PDA

View Full Version : LÃO TỬ CHỈ BẢO DƯƠNG CHU



dvtung
15-02-2008, 06:21 PM
LÃO TỬ CHỈ BẢO DƯƠNG CHU
[align=justify:16e0d2c0e2]Dương Chu là học trò của Lão tử, hai thầy trò cùng đi du ngoạn. Được nửa đường, lão tử ngẫng đầu lên thở một hơi dài, nói: “Trước đây ta nghĩ rằng người có thể dạy dỗ người khác, bây giờ mới biết là không phải thế.” Dương Chu nghe xong, nhưng không lời đáp lại.

Hai người đến một quán trọ, Dương Chu thần thái ngạo mạn ngất nghểu, khiến người khác tưởng ông ta là một nhân vật quan trọng, do đó các khách trong quán trọ ra nghênh tiếp ông ta, chủ nhà tự lấy ghế cho ông ta ngồi, vợ của chủ nhà giúp ông ta lấy khăn và lược, mọi người vội vàng nhường chỗ cho ông ta.

Cơm tối xong, Dương Chu cung kính mời Lão tử rửa mặt chải tóc, sau đó quỳ trước mặt Lão tử thỉnh giáo ông ta lời nói hôm nay có ý nghĩa gì, và xin thầy chỉ bảo những sai sót của ông ta.

Lão tử cười nói: “Thái độ của người tự cao ngạo mạn coi trời bằng vung, ai muốn cùng ngươi chung sống hử ? Ta nói cho ngươi biết, người trong lòng quang minh thuần khiết, thì ngược lại bên ngoài hiện ra có chỗ thiếu sót; người đức hạnh cao thượng thì thái độ khiêm nhường.” Dương Chu nghe xong thì rất xấu hổ, cung kính tiếp thu lời giáo huấn của thầy.

Qua ngày hôm sau, khi họ chuẩn bị rời khỏi quán trọ, thái độ của Dương Chu biến thành hiền lành dễ gần, những người khách khác đều cười tranh chỗ ngồi cùng ông ta.[/align:16e0d2c0e2]
(Liệt tử: Hoàng đế)

Suy tư:

[align=justify:16e0d2c0e2]“Người trong lòng quang minh thuần khiết, thì ngược lại bên ngoài hiện ra có chỗ thiếu sót; người đức hạnh cao thượng thì thái độ khiêm nhường.” Đó là lời dạy rất thẳng thắn và chân tình của Lão tử đối với học trò có tính kiêu ngạo.

Cái thiếu sót của người trong lòng quang minh thuần khiết là không coi trọng vẻ bên ngoài, tức là không làm ra vẻ ta đây, không kiểu cách bệ vệ, không khoe khoang chơi nổi, nhưng sống nghiêm khắc với bản thân và tự nhiên thân ái đơn sơ với mọi người...

Để dạy kiến thức cho học trò thì thầy giáo phải giỏi kiến thức, giỏi chuyên môn; nhưng để giáo hóa người khác thì phải bắt chước Chúa Giê-su đặt mình vào hoàn cảnh và tâm trạng của người tội lỗi, Ngài nói: “Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Mt 9, 10-13) Thánh Phao-lô tông đồ cũng theo gương Chúa Giê-su cùng khóc với người khóc, cùng vui với người vui, để giáo hóa và loan báo Phúc Âm cho họ, và “thiếu sót” bên ngoài của Chúa Giê-su là bị đóng đinh chết trên thập giá, và cái “thiếu sót” bên ngoài của thánh Phao-lô tông đồ là bị tù đày, bị chém đầu.

Được chỉ dạy là một may mắn, nhưng khiêm tốn để sửa đổi cuộc sống mình theo lời dạy là một hạnh phúc. Mà người Ki-tô hữu không phải là những người được Chúa Giê-su dạy qua Giáo Hội sao ?[/align:16e0d2c0e2]
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Nguồn: VietCatholic