PDA

View Full Version : Giáo phận Mỹ Tho



Gia Nhân
28-11-2009, 09:52 PM
Phần I :Lịch sử phát triển
http://giaophanmytho.net/imgs/dex.png







I. LỊCH SỬ Giáo phận Mỹ Tho được thành lập năm 1960, nhưng có quá trình hình thành và phát triển từ 200 năm trước, vì Mỹ Tho nằm trên vùng truyền giáo thuộc Lục Tỉnh Nam Kỳ, phần đất do các cha dòng Phanxicô, rồi Hội Thừa sai Paris và Thánh Bộ cùng với linh mục, tu sĩ và giáo dân Mỹ Tho cùng nhau chung lòng góp sức xây dựng giáo phận.
Vùng đất tại giáo phận Mỹ Tho được các thừa sai dòng Tên, Hội Thừa sai Paris đến tận nơi rao giảng Lời Chúa, hay người công giáo từ miền Trung vào đây sinh sống? Câu trả lời còn ở phía trước. Chỉ biết chắc, từ khi cha F. José García (dòng Phanxicô) coi sóc vùng Chợ Quán năm 1723, ngài mở rộng vùng truyền giáo xuống các tỉnh miền Tây như: Cái Mơn, Cái Nhum, Cà Hom (Thủ Ngữ), Mi-tho (Mỹ Tho), La-nung, Lan-loc, Ke-be (Cái Bè), Ruot-ngua (Ruất Ngựa), Rac-la (Rạch Lá) Rach-mieu (Rạch Miếu); vùng này có 3 cha coi sóc.
Năm 1730-1749, cha Francisco de la Concepción và cha Manuél de Vallermo hoạt động ở vùng cửa sông Cửu Long, coi các họ đạo Cà Hon (Thủ Ngữ), từ trụ sở chính, các ngài mở rộng vùng truyền giáo lập nhiều họ lẻ. Theo cha A. Launay: năm 1747, từ Thủ Đức tới Hà Tiên các cha dòng Phanxicô coi sóc 5.500 giáo dân, trên tổng số 9.000 giáo dân do các cha Phanxicô coi sóc trên toàn giáo phận Đàng Trong. Năm 1790-1800, còn 3 cha dòng Phanxicô: Francisco de Paulo, Juan Colat và Juan Mottaner coi sóc các họ: Chợ Quán, Cao Miên, hạt Tam Lách (Mỹ Tho, 8.500 giáo dân). Đến năm 1813, các cha Phanxicô không còn hoạt động ở vùng này nữa.
Năm 1822, vùng Mỹ Tho thêm một số cha dòng Phanxicô ngành Capuxinô, phần lớn là người Ý, các thừa sai của Thánh Bộ hoạt động từ thời Đức cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc). Thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Văn Thân bách hại, ngoài vụ tàn sát nhiều giáo dân tại Định Tường, Ba Giồng (Tân Hiệp), Hữu Đạo (Cai Lậy), Thủ Ngữ, vào năm 1861-1862, giáo dân vùng Mỹ Tho bớt thiệt hại hơn so với các giáo phận trong vùng. Tại đất Mỹ Tho đã thấm máu nhiều vị Thánh anh hùng, đặc biệt Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu (linh mục) và Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (giáo dân).
Năm 1938, phần đất thuộc giáo phận Mỹ Tho ngày nay có 18 giáo xứ, 61 giáo họ, 20 linh mục Việt, 2 linh mục Pháp và 16.702 giáo dân.
Ngày 27-11-1960, Toà Thánh ban Sắc chỉ Quod Venerabilis Fratres thành lập giáo phận Mỹ Tho gồm 5 tỉnh: Định Tường, Long An, Hậu Nghĩa, Gò Công, Kiến Tường (Mộc Hoá) và 2/3 tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh). Đức cha Giuse Trần Văn Thiện làm giám mục tiên khởi. Khi thành lập, giáo phận Mỹ Tho có 39 giáo xứ, 32 nhà thờ, 54 nhà nguyện; 50.249 giáo dân, 43 linh mục, 28 đại chủng sinh học tại Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt và Đại chủng viện Sài Gòn, 77 tiểu chủng sinh học ở Cần Thơ và Sài Gòn. Khoảng 153 tu sĩ thuộc các dòng: Sư huynh La San, MTG Cái Nhum. Đến năm 1974, giáo phận Mỹ Tho có 186 giáo xứ và họ đạo, 71 linh mục, 78 đại chủng sinh và 63.158 giáo dân.
Sau ngày đất nước Việt Nam thống nhất (30-4-1975), các tỉnh được phân bổ lại, giáo phận Mỹ Tho hiện nay gồm các tỉnh: Tiền Giang, Long An và 2/3 tỉnh Đồng Tháp (gồm thị xã Cao Lãnh, các huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông và Tháp Mười).
Ngoài việc xây dựng những cơ sở vật chất như toà giám mục, Tiểu chủng viện Gioan XXIII và một số trường trung tiểu học như: Thánh Giuse, Rạng Đông, Thánh Gioanna, Đức cha Giuse Trần Văn Thiện rất quan tâm đến việc đào tạo con người qua các hoạt động Công giáo Tiến hành, bác ái. Ngài cũng cho phát hành tờ nguyệt san Đồng Tháp trong toàn giáo phận. Vào năm 1974, giáo phận Mỹ Tho có 63.158 giáo dân (chiến 3,8% dân số), 41 giáo xứ, 71 linh mục, 186 nữ tu, 88 trường trung tiểu học và 4 cơ sở từ thiện xã hội.
Để chuẩn bị cho người kế nhiệm, Đức cha Giuse đã tấn phong linh mục Anrê Nguyễn Văn Nam làm giám mục phó ngày 10-6-1975.
Từ năm 1975 cho đến khi qua đời (24-2-1989), Đức cha chỉ tập trung cho việc giảng dạy giáo lý và giáo dục cộng đồng dân Chúa.
Ngày 24-2-1989, Đức cha Anrê Nguyễn Văn Nam chính thức nhận chức giám mục chính toà Mỹ Tho và cai quản giáo phận cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1999. Ngày 23-3-1993, cha Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Giám đốc Đại chủng viện Thánh Quý (Cần Thơ), được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám mục phó giáo phận cho đến năm 1998 và được thuyên chuyển về Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh (1-3-1998).
Ngày 26-3-1999, cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng đại diện giáo phận Đà Lạt, được Toà Thánh bổ nhiệm làm giám mục chính toà giáo phận Mỹ Tho và nhận giáo phận ngày 27-5-1999.

II. ĐỊA LÝ VÀ DÂN SỐ 1. Ranh giới: Giáo phận Mỹ Tho hiện nằm trong 3 tỉnh Tiền Giang, Long An và 2/3 tỉnh Đồng Tháp. Trên địa phận Mỹ Tho có nhánh sông Tiền chảy dài từ trên Biển Hồ xuyên qua tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và đổ ra vùng biển Gò Công. Trên địa bàn tỉnh Long An có hai sông lớn là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.Diện tích chung: 9.262km2 với số dân 4.675.000 người. Đa số dân sinh sống bằng nông nghiệp. Sắc tộc: Phần lớn là người Kinh, có một số ít người Hoa, Khơ Me…
.




http://giaophanmytho.net/imgs/imgsbaiviet/DSC00457.JPG

Toà Giám Mục Mỹ Tho năm 2009

2. Địa chỉ Toà giám mục:32 Hùng Vương, P. 7, TP. Mỹ Tho,tỉnh Tiền Giang.Đt: 073 873299 (VP) - 886293 (ĐC).Email: tgmmt@hcm.vnn.vn (tgmmt@hcm.vnn.vn) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Email: bvdoc@hcm.vnn.vn (bvdoc@hcm.vnn.vn) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Fax: 84 073 875792 - 887249.3. Số giáo hạt:- Tỉnh Tiền Giang: 2 hạt Mỹ Tho: 21.732 giáo dân. Cái Bè: 22.252 giáo dân.- Tỉnh Long An: 2 hạt Tân An: 16.669 giáo dân. Đức Hoà: 15.792 giáo dân.- Tỉnh Đồng Tháp: 2 hạt Cao Lãnh: 13.648 giáo dân. Cù Lao Tây: 21.364 giáo dân.
III. TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH Giám mục: Phaolô Bùi Văn Đọc.
Tổng đại diện:Lm. Phêrô Hồ Bản Chánh.
Các Uỷ ban Giám mục:
- Uỷ ban Bác ái Xã hội: Lm. Louis Nguyễn Trí Hướng.
- Uỷ ban Giáo dân: Lm. Phêrô Hồ Bản Chánh.
- Uỷ ban Giáo lý Đức tin: Lm. Giacôbê Hà Văn Xung.
- Uỷ ban Giáo sĩ và Chủng sinh: Lm. Antôn Vũ Sĩ Hoằng.
- Uỷ ban Loan báo Tin Mừng: Lm. Phêrô Hồ Bản Chánh.
- Uỷ ban Phụng tự: Lm. Tôma Phạm Ngọc Dương.
- Uỷ ban Nghệ thuật Thánh: Lm. Tôma Bùi Công Dân.
- Uỷ ban Thánh nhạc: Lm. Phêrô Nguyễn Phước Tường.
- Uỷ ban Tu sĩ: Lm. Antôn Vũ Sĩ Hoằng.
- Uỷ ban Văn hoá: Lm. Phaolô Đặng Tiến Dũng.
- Phụ trách thông tin: Toà giám mục Mỹ Tho.
Các Ban khác của giáo phận:
- Nhà Chung Mỹ Tho: Lm. Giuse Vũ Đức Tuấn.
- Toà án hôn phối: Lm. Antôn Vũ Sĩ Hoằng
Lm. Giuse Bùi Văn Hoàng
Lm. Phaolô Đặng Tiến Dũng.



IV. CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA GIÁO PHẬN Theo thống kê của giáo phận ngày 31-12-2007


(cập nhật ngày 31-3-2008)
Diện tích: 13.423,1 km2
Dân số: 4.972.100
Số giáo dân: 187.406
Số linh mục: 195
Nữ tu: 763
Tu hội nữ: 1
Đại chủng sinh: 72
Chủng sinh dự bị: 46
Giáo lý viên: 1.174
Rửa tội: 5.371
Rước lễ: 3.348
Thêm sức: 3.815
Hôn phối: 1.839


V. MỘT SỐ ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA GIÁO PHẬN 1. Nhà thờ Chính Toà với thánh hiệu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được khởi công xây dựng ngày 11-8-1906 và hoàn thành năm 1907.
2. Họ đạo Ba Giồng thuộc làng Tân Lý Đông, gần chợ Củ Chi, nằm về mạn Đông Bắc Sài Gòn, trong tỉnh Mỹ Tho. Hiện nay tại đất thánh họ đạo còn có những ngôi mộ cổ (1664) chôn cất tổ phụ các giáo hữu.
3. Danh lam thắng cảnh:
Giáo phận Mỹ Tho có một số di tích thuộc nền văn hoá Óc Eo (thế kỷ I) như: Bình Tả ở huyện Đức Hoà - Long An, Gò Tháp (Tân Kiều - Tháp Mười), Gò Thành (Tân Thuận - Chợ Gạo); một số chùa Phật giáo nổi tiếng như: Tôn Thạnh, Linh Sơn (còn gọi là Chùa Núi), Kim Cang (Long An), Kiến An Cung. Ở Tiền Giang có chùa Vĩnh Tràng, Hội Thọ, Thanh Trước, Linh Thứu. Ngoài ra, còn có những danh lam thắng cảnh khác như: Tràm Chim Tam Nông, Vườn cò Tháp Mười, Chợ chiếu Định Yên…


VI. CÁC DÒNG TU TRONG GIÁO PHẬN - Dòng Thánh Phaolô thành Chartres.
- Hội dòng Mến Thánh Giá Tân An.
- Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm: 6 nữ tu phục vụ tại các nhà thờ:
Bến Lức, Lương Hoà Hạ, Mỹ Điền (Long An).
- Hội dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn:
2 nữ tu phục vụ tại nhà thờ Ngũ Hiệp (Tiền Giang).
- Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn:
6 nữ tu phục vụ tại các nhà thờ Mỹ An, Mỹ Hội (Đồng Tháp).
- Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán: 13 nữ tu ở:
Bình Tạo, Hùng Vương, Kinh Gãy, Nguyễn Huỳnh Đức,
Vòng Nhỏ và 16 nữ tu ở các nhiệm sở khác trong giáo phận
- Dòng Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái: 2 nữ tu ở nhà thờ Thánh Tâm (Đồng Tháp).
- Dòng Chúa Quan Phòng: 13 nữ tu phục vụ tại các nhà thờ Bến Dinh, Thánh Anrê,
Bến Siêu, Tân Quới, Tân Long (Đồng Tháp).

http://giaophanmytho.net/

Gia Nhân
14-12-2009, 10:44 PM
PHẦN II: TỔ CHỨC GIÁO PHẬN


Giám mục: Phaolô Bùi Văn Đọc.
Tổng đại diện: Lm. Phêrô Hồ Bản Chánh
Văn Phòng Toà Giám Mục :
Chưởng Ấn : Lm. Giuse Bùi Văn Hoàng.
Thư ký : Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang
Lm. Phaolô Phạm Đăng Thiện.
Quản lý : Lm. Phêrô Trần Anh Tráng.

