PDA

View Full Version : Các Đại Chủng viện tại Việt Nam



Gia Nhân
28-11-2009, 10:08 PM
CÁC ĐẠI CHỦNG VIỆN TẠI VIỆT NAM


http://farm4.static.flickr.com/3227/2765840246_bbbd41fa6b.jpg
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE (TP.HCM)
Chủng viện: (tiếng Latinh seminarium = vườn ươm, do từ semen = hạt giống) là nơi đào tạo chủng sinh hay tu sĩ để trở thành linh mục. Ngày 15-7-1563, Công đồng Trent đã chỉ thị thành lập trong mỗi giáo phận một chủng viện. Chủng viện thường đào tạo chủng sinh về 4 lĩnh vực: nhân bản, tri thức, đạo đức và mục vụ (x. Tông huấn Pastores dabo vobis của ĐTC Gioan Phaolô II, 1992).

Người ta phân biệt đại chủng viện và tiểu chủng viện. Đại chủng viện là chủng viện thật sự để đào tạo các ứng viên linh mục về triết học và thần học trong thời gian từ 6-8 năm. Tiểu chủng viện thường là một trường trung học cấp II và cấp III dành cho các học sinh nội trú (tiểu chủng sinh) chuẩn bị bước vào đại chủng viện. Trước năm 1957, các giáo phận ở miền Bắc và trước năm 1975, các giáo phận ở miền Trung và miền Nam Việt Nam đều có các tiểu chủng viện. Sau đó hình thức này không còn thích hợp và được thay thế bằng chế độ ứng sinh dự tu vào chủng viện. Các ứng sinh này ở gia đình, theo học văn hoá ở các trường đại học và mỗi tháng tập trung một vài ngày để được đào tạo về tu đức trước khi thật sự được tuyển vào đại chủng viện.

Chủng viện có nhiều loại tuỳ theo nó được thành lập do cấp nào và đặt dưới thẩm quyền của ai. Ta thấy có chủng viện của giáo phận, liên giáo phận, giáo tỉnh, giáo miền và Toà Thánh. Sắc lệnh Optatam totius của Công đồng Vatican II năm 1965 đề cập rộng rãi về chương trình huấn luyện chủng sinh và việc điều hành chủng viện. Tông hiến Sapientia Christiana năm 1979 của ĐTC Gioan Phaolô II nói về các đại học và phân khoa của Hội Thánh.

Trước đây Giáo hoàng Học viện Piô X ở Đà Lạt là một chủng viện cấp giáo miền vì thu nhận các chủng sinh của các giáo phận ở Việt Nam, Lào, Cambodia và một số nước vùng Đông Nam Á. Chủng viện này được thành lập năm 1958, trực thuộc Toà Thánh và do các linh mục dòng Tên, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, điều hành và giảng dạy. Học viện này đã cấp nhiều bằng cử nhân Thần học và đã có 3 linh mục đang dọn luận án Tiến sĩ tại đây thì phải ngưng hoạt động vào năm 1976.

Giáo hội Việt Nam hiện nay có 6 chủng viện ở cấp liên giáo phận. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về mỗi chủng viện.


1. ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI

Lược sử:


Đại Chủng viện (ĐCV) Hà Nội hình thành sơ khởi ở Kẻ Vĩnh, Kẻ Non, rồi đến Kẻ Sở.
Năm 1934, khi bắt đầu mở ĐCV Xuân Bích ở Liễu Giai, Hà Nội, các lớp cuối cùng ở Kẻ Sở vẫn tiếp tục, cho tới tháng 3-1935, truyền chức được 6 linh mục, 1 phó tế, 20 chức nhỏ và 4 cắt tóc, rồi ngừng hoạt động.
Năm 1929, các cha Xuân Bích (cha Léon Paliard Lý và cha Uzureau Đoán) được mời tới.
Năm 1932, Đức cha J. de Guébriant làm phép viên đá đầu tiên của ĐCV ở Liễu Giai. Năm 1934, mở niên khoá đầu tiên được 30 thầy cho các địa phận Hà Nội, Hưng Hoá, Phát Diệm, Thanh Hoá và Vinh.
Ngày 19-12-1946, ĐCV bị giải tán. Qua năm 1947, Đức cha François Chaize Thịnh gọi một số thầy về học chung với các thầy dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà Ấp.
Năm 1948, mở lại ĐCV tại cơ sở cũ của “Tràng Thử” (Probatorium) được xây dựng từ năm 1928 ở 40 phố Nhà Chung, Hà Nội. Cha chính Huy làm bề trên. Đức cha Thịnh dạy luân lý. Các cha Nhân, Khiết, Mai, Vinh du học Pháp về làm giáo sư.
Năm 1949, cha Yves Hemon mất ở Bãi Cháy, cha Gastine từ Pháp qua làm bề trên cho tới cuộc di cư vào Nam năm 1954.
Khi tu hội Xuân Bích di cư vào miền Nam 1954, cơ sở lại trở thành Tiểu Chủng viện Thánh Gioan với 198 chủng sinh, do cha Phạm Đình Tụng (nay là Hồng y) làm giám đốc. Kết quả đã đào tạo nơi đây trên 60 linh mục, trong đó hiện có hai giám mục.
Sau khi bị giải tán (1960), cơ sở Tiểu Chủng viện Thánh Gioan, sau 11 năm bỏ không, đã trở thành ĐCV Thánh Giuse Hà Nội, từ niên khoá 1971-1977 và Đức tổng giám mục phó Trịnh Văn Căn làm giám đốc.

