PDA

View Full Version : CÂY BƯỞI BIẾN THÀNH BƯỞI ĐẮNG



dvtung
15-02-2008, 06:15 PM
CÂY BƯỞI BIẾN THÀNH BƯỞI ĐẮNG
[align=justify:d0f77f9aac]Vị trí của nước Ngô và nước Sở đều ở phía nam, khí hậu tương đối ẩm ướt nóng nực. Nơi biên giới của hai nước có một loại cây đại thụ gọi là cây bưởi, thân cây hiện lên màu xanh biếc, dù cho mùa đông cũng không khô vàng, trái của cây bưởi là màu hồng, vị rất chua.

Thân cây bưởi có thể dùng làm thuốc, cành cây của nó chảy ra chất dịch rất tốt cho phổi, có thể trị được bệnh suyễn, đối với đất đai các nước Trung Nguyên ở miền bắc, khí hậu lạnh mà khô thì rất quý các dược liệu này. Các nhà thuốc địa phương vì để tiện lợi lấy vỏ cây bưởi, nên đem cây bưởi dời qua trồng ở sông Hoài miền bắc. Không ngờ, cây bưởi sau khi trồng ở miền bắc, bởi vì thổ nhưỡng và khí hậu không giống nhau, nên lớn lên giống như cây bưởi đắng, hình dáng loại cây này thì nhỏ.[/align:d0f77f9aac]
(Liệt tử: Thang vấn)

Suy tư:

[align=justify:d0f77f9aac]Cây bưởi trồng ở miền nam thì tốt, đem qua trồng ở miền bắc thì lại èo uột, vị đắng nghét, bởi vì thổ nhưỡng không giống nhau.

Có một vài gia đình có con em đạo đức, siêng năng đến nhà thờ đi lễ và tham gia các đoàn thể của giáo xứ, nhưng khi lên thành phố làm ăn sinh sống, học hành, thì con cái họ không còn ngoan đạo như ở miền quê, bởi vì thành phố có những cám dỗ của thành phố, không thích hợp để chúng nó sống đạo như ở nhà quê; có một vài thanh niên học hành chăm chỉ khi còn ở quê nhà, nhưng khi ra nước ngoài học thì không còn chăm chỉ nữa, bởi vì nơi mảnh đất giàu sang và rất đầy đủ tiện nghi ấy, không phải là nơi thích hợp với cảnh nghèo ham học của họ...

Hạt giống Lời Chúa thì luôn thích hợp cho mỗi thời đại và mọi hoàn cảnh, có điều chúng ta có biết chuẩn bị mảnh đất tâm hồn của các con em mình không mà thôi !

Nếu chúng ta biết giáo dục chúng nó cách sống đạo bằng tâm hồn kết hợp với việc đi tham dự các sinh hoạt của giáo xứ, thì dù cho các em ở những nơi khô khan, những nơi vắng bóng nhà thờ, vắng bóng linh mục, thì các em cũng vẫn sống đạo được như thường. Nếu chúng ta –những phụ huynh- biết sống đạo gương mẫu, thì con em của chúng ta cũng sẽ trở thành những mảnh đất tốt tươi để Lời Chúa nẩy mầm và sinh nhiêu hóa trái thánh thiện.

Mỗi một tâm hồn là một mảnh đất, đất tốt hay xấu, cằn cổi hay phong nhiêu là do người nông dân biết chăm nom, mà người nông dân ấy không phải là cha mẹ, là linh mục là các nam nữ tu sĩ và những người có trách nhiệm với thế hệ trẻ hay hay sao ?[/align:d0f77f9aac]
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Nguồn: VietCatholic