Toà Giám Mục
Khi thành lập Giáo phận Mỹ Tho năm 1960, Toà Giám Mục chưa có. Trong thời gian đầu, Đức Giám Mục giáo phận phải tạm trú tại một ngôi nhà ở bên ngoài do chính quyền địa phương lúc bấy giờ cấp cho, nằm trên đường Lê Lợi, đối diện với Bưu Điện Mỹ Tho.
Chính trong thời gian từ sau ngày thành lập giáo phận, Tòa Giám mục, Nhà Tĩnh Tâm, Nghênh Đài Đức Mẹ, Nhà Cha Sở, lần lượt được xây dựng trong cùng khuôn viên cạnh Nhà Thờ Chánh Toà Mỹ Tho, như chúng ta vẫn còn thấy hiện nay. Các công trình này do cha Michel Nguyễn Khoa Học, cha sở tiên khởi của Nhà Thờ Chánh Toà, đảm trách. Chỉ sau khi xây dựng xong Toà Giám Mục, Đức Cha Giuse mới vào thường trú tại Toà Giám Mục Mỹ Tho tại địa chỉ như hiện nay.




http://giaophanmytho.net/imgs/imgsbaiviet/TGMMyTho.JPG



Toà Giám Mục Mỹ Tho năm 1960



Cùng với sự phát triển của giáo phận, Toà Giám Mục Mỹ Tho ngày càng không thể đáp ứng đủ cho những nhu cầu mục vụ thực tiển. Để cải thiện tình trạng trên, Đức Cha Phaolô đã quyết định tu sửa và nới rộng Toà Giám Mục. Và công việc này được giao cho cha quản lý, Phêrô Trần Anh Tráng, bắt tay thực hiện vào tháng 10.2008. Sau gần 6 tháng thi công, việc tu sửa Toà Giám Mục cơ bản đã hoàn tất, và Đức Cha Phaolô đã chọn ngày 25.03.2009, lễ Truyền Tin, để làm phép và khánh thành Toà Giám Mục.




http://giaophanmytho.net/imgs/imgsbaiviet/DSC00457.JPG



Toà Giám Mục Mỹ Tho năm 2009


HỘI ĐỒNG LINH MỤC GIÁO PHẬN

I. Các Thành Viên Theo Giáo Luật
1. Cha Tổng Đại diện: Phêrô Hồ Bản Chánh
2. Cha Đại diện Tư pháp: Antôn Vũ Sĩ Hoằng
II. Các Thành Viên Do Đức Giám Mục Chỉ Định
3. Cha Phaolô Nguyễn Thành Sang
4. Cha Giuse Phạm Thanh Minh
5. Cha Giuse Bùi Văn Hoàng
6. Cha Phêrô Nguyễn Văn Thành
7. Cha Anphong Khuất Đăng Tôn
8. Cha Phaolô trần Kỳ Minh
9. Cha Giacôbê Hà Văn Xung
10. Cha Inhaxiô Võ Viết Chuyên
12. Cha Phêrô Lê Tấn Bảo
13. Cha Phêrô Trần Anh Tráng
14. Cha GB. Nguyễn Tấn Sang

III. Các Thành Viên Được Bầu Chọn

Tỉnh Tiền Giang
15. Cha Carôlô Lê Văn Lô
16. Cha Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển
17. Cha Phaolô Đặng Tiến Dũng
18. Cha FX. Truơng Quý Vinh
19. Cha Tôma Thiện Trần Quốc Hưng
Tỉnh Long An
20. Cha Gioan Trần Phước Cương
21. Cha GB. Nguyễn Thư Thành
22. Cha Phaolô Phạm Minh Thanh
23. Cha Giuse Nguyễn Văn Nhạn
24. Cha Đôm. Nguyễn Trọng Dũng
Tỉnh Đồng Tháp
25. Cha Giuse Nguyễn Hoàng Hân
26. Cha Marchel Trần Văn Tốt
27. Cha GB. Nguyễn Văn Học
28. Cha Antôn Nguyễn Văn Tiếng
29. Nicôla Nguyễn Tấn Hoàng
IV. Ban Thường Vụ
1. Niên Trưởng: Cha Gioan Trần Phước Cương
2. Phó: Cha Giuse Phạm Thanh Minh
3. Thư ký: Cha Phaolô Đặng Tiến Dũng
4. Cha Giuse Bùi Văn Hoàng
5. Cha Phaolô Phạm Minh Thanh
6. Cha Inhaxiô Võ Viết Chuyên

HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO PHẬN




Chủ tịch:



Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc




Phó Chủ tịch:



Cha Tổng Đại Diện Phêrô Hồ Bản Chánh



CÁC BAN


- Ban Bác ái Xã hội: Lm Phêrô Trần Anh Tráng.
- Ban Giáo dân: Lm Phaolô Trần Kỳ Minh.
- Ban Giáo lý: Lm. Giacôbê Hà Văn Xung.
- Ban Tu Sĩ và Chủng sinh: Lm. Antôn Vũ Sĩ Hoằng.
- Ban Loan báo Tin Mừng: Lm. Phaôlô Đặng Tiến Dũng.
- Ban Phụng tự: Lm. Phêrô Lê Tấn Bảo.
- Ban Nghệ thuật Thánh: Lm. Tôma Bùi Công Dân.
- Ban Thánh nhạc: Lm. Giuse Nguyễn Văn Nhạn.
- Ban Văn hoá: Lm. Phêrô Phạm Bá Đương.
- Ban Di dân : Lm. Luy Nguyễn Trí Hướng.
- Ban Giới trẻ: Lm. Gioan Baotixita Nguyễn Tấn Sang.
- Phụ trách thông tin: Toà giám mục Mỹ Tho.



CÁC BAN KHÁC CỦA GIÁO PHẬN


- Trung Tâm Mục Vụ : Lm. Giám Đốc Giuse Bùi Văn Hoàng
- Toà án hôn phối: Lm. Antôn Vũ Sĩ Hoằng
Lm. Giuse Bùi Văn Hoàng
Lm. Phaolô Đặng Tiến Dũng


CÁC GIÁO HẠT
Giáo phận Mỹ Tho chia làm 6 hạt theo 3 tỉnh :
- Tiền Giang : hạt Mỹ Tho và Cái Bè.
- Long An : hạt Tân An và Đức Hoà.
- Đồng Tháp : hạt Cao Lãnh và Cù Lao Tây.


HẠT MỸ THO : gồm 11 giáo xứ, 7 họ lẻ , 2 giáo điểm
1. Gx. Chánh Toà. Đc: 32 Hùng Vương, Phường 7, TP Mỹ Tho, Tiền Giang. Đt: 073. 3880075.
2. Gx. Thánh Giuse Lao Công (Chợ Cũ). Đc: 32/24 Học Lạc, Khu Phố 1, Phường 8, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Đt: 073 3870924.
3. Gx. Thánh Antôn. Đc: 227/4 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Đt: 073 3873899.
4. Gx. Nữ Vương Hoà Bình. Đc: 23 Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Đt: 073 3877416.
5. Gx. Bình Tạo. Đc: 90/4 Lê Thị Hồng Gấm, Khóm Bình Tạo, Khu Phố 2, Phường 6, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Đt: 073 3876496.
6. Họ lẻ Trung Lương. Đc: Khu Phố 2, Phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Đt: 073 3855584.
7. Họ lẻ Tân Long. Đc: 5/80 ấp Tân Hoà, xã Tân Long, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang. Đt: 073 3852766.
8. Gx. Thánh Tâm. Đc: 49 Nguyễn Trãi, Phường 2, Tx. Gò Công, Tiền Giang. Đt: 073 3841743.
9. Họ lẻ Thánh Giuse. Đc: Khóm 3, Phường 2, Tx. Gò Công, Tiền Giang.
10. Gx. Tân Phước. Đc: ấp 7, xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang. Đt: 073 3840012.
11. Họ lẻ Vàm Kinh. Đc: ấp Vàm Kinh, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang. Đt 073 3946643.
12. Gx. Rạch Cầu. Đc: xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang. Đt: 073 3890314.
13. Gx. Cồn Bà. Đc: ấp Tân Thành 2, xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang. Đt: 073 3531011.
14. Gx. Hoà Bình. Đc: ấp Khương Ninh, xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang. Đt: 073 3890314.
15. Họ lẻ Vĩnh Hựu. Đc : ấp Thạnh Thới, Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang. Đt: 073 830211.
16. Họ lẻ Hoà Đồng. Đc: ấp Hạ, Thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang.
17. Gx. Thủ Ngữ. Đc: xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. Đt: 073 3892029.
18. Họ lẻ Hoà Định . Đc: xã Hoà Định, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang.
19. Giáo điểm Hoà An (chưa có nhà thờ). Đc: ấp Hoà An, xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang.
20. Giáo điểm An Thạnh Thuỷ (chưa có nhà thờ). Đc: xã An Thạnh Thuỷ, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang.


HẠT CÁI BÈ: gồm 20 giáo xứ, 9 họ lẻ và 1 giáo điểm.


1. Gx. Cái Bè. Đc: 171, Khu phố 3, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Đt: 073 3824250.
2. Gx. Cái Mây. Đc: ấp Hoà Quý, xã Hoà Khánh, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Đt: 073 3823064.
3. Gx. Cái Thia. Đc: ấp Lương Nhơn, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Đt: 073 3223873.
4. Gx. Bà Tồn. Đc: ấp 6, xã Phú An, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Đt: 073 3816082.
5. Gx. An Thái Trung. Đc: ấp 2, xã An Thái Trung, Cái Bè, Tiền Giang. Đt: 073 3821549.
6. Họ lẻ Hoà Hưng. Đc: ấp Thống, xã Hoà Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Đt : 073 3817902.
7. Gx. Bằng Lăng. Đc: ấp Mỹ Chánh 5, xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Đt: 073 3822143.
8. Gx. Mỹ Trung. Đc: ấp Mỹ Hiệp, xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, Tiền Giang. ĐT : 067 3965174.
9. Gx. Cai Lậy. Đc: Khu 5, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Đt: 073 3826548.
10. Gx. Kinh Gãy. Đc: ấp 4, xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Đt: 073 3813240.
11. Họ lẻ Nhị Quý. Đc: ấp Quy Chánh, xã Nhị Quý, huyện Cai Lậy, Tiền Giang.
12. Gx. Ngũ Hiệp. Đc: 88. Ấp Hoà Hảo, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Đt: 073 3812906.
13. Họ lẻ Long Quới. Đc: xã Long Quới, huyện Cai Lậy, Tiền Giang.
14. Gx. Kim Sơn. Đc: ấp Phú Hoà, xã Phú Phong, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Đt: 073 3894045.
15. Gx. Tín Đức. Đc: ấp Tân Thuận, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Đt: 073 3853359.
16. Gx. An Đức. Đc: ấp An Đức, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Đt: 073 3853147.
17. Gx. Ba Giồng. Đc: ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Đt: 073 3831232.
18. Gx. Tân Hiệp. Đc: ấp Cá, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang.
19. Gx. Chợ Bưng. Đc: ấp 1, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Đt: 073 3893306.
20. Gx. Xoài Mút. Đc: ấp Bờ Xe, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Đt: 073 3893805.
21. Họ lẻ Thới Sơn. Đc: ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang.
22. Gx. Bình Trưng. Đc: ấp Bình Thới A, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Đt: 073 3834114.
23. Họ lẻ Đông Hoà. Đc: ấp Tây B, xã Đông Hoà, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Đt : 073 3832077.
24. Họ lẻ Vĩnh Kim. ấp Bình Thới A, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Đt : 073 3833031.
25. Gx. Long Định I. Đc: 144, Khu phố Lương Minh Chánh, xã Long Định, Châu Thành, Tiền Giang. Đt: 073 3834686.
26. Giáo điểm Tân Phước : Đc : xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, Tiền Giang.
27. Gx. Long Định II. Đc: ấp Mới, xã Long Định, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Đt: 073 3834439.
28. Họ lẻ Giồng Cát. Đc: ấp Tây, xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, Tiền Giang.
29. Họ lẻ Nhị Bình. Đc : xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, Tiền Giang.
30. Họ lẻ Thuộc Nhiêu. Đc: xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, Tiền Giang.


HẠT TÂN AN : 11 giáo xứ, 2 họ lẻ, 3 giáo điểm.


1. Gx. Tân An. Đc: 308 Quốc lộ 1 A, Phường 4, Tx. Tân An, Long An. Đt: 072 3826789.
2. Gx. Bình Quân. Đc: 441 Quốc lộ 1A, Phường 4, Tx. Tân An, Long An. Đt: 072 3828110.
3. Gx. Tân Đông. Đc: ấp 3, xã Tân Đông, Thạnh Hoá, Long An.
4. Gx. Thủ Thừa. Đc: ấp 11, Ttr.Thủ Thừa, Thủ Thừa, Long An. Đt: 072 3864486.
5. Gx. Song Xoài. Đc: ấp Vàm Lớn, xã Thuận Nghĩa Hoà, Thạnh Hoá, Long An. Đt: 072 3857451.
6. Họ lẻ Nước Trong. Đc: ấp Nước Trong, xã Thuỷ Đông, Thạnh Hoá, Long An. Đt : 073 3857768.
7. Gx. Kiến Bình. Đc: Khu phố I, thị trấn Tân Thạnh, Tân Thạnh, Long An, Đt: 072 3844422.
8. Gx. Kinh Cùng. Đc: xã Tân Lập, Tân Thạnh, Long An. Đt: 072 3948124.
9. Gx. Bắc Hoà. Đc: ấp 1, xã Bắc Hoà, Tân Thạnh, Long An. Đt: 072 3846026.
10. Giáo điềm Thạnh Cần, xã Bắc Hoà, huyện Tân Thạnh, Long An.
11. Họ lẻ Thánh Giuse. Đc: xã Nhơn Hoà Lập, Tân Thạnh, Long An. Đt: 072 3846572.
12. Gx. Mộc Hoá. Đc: 43 Thiên Hộ Dương, Tx. Mộc Hoá, Mộc Hoá, Long An. Đt: 072 3841465.
13. Giáo điểm Thạnh Hưng, thị xã Mộc Hoá, huyện Mộc Hoá, Long An.
14. Gx. Thạnh Trị. Đc: ấp 2, xã Thạnh Trị, Mộc Hoá, Long An. Đt : 072 3951147.
15. Giáo điểm Bình Hiệp, xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hoá, Long An.
16. Gx. Vĩnh Hưng. Đc: 115 Nguyễn An Ninh, khu phố 3, thị trấn Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng, Long An. Đt : 072 3971877