Các khoá đào tạo
* Khoá đầu tiên (1973-1977) đã đào tạo được 9 linh mục. Năm 1978-1980 là khoá hàm thụ cho bốn thầy giảng về học và đã được thụ phong linh mục ngày 26-10-1980.
* Khoá thứ II (1981-1987) gồm 18 chủng sinh, thuộc 3 giáo phận: Hà Nội (8), Hải Phòng (6) và Thái Bình (4).
- Năm 1987 có ba thầy về học hàm thụ và được chịu chức ngày 25-3-1993.
- Năm 1992-1994 là khoá bồi dưỡng bổ túc cho 35 cựu sinh viên thuộc 7 giáo phận. Khoá tu nghiệp này ra trường ngày 10-6-1994.
- Năm 1994-1995 là khoá tu nghiệp bồi dưỡng khác cho 12 linh mục thuộc giáo phận Bùi Chu, ra trường ngày 27-1-1995.
* Khoá 1989-1995 là khoá III chính thức, gồm 56 đại chủng sinh của 7 giáo phận vẫn theo tỷ lệ của Nhà nước ấn định và chấp thuận.
- Năm 1992-1994 là lớp “bổ túc” cho các thầy thuộc 3 giáo phận (7) và dòng Châu Sơn (1). Gồm 35 linh mục và chủng sinh lớn tuổi.
* Khóa 1994-2001 là khóa thứ V với 62 chủng sinh của 8 giáo phận gồm Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm, Hưng Hóa, Thái Bình.
* Khoá VI (1996-2003) gồm 57 chủng sinh .
* Khoá VII (1998-2005) gồm 48 chủng sinh.
* Khoá VIII (2000-2007) gồm 57 chủng sinh.
* Khoá IX (2002-2009) gồm 57 chủng sinh.
* Khóa X (2004-2011) gồm 79 chủng sinh.

* Ban Giám đốc hiện nay:


- Giám đốc: Linh mục Lôrenxô Chu Văn Minh, Thần học Tín Lý.
- Phó giám đốc 1: Linh mục Giuse Nguyễn Văn Diễm, Thánh Kinh Nhất Lãm, Cánh Chung học, Luân lý học.
- Phó giám đốc 2: Linh mục Gioan Vũ Tất, Giáo luật và Giáo Lý.
- Giám học:Linh mục Giuse Phạm Ngọc Khuê, Thần học Tín Lý.
- Phụ trách Linh hướng: Linh mục Giuse Phan Thiện Ân, Phụng vụ.
Linh mục Cosma Hoàng Văn Đạt, Tu đức.
- Phụ trách Kỷ luật: Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thái (SDB), La Tinh, Việt văn, Triết học và Anh văn.


