalem đúng là thành thánh được Chúa chọn, dân của Chúa diễm phúc biết bao. Và cũng hạnh phúc và thật cảm động thay cho chúng ta là con cái Ngài, vì cũng được đứng ngay nơi Chúa đứng khi xưa. Dấu chân con được lồng trong dấu chân Chúa.


http://www.thanhlinh.net/tailieu/HanhHuongDT/HanhHuongDT52.jpg

Vườn Oliu khi xưa, đứng từ nơi này Chúa nhìn xuống và thương khóc thành Jerusalem

Đi trên con đường thời đó dân chúng rước Chúa vào thành Jerusalem và tung hô Chúa. (Lc 19, 36-38) Con đường này thật dốc và hẹp nhưng hồi đó chắc không được tráng nhựa như bây giờ. Hình ảnh Chúa được hoan hô vang dội góc trời này và sau đó họ đã đổi thành những tiếng thóa mạ kêu gào đóng đinh Ngài không dứt.



http://www.thanhlinh.net/tailieu/HanhHuongDT/HanhHuongDT54.jpg

Cây Oliu trong Vườn Cây Dầu

Vườn có 7 cây oliu thật to lớn, trong đó có một cây đã hơn hai ngàn năm. Phải chăng cây Oliu này xưa kia đã một lần chứng kiến cảnh Chúa quì cầu nguyện, cảnh Chúa bị bắt và điệu đi? Ngôi vườn này rất đẹp kế bên Thánh Đường của Các Dân tộc (Church of All Nations).

35. Nhà tiệc ly (Lc 22, 14-18) và nơi Chúa Thánh Thần hiện xuống: Đây là nơi Chúa ăn bữa tối với các môn đệ và hiện ra hai lần sau khi Ngài sống lại. Đây cũng là nơi các môn đệ nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần. Các tín hữu tiên khởi chọn Núi Sion làm trụ sở chính và xây cất thánh đường này sau khi được người Bysantin nới rộng và gọi là ‘Núi Thánh Sion’ để liên kết giáo hội tiên khởi với lời tiên tri của Isaia: "Từ Sion sẽ phát sinh lề luật và từ Jerusalem sẽ phát sinh Lời Chúa". Người Ba Tư đã phá hủy Nơi Thánh này vào năm 614. Vào thế kỷ thứ 12 Đạo Binh Thánh Giá lại tái thiết thánh đường khác và trùng tu phòng Tiệc Ly. Năm 1176, người ta đã khám phá ra mộ của Đavit ở nhà nguyện lầu dưới.

Đứng trong căn phòng này, con hình dung được cảnh Chúa Thánh Thần hiện xuống khi xưa với các Thánh Tông Đồ. Nơi đây Thần Khí Ngài bao trùm bầy con của Ngài từ ngàn dặm xa xôi đi tìm Chúa.


http://www.thanhlinh.net/tailieu/HanhHuongDT/HanhHuongDT55.png


Phòng Tiệc Ly cũng là nơi Chúa Thánh Thần hiện xuống


http://www.thanhlinh.net/tailieu/HanhHuongDT/HanhHuongDT56.jpg


Nghi thức rửa chân do cha Phượng và Trần Vũ cho nhóm hành hương để thực thi lời Chúa: ngày lễ Ngũ Tuần "Thày yêu anh em thì anh em cũng phải yêu thương nhau."

36. Khi viếng nhà thờ "Gà Gáy" nơi tưởng niệm thánh Phêrô chối Chúa. (Lc 22, 54-60), cũng là nơi Chúa bị giam giữ dưới hầm nhà thượng tế Caipha, ở đó có tượng Chúa hai tay bị trói. Chứng kiến di tích đau thương này khiến con đau xót nhức nhối. Tuy rằng đó chỉ là một tượng đá, nhưng nó nhắc lại biến cố đã xảy ra hơn 2000 năm trước, đối với con Chúa đứng đó là thật vì ngày nào nhân loại còn tội lỗi, còn xúc phạm tới Ngài, ngày đó Chúa vẫn còn bị giam giữ tù đày, còn đau khổ không ngừng.

- Nhìn lại những bậc thang đá Chúa đi lại khi xưa làm trái tim con chùng xuống. Những bậc thang tuy vô tri nhưng thật linh thiêng, có quyền năng đánh động trái tim khô cằn sỏi đá của con. Hẳn nơi đây đã in dấu chân Ngài bao lần. Và khi leo lên những bậc thang này mọi người ai cũng xụt xùi thương cảm vì thang đó Chúa cũng đi lại bao lần khi Philatô chất vấn Chúa. Những bậc thang này cũng làm con nhớ lại những bậc thang ở tòa thánh Vatican, Rôma. Khi viếng nơi này chúng con không được phép đi bằng hai chân mà lết bằng đầu gối.

37. Trên những chặng Đường Thánh Giá cũng vậy, thật đau lòng khi hình ảnh cuộc tử nạn năm xưa trở về trong trí nhớ. Hình hài Chúa như miếng rẻ nhuộm máu đào tơi tả lung linh trước mắt. Những chặng cuối cùng, nước mắt con không ngừng tuôn, trái tim con đau nhói khi nghĩ tới những đau thương Chúa chịu vì con, vì nhân loại. Con nhớ lại nhạc sĩ nào đó đã viết:

"Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường, mão gai nào hằn sâu trên trán? Lạy Chúa thánh giá nào Ngài vác trên vai, đau thương nào phủ kín tâm tư? Đường tình đó Ngài dành cho con.."

Những lời đầy ý nghĩa như những mũi tên xuyên vào hồn, làm con tim nhức buốt.

Nhưng rất tiếc, một nơi thánh như vậy mà họ không giữ được để bây giờ hàng quán hai bên làm mất đi cái vẻ linh thiêng cao quí của nó.

http://www.thanhlinh.net/tailieu/HanhHuongDT/HanhHuongDT59.jpg

Chặng thứ Bốn - Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu
Đứng trên vùng đất này đã là một hồng ân cao cả. Được viếng Đàng Thánh Giá nơi đây còn cao cả hơn vì trên con đường đau thương này Chúa Giêsu đã đổ biết bao nhiêu lệ tủi buồn đắng cay vong ân bội nghĩa của nhân loại đối với Ngài. Máu Thánh trân quí đã rơi rớt khắp nẻo đường vì tội lỗi chồng chất của bao thế hệ. Đớn đau nhức buốt phủ kín lối đi này để cho loài người được hạnh phúc. Con nhớ trong sách Kinh Công Giáo có lời nguyện thế này: "…Chớ gì chúng con được đến viếng những nơi thương khó ấy như bổn đạo thành Giêrusalem cho được ăn mày các ơn bởi Đàng Thánh Giá mà ra song le chúng con là con chiên lạc sa đàng thì dâng đàng thánh giá mà ngắm.." Mỗi lần ngắm Đàng Thánh Giá con cũng từng nguyện như vậy. Lời nguyện này nói lên nỗi lòng khao khát thâm sâu của tác giả… Và nay trên con đường này con cũng đã đi lại con đường khổ giá năm xưa, hạnh phúc biết bao nhiêu vì hồng ân của Ngài.