HẠT ĐỨC HOÀ: 12 giáo xứ, 5 họ lẻ và 1 giáo điểm


1. Gx. Hiệp Hoà. Đc: Khu vực 5, thị trấn Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An. Đt: 072 3854049.
2. Giáo điểm Đức Huệ (Ả Rặc). Đc: ấp 6, xã Mỹ Thạnh Đông, Đức Huệ, Long An.
3. Gx. Rạch Thiên. Đc: ấp Hoà Bình I, xã Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An. Đt: 072 3854611.
4. Gx. Văn Hiệp. Đc: Khu vực 2, Ttr.Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An. Đt: 072 3854747.
5. Họ lẻ Lập Điền. Đc: ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ, Đức Hoà, Long An. Đt : 072 3812612.
6, Họ lẻ Giồng Vảy Ốc. Đc: ấp Bàu Công, xã Tân Mỹ, Đức Hoà, Long An.
7. Gx. Nhật Tân (Hậu Nghĩa). Đc: Ô 5, Khu B, thị trấn Hậu Nghĩa, Đức Hoà, Long An. Đt: 072 3851721.
8. Họ lẻ Mỹ Hạnh. Đc: ấp Mới 1, xã Mỹ Hạnh Nam, Đức Hoà, Long An. Đt : 072 3751226.
9. Gx. Đức Hoà. Đc: ấp Bình Tả 1, xã Đức Hoà Hạ, Đức Hoà, Long An. Đt: 072 3850505.
10. Gx. Lương Hoà Thượng. Đc: ấp 4, xã Lương Bình, Bến Lức, Long An. Đt: 072 3873234.
11. Gx. Lương Hoà Hạ. Đc: HT 11, Bưu điện Lương Hoà, Bến Lức, Long An. Đt: 072 3873222.
12. Gx. Bến Lức. Đc: 94 lô 3, ấp Chợ, Ttr. Bến Lức, Long An. Đt: 072 3871717.
13. Gx. Gò Đen. Đc: Khu 1, ấp Chợ, xã Phước Lợi, Bến Lức, Long An.
14. Họ lẻ Long Kim. Đc: ấp 4, xã Long Định, Cần Đước, Long An. Đt : 072 3631769.
15. Gx. Thủ Đoàn. Đc: ấp 1, xã Bình Đức, Bến Lức, Long An. Đt: 072 3891434.
16. Gx. Vạn Phước ( Mỹ Lệ ) . Đc: ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An. Đt: 072 3880673.
17. Họ lẻ Nha Ràm. Đc: ấp 4 B, xã Tân Trạch, Cần Đước, Long An. Đt : 072 3880354.
18. Gx. Mỹ Điền. Đc: ấp Mỹ Điền, xã Long Hựu Tây, Cần Đước, Long An. Đt: 072 3884453.


HẠT CAO LÃNH: 10 giáo xứ, 5 họ lẻ và 6 giáo điểm.


1. Gx. Cao Lãnh. Đc: 10 đường 30 tháng 4, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đt: 067 3851872.
2. Họ lẻ Tân An. Đc: Phường 11, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp.
3. Họ lẻ Phong Mỹ. Đc: xã Phong Mỹ, Cao Lãnh, Đồng Tháp.
4. Họ lẻ Tân Thuận Đông. Đc: xã Hoà An, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp.
5. Gx. An Bình. Đc: xã An Bình, Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đt ; 067 3871566.
6. Họ lẻ Nhị Mỹ. Sth: xã Nhị Mỹ, Cao Lãnh, Đồng Tháp.
7. Gx. Kiến Văn. Đc: ấp 1, xã Bình Hàng Trung, Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đt: 067 3914110.
8. Gx. Tân Hội Trung. Đc: ấp 2, xã Tân Hội Trung, Cao Lãnh, Đồng Tháp.
9. Gx. Mỹ Long. Đc: xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đt: 067 3910043.
10. Gx. Mỹ Quý. Đc: 808/e, ấp Mỹ Phước 1, Tháp Mười, Đồng Tháp. Đt: 067 3946074.
11. Gx. Mỹ An. Đc: Khóm 4, thị trấn Mỹ An, Tháp Mười, Đồng Tháp. Đt: 067 3824430.
12. Gx. Thiên Phước (Tràm Chim). Đc: ấp 2, thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp. Đt: 067 3827231.
13. Giáo điểm Phú Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
14. Giáo điểm K. 8, xã Phú Đức, huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
15. Giáo điểm Phú Hiệp, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
16. Giáo điểm Phú Nông, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
17. Họ lẻ Hoà Bình. Đc : xã Tân Công Sính, Tam Nông, Đồng Tháp.
18. Gx. Thánh Tâm. Đc: ấp Cà Dâm, xã Tân Công Sính, Tam Nông, Đồng Tháp. Đt: 067 3827555.
19. Gx. An Long. Đc: xã An Long, huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Đt: 067 3980730.
20. Giáo điểm Cả Nổ. Đc: ấp Phú Hoà, xã Phú Thành B, Hồng Ngự, Đồng Tháp.
21. Giáo điểm Phú Thành A, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, Đồng Tháp.


HẠT CÙ LAO TÂY : 10 giáo xứ, và 6 giáo điểm.


1. Gx. Tân Quới (Cù Lao Tây). Đc: xã Tân Quới, Thanh Bình, Đồng Tháp. Đt: 067 3537183.
2. Gx. Fatima. Đc: ấp Trung, xã Tân Quới, Thanh Bình, Đồng Tháp. Đt: 067 3537184.
3. Giáo điểm Rạch Mã Trường, xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp.
4. Gx. Bến Dinh. Đc: ấp Tân Hoà, xã Tân Hoà, Thanh Bình, Đồng Tháp. Đt: 067 3535016.
5. Gx. Thánh Anrê. Đc: ấp Tân Thới, xã Tân Hoà, Thanh Bình, Đồng Tháp. Đt: 067 3537099.
6. Gx. Bến Siêu. Đc: ấp Tân Phong, xã Tân Huề, Thanh Bình, Đồng Tháp. Đt: 067 3535012.
7. Gx. Tân Long. Đc: ấp Tân Phú A, xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp. Đt: 067 3535353.
8. Gx. Bãi Chàm. Đc: ấp An Hoà, xã An Bình A, Hồng Ngự, Đồng Tháp. Đt: 067 3837893.
9. Giáo điểm Kho Bể, xã An Bình A, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.
10. Giáo điểm Hồng Ngự. Đc: thị trấn Hồng Ngự, Hồng Ngự, Đồng Tháp. Đt: 067 3837247.
11. Giáo điểm Giồng Găng. Đc: Kinh Giồng Trăng, Tân Hồng , Đồng Tháp.
12. Gx. Trà Đư. . Đc: ấp 5, xã Thường Lạc, Hồng Ngự, Đồng Tháp. Đt: 067 3584206.
13. Gx. Thường Phước. Đc: ấp 2, xã Thường Phước 1, Hồng Ngự, Đồng Tháp. Đt: 067 3595802.
14. Giáo điểm Cả Sách, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.
15. Gx. Tân Hồng. Đc: 324, Nguyễn Huệ, thị trấn Sa Rài, Tân Hồng, Đồng Tháp. Đt: 067 3830071.
16. Giáo điểm Gò Da. Đc: ấp Gò Da, xã Bình Phú, Tân Hồng, Đồng Tháp. Đt : 067 3831017.
(Các số liệu theo thống kê báo cáo mục vụ giáo phận năm 2008)


Tháng 3.2009
GIÁO PHẬN MỸ THO


http://giaophanmytho.net/

Gia Nhân
14-12-2009, 10:49 PM
PHẦN III: CÁC DÒNG TU TRONG GIÁO PHẬN



DÒNG THÁNH PHAOLÔ THÀNH CHARTRES - TỈNH DÒNG MỸ THO

Năm 1860, đáp lời mời gọi của Đức Cha Dominique Lefèbre, Đại Diện Tông Tòa tại Sài Gòn, hai Nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres lần đầu tiên đã đến phục vụ tại Việt Nam. Năm 1861, Soeur Benjamin, một Nữ tu người Pháp đạo đức và nhiệt thành truyền giáo, là Bề Trên chính miền Đông Dương lúc bấy giờ, cũng đã đến Sài Gòn với một nhóm trên 10 Nữ tu. Tuy gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn mọi mặt, nhưng các Chị đã hăng say bắt tay vào việc. Công việc chính của các Chị lúc bấy giờ là qui tụ và chăm sóc các trẻ mồ côi vì chiến tranh và bắt đạo.
I. DÒNG PHAOLÔ ĐẾN MỸ THO
Để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của bao con người đang cần đến tấm lòng yêu thương, cần đến bàn tay chăm sóc và phục vụ của các Nữ tu, ngay từ năm 1861, các Nữ tu Phaolô đã được gởi đi phục vụ ở các Bệnh viện, Trạm xá, mở các Viện Cô nhi, Viện Dục anh, trường học v.v... Vì vậy mà các Nữ tu Phaolô đã hiện diện tại Mỹ Tho:
- Năm 1861 : phục vụ tại bệnh viện quân đội Mỹ Tho.
- Năm 1861 : thành lập Cô Nhi viện chăm sóc trẻ mồ côi và Viện Dưỡng lão dành cho người già neo đơn tại số 7 Hùng Vương, Mỹ Tho (nay là trường Mầm non Lê Thị Hồng Gấm và Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên tỉnh Tiền Giang).
- Năm 1864 : mở trường Jeanne d’Arc tại số 14 Hùng Vương - TP Mỹ Tho ( nay là trường Mầm Non Dân Lập Hùng Vương ).
-Năm 1872 : phục vụ tại bệnh viện Thủ Khoa Huân, Mỹ Tho (nay là bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang).
II. TỈNH DÒNG MỸ THO CHÀO ĐỜI
Ngày 07-03-1964, Mẹ Marie Paul, đương kim Tổng Quyền, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam và trong buổi họp các Phụ Trách Cộng Đoàn Tỉnh Dòng Sài Gòn, đã long trọng tuyên bố : “Từ xưa đến nay, mỗi Tỉnh Dòng của chúng ta trên khắp năm châu đều có một Nữ tu Tây phương làm Giám Tỉnh. Rày Nhà Dòng thấy đã đến lúc thuận tiện để trả lại cho người bản xứ cái gì thuộc về bản xứ. Thế nên hôm nay tôi chính thức thành lập một Tỉnh Dòng mới ở Việt Nam và trao phó chức vụ Bề Trên Giám Tỉnh cho một Nữ tu Việt Nam để người bản xứ hoàn toàn điều khiển Tỉnh Dòng của mình. Bề Trên Giám Tỉnh Việt Nam đầu tiên là Mẹ PÉTRONILLE MARIE NGUYỄN THỊ THẢO. Tỉnh Dòng mới lấy tên là TỈNH DÒNG MỸ THO”.
- Ngày 19-03-1964, Tòa Thánh Vaticăn đã ký Sắc lệnh thừa nhận Tỉnh Dòng Mỹ Tho.
- Ngày 11-03-1967, Tổng Ủy viên An ninh Việt Nam cũng đã nhìn nhận tư cách pháp nhân của Tỉnh Dòng.




Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho



Khi được thành lập, Tỉnh Dòng Mỹ Tho gồm 8 Cộng đoàn tách ra khỏi Tỉnh Dòng Sài Gòn :
1. Bốn cộng đoàn thuộc Giáo phận Mỹ Tho :
- Trường Trung học và ký túc xá Jeanne d’Arc, 14 Hùng Vương - Mỹ Tho.
- Viện Dưỡng lão, Cô nhi viện, Viện Dục Anh, số 7 Hùng Vương - MỹTho.
- Cộng đoàn tại bệnh viện Thủ Khoa Huân.
- Cô nhi viện và trường Tiểu học Gò Công (thành lập năm 1891).
2. Bốn cộng đoàn thuộc Giáo phận Vĩnh Long :
- Cô nhi viện, Viện Dục anh và trường Tiểu học Vĩnh Long (1871).
- Cộng đoàn tại bệnh viện Bến Tre và Viện Dục Anh (1899).
- Cô nhi viện, Viện Dục anh và trường Tiểu học Trà Vinh (1893).
- Trường Tiểu Học Họ Đạo Mặc Bắc (1929)
Khởi đầu với số nhân sự ít ỏi : 131 Nữ Tu thay vì 150 cho đúng qui định, mà phần lớn là các Nữ Tu lớn tuổi, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn... nhưng với lòng hăng say nhiệt thành của Chị Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho quyết tâm phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội trên một vùng Đất Nước còn nhiều người nghèo khổ, bệnh tật, nhiều trẻ em mồ côi cần những bàn tay chăm sóc, cần những trái tim rộng mở yêu thương, và nhứt là dưới sự hướng dẫn đầy khôn ngoan sáng suốt, dịu dàng nhưng cương quyết của một Bề Trên Giám Tỉnh đạo đức thánh thiện, nhiệt tình, luôn yêu thương khích lệ Chị Em, toàn thể Nữ Tu trong Tỉnh Dòng Mỹ Tho cùng đồng tâm nhất trí quyết chí xây dựng Tỉnh Dòng dưới sự trợ lực của Chúa Thánh Thần và Mẹ Maria.
III. NHỮNG BƯỚC THĂNG TIẾN
Sau khi Tỉnh Dòng được thành lập, các Xứ Đạo mời gọi Chị Em Phaolô đến cộng tác trong việc mục vụ Giáo xứ. Nhiều Cộng Đoàn được thiết lập để đáp ứng nhu cầu tông đồ : CĐ Bến Tre (1964 ), CĐ Mỹ Lồng (1967), CĐ Rạch Cầu (1969), CĐ Mộc Hoá (1969), CĐ Trung Lương (1969)…
Nhân sự ngày càng phát triển. Số thanh nữ gia nhập Dòng đông đảo. Hoạt động tông đồ của Chị Em thì đa dạng :
- Về mục vụ : cộng tác với công việc mục vụ Xứ Đạo, chưng dọn Bàn Thờ, dạy giáo lý, phụ trách ca đoàn, sinh hoạt thanh thiếu niên…
- Về giáo dục : mở nhóm trẻ, trường Tiểu học, hướng dẫn lớp học tình thương.
- Về y tế : chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện, mở trạm xá cấp phát thuốc miễn phí.
- Về xã hội : phục vụ ở cô nhi viện, viện dưỡng lão, mở lớp dạy cắt may, thăm viếng giúp đỡ người nghèo, người già neo đơn…
Biến cố 1975 đã gây một chuyển biến lớn trong đường hướng hoạt động tông đồ của các Nữ tu Phaolô Mỹ Tho, nhưng đó cũng là dịp Thiên Chúa mời gọi Chị Em Phaolô trở về nguồn, hầu sống thiết thực hơn Đoàn sủng của Dòng. Thế là Chị Em hăng hái ra đi, thành lập những Cộng đoàn 2 hoặc 3 người ở những xứ đạo xa xôi, sống chứng nhân tông đồ gần gũi với những người dân vùng sâu vùng xa chất phát, để yêu thương, cảm thông và phục vụ.
IV. TỈNH DÒNG MỸ THO HIỆN TẠI (2008)
1. Nhân sự : 119 Nữ tu khấn trọn, 45 Khấn sinh, 15 Tập sinh, 14 Thỉnh sinh, 17 Tiền Tỉnh sinh và 60 Thanh Tuyển và Dự tu.
2. Hoạt động : tuy khiêm tốn nhưng cũng không kém phần đa dạng :
- Về mục vụ : cộng tác với công việc mục vụ Xứ Đạo như chưng dọn Bàn Thờ, dạy giáo lý cho trẻ em và dự tòng, phụ trách ca đoàn, trao Mình Thánh Chúa, đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân tại gia.
- Về giáo dục : Chăm sóc giáo dục trẻ em trong các Nhóm trẻ, các Trường lớp Mẫu giáo và các Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ khuyết tật, thiểu năng. Miễn, giảm học phí, cung cấp học cụ, quần áo cho các trẻ thuộc gia đình nghèo đông con.
Hiện tại các Nữ tu Phaolô Tỉnh Dòng Mỹ Tho đang phục vụ trong 5 Trường Mẫu Giáo và 4 Nhóm lớp Mẫu giáo. Tổng cộng có 46 lớp Mẫu Giáo và 4 Nhóm trẻ với số cháu là 2352, và 2 Trường nuôi dạy trẻ Khuyết tật với 205 trẻ.