* Ban Giáo sư Đại chủng viện:


- Giám mục Antôn Vũ Huy Chương, Thần học và bối cảnh.
- Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ (SDB), Thần học linh hướng, làm việc có phương pháp và học thuyết xã hội của Giáo hội.
- Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Tâm lý học.
- Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên, làm việc có phương pháp, chuyên đề mục vụ.
- Giám mục Stêphanô Tri Bửu Thiên, Đạo đức sinh học.
- Linh mục Bat Nguyễn Quang Anh (PSS), Luân lý cơ bản, Công bằng xã hội.
- Linh mục Đaminh Đặng Văn Cầu, Sư phạm Giáo lý.
- Linh mục Giuse Trần Xuân Chiêu, Thần học Luân lý.
- Linh mục Phêrô Cao Văn Đạt, Giáo luật, Tâm lý, Mục vụ.
- Linh mục Phêrô Huỳnh Văn Hai, Triết học.
- Linh mục G.B. Nguyễn Sơn Hải, La tinh.
- Linh mục Đaminh Trần Thái Hiệp (PSS), Triết học Tây phương, Siêu hình học, Đạo học Đông phương.
- Linh mục Antôn Trần Minh Hiển, Luân lý.
- Linh mục Phêrô Nguyễn Kim Long, Thánh nhạc.
- Linh mục F.X. Vũ Phan Long, Dẫn nhập Tân Ước, Ngũ thư, Văn chương Khôn ngoan, Tin Mừng Nhất lãm, Công vụ Tông đồ, các thư Phaolô, Khải huyền, Thần học Kinh Thánh.
- Linh mục Giuse Đặng Đức Ngân, Giáo luật.
- Linh mục Gioan Đặng Văn Nghĩa, Truyền giáo.
- Linh mục Matthêu Hoàng Đình Ninh, Đời sống cơ bản.
- Linh mục Micae Lê Xuân Tân, Thần học các Tôn giáo, Kitô học.
- Linh mục Phêrô Trần Hữu Thành, Sống Lời Chúa, Kim chỉ năm Linh mục.
- Linh mục Anphongsô Trần Khánh Thành (PSS), Ngôn sứ, Thánh vịnh, Văn chương Khôn ngoan, các thư Phaolô, Khải huyền.
- Linh mục Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ .
- Linh mục Tôma Aquinô Nguyễn Xuân Thủy, Giáo sử, Dẫn vào Cựu Ước, Môi trường Tân Ước.

* Địa chỉ


ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI
40 phố Nhà Chung, P. Hành Trống, Q. Hoàn Kiếm - Hà Nội
Đt: 04 8289853
Fax: 84 04 9285073
Email: dcvhanoi@hn.vnn.vn (dcvhanoi@hn.vnn.vn) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Website: daichungvienhanoi.com

2. ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ

Lược sử:
Tại Huế, từ những năm 1740, đã có ĐCV Carôlô do Đức Khâm Sứ Elzéar des Achards de la Baume sáng lập và vẫn được các cha Hội Thừa sai Paris duy trì, dù phải trải qua bao khó khăn. Năm 1850, khi địa phận Huế được chính thức thành lập, các sinh hoạt của ĐCV càng được tăng cường thêm nữa.
Năm 1960, Toà Thánh thiết lập Hàng Giáo phẩm Giáo hội Việt Nam và Đức cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục được chọn làm Tổng giám mục Huế. Ngài đã mời các cha Hội Xuân Bích ra Huế để phụ trách việc giáo dục các linh mục tương lai.
Ngày 1-9-1962, ĐCV Huế khai giảng và đã đón nhận các chủng sinh của giáo tỉnh miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Kontum, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột và Nha Trang.
Từ năm 1975, sinh hoạt chủng viện bị ngưng trệ nhiều năm. Đến mùa Xuân 1994, Đức Tgm. Stêphanô Nguyễn Như Thể được chọn làm Giám quản Tông toà và các cha Hội Xuân Bích Việt Nam được mời tiếp tục công việc giáo dục chủng viện như trước. Mùa hè 1994, chủng viện đã được ráo riết sửa chữa để kịp khai giảng ngày 22-11-1994 với 40 chủng sinh (khoá I) của hai giáo phận Huế và Đà Nẵng. Khoá III (1998) tựu trường có thêm 7 chủng sinh của giáo phận Kontum. Như thế có ba giáo phận gửi chủng sinh đến Huế là: Huế, Kontum và Đà Nẵng. Niên khoá 1999-2000 có tổng số 92 chủng sinh.
* Ban Giám đốc:
- Giám đốc: Linh mục Dominico Trần Thái Hiệp.
- Phó giám đốc: Linh mục P.X Nguyễn Tiến Cát
- Giám học: Linh mục Giuse Hồ Thứ
- Linh hướng: theo truyền thống Hội Xuân Bích: các cha giáo cũng là các cha linh hướng, trừ cha Giám đốc.
- Quản lý: Linh mục Anphong Trần Khánh Thành.
* Ban Giáo sư thường trực:
- Linh mục Barth Nguyễn Quang Anh
- Linh mục Louis Nguyễn Văn Bính
- Linh mục P.X. Nguyễn Tiến Cát
- Linh mục G.B. Nguyễn Văn Đán
- Linh mục Antôn Trần Minh Hiển
- Linh mục Dominico Trần Thái Hiệp
- Linh mục Micae Trần Minh Huy
- Linh mục Anphong Nguyễn Hữu Long
- Linh mục Phêrô Nguyễn Lân Mẫn
- Linh mục Dominico Vũ Đình Thái
- Linh mục Anphong Trần Khánh Thành
- Linh mục Giuse Hồ Thứ.
* Giáo sư thỉnh giảng:
- Linh mục Giuse Lê Công Đức
- Linh mục Antôn Nguyễn Mạnh Đồng
- Linh mục Phaolô Đậu Văn Hồng
- Linh mục Phêrô Kim Long
- Linh mục Giuse Đặng Thanh Minh
- Linh mục Giuse Phạm Văn Nhân
- Linh mục Albertô Trần Phúc Nhân
- Linh mục Anrê Ngô Văn Nhơn
- Linh mục Matthêu Hoàng Đình Ninh
- Linh mục Bonaventura Mai Thái
- Linh mục Phêrô Phan Xuân Thanh
- Linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng
- Linh mục Giuse Trịnh Văn Thậm
- Linh mục Antôn Nguyễn Văn Tuyến
- Linh mục Antôn Trần Văn Trường
- Linh mục Louis Nguyễn Quang Vinh
* Các giảng viên không phải là linh mục:
- Giáo sư Nguyễn Khắc Dương
- Giáo sư ?????????????
- Giáo sư đặc trách môn Sử Việt Nam:
+ Giáo sư Đỗ Quang Tuyến
+ Giáo sư Phạm Hồng Việt.
Các môn học được giảng dạy tại Đại chủng viện:
A. Ban Triết học 3 năm:
Năm I Ban Triết học :
- Giáo dục nhân bản
- Lịch sử cứu độ
- Nhập môn các môn: Tu đức, Phụng vụ, Kinh Thánh
- Sinh ngữ: Anh, Pháp, La Tinh
- Lịch sử Việt Nam ( Năm I và năm II)
Năm II và III Ban Triết học:
- Triết sử
- Siêu hình học ( Hữu thể và Tri thức học)
- Luân lý học
- Tâm lý học
- Luân lý cơ bản
- Kinh Thánh: Cựu Ước và Tân Ước
- Giáo sử
- Tu đức
- Phụng vụ Thánh Lễ và Năm Phụng vụ
- Tôn Giáo học
B. Ban Thần học 4 năm:
- Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước
- Thần học Tín lý
- Thần học về các Tôn giáo
- Luân lý chuyên biệt
- Đạo đức sinh học
- Bí tích học
- Giáo Phụ học
- Phụng vụ Bích Tích
- Lịch sử Truyền Giáo
- Thần học Mục vụ
- Sứ Mệnh học ( Missiologie)
- Giáo luật
- Giảng thuyết

* Số chủng sinh của các khóa học hiện nay:
(Các chủng sinh ngoại trú do mỗi giáo phận tự tổ chức)
Số chủng sinh hiện ở ĐCV trong niên khoá 2002-2003 là 89 gồm 4 khoá:
- Khóa III (Thần học IV): 25 chủng sinh.
- Khóa IV (Thần họcII): 21 chủng sinh.
- Khóa VI ( Triết II): 29 chủng sinh.

* Địa chỉ
ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ
30 Kim Long, TP. Huế - Việt Nam
Đt: 054 51058
Fax: 054 529265
Email: dcvhuexb@gmail.com (dcvhuexb@gmail.com) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.


3. ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE TP. HỒ CHÍ MINH

Lược sử:

- Năm 1860, cha Théodore Louis Wibaux, thuộc Hội Thừa sai Paris, đến Sài Gòn và được Đức cha Lefèbvre đặt làm Bề trên Chủng viện.

- Năm 1862, chủng viện tạm trú tại Thị Nghè.