Trường Mẫu Giáo Dân Lập Hùng Vương



- Về y tế : phục vụ tại trạm xá phát thuốc miễn phí của Họ Đạo.
- Về xã hội : thăm viếng giúp đỡ các gia đình nghèo, người già neo đơn, bệnh nhân nghèo, các gia đình bị hoạn nạn. Cộng tác với quỹ “bát cơm bát cháo tình thương” phục vụ bệnh nhân nghèo tại các Bệnh viện. Tham gia Hội từ thiện, Hội khuyến học để giúp học sinh nghèo hiếu học của địa phương, cứu trợ bão lụt.
3. Số cộng đoàn
Tỉnh Dòng Phaolô Mỹ Tho hiện có 24 cộng đoàn chính và 5 cộng đoàn trực thuộc :
a. Tại Giáo phận Mỹ Tho gồm có 11 cộng đoàn:
- CĐ Nhà Giám Tỉnh (+ CĐ Tòa GM và CĐ Nhà Chung) - CĐ Thiên Mẫu - CĐ Nhà Hưu Dưỡng - CĐ Nhân Ái - CĐ An Đức (+ CĐ Tín Đức ) - CĐ Cồn Rồng - CĐ Hoà Đồng - CĐ Gò Công - CĐ Trung Lương - CĐ Bằng Lăng - CĐ Hoà Hưng.
b. Tại Giáo phận Vĩnh Long gồm có 10 cộng đoàn:
- CĐ Vĩnh Long - CĐ Trà Vinh - CĐ Bãi Xan - CĐ Bà Mi (+ CĐ Cầu Kè) - CĐ Mặc Bắc - CĐ Tân Hòa - CĐ Hòa Lạc - CĐ Bến Tre - CĐ An Hiệp - CĐ Thành Triệu.
c. Tại Giáo phận Long Xuyên gồm có 2 cộng đoàn:
- CĐ Hòn Đất (+ CĐ Kiên Lương) - CĐ Kiên Giang.
d. Tại Giáo phận Cần Thơ gồm có 2 giáo điểm:
- Cà Mau - Rạch Tráng
4. Trụ sở
Dòng Thánh Phaolô có một trụ sở tại khu vực giáo xứ Vườn Xoài để chị em dừng chân và theo học các khoá huấn luyện. Địa chỉ : 443/178 Lê Văn Sĩ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Đt : 08. 38465627.
Dòng Thánh Phaolô thành Chartres là một Dòng hoạt động tông đồ trong Giáo Hội, khơi nguồn từ Đức Ai, kín múc nơi Đức Kitô và linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần. Vì thế, theo gương thánh Phaolô « do Tình Yêu Chúa thúc đẩy » Chị Em « trở nên mọi sự cho mọi người » ( 2Cr 5,14 ; 1Cr 9,22), quyết sống tinh thần đơn sơ, khiêm tốn, làm mọi việc với ý hướng duy nhất là tìm vinh danh Thiên Chúa và phục vụ tha nhân để gắn bó với Đức Giêsu Kitô và nhiệt tâm với Tin Mừng, mô phỏng Đức Kitô trong Mầu Nhiệm Phục Sinh.

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ TÂN AN

Thành lập
Hội Dòng MTG Tân An thuộc Giáo Phận Mỹ Tho, được khai sinh dưới thời Đức Giám Mục Giuse Trần Văn Thiện.
Năm 1960, cha Antôn Lê Quang Thạnh được Đức Cha Giuse Trần Văn Thiện giao trọng trách lập một dòng nữ cho giáo phận.
Năm 1965, ngài lại chỉ thị xúc tiến công việc. Giáo phận đã yểm trợ để xây cất cơ sở đầu tiên. Tu viện thành hình và bắt đầu hoạt động.



http://giaophanmytho.net/imgs/imgsbaiviet/MTGTA.jpg

Nhà Nguyện Hội Dòng



Ngày 14-1-1968, tu viện Mến Thánh Giá Tân An được Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Angelo Palmas nhận thực và làm phép. Lúc này tu viện mới có 6 đệ tử, một nữ tu phụ trách do bề trên tu viện Mến Thánh Giá Chợ Quán gửi đến giúp đỡ Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân An trong buổi sơ khai.
Tòa Thánh chấp thuận đơn xin phép lập dòng của Đức Cha Giuse, Đức Hồng y Angelo Rossi, Tổng trưởng Thánh Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, ký ngày 22-12-1973, theo sắc lệnh số 6632/73.
Ngày 15-8-1976 có 8 chị em khấn lần đầu. Và từ đó cho đến năm 1988, lần đầu tiên Hội Dòng hân hoan mừng lễ 4 chị khấn trọn do Đức giám mục Anrê Nguyễn Văn Nam chủ sự.





Lễ khấn trọn đời của 4 nữ tu tiên khởi



Những bước thăng tiến - Tăng triển số tu sĩ - thành viên:
Ngày 14-01-1968 đến 01-07-1973 Tu Viện MTG Tân An đã có được 52 chị em (2 khấn sinh - 7 Tập sinh năm II - 2 Tập sinh năm I - 41 Đệ Tử từ lớp 6 đến lớp 12) dưới sự coi sóc của quý Bà thuộc Dòng MTG Chợ Quán:
- Năm 1968 – 1969 : Bà Angès Hiếu
- Năm 1969 – 1971 : Bà Angès Hoài
- Năm 1971 – 1972: Bà Anna Của (hiện nay đã qua đời)
- Năm 1972 – 1973 : Bà Maria Huyên (hiện nay đã qua đời)
- Năm 1973 – 1989 : Bà Angès Hoài
Biến cố 1975 đã thay đổi toàn bộ cuộc sống và sinh hoạt của chị em.
Ngày 15-8-1976, Đức Cha Giuse Trần Văn Thiện uỷ quyền cho Cha Antôn Lê Quang Thạnh nhận lời khấn lần đầu cho 8 chị em. Sau đó, cha Antôn Thạnh về hưu dưỡng tại Chí Hoà.
Mặc dù ơn gọi không phát triển. Số chị em còn kiên trì trong ơn gọi vẫn tiếp tục khấn lại hàng năm.
Năm 1988 lần đầu tiên Hội Dòng mừng 4 chị khấn trọn đời do Đức giám mục Anrê Nguyễn Văn Nam chủ sự (trước đây chị em chỉ khấn tạm từng năm).
Ngày 8-3-1989, Tu viện được chính thức trở thành Hội Dòng MTG Tân An với sự điều hành biệt lập. Chị Tổng phụ trách đầu tiên là Rosa Nguyễn Thị Hoa. Nhiệm kỳ của chị từ 1989-1999.
- Vị Bề Trên tiên khởi : chị Rosa Nguyễn Thị Hoa.
- Bề trên kế vị : chị Maria Đinh Thị Mát.
- Bề trên đương nhiệm: chị Rosa Nguyễn Thị Hoa
Năm 1990 Hội Dòng MTG Tân An được Đức cố Giám Mục Anrê Nguyễn Văn Nam, Giám mục giáo phận, cho phép áp dụng Hiến Chương chung với 7 Hội Dòng MTG thuộc giáo phận Thánh phố Hồ Chí Minh do Đức cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình phê chuẩn.
Ngày 19-3-2000 Hội Dòng được Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc chính thức phê chuẩn Hiến chương và Hội Dòng áp dụng Nội quy riêng.
Nhân sự hiện nay có tất cả là 141 (25 Khấn trọn - 30 khấn tạm - 9 tập sinh II - 07 tập sinh I - 22 tiền tập viện và 47 đệ tử).




Phê chuẩn Hiến Chương


Các loại hình mục vụ
Mục vụ người nghèo: Hàng tuần giúp bữa ăn trưa cho các bệnh nhân tại Phòng Khám Đa Khoa khu vực Vĩnh Kim (Tiền Giang). Thường xuyên thăm viếng, giúp đỡ những người già, đau yếu ở các điểm chị em đang phục vụ. Giúp các nạn nhân gặp lũ lụt, thiên tai tuỳ mức độ thiệt hại và hoàn cảnh gia đình nạn nhân.
Mục vụ giáo dục: Cơ sở giáo dục là Lớp Mầm Non Tuổi Thơ, 382 Quốc Lộ I, Phường 4, Thị xã Tân An, Tỉnh Long An.
NHẬN ĐỊNH
Nhìn chung
Hội Dòng MTG Tân An là Hội Dòng “sinh ra muộn màng” vào thời kỳ có nhiều khó khăn, do đó, Hội Dòng đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua về các mặt : kinh tế - nhân sự - ơn gọi - cơ sở.
Đào tạo nhân sự
Ngoài chương trình huấn luyện của Hội Dòng, các chị em còn được gởi tham dự các khóa huấn luyện trong và ngoài nước.
Giúp chị em có kinh nghiệm sống với Chúa, cộng đoàn, tha nhân và thao thức trong việc huấn luyện và tự huấn luyện.
Biết sáng tạo và thích nghi với hoàn cảnh.
Ý thức trách nhiệm xây dựng Hội Dòng: mỗi chị em đóng góp cho việc huấn luyện của Hội Dòng bằng lời cầu nguyện, gương sáng và nhiệt thành cho công việc chung.
Huấn luyện ứng sinh
Tích cực tìm kiếm và nuôi dưỡng ơn gọi. Hội Dòng nhận các em từ lớp 10 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và phát triển ơn gọi.
Nghiên cứu và đề ra chương trình huấn luyện cụ thể cho từng cấp bậc trong Dòng, vừa hòa hợp với Hiến Chương Luật Dòng vừa thích ứng hoàn cảnh xã hội hiện tại.
Hướng tới tương lai
Giữa những đổi thay và phát triển của xã hội hôm nay, người nữ tu Mến Thánh Giá cần phải được huấn luyện vững chắc về căn tính ơn gọi của mình, để có thể đáp ứng được cho công việc mục vụ của Giáo Hội và những nhu cầu của xã hội, đặc biệt trong các lãnh vực giáo dục, y tế và từ thiện.

CÁC HỘI DÒNG KHÁC
Ngoài 2 Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân An và Dòng Thánh Phaolô có nhà chính tại Giáo Phận, còn có các Hội Dòng sau đây phục vụ tại các giáo xứ :
- Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm: phục vụ tại các nhà thờ: Bến Lức, Lương Hoà Hạ, Mỹ Điền (Long An).
- Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán: phục vụ tại cộng đoàn Bình Tạo, Hùng Vương, Kinh Gãy, Nguyễn Huỳnh Đức, Vòng Nhỏ và ở các nhiệm sở khác trong giáo phận.
- Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn: phục vụ tại các nhà thờ Mỹ An, Mỹ Hội (Đồng Tháp).
- Dòng Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái: phục vụ tại nhà thờ Thánh Tâm (Đồng Tháp).
- Dòng Chúa Quan Phòng: phục vụ tại các nhà thờ Bến Dinh, Thánh Anrê, Bến Siêu, Tân Quới, Tân Long (Đồng Tháp).

(Các số liệu theo thống kê báo cáo mục vụ giáo phận năm 2008)

Tháng 3.2009
GIÁO PHẬN MỸ THO

http://giaophanmytho.net/

Gia Nhân
14-12-2009, 10:52 PM
PHẦN IV: NƠI CÁC VỊ TỬ ĐẠO




1. Họ đạo Ba Giồng : cuộc tử đạo của 27 tín hữu thế kỷ XIX
Họ đạo Ba Giồng thuộc làng Tân Lý Đông, gần chợ Củ Chi, nằm về mạn Đông Bắc Sài Gòn, trong tỉnh Mỹ Tho. Không ai biết rõ nguồn gốc, lịch sử xóm đạo Ba Giồng được hình thành tư bao giờ. Rất có thể, dân cư đã trở lại đạo vào một thời rất xa xưa. Hiện nay tại đất thánh họ đạo còn có những ngôi mộ cổ (1664) chôn cất tổ phụ giáo hữu.
Dưới triều Tự Đức (1848-1883), xóm đạo Ba Giồng được linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu coi sóc trong 8 năm (1812 - 1861). Một hôm đi thăm những người đầu trong họ đạo đang bị giam tù, khi ra khỏi cổng thành, Cha bị bắt giam cùng với các bô lão Ba Giồng trong ngục Mỹ Tho… Quan tuyên án trảm quyết Cha và án lệnh thi hành ngày 18.03.1861.
Một tháng sau khi Cha Lựu bị giết, quân Pháp tiến đánh thành Mỹ Tho và bao vây thành. Quan quân Việt Nam phải rút quân. Trước khi lui quân, họ đốt các trại giam. Một số đông người có đạo bị giam, trong số đó có khoảng 100 người họ đạo Ba Giồng có nguy cơ bị chết thiêu, được quân Pháp kịp thời cứu thoát.
Khi quân Pháp chiếm thành Mỹ Tho, quan quân Việt Nam không đánh trả nổi, họ quyết định báo thù bằng việc bao vây tiêu diệt dân có đạo Ba Giồng. Cuộc âm mưu được thực hiện vào đêm sau, kế hoạch nầy được giữ kín triệt để. Nhưng có một đội trưởng trong quân đội địa phương, người lương dân, có thiện cảm với người công giáo muốn cứu người công giáo Ba Giồng thoát khỏi tai họa to lớn nầy. Ông đã báo cho những người đứng đầu họ đạo và đề nghị nhanh chân chạy trốn.
Ông đội trưởng dẫn cả gia đình ông và 2 gia đình giáo dân cùng chạy trốn. Men theo luỹ tre, nhờ bóng tối ban đêm, một số thoát được chốt canh. Chẳng may có hai người bị phát hiện và bị bắt. Một cụ già bị bắt cách xóm đạo không xa và bị chặt đầu lập tức. Người thứ hai đi khá xa, nhưng lính đuổi kịp đưa về Phủ Kiến An rồi bị giết gần quốc lộ.
Một số đông giáo dân quyết định vượt qua cánh đồng cỏ lác ngập nước để thoát thân. Cuộc vượt qua thực hiện vào cuối canh một (khoảng 8 giờ tối), xuất phát từ nhà thờ. Đêm tối đen, đám đàn ông, đàn bà, trẻ em, cụ già bước nặng nhọc qua cánh đồng sình lầy, nước ngập tới thắt lưng. Tất cả dìu nhau đi xa làng. Khốn thay, trăng đã lên, chiếu sáng cánh đồng. Lính canh phát hiện, họ kêu lớn : “Bọn có đạo trốn hết rồi”. Tiếng trống báo động dồn dập. Quân lính rượt theo với 30 chiếc thuyền bủa vây, chặn đường. Nổi kinh hoàng tràn ngập mạnh ai nấy chạy thoát thân. Các cụ già, trẻ em và 25 người đàn ông bị tóm bắt dẫn về chợ Củ Chi giữa tiếng chửi rủa, quát tháo, đánh đập và tiếng rên siết của nạn nhân.
Buổi xử án diễn ra trên chợ Củ Chi. Đàn bà, trẻ con được xếp vòng tròn, ở giữa và trước quan toà là 25 người đàn ông, đa số là cụ già, có một chàng trai 16 tuổi.
Quan toà là một sĩ quan, chỉ cây thập tự gỗ để dưới đất và bảo 25 tội nhân có đạo đạp lên cây thập tự để được tha, nếu không sẽ bị chém đầu.
Tất cả 25 người đồng thanh kêu lên : “Không bao giờ chúng tôi đạp thánh giá, dấu cứu rỗi của chúng tôi, thà chịu chết”.
Tức thì quan ra lệnh. Lý hình múa đao, trống nổi lên. Tiếng đàn bà, trẻ con thét lên kinh hãi, 25 cái đầu lăn lóc, máu vọt tung toé, xác không đầu nằm ngổn ngang.
Viên quan quay sang chỉ vào đám phụ nữ : Chúng bay đạp lên thập tự hoặc sẽ cùng chung số phận như vậy ?
Họ đồng thanh đáp : “Chúng tôi chịu chết như họ”.
Những trẻ con cũng hô theo mẹ : Chết !
Một cô gái quỳ xuống trên vũng máu ôm lấy cây thập tự hôn. Những người có đạo cũng quỳ xuống lạy cây thập tự.
Phần vì sợ, phần vì xúc động, viên sĩ quan ra lệnh tha cho đám đàn bà và trẻ con.
Cha thừa sai M. Hamon làm cha sở Ba Giồng từ 1866-1875 đã được Đức Cha Miche, Đại Diện Tông Toà Tây Đàng Trong chấp thuận cho đi dò hỏi để biết chính xác nơi chôn cất các nạn nhân Ba Giồng bị hành quyết. Tất cả 21 thi hài được tìm thấy, còn xác 6 vị nữa do chôn lấp sơ sài bị đàn chó bới lên ăn thịt.






Nơi chôn cất 21 hài cốt các anh hùng tử đạo tại Đất Thánh Ba Giồng



Ngày 18 tháng 06 năm 1872, họ đạo Ba Giồng cung nghinh 21 hài cốt trọng thể vào nhà thờ, cử hành thánh lễ cầu hồn. Sau thánh lễ, rước về đất thánh Ba Giồng mai táng chung trong một ngôi mộ (Biên soạn theo Nhân Vật Công Giáo, tập 4 : Các Vị Giám mục một thời đã qua của Lê Ngọc Bích).

2. Sự tích các Vị Tử Đạo tại làng Hữu Đạo, huyện Cai Lậy

Vào năm 1861, quân Pháp đánh chiếm tỉnh Mỹ Tho, quan quân Việt Nam thất thủ tháo chạy. Khi chạy đến nhà thờ nào, họ đổ tội cho người công giáo đem quân Tây sang chiếm nước. Họ bắt người có đạo ở các họ đạo : Mỹ Tho, Chợ Bưng, Xoài Mút, Dưỡng Điềm, Mỹ Quí Đông, Bưng Môn… tất cả 17 người và giao cho làng Hữu Đạo.
Quan quân tại đây đứng thành hai hàng, ở giữa trải một tấm chiếu, trên để cây thánh giá. Quân lính cầm roi đánh từng người, bắt ép họ bước qua thánh giá để được tha. Nhưng tất cả 17 người kể cả em bé 10 tuổi đều kiên quyết không bước qua thánh giá. Quan tức giận sai quân lính khiêng 2 đầu gông kéo lê họ bước qua thánh giá. Họ khóc lóc sợ hãi phân bua : “Lạy Chúa, xin Chúa chứng nhận lòng con. Chúng con không hề dám bước qua hình Chúa, những người nầy khiêng con…” . Ai nấy nhất mực xin lỗi Chúa.
Quan thấy hết phương cưỡng ép nên tức giận truyền lệnh chém đầu 17 vị, và giao cho đội ban Trưởng thi hành. Viên đội trưởng nầy có lòng thương các đấng, lòng bất an. Trong lúc xách gươm về nhà, tình cờ bắt được tên trộm, ông tức giận định chém đầu ngay nhưng nó quỳ lạy xin tha mạng. Ông liền bắt nó chém các ngài thay ông. Tên trộm ra đình bắt chém hai vị, còn vị thứ ba nó run quá chém không chết ngay. Tên trộm nầy có tên là Đỏ.
Lúc đó quân Pháp tiến đánh đồn Thuộc Nhiêu, quân Việt tháo chạy, bỏ lại các tù nhân. Ngày hôm sau chúng tiến đánh đến làng Hữu Đạo và giải thoát 14 vị chưa kịp hành hình. Còn xác 3 vị kia bị khiêng đi không chôn ở đó. Nơi hành hình gọi là gò Dưới thuộc phần đất của một tín hữu tên là Cậy (Trích trong Sưu Tập Những Họ Đạo Cổ Xưa Tây Đàng Trong của Lêô Nguyễn Văn Quí, 1991).






Mộ ba vị tử đạo tại làng Hữu Đạo



3. Vị tử đạo BA BINH tại làng Mỹ Quí Đông, nay là Nhị Quí (huyện Cai Lậy)
Nguyên trước đây nhà thờ tại làng Mỹ Quí Tây bị hư sập nên được dời về làng Mỹ Quí Đông; hai làng nầy nhập lại thành Nhị Quí. Vào năm 1861, quân Pháp chiếm đồn Tân Thành gần làng Hữu Đạo, bổn đạo bồng bế nhau chạy xuống làng Trấn Định, Ba Giồng, Tổng Hưng Nhơn. Làng nầy thuộc quyền cai trị của người Pháp.
Vì vậy quân lính triều đình chỉ bắt được một người có đạo tên là BINH, rễ bà biện Đạo. Họ dẫn ông lên nhà ông Hai Trạch và khuyến dụ ông bỏ đạo, nhưng ông nhất mực không chịu. Quan liền giao ông Binh cho ông Cai Di hành hình. Ông nầy quá sợ nên uống rượu cho vững tinh thần… rồi dẫn ông Binh ra ngã ba giáp làng Phú Quí. Lúc đó khoảng 9 giờ tối, đèn đuốc nhá nhem… nên ông chém đến 3 lần mà chỉ lát gò má… phải cắt mới đứt đầu. Đầu ông được bêu ba ngày và sau đó được chôn chung với xác ông dưới gốc cây sơn rừng (Trích trong Sưu tập Những Họ Đạo Cổ Xưa Tây Đàng Trong của Lêô Nguyễn Văn Quý, 1991).






Mộ ông Binh tại làng Mỹ Quí và cha sở



(Các số liệu theo thống kê báo cáo mục vụ giáo phận năm 2008)

Tháng 3.2009
GIÁO PHẬN MỸ THO

http://giaophanmytho.net/ (http://giaophanmytho.net/)

Gia Nhân
14-12-2009, 10:54 PM
PHẦN V: CƠ SỞ TÔN GIÁO VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG


TRUNG TÂM MỤC VỤ
Trung Tâm Mục Vụ trước đây là Tu viện Truyền Giáo, sau đó là Tiểu Chủng Viện Gioan XXIII được khánh thành từ năm 1964.






Trung Tâm Mục Vụ


Sau năm 1975, cơ sở này một phần sử dụng cho việc đào tạo linh mục, một phần dùng làm Hợp Tác Xã dệt chiếu. Khi Hợp Tác Xã không còn hoạt động, phần này cho mượn để làm Cơ Sở II cho Trường Nguyễn Đình Chiểu. Trong giai đoạn vừa nêu, cơ sở này được gọi tên là Nhà Chung Mỹ Tho.
Đến năm 2000, cơ sở Nhà Chung được chỉnh trang lại và hoàn toàn được dùng vào việc chung của giáo phận như : nhà hưu các linh mục và tổ chức các khoá huấn luyện.
Đến năm 2004, Đức Giám Mục cho xây dựng một Lễ Đài để tổ chức các thánh lễ cho toàn giáo phận. Lễ Đài được thiết kế từ ý tưởng Giáo Hội là Hiệp Thông, Quy Tụ và Lên Đường theo mô hình một con thuyền với 3 bức tường tượng trưng cho 3 tỉnh Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp đang tiến đi. Phía sau là năm khối hình diễn tả năm Mầu Nhiệm Ánh Sáng soi dẫn và là động lực thúc đẩy con thuyền ra khơi. Ở giữa là một bức tường cao có hình chim câu tượng trưng Chúa Thánh Thần, Đấng liên kết, quy tụ và sai đi. Nền của Lễ Đài là hình chén thánh. Bao quanh chén thánh là đôi cánh chim đang bay về.






Lễ Đài xây dựng năm 2004


Lễ Đài được Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và Đức Giám Mục Giáo phận khánh thành ngày 11.8.2004 dịp kỷ niệm tấn phong giám mục của Đức Hồng Y. Trong ngày trọng đại này, Đức Hồng Y đã phong chức linh mục cho 11 thầy phó tế khoá V của giáo phận.
Năm 2005, Đức Giám Mục đặt một linh mục làm Giám Đốc coi sóc Nhà Chung và đổi tên gọi là Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận. Và năm 2006 đã xây dựng thêm một Nhà Sinh Hoạt gồm 1 trệt và 3 lầu.




http://giaophanmytho.net/imgs/imgsbaiviet/TTMV.JPG

Nhà Sinh Hoạt mới


Hằng năm Trung Tâm này tổ chức các khoá huấn luyện: Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ, giáo lý viên, ca viên, họp mặt các tu sĩ, tĩnh tâm năm cho các linh mục, thường huấn các linh mục và các sinh hoạt của giới trẻ vào các dịp đặc biệt... Ngoài ra, còn có văn phòng của Caritas giáo phận và Ban Giới Trẻ hoạt động thường xuyên.
Địa chỉ Trung Tâm Mục Vụ: 23, Lý Thường Kiệt , Phường 6, Tp. Mỹ Tho. ĐT : 073. 3501601. Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ : Giuse Bùi Văn Hoàng. Email : buihoang901@yahoo.com (buihoang901@yahoo.com).

Văn phòng Uỷ Ban Bác Ái Xã Hội
- Cha đặc trách : Phêrô Trần Anh Tráng.
- Địa chỉ : 23, Lý Thường Kiệt, Phường 6, Tp. Mỹ Tho. ĐT : 073. 6255187. Email: vpcaritasmytho2007@gmail.com (vpcaritasmytho2007@gmail.com).

Văn phòng Giới Trẻ
- Cha đặc trách : Gioan.Bt Nguyễn Tấn Sang
- Địa chỉ : 23. Lý Thường Kiệt , Phường 6, Tp. Mỹ Tho. ĐT : 073. 3975883. Email: mvgtmytho@gmail.com (mvgtmytho@gmail.com).