- Năm 1863, Đức cha Lefèbvre làm lễ đặt viên đá đầu tiên. Cha Wibaux đảm nhận công trình xây cất chủng viện.

- Năm 1866, Đức cha Miche làm lễ khánh thành và khai giảng chính thức với tên gọi là: Chủng viện Thánh Giuse theo lời trối của Đức cha Lefèbvre.

- Từ năm 1986, ĐCV Thánh Giuse TP. HCM đón nhận chủng sinh của 6 giáo phận: Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Cường, Mỹ Tho, Xuân Lộc, Phan Thiết và Đà Lạt.

Thành phần Ban Đào tạo

* Ban Giám đốc và Ban Giáo sư nội trú

1. Lm. Phaolô Lê Tấn Thành, Giám đốc

2. Lm. Gioan B. Huỳnh Công Minh, Phó Giám đốc

3. Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Phó Gđ + Gs. L.lý chuyên biệt

4. Lm. Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Linh hướng + Gs. Linh đạo

5. Lm. Giuse Trần Văn Lưu, Quản lý + Gs. Nhân bản

6. Gm. Giuse Vũ Duy Thống, Gs. Thần học Tín lý

7. Lm. Giuse Trịnh Hưng Kỷ, Gs. Thánh Kinh Tân Ước

8. Lm. Gioakim Nguyễn Đăng Chí, Gs. Thần học cơ bản

9. Lm. Phêrô Cao Văn Đạt, Gs. Tâm lý & Mục vụ

10.Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ, Gs. Phụng vụ

11.Lm. Gioakim Trần Văn Hương, Gs. Triết học

12.Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ, Gs. Thánh Kinh

13.Lm. Lôrenxô Đỗ Hữu Chỉnh Gs. Sư phạm Giáo lý

* Ban Giáo sư ngoại trú

1. Gm. Phaolô Bùi Văn Đọc, Gs. Thần học Tín lý

2. Lm. Stanislas Hoàng Đắc Ánh (O.P.), Gs. Thánh Kinh Cựu Ước

3. Lm. Phanxicô Xaviê Huỳnh Hữu Đặng, Gs. Giáo luật

4. Lm. Giuse Nguyễn Tiến Huynh, Gs. Tâm lý học Khoa học

5. Lm. Guy-Maria Nguyễn Hồng Giáo (OFM), Gs. Triết học

6. Lm. Louis Lê Văn Liêu, Gs. Triết học

7. Lm. Phêrô Nguyễn Kim Long, Gs. Thánh nhạc

8. Lm. Augustin Nguyễn Văn Trinh, Gs. Thần học Tín lý

9. Lm. Giuse Võ Đức Minh, Gs. Thánh Kinh

10.Lm. Đa Minh Trần Thái Hiệp, Gs. L.sử Cứu độ+Giáo phụ

11.Lm. Phaolô Phạm Quốc Tuý, Gs. Giáo sử

12.Lm. Giuse Nguyễn Đức Quang, Gs. Luân lý cơ bản

13.Lm. Phanxicô Assisi Nguyễn Đức Quang, Gs. Triết học Đông phương

14.Lm. Gioan Bùi Thái Sơn, Gs. Giáo luật

15.Ông Nguyễn Phan Quang, (ĐH Sư Phạm) Gs. L.sử d.tộc VN

Môn học

1. Thánh Kinh Nhập môn.

2. Cựu Ước.

3. Tân Ước.

4. Thần học.

· Nhập môn.

· Căn bản.

5. Thần học tín lý.

6. Thần học luân lý.

· Căn bản.

· Chuyên biệt.

7. Lịch sử cứu độ.

8. Thần học linh đạo.

9. Thần học mục vụ.

10. Phụng vụ.

11. Thánh nhạc.

12. Giáo Hội học.

13. Giáo phụ.

14. Giáo luật.

15. Giáo sử.

16. Sư phạm giáo lý.

17. Giảng thuyết.

18. Giáo dục nhân bản.

19. Triết học.

· Nhập môn.

· Chuyên biệt.

20. Triết sử

21. Giáo dục công dân:

· Lịch sử dân tộc VN

Vấn đề tuyển sinh và số dự tu

1. Việc tuyển chọn các ứng sinh đi học tại ĐCV thuộc quyền thẩm định của giám mục giáo phận. Từ năm 1993, theo quy định của Nhà Nước, ĐCV chiêu sinh mỗi hai năm một khoá.