LINH ĐỊA BA GIỒNG : Trung Tâm Hành Hương





Tượng đài kính thánh linh mục tử đạo Phêrô Nguyễn Văn Lựu


Giáo phận Mỹ Tho thành lập năm 1960. Nhưng người Công giáo sống ở vùng đất Ba Giồng này đã có từ thời các Linh mục Thừa Sai Truyền Giáo ở Việt Nam. Có thể nói Ba Giồng là họ đạo lâu đời nhất của Giáo Phận Mỹ Tho tồn tại đến ngày hôm nay. Họ đạo Ba Giồng nổi tiếng trong lịch sử Giáo Hội Tây Đàng Trong vì các tín hữu đã can trường bảo vệ đức tin trong cuộc thảm sát vô tiền khoáng hậu.
Sự hình thành: bước chân của những người mở đường
Tài liệu “27 vị tử đạo tại Ba Giồng (Mỹ Tho) của Linh mục M. Hamon thuộc Hội Thừa Sai Paris hiện còn lưu trữ tại họ đạo Ba Giồng có nhắc đến sự hình thành tên gọi của họ đạo như sau: “Về phía Đông Nam Sài Gòn, thuộc tỉnh Mỹ Tho, có một cánh đồng lầy rộng lớn. Vào mùa mưa, cánh đồng ấy biến thành một hồ nước mênh mông. Ở lối vào đồng lấy này, nước cuốn dồn cát lại như tạo cho mình một rào chắn không thể vượt qua nỗi. Với thời gian, những đụn cát ấy cao dần lên. Trên ba giồng cát mà dòng nước đã bồi lên, giữa một rừng tre xanh có ngọn cao tạo thành một vòng đai xanh, đó là xóm nhỏ Ba Giồng”.
Một tài liệu khác mà họ đạo còn lưu trữ là “Bản tường trình của Linh mục F. Demarcq, Thừa Sai Tông Toà“ đã xác định sự hiện diện từ rất sớm của họ đạo Ba Giồng: “Do tính cách lâu đời của nó, họ đạo này đáng đứng chỗ nhứt, tất cả các họ đạo khác tương đối mới có khá gần đây”.
Ngày nay không ai biết xóm đạo được thành lập từ bao giờ. Rất có thể, dân cư đã trở lại đạo từ một thời xa xưa. Các cụ già thường chỉ cho con cháu ngôi mộ của ba thế hệ đã sống trước họ mà tất cả đều là người có đạo Công giáo. Tại Đất Thánh họ đạo nay còn một vài mộ chí niên đại 1663-1664 và nhiều ngôi mộ cổ ghi chữ Nho nay đã lu mờ không thể đọc được. Đặc biệt, một ngôi mộ xây toàn bằng đá rất qui củ từng tảng đá lớn, bia mộ ghi năm 1887, câu đối chữ Nho khắc sâu: “Sơn Trung Phương Uất Nhật Thế Thượng Dĩ Thiên Nhiên”, tạm dịch: “Giữa núi gặp ngày mây bay- trần thế đã ngàn năm”, ý nói: “ngàn năm như mây bay”, diễn ý: đời người dầu đạt tột đỉnh cũng qua mau như mây khói! (Đinh Hợi 1887).
“Gò Chết Chém” nơi xử trảm quyết các vị bô lão và gia trưởng của họ Ba Giồng tại ngôi đình làng trên mảnh đất chợ Củ Chi giáp với xã Tân Lý Đông cách nhà thờ Ba Giồng khoảng 2 cây số. Nơi đây, đồng bào địa phương gọi là “Gò Chết Chém”. Xác chết nhờ đồng bào địa phương đem chôn tại một khu đất ở giữa ruộng cách nơi xử án hơn 100 mét. Sau khi xử trảm quyết các giáo hữu, quan án ra lệnh phân tán con cháu họ đi nơi khác không còn ai được lưu lại họ Ba Giồng, vì thế nhà thờ bị phá, cho đến 10 năm sau, Cha Hamon vâng lệnh Đức Cha Mich lo việc cải táng hài cốt các vị Tử Đạo về nơi an táng tại Đất Thánh ngày 18-06-1872. Lịch sử họ đạo Ba Giồng gắn liền với việc bách hại đạo Công Giáo ở Tây Đàng Trong. Tại đây người ta đã chứng kiến cảnh Tử Đạo của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu và nhiều tín hữu khác bị chém đầu vì tuyên xưng đức tin.
Trong 117 vị Tử Đạo của Giáo Hội Việt nam. Ba Giồng có hai vị là Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu, phụ trách họ đạo Ba Giồng từ năm 1853-1861 và Linh mục Philipphê Phan Văn Minh từ năm 1849-1853. Danh sách ghi lại những Linh mục coi sóc họ Ba Giồng biết được thì Linh mục Philipphê Minh là người đầu tiên.
Những bàn tay xây dựng
Sau khi Cha Phêrô Lựu, Cha Sở họ đạo Ba Giồng, bị bắt và lãnh án hành quyết tại Mỹ Tho ngày 18-3-1861 và 25 tín hữu bị hành quyết và 2 người khác bị giết trên đường chạy trốn từ Ba Giồng đến Cổ Chiên, quan án ra lệnh bắt buộc các giáo hữu sống sót phải bỏ họ đạo đi nơi khác, không ai được trở lại Ba Giồng. Họ phải tha phương tìm kế sinh sống. Ở bất cứ nơi nào họ đến, người tín hữu Ba Giồng luôn nhìn vào tấm gương kiên trung của cha ông mình đã bị hành quyết năm xưa, để cố gắng sống xứng đáng với danh xưng là Kitô hữu. Và những hạt giống đức tin này đã làm nẩy sinh nhiều họ đạo nơi họ đến cư trú. Họ luôn tin vào lời hứa của Chúa: “Anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xẩy đến cho anh em. Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỉ. Nếu bị sỉ nhục vì danh Đức Kitô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa ngự trên anh em” (1Pr 4,12-14).
Một điều khá đặc biệt và cũng là một minh chứng cho lòng nhiệt thành của họ đạo Ba Giồng: trong thời kỳ bắt bớ Đạo, người giáo dân Ba Giồng vẫn có sự chăn dắt của các Linh mục. Và trong giai đoạn chiến tranh, mặc dù nhà thờ Ba Giồng đã phải xây đi dựng lại ba lần vì đổ nát, giáo dân ở đây luôn có sự hướng dẫn mục vụ của các vị chủ chăn. Có thể nói hầu như trong mỗi giai đoạn lịch sử của Ba Giồng đều có sự hiện diện khá thường xuyên của người mục tử.
Hiện nay, Ba Giồng có khoảng 1581 giáo dân. Giáo dân vùng này đa số sống bằng nghề làm ruộng, trồng cây, đan giỏ nón bằng bàng buông. Cuộc sống người dân ở đây không khá giả cũng không đến nỗi túng quẫn. Một trong những nét đẹp của Ba Giồng là sự thân ái của tình làng nghĩa xóm. Bà con giáo dân sống chan hoà, chân thành với người dân khác tín ngưỡng.
Cha Hamon đã viết: “Xóm nhỏ này không một du khách nào đặt chân tới đây, mà cũng chẳng có nhà địa lý nào biết đến. Nhưng tên tuổi xóm này lại đáng tôn vinh. Chúng ta hãy kính chào đi, vì đây là một vùng đất đã được máu các Thánh Tử Đạo thánh hiến”.
Năm 1997, Đức Cha Anrê Nguyễn Văn Nam, Giám mục Giáo Phận cho phép tái thiết thánh đường họ đạo Ba Giồng dâng kính Đức Maria, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo.
Và ngày 16-03-2000, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám Mục Giáo Phận đã làm lễ cung hiến nhà thờ họ đạo Ba Giồng với tước hiệu: “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam”.
Ngày 21-11-2004, Đức Cha Phaolô đã quyết định chọn giáo xứ Ba Giồng làm nơi hành hương kính các Thánh Tử đạo Việt Nam cho giáo phận Mỹ Tho và mở rộng ra cho tất cả những ai có lòng yêu mến các Thánh Tử đạo Việt Nam.




VĂN THƯ QUYẾT ĐỊNH


TÒA GIÁM MỤC MỸ THO
---oOo---
Số 01/QĐ/2004



QUYẾT ĐỊNH

CHỌN GIÁO XỨ BA GIỒNG

LÀM NƠI HÀNH HƯƠNG CHO GIÁO PHẬN MỸ THO

KÍNH THÁNH TỬ ĐẠO PHÊRÔ NGUYỄN VĂN LỰU



o0o



Phaolô BÙI VĂN ĐỌC

Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho

Giáo xứ Ba Giồng là một Giáo Xứ lâu đời của Giáo Phận Mỹ Tho, có một bề dày lịch sử gắn liền với cuộc thảm sát vào thế kỷ XIX. Cha sở Phêrô Nguyễn Văn Lựu bị chém đầu ngày 18/03/1861, và 27 vị bổn đạo đổ máu đào tuyên xưng đức tin năm 1862.
Để các tín hữu có thể đón nhận dồi dào ơn lành và để nêu gương trong đời sống đức tin, nay Tôi quyết định:
Chọn Giáo Xứ Ba Giồng làm nơi hành hương cho toàn Giáo Phận, và mở rộng cho tất cả những tín hữu có lòng yêu mến các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Nguyện xin Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu cầu bàu cùng Chúa ban cho tất cả chúng ta tình yêu, ơn can đảm để sống trung thành với ơn gọi Kitô hữu trong mọi hoàn cảnh.





Mỹ Tho, ngày 21 tháng 11 năm 2004

Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô, Vua Vũ Trụ



(đóng dấu và ký tên)



+ Phaolô BÙI VĂN ĐỌC

Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho


Hằng năm vào dịp lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam, giáo xứ Ba Giồng tổ chức thánh lễ mừng kính các Anh Hùng Tử Đạo Việt nam rất trọng thể và có nhiều giáo dân trong giáo phận đến hành hương.
Hiện nay, cha sở Ba Giồng đang chuẩn bị xây dựng thêm những cơ sở vật chất để có thể đón tiếp khách hành hương.

Báo chí truyền thông
Trước năm 1975, giáo phận có xuất bản tờ báo nguyệt san Đồng Tháp, số đầu tiên ấn hành vào năm 1963. Đây là một trong những công việc đầu tiên đáng ghi nhớ của giáo phận thời kỳ mới thành lập. Mục đích để thông tin và đề ra những đường hướng mục vụ truyền giáo của giáo phận. Số báo đầu tiên được ấn hành vào năm 1963 và kéo dài đến năm 1968.
Hiện nay giáo phận có trang web để chuyển tải các thông tin của Giáo Hội toàn cầu và Giáo Hội địa phương cũng như những giáo huấn của Đức Thánh Cha và của Đức Giám Mục giáo phận. Ngoài ra còn có các chuyên mục, các bài viết, các bài dịch... Địa chỉ trang web: http//www.giaophanmytho.net

(Các số liệu theo thống kê báo cáo mục vụ giáo phận năm 2008)

Tháng 3.2009
GIÁO PHẬN MỸ THO
http//www.giaophanmytho.net

Gia Nhân
14-12-2009, 10:56 PM
PHẦN VI: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG




Điểm nổi bật liên quan đến cơ sở xã hội và các hoạt động xã hội trong giáo phận có thể được nhận biết qua hai lãnh vực đặc thù là giáo dục và các hoạt động bác ái xã hội. Có thể dựa vào hai cột mốc quan trọng để có cái nhìn xuyên suốt trong giáo phận về hai lãnh vực này:
Giai đoạn 1960 -1975:
GIÁO DỤC
Nhằm mục đích giáo dục các thanh thiếu niên, nhất là con em các gia đình công giáo, theo đúng tinh thần công giáo, bằng những phương tiện tự túc, hầu hết các họ đạo trong địa phận đều thành lập các trường công giáo cấp bậc Tiểu học hay Sơ cấp, do các Dì Phước hoặc giáo viên công giáo phụ trách điều hành.
Ngoài các môn học thường thức theo chương trình của Bộ Quốc Gia Giáo dục, trường Họ đặc biệt chú trọng đến môn học chính yếu là dạy giáo lý giúp cho trẻ em có một ý thức căn bản và sơ đẳng về Thiên Chúa và nhiệm vụ đối với Người.
Nếu những Họ xa xôi hẻo lánh tại thôn quê không có đủ điều kiện và phương tiện mở những lớp bậc trung học thì trái lại, ở những họ đạo lớn thuộc thành thị có những trường trung học tư thục Công Giáo : Tại Mỹ Tho có trường Thánh Giuse và trường Thánh Gioanna, trường Gioan XXIII, tại họ đạo Tân Hiệp có Trường Từ Thện, tại họ đạo Tân An có Trường Trung Học Thánh Mẫu, tại họ đạo Cao Lãnh có Trường ......
Trường Nam trung học Thánh Giuse
Sáng lập năm 1908, là công trình đáng ghi nhớ của hai linh mục thừa sai là cha Renier và Cha Henri Bar, linh mục Chánh Sở Họ Mỹ Tho, trên một khu đất rộng rãi, dưới quyền điều hành của các Sư huynh dòng La san, trường sở Thánh Giuse gồm có hai dãy nhà lầu, kiến trúc theo lối cổ, nhưng không kém phần đồ sộ, kiên cố.
Tính đến năm thành lập giáo phận 1960, trường đã hoạt động trên 50 năm, và có năm toàn thể học sinh nội trú và ngoại trú của trường đã lên gần 700. Trường cũng đã thâu lượm rất nhiều kết quả trong công cuộc giáo dục thanh thiếu niên và gây được nhiều thiện cảm tín nhiệm trong phụ huynh học sinh và các giới khác trong và ngoài tỉnh.
Hằng trăm cựu học sinh của trường đã nắm giữ nhiều trọng trách trong các ngành doanh thương, hành chánh, quân sự… của xã hội. Chính Đức cha Giuse Trần Văn Thiện, tân giám mục địa phận Mỹ Tho, cũng là một trong những cựu học sinh ưu tú xuất sắc nhất của trường.
Trường nữ trung học Thánh Gioanna
Thành lập từ năm 1918, do các nữ tu sĩ dòng Thánh Phaolô điều hành, trường nữ trung học Thánh Gioanna đã được các giới phụ huynh học sinh tín nhiệm gởi con em đến học rất đông.
Cũng như trường các Sư huynh La san, chế độ nội trú của trường Nữ trung học Thánh Gioanna đã giải quyết được các thắc mắc lo âu của nhiều phụ huynh có con em thiếu nữ phải xa gia đình theo học tại tỉnh lỵ. Nếp sống đạo hạnh, kinh nghiệm giáo huấn, lòng thương yêu tuổi trẻ của các nữ tu sĩ dòng Thánh Phaolô đã bảo đảm rất nhiều sự tín nhiệm của các phụ huynh quan tâm đến tương lai của con cái mình.
Trường Trung học Gioan XXIII
Ngoài 2 trường nam và nữ Trung học có bề dài lịch sự kể trên, còn có một Trường Trung Học mang tên Gioan XXIII được thành lập vào 1966. Trường được mang tên Gioan XXIII cùng với Tiểu Chủng Viện Gioan XXIII và Nhà Sách Gioan XXIII theo ý của Đức Giám Mục giáo phận để kính nhớ Vị Cha Chung là Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thương thiết lập giáo phận Mỹ Tho.
Trường do linh mục Đôminicô Nguyễn Văn Hiệu làm Hiệu trưởng và các linh mục đang phục vụ Tiểu Chủng Viện Gioan XXIII điều hành. Trường trung học tư thục này đón nhận các em học sinh nam nữ của cả thành phố Mỹ Tho và những vùng phụ cận. Nhiều học sinh không có điều kiện theo học các trường khác có thể theo học tại đây và hiện nay có nhiều cán bộ công viên chức đang làm việc là học sinh của Trường.
XÃ HỘI
Đồng nhịp với các hoạt động giáo dục kể trên, một số cơ sở xã hội trong địa phận đã được chính quyền địa phương thiết lập và tín nhiệm uỷ thác cho các tu sĩ hai dòng Thánh Phaolô và Mến Thánh Giá quản trị, đáng kể nhất là:
Viện dưỡng lão Mỹ Tho
Thành lập từ lâu, Viện dưỡng lão Mỹ Tho tiếp nhận những đồng bào già nua tuổi tác sống cô độc, không thân quyến, hoặc tàn tật, bệnh hoạn có giấy giới thiệu của cơ quan y tế tỉnh. Có lúc số người trong Viện lên tới 200.
Đặt dưới sự chăm nom săn sóc của các nữ tu sĩ, Viện đã đem lại cho những mái đầu bạc một niềm an ủi vô ngần trong buổi chiều tà của cuộc đời.
Cô nhi viện
Trên 150 hài nhi và thiếu nhi xấu số, hoặc mồ côi, hoặc vì cha mẹ quá nghèo không đủ phương tiện nuôi dưỡng, đã được các nữ tu sĩ tiếp nhận và chăm nom tại hai cơ quan cô nhi viện Gò Công và Mỹ Tho.
Dù sinh ra trong hoàn cảnh bị bỏ rơi, nhưng hết thảy các hài nhi vô tội nầy đều được nuôi dưỡng và giáo dục như những đứa con của một Cha chung là Thiên Chúa và một Mẹ chung là Giáo hội. Chính tại cô nhi viện này mà các em tìm lại được ít nhiều mái ấm của tình thương gia đình.
Ký nhi viện
Tại hai tỉnh Long An và Định Tường, nhiều ký nhi viện đã được xây dựng đặt dưới quyền điều hành của các nữ tu sĩ Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán để thâu nhận những con em các gia đình cần lao không có thì giờ trông nom săn sóc vì sinh kế hàng ngày.
Đáng kể nhất là tại Mỹ Tho với 4 ký nhi viện chăm nom 700 trẻ em. Tại Long An cũng có 1 ký nhi viện chăm nom 100 trẻ em.
Hàng trăm thiếu nhi không phân biệt tôn giáo, hoàn cảnh gia đình trong xã hội, đã vui sống cùng nhau dưới một mái nhà, san sẻ tình thương sâu đậm và lòng hy sinh cao cả của những vị nữ tu ngày đêm chăm nom vỗ về chúng.
GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN HIỆN NAY:
Tình hình đất nước đổi thay, các hoạt động giáo dục và bác ái xã hội của giáo phận cũng theo những bước thăng trầm của lịch sử, nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào, lý tưởng Tin Mừng vẫn là động lực cốt yếu thúc đẩy những người công giáo dấn thân phục vụ đồng loại, nhất là những người bất hạnh trong cuộc đời, theo khả năng và trong phạm vi có thể.
GIÁO DỤC
Cùng với tình hình chung của đất nước, các trường học tư thục, cơ sở giáo dục của giáo phận hay các giáo xứ trong giáo phận không còn hoạt động. Đây quả là một thời kỳ đầy thử thách đối với hoạt động giáo dục công giáo của giáo phận, đặc biệt đối với những ai dấn thân trực tiếp trong môi trường học đường. Một số tu sĩ phải rời bỏ chức nghiệp giáo dục của mình để tìm một hướng phục vụ khác, như các Sư huynh dòng La san, các nữ tu dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho. Tuy nhiên, ý thức về trách nhiệm giáo dục, đặc biệt là đối với các thế hệ trẻ, vẫn luôn thúc đẩy người công giáo, nhất là các tu sĩ, dấn thân phục vụ xã hội trong lãnh vực giáo dục, dù ở tầm mức hết sức hạn chế.
Các nhà trẻ - trường mẫu giáo
Có thể nói, nhà trẻ và trường mẫu giáo là các hoạt động nổi bật, hiệu quả và phổ thông nhất của giáo phận trong giai đoạn này. Khắp nơi trong giáo phận, gần như ở đâu có cộng đoàn các nữ tu hoạt động, ở đó có nhà trẻ hay trường mẫu giáo. Từ việc giữ trẻ trong phạm vi nhỏ cho các gia đình hay hoạt động nhà trẻ chính qui, đến các trường mẫu giáo dân lập khi thời cuộc cho phép, công việc giáo dục mầm non của các nữ tu đã tạo được sự tin cậy và tiếng vang tốt trong lòng xã hội.
Xã hội biến đổi, công việc giáo dục cũng phải thích nghi với hoàn cảnh mới, đây là lúc mà những ai có tâm huyết với việc giáo dục các thế hệ trẻ phải hướng tầm nhìn về tương lai, không còn trong phạm vi hạn hẹp của nhà trẻ và trường mẫu giáo, nhưng có thể nhắm đến sự cộng tác tích cực vào việc giáo dục ở những cấp cao hơn.
Trường Khuyết Tật Nhân Ái
Trường Khuyết Tật Nhân Ái được xây dựng trên một diện tích 6.000 m2, tọa lạc tại số 290, Đường Lý Thường Kiệt, Phường 5, Thành Phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.



http://giaophanmytho.net/imgs/imgsbaiviet/nhanai-006s.jpg

Trường Khuyết Tật Nhân Ái





Ngôi trường này được hình thành do sự quan tâm thao thức của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám Mục Giáo Phận, đối với công việc phục vụ xã hội. Với thao thức trên, Đức Giám Mục giáo phận đã từng bước đối thoại với Quý Vị Chính Quyền Tỉnh Tiền Giang và Thành Phố Mỹ Tho, cũng như Sở Giáo Dục Tỉnh Tiền Giang và Phòng Giáo Dục Thành Phố Mỹ Tho, để có thể xây dựng một ngôi trường chính thức nhằm phục vụ các trẻ em tàn tật. Và cuối cùng Toà Giám Mục Mỹ Tho đã có được văn thư số 257/QĐ.UB của UBND Thành Phố Mỹ Tho, ký ngày 07/04/2003, quyết định thành lập “Trường Khuyết Tật Nhân Ái Thành Phố Mỹ Tho”, và văn thư cấp “giấy phép xây dựng số 48/GPXD” của Sở Xây Dựng Tỉnh Tiền Giang, ký ngày 04/08/2003.
Trường Khuyết Tật Nhân Ái là Trường Dân Lập do Toà Giám Mục Mỹ Tho làm chủ quản và giao cho các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho tổ chức hoạt động theo những quy định của ngành giáo dục. Trường là cơ sở từ thiện có mục đích dạy văn hóa và dạy kèm thêm một nghề (mộc - thêu - may) cho các trẻ câm điếc tuổi từ 6 đến 15, để tạo điều kiện từng bước cho các em hòa nhập với cộng đồng. Trường nhận các em theo diện bán trú hoặc nội trú tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu của gia đình các em. Trường đã chính thức đi vào hoạt động từ năm học 2004-2005, và hiện có 78 học sinh.
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Vẫn trong tình hình khó khăn chung của thời cuộc, nhưng khác với lãnh vực giáo dục, các hoạt động xã hội, đặc biệt là lãnh vực phát triển nông thôn trong giáo phận Mỹ Tho đã âm thầm “thai nghén” và “sinh nở” và “phát triển”. Có thể diễn tả hoạt động xã hội của Giáo Phận Mỹ Tho trong giai đoạn này bằng lộ trình từ nông thôn ra thành thị và từ thành thị về nông thôn.
Y tế và phát triển nông thôn
Trước hết là những hoạt động có tính tự phát của một số linh mục, đặc biệt là các linh mục vùng Đồng Tháp Mười. Vì nhu cầu thực tế của vùng nông thôn, các linh mục này đã dấn thân vào các lãnh vực hoạt động như: cứu trợ bão lụt; xây dựng cây nước ngọt; khai hoang; khuyến nông; thuỷ lợi nông thôn; điện khí hoá nông thôn; kỹ thuật trồng lúa nước, trồng mía và vườn cây; xây dựng nhà đa dụng, nhà tình thương, cầu đường; quỹ tín dụng hỗ trợ người nghèo, thuốc men...
Nếu như các hoạt động tôn giáo ít nhiều bị giới hạn, thì chính trong lãnh vực hoạt động xã hội vì mục đích chung là đời sống của người dân mà cơ hội hợp tác phát triển đã mở ra với các linh mục và các giáo xứ. Những hoạt động mang tính hiện sinh này đã tạo được tiếng vang trong lòng xã hội và ít nhiều đã tạo nhịp cầu hiểu biết, kính trọng lẫn nhau giữa xã hội dân sự và tôn giáo.
Mặt thuận lợi của các hoạt động xã hội giai đoạn này, ngoài sự dấn thân kiên định của các cá nhân, là sự hỗ trợ quảng đại của các cơ quan từ thiện quốc tế như Missio, Misereor, Caritas, Kirche in Not, Secours Catholique, CCFD…
Tuy nhiên, những hoạt động tự phát nêu trên còn rất nhiều mặt hạn chế: hoạt động chưa được tổ chức cách hệ thống; thiếu kiến thức chuyên môn và những cán sự chuyên ngành xã hội; chưa gây được ý thức cộng đồng cho mọi thành phần tham gia hoạt động xã hội…
Văn phòng Uỷ Ban Bác Ái Xã Hội
Từ những mặt hạn chế của hoạt động tự phát và do nhu cầu phát triển, đổi thay của thời đại, cũng như việc hội nhập vào hoạt động bác ái xã hội của Giáo hội Việt Nam, các hoạt động bác ái xã hội cần phải được tổ chức khoa học và phối hợp chặt chẽ hơn trong toàn giáo phận. Đó là lý do Đức Giám Mục giáo phận thành lập Uỷ ban Bác ái Xã hội và Văn phòng Uỷ ban Bác ái Xã hội cấp giáo phận.
Nằm trong khuôn viên Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận, số 23 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Thành Phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang, Văn phòng Uỷ ban Bác ái Xã hội là dấu chỉ của một giai đoạn phát triển mới các hoạt động bác ái xã hội của giáo phận. Văn Phòng này vừa là kết quả của quá trình hoạt động trong quá khứ, vừa là đòi hỏi mang tính “nghiệp vụ” của hoạt động bác ái xã hội ở hiện tại và tương lai.
Ơn gọi của tổ chức này là: trợ giúp Đức Giám Mục giáo phận trong việc thực hiện tình bác ái Kitô giáo, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ; phối hợp hiệu quả các hoạt động bác ái xã hội trong toàn giáo phận; tổ chức huấn luyện các cán sự xã hội có khả năng tu đức và chuyên môn đáp ứng được nhu cầu hoạt động bác ái giữa lòng xã hội hôm nay…
Như thế, nếu như trong giai đoạn trước, các hoạt động xã hội đã khởi sự cách tự phát ở những vùng nông thôn nhưng có sức lan toả, thì giờ đây, với cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Bác ái Xã hội giữa trung tâm giáo phận là Thành Phố Mỹ Tho, chắc chắn hoạt động bác ái xã hội của giáo phận ước muốn làm lan toả tình bác ái Kitô giáo đến các vùng thôn quê xa xôi, đến mọi miền trong giáo phận, bằng những hoạt động thiết thực và hữu hiệu của mình.

(Các số liệu theo thống kê báo cáo mục vụ giáo phận năm 2008)

Tháng 3.2009
GIÁO PHẬN MỸ THO
http://giaophanmytho.net/

Gia Nhân
14-12-2009, 10:58 PM
PHẦN VII: NHẬN ĐỊNH




Từ khi thành lập năm 1960 cho đến nay, giáo phận Mỹ Tho luôn cố gắng để phát triển, tuy từng lúc, từng giai đoạn có những khó khăn riêng. Từ năm 1975 cho đến những năm đầu thập niên 1990, những sinh hoạt tôn giáo còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, với chủ trương đổi mới và hội nhập của Nhà Nước, các chính sách về tôn giáo thông thoáng hơn, nhiều hoạt động tôn giáo dễ dàng hơn. Có thể dễ dàng nhận thấy những sự khởi sắc, những điểm tích cực được coi như là những thành quả của sự cố gắng toàn giáo phận để xây dựng và phát triển, đặc biệt của khoảng 10 năm gần đây.
Bên cạnh việc gia tăng số giáo dân và linh mục, tạo bầu không khí đoàn kết và hợp tác trong giáo phận, củng cố sinh hoạt các cấp từ xứ, hạt cho đến giáo phận cách nề nếp và phong phú hơn, thành lập và củng cố các Ban chuyên trách trong giáo phận, việc tổ chức các khoá huấn luyện cho giáo dân, có thể liệt kê một số nét đặc biệt liên quan đến công việc tổ chức và sinh hoạt:
Xây dựng và kiến thiết
Hầu hết các nhà thờ trong giáo phận đều đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa và nới rộng do đã xuống cấp nhiều hoặc không còn đáp ứng được tình hình giáo dân hiện nay.
Bên cạnh đó một số cơ sở vật chất khác như nhà xứ, nhà giáo lý, nhà sinh hoạt đa năng...cũng được các cha quan tâm xây dựng mơi nhằm đáp ứng cho những nhu cầu sinh hoạt trong giáo xứ.
Thành lập giáo xứ
Cùng với sự gia tăng số linh mục phục vụ và giáo dân trong giáo phận, thời gian qua Đức Giám Mục giáo phận đã cho nâng một số họ lẻ lên thành giáo xứ và bổ nhiệm các cha xứ mới như giáo xứ Thánh Anrê ( Đồng Tháp), Văn Hiệp, Thạnh Trị và Vĩnh Hưng (Long An), hoặc nâng cấp giáo điểm lên giáo họ như giáo họ Thánh Giuse hạt Tân An.