2. Hiện nay số dự tu của giáo phận thành phố Hồ Chí Minh gồm 4 lớp, do Ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận phụ trách.

Số chủng sinh đã ra trường

- Từ 1863 cho đến khi có giáo phận Vĩnh Long 1863-1938 (75 năm): 200 lm.

- Cho đến khi tản cư 1938-1948 (10 năm): 74 lm.

- Cho đến khi thống nhất ĐCV 1949-1962 (19 năm): 131 lm.

- Cho đến khi tạm ngưng hoạt động 1963-1981 (19 năm): 440 lm.

Tổng cộng 117 năm: 845 lm.

- Từ khi hoạt động lại cho 6 giáo phận 1986-2003 (17 năm):

- Số ra trường: 232

- Số thụ phong lm: 173

* Địa chỉ

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE TP. HỒ CHÍ MINH

6 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận I, TP. HCM

Đt: 08 8290109

Email: dcvgiuse@tlnet.com.vn (dcvgiuse@tlnet.com.vn) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.



4. ĐẠI CHỦNG VIỆN SAO BIỂN NHA TRANG

Tên gọi: “Sao Biển” (Stella Maris).

Diện tích: 1,17 ha.

Thành lập ngày 31-12-1991 do Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà. Chủng viện dành cho chủng sinh của ba giáo phận: Nha Trang, Quy Nhơn và Ban Mê Thuột.

Ban Giám đốc

- Lm. Giuse Maria Trần Thanh Phong, Giám đốc.

- Lm. Phêrô Trần Hữu Thành, Linh hướng.

- Lm. Phanxicô Xaviê Nguyêãn Chí Cần, Giám học.

- Lm. Augustin Mai Hứa, Quản lý.

- Lm. Phêrô Nguyễn Xuân Phong.

- Lm. Giuse Nguyễn Thường.

Ban Giáo sư

Thuộc giáo phận Nha Trang:

- Lm. Giuse Phan Thiện Ân, CSsR.

- Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần.

- Lm. Gioakim Nguyễn Văn Có, O.F.M.

- Lm. Augustinô Mai Hứa.

- Lm. Nobertô Nguyễn Văn Khanh, O.F.M.

- Lm. Phêrô Lê Văn Ninh, quản xứ Bắc Thành.

- Lm. Phêrô Phạm Ngọc Phi, quản xứ Chiùnh Toà.

- Lm. Giuse Maria Trần Thanh Phong.

- Lm. Phêrô Nguyễn Xuân Phong.

- Lm. Matthêu Nguyễn Vinh Phúc, O.F.M.

- Lm. Giuse Võ Quý, quản xứ Quảng Thuận.

- Lm. G.B Ngô Đình San, quản xứ Hoà Nghĩa.

- Lm. Giuse Lê Văn Sỹ, quản xứ Phú Nhơn.

- Lm. Phêrô Trần Hữu Thành.

- Lm. Giuse Nguyễn Thế Thoại, quản xứ Phước Hải.

- Lm. Giuse Nguyễn Thường.

- Lm. Phêrô Mai Tính.

- Thầy Nguyễn Đề Thanh.

- Thầy Nguyễn Thành Thống.

- Thầy Phạm Đức Sử.

Thuộc giáo phận Quy Nhơn:

- Gm. Phêrô Nguyễn Soạn, Giám mục giáo phận Quy Nhơn.

- Lm. Anrê Huỳnh Thanh Khương, Tổng Đại diện, Gx. Chính Toà.

Thuộc giáo phận Ban Mê Thuột:

- Gm. Giuse Nguyễn Tích Đức, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột.

Các linh mục đang du học:

- Lm. Giuse Nguyễn Chí Linh (Pháp).

- Lm. Gioan Bosco Cao Tấn Phúc (Pháp).

- Lm. Inhaxiô Hồ Thông (Pháp).

- Lm. G.B. Ngô Đình Tiến (Úc).

- Lm. Đa Minh Nguyễn Công Đắc (Roma).

- Lm. G.B. Lê Ngọc Dũng (Roma).

- Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê (Roma).

- Lm. Đa Minh Mai Xuân Vĩnh (Philippines).

Chương trình học: 2 năm triết học, 4 năm thần học và 1 năm thực tập mục vụ.

Điều kiện dự tuyển: thanh niên Công giáo ước ao sống đời độc thân linh mục, đã có một thời gian tìm hiểu ơn gọi, sau khi tốt nghiệp đại học sẽ được cha xứ giới thiệu.

Số chủng sinh hiện nay: 84 chủng sinh trong ba khoá IV, V,VI.

Số chủng sinh đã ra trường: 127 chủng sinh trong bốn khoá I,II,III và bổ túc.

* Địa chỉ

ĐẠI CHỦNG VIỆN SAO BIỂN NHA TRANG

60 đường số 9 - P. Phước Long

TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Hộp thư 61 - Nha Trang

Đt: 058 881095; Fax: 84 058 882862

Email: dcvsaobien@dng.vnn.vn (dcvsaobien@dng.vnn.vn) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. .



5. ĐẠI CHỦNG VIỆN VINH THANH

Lược sử
- Được thành lập và khai giảng ngày 22-11-1988, do hai giám mục: Đức cha Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, giám mục giáo phận Vinh, và Đức cha Phêrô Phạm Tần, giám mục giáo phận Thanh Hoá.
- Thành lập trên cơ sở ĐCV Xã Đoài trước kia thuộc giáo phận Vinh.
- Chủng viện mới lấy tên là ĐCV Vinh Thanh, nhận khoá đầu tiên 30 chủng sinh: Vinh 18, Thanh Hoá 12.
- Mục đích để đào tạo linh mục cho hai giáo phận Vinh và Thanh Hoá.


Khi thành lập


Ban Giám đốc
- Giám đốc: Gm. Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, giáo phận Vinh.
- Phó Giám đốc: + Gm. Phêrô Phạm Tần, giáo phận Thanh Hoá
+ Lm. Giuse Vương Đình Ái, thuộc giáo phận Vinh.
Ban Giám hiệu
* Nội trú:
- Lm. Phêrô Nguyễn Văn Huyền, Bề trên, kiêm giáo sư Thần học Luân lý và Tu đức học.
- Lm. Phêrô Lê Duy Lượng, giáo sư Triết học, Thánh Kinh và một số môn phụ.
* Ngoại trú:
- Lm. Giuse Vương Đình Ái, Giáo sử.
- Lm. Phaolô Nguyễn Thái Bá, Giáo luật (?)
- Lm. Tôma Nguyễn Văn Cường, Phụng vụ.
- Lm. Guy Maria Nguyễn Hồng Giáo, Triết học.
- Luật sư Trần Hậu Thìn, môn Giáo dục Công dân.
Những thay đổi về sau
Ngày 28-10-1991, có thêm Lm. Trần Đình Lợi về dạy môn Thần học Tín lý.
Ngày 10-8-1993 Lm. Phêrô Hoàng Bảo thay thế Lm. Phêrô Nguyễn Văn Huyền nghỉ bệnh (ngày 7-7-1993).
- Lm. Antôn Hoàng Trọng Khẩn dạy môn Giáo luật thay Lm. P. Nguyễn Thái Bá.
- Lm. Athanaxiô Nguyễn Quốc Lâm, Triết học.
- Lm. Bosco Nguyễn Văn Đình, Luân lý.
- Lm. Giuse Nguyễn Tiến Huynh, Tâm lý.
- Lm. Phêrô Trần Đình, Tín lý.
- Lm. Micae Trần Đình Quảng, Giáo sử.
- Lm. Anphongxô Trần Khánh Thành, Thánh Kinh.
- Lm. Phi Khanh Vương Đình Khởi, Giáo hội học.
- Lm. Giuse Trịnh Văn Thậm, Kinh Thánh Tân Ước.


Hiện nay


Ban Giám đốc
Giám đốc: Lm. Phêrô Lê Duy Lượng.
Giám học: Lm. Phaolô Bùi Đình Cao
Linh hướng: Lm. Phêrô Trần Phúc Chính và Lm. P.X .Lê Viết Hùng
Quản lý: tạm thời do linh mục quản lý giáo phận điều hành.