Phục hồi họ đạo
Một vài họ đạo lẻ nhỏ đã được thành hình từ trước năm 1975. Sau 1975 vì nhiều lý do khác nhau đã không còn tồn tại. Trong thời gian qua, Giáo phận đã cố gắng phục hồi được một vài nhà thờ như Thuộc Nhiêu và Hoà Định (Tiền Giang), Long Kim và Nha Ràm (Long An).
Hình thành và phát triển giáo điểm
Giáo phận Mỹ Tho nằm trong cánh đồng truyền giáo Đồng Tháp Mười. Vùng đất này tuy phèn chua nước mặn, kinh tế khó khăn, nhưng do đất rộng người thưa cũng trở thành điểm đến sinh sống của rất đông dân nghèo, trong đó có nhiều đồng bào công giáo. Tin Mừng dần được gieo trồng, một số nơi dần dần trở thành những giáo điểm truyền giáo, nổi bật là 2 giáo hạt Cao Lãnh và Cù Lao Tây thuộc tỉnh Đồng Tháp và giáo hạt Tân An thuộc tỉnh Long An. Hiện tại trong giáo phận có đến 19 giáo điểm, trong số đó có đến 12 giáo điểm mới được thành lập.
Bái ái xã hội
Giáo phận Mỹ Tho là vùng đất của đa số dân nghèo, dân trí thấp, đời sống khó khăn trăm bề, thường xuyên chống chọi lũ lụt, thất nghiệp... Phục vụ người nghèo là đối tượng ưu tiên trong việc loan báo tin mừng của giáo phận. Nhiều hoạt động Bác ái xã hội đã được thực hiện ở cấp giáo xứ, giáo phận hoặc liên giáo phận, như : cứu trợ lũ lụt, xây nhà tình thương, trợ giúp những học sinh sinh viên nghèo, những người già cả neo đơn, giúp mổ tim, mổ mắt, xe lăn, phát thuốc; hoặc trợ giúp phát triển như đóng góp xây dựng cầu đường, cây nước, xây dựng nhà trẻ...
Nhân sự : Mặc dầu vấn đề nhân sự còn thiếu thốn nhiều, nhưng cũng có những dấu hiệu tích cực :
- Hiện nay hầu hết các giáo xứ trong giáo phận đều có các linh mục phục vụ, trừ một vài họ đạo nhỏ lẻ. Cùng với các linh mục còn có các tu sĩ thuộc nhiều Dòng tu khác nhau: Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho, Dòng Mến Thánh Giá Tân An, Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, Dòng Chúa Quan Phòng. Các chị em tu sĩ làm nhiện vụ chứng nhân của Tin mừng không chỉ bằng đời sống thánh thiện, mà đóng góp rất lớn trong việc phụ giúp giáo xứ, dạy giáo lý, chăm sóc và dạy dỗ trẻ...
-Về phía giáo dân có những giáo xứ đã tổ chức được những hội đoàn như : Legio, Phạt Tạ Thánh Tâm, Khôi Bình, Dòng Ba Phan Sinh, Dòng Ba Mến thánh giá Chợ Quán, các nhóm cầu nguyện, bác ái... Bên cạnh đó, giáo phận và nhiều giáo xứ cũng đang cố gắng phục hồi và phát triển sinh hoạt của các giới gia trưởng, hiền mẫu, giới trẻ và thiếu nhi. Nhiều nơi hoạt động của các giới và hội đoàn rất tích cực, mang lại hiệu quả rất đáng biểu dương: giúp các linh mục phát hiện những gia đình neo đơn cả hồn lẫn xác, thăm viếng giúp đỡ an ủi những người già cả bệnh tật, những người rối rắm nguội lạnh, đến với lương dân, cầu nguyện cho những người đã qua đời, dạy giáo lý cho các dự tòng... Bằng nhiều hình thức khác nhau, các hội đoàn đã góp phần rất lớn và không thể thiếu được cho cánh đồng truyền giáo của giáo phận, làm cho nhiều người gia nhập đạo và nhiều người nguội lạnh trở về.
- Ngoài ra, để cập nhật hoá kiến thức và nâng cao trình độ, hằng năm giáo phận còn tổ chức khoá thường huấn cho linh mục, và những khoá bồi dưỡng giáo dân cho các đối tượng : Hội đồng mục vụ, các ca viên, giáo lý viên...
Đời sống đức tin
Nhìn lại 50 năm lịch sử của giáo phận, đời sống đức tin của Dân Chúa đã trải qua những bước thăng trầm:
Giai đoạn trước 1975, những năm sau khi thành lập giáo phận, đời sống đức tin mở ra với những niềm hy vọng, những cố gắng xây dựng giáo phận, loan báo Tin Mừng. Sức sống của buổi đầu thành lập giáo phận đã thúc đẩy mọi thành phần Dân Chúa chung tay xây đắp. Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ cũng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giáo phận.
Giai đoạn sau 1975, do hoàn cảnh xã hội biến đổi, các hoạt động mục vụ của giáo phận và đời sống đức tin của Dân Chúa đã trải qua một thời kỳ đầy khó khăn. Các chủng viện và dòng tu bị giới hạn trong hoạt động, nhiều họ đạo thiếu vắng linh mục, việc thăm viếng mục vụ gặp nhiều trở ngại, những thiệt thòi về mặt xã hội ... đã làm cho lòng tin của nhiều tín hữu bị lung lay.
Giai đoạn hiện nay, xã hội chuyển mình, đời sống đức tin của người công giáo ngày càng được củng cố. Giáo Hội nhận ra bổn phận phải đào tạo đời sống đức tin của người giáo dân ngày một trưởng thành hơn, để họ có thể sống niềm tin kiên vững giữa lòng xã hội phức tạp hôm nay. Chính trong định hướng đó mà việc huấn luyện mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận đã được thúc đẩy mạnh mẽ từ nhiều năm qua, nhất là các khoá huấn luyện Giáo lý viên, Ca trưởng, Hôn nhân gia đình, Gia trưởng, Hiền mẫu, Hội đồng mục vụ giáo xứ, các hội đoàn...
Và đặc biệt ngày Lễ Truyền Tin 25.3.2009, trong thánh lễ tạ ơn được cử hành tại Nhà thờ Chánh Toà Mỹ Tho, với sự hiện diện của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc đã long trọng công bố việc thành lập Hội đồng mục vụ giáo phận như một cố gắng mạnh mẽ hơn nữa trong sứ vụ loan báo Tin Mừng tại giáo phận Mỹ Tho, như lời của ngài trong bài giảng : “HĐMVGP được thành lập, để mọi người có tiếng nói trong các công việc mục vụ của giáo phận, mọi giới, mọi đoàn thể, mọi cá nhân tha thiết với công việc chung của Giáo hội. HĐMVGP được thành lập để thúc đẩy mọi người dấn thân nhiều hơn vào công việc truyền giáo, để hướng dẫn nhiều người cộng tác với nhau loan báo Tin Mừng, làm việc cho Chúa và cho Giáo hội”.





Thánh lễ bế mạc Năm Thánh dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng Nhà Thờ Chánh Toà



NHỮNG THÁCH THỨC VÀ KHÓ KHĂN
Qua một số ghi nhận tích cực trên đây, có thể nhận thấy tình hình truyền giáo của giáo phận Mỹ Tho có vẻ khởi sắc, có những bước phát triển nhất định, nhất là trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhìn chung công việc truyền giáo của gíao phận chưa thực sự phát triển mạnh mẽ và đồng bộ trước những đòi hỏi hết sức lớn lao và bức bách của cánh đồng truyền giáo Đồng Tháp Mười. Có thể phân tích một số nguyên nhân, được xem như là những thách đố và khó khăn trong công việc truyền giáo của giáo phận :
- Mặc dầu có sự cố gắng của toàn giáo phận dưới sự đốc thúc và hướng dẫn của Đức Giám mục, nhưng phải nhìn nhận rằng thực sự chưa có được những đầu tư mạnh mẽ và hiệu quả cho những hoạt động truyền giáo, cả về nhân sự, tổ chức cũng như chương trình hành động.
- Các linh mục trong giáo phận phần lớn phải đầu tư công sức cho việc xây dựng kiến thiết nhà thờ và các cơ sở tôn giáo sau thời kỳ “đóng băng”, thường quan tâm đến việc chăm sóc giáo dân và tái truyền giáo trong giáo xứ hơn là truyền giáo cho lương dân, nhất là ở những vùng sâu vùng xa và vùng Đồng Tháp Mười.
- Đa số giáo dân hờ hững đối với việc truyền giáo. Ý thức trách nhiệm và đóng góp tinh thần lẫn vật chất chưa cao... Từ đó không có nhiều những sự dấn thân, những đóng góp, những sáng kiến, những việc làm cụ thể góp phần loan báo Tin mừng.
- Về vấn đề nhân sự và huấn luyện cũng thiếu hụt trầm trọng. Những người trực tiếp tham gia các công việc tông đồ không nhiều. Người có trình độ, người được trang bị đầy đủ những kiến thức về giáo lý, về Kinh Thánh, về chuyên môn càng hiếm. Hiện nay những người hoạt động tông đồ ở các giáo xứ chủ yếu là thành viên của các hội đoàn. Nhưng ngay cả việc chiêu mộ nhân sự vào các hội đoàn cũng gặp rất nhiều những khó khăn, nhất là nơi những người trẻ. Ít người muốn tham gia. Có thể vì thiếu lòng đạo, thiếu ý thức, có thể vì cuộc sống, công ăn việc làm, hoặc có thể vì nghèo, thiếu khả năng, ngại dấn thân, không muốn tham gia sinh hoạt chung...
- Với số linh mục và tu sĩ hiện nay đang phục vụ trong giáo phận chỉ đáp ứng phần nào những sinh hoạt căn bản của giáo xứ như điều hành, giảng dạy và ban phát Bí tích. Cần phải có nhiều hơn nữa số linh mục và tu sĩ dấn thân cho những hoạt động truyền giáo. Về phương diện này có lẽ giáo phận cũng rất cần sự trợ giúp của các linh mục và tu sĩ của các hội dòng “thừa sai”.
- Thiếu những tổ chức và hoạt động chung. Mặc dầu đó đây trong giáo phận có sự cố gắng nhiều, có sự nâng đỡ của Giáo phận, nhưng thường chỉ là những hoạt động riêng lẻ, thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết. Để nâng cao hiệu quả của việc truyền giáo, trong giáo phận cần phải gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm truyền giáo và gây ý thức truyền giáo. Cần phải có những hoạt động chung giữa các cá nhân, đoàn thể hay giáo xứ, để nâng cao hiệu quả. Và cũng cần phải có những tổ chức để tìm ra những phương hướng, những biện pháp thích hợp, hoặc để phối hợp và hỗ trợ…
Ngoài ra, bối cảnh kinh tế xã hội ngày hôm nay vừa là cơ hội vừa là một thách thức cho việc loan báo Tin Mừng :
Nhiều giáo dân sống rải rác trong vùng sâu vùng xa giữa các lương dân, nhất là nơi những vùng kinh tế mới khai phá, những cụm dân cư mới mọc, việc giữ đạo hết sức khó khăn. Nhiều người trở nên nguội lạnh trể nãi hoặc rối rắm, một số khác bị ảnh hưởng bởi những thói tục của dân ngoại, thậm chí có những người bỏ đạo lâu năm. Việc giáo dục giáo dục đức tin cho người công giáo thật cần thiết để họ sống đạo tốt và trở nên nhà truyền giáo nhiệt thành.
Hiện nay đang có hiện tượng “di dân” bỏ quê lên thành phố để làm ăn sinh sống hoặc học hành, nhất là nơi những người trẻ. Hiện tượng này cũng tạo nên khan hiếm nhân sự cho nhiều giáo xứ : từ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ cho đến ca đoàn, giáo lý viên, hội đoàn...
HƯỚNG TỚI CÁNH ĐỒNG TRUYỀN GIÁO TƯƠNG LAI
Từ những tình hình thực tế nêu trên, giáo phận đang phải hướng tới việc truyền giáo bằng cách gây ý thức và thúc đẩy công cuộc truyền giáo trong tương lai :
- Cần có thêm nhiều nhân lực và hoạt động để hổ trợ và thúc đẩy việc truyền giáo trong giáo phận. Huấn luyện chuyên biệt về truyền giáo cho giáo dân, đặc biệt cho các hội đoàn hay những người tham gia trực tiếp công việc truyền giáo.
- Mỗi giáo xứ huy động sức lực sáng kiến của mọi thành phần trong giáo xứ tham gia vào việc truyền giáo, và để công việc truyền giáo trong giáo xứ được thực hiện thường xuyên.
- Quan tâm đến việc tái truyền giáo và truyền giáo cho lương dân, đặc biệt ở những nơi có cụm tuyến dân cư mới, hay ở những nơi có thể phát triển thành giáo điểm. Nơi nào đã hình thánh giáo điểm thì cố gắng phát triển thành giáo họ.


(Các số liệu theo thống kê báo cáo mục vụ giáo phận năm 2008)

Tháng 3.2009
GIÁO PHẬN MỸ THO
http://giaophanmytho.net/ (http://giaophanmytho.net/)