Ban Giáo sư thường trực
- Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh
- Lm. Phêrô Lê Duy Lượng
- Lm. Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm.
- Lm. Phêrô Nguyễn Hiệu Phượng.
- Lm. Antôn Nguyễn Quốc Tuấn
- Lm. Giuse Nguyễn Hồng Pháp
- Lm. Antôn Phạm Đình Phùng
- Lm. Phaolô Bùi Đình Cao
- Lm. G.B. Nguyễn Khắc Bá


Ban giáo sư thỉnh giảng
- Lm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp
- Lm. Phêrô Trần Hữu Thành (ĐCV Sao Biển, Nha Trang)
- Lm. Anphongsô Trần Khánh Thành (ĐCV Huế)
- Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ ( ĐCV Sài Gòn)
- Giáo sư Nguyễn Khắc Dương
Các môn được giảng dạy tại Đại chủng viện
- Các môn thuộc về Triết học.
- Các môn Thần học: Tín lí, Luân lí
- Giáo luật
- Thánh Kinh: Tân Ước, Cựu Ước
- Phụng vụ
- Giáo phụ
- Giáo sử
- Mục vụ
- Công đồng
- Các tôn giáo
- La Tinh
- Thánh nhạc
- Giáo dục công dân.


Chương trình đào tạo
Chủng viện Vinh Thanh chủ trương theo sát những chỉ thị của Bộ Giáo sĩ và Bộ Giáo dục Công giáo của Toà Thánh, cũng như đường lối của Công đồng Vatican II, nhưng phấn đấu kết hợp hiện đại với truyền thống, về nội dung các môn học cũng như về phương pháp dạy và học...
Về triết học, lấy Thánh tiến sĩ Tôma Aquinô làm nền tảng, có tham khảo những triết thuyết khác. Các bộ môn truyền thống cũng như hiện đại đều được đặt dưới ánh sáng những chỉ thị của huấn quyền hiện nay.
Về phương pháp đào tạo, chủng viện dành cho tập thể chủng sinh nhiều cơ hội để phát huy sáng kiến cá nhân trong việc đào sâu nội dung các môn học. Chủng sinh hoạt động tập thể theo tổ hay nhóm. Anh em có thời giờ theo dõi thời sự trong và ngoài nước trên truyền hình hoặc sách báo.
Để giúp người linh mục tương lai làm quen với mục vụ, chủng viện đã tổ chức cho anh em những buổi tham quan, học hỏi... hoặc những buổi đi dã ngoại: thăm người nghèo, các làng S.O.S, các trường khuyết tật, thăm giúp bà con trại phong Quỳnh Lập ở Quỳnh Lưu, gặp gỡ giới trẻ ở các giáo xứ, giúp dạy giáo lý dự tòng, tân tòng, giáo lý vào đời... Tất cả những hoạt động ngoài trường đều được coi là phần thực hành đi song song với phần lý thuyết. Từ năm 2000, có lớp thần học năm III đi thực tập một năm. Về sau, năm thực tập sẽ là sau năm thần học thứ I.
Số dự tu khá đông: nhiều sinh viên đang theo các lớp đại học công lập hay bán công, chuẩn bị thi vào khoá tới. Từ năm 2001, thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học.
Số chủng sinh các lớp hiện nay: tổng số 126.
Khoá VI: 30 chủng sinh (sẽ mãn khóa trong năm nay); khoá VII: 34 chủng sinh (đang đi thực tập); khoá VIII: 30 chủng sinh (Thần học năm thứ I); khóa IX: 32 chủng sinh (Triết học năm thứ I).
Tất cả đều đã tốt nghiệp phổ thông trung học; một số khá đông đã tốt nghiệp đại học chính quy hoặc tại chức.
Ngoài ra, hiện có một lớp 20 chủng sinh đã trúng tuyển vào đại chủng viện, nhưng còn được bồi dưỡng riêng tại Xã Đoài, gọi là lớp tiền chủng viện.
Số các khoá đã mãn trường
Khoá I: 31; khoá II: 30; khoá III: 23; khoá IV: 28; khóa V: 26.

* Địa chỉ
ĐẠI CHỦNG VIỆN VINH THANH
xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Đt: 038 861266
Email: dcvvt@yahoo.com (dcvvt@yahoo.com) Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.


6. ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH QUÝ

(Cập nhật 12/5/2008)

Lược sử

Từ năm 1988, căn cứ Quyết định số 342/QĐ.UBT.88 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Hậu Giang, Toà Giám mục Cần Thơ mở Đại Chủng viện Thánh Quý (lấy tên vị thánh Linh mục Tử đạo Việt Nam Phêrô Đoàn Công Quý) để đào tạo các ứng sinh linh mục cho 3 giáo phận đến từ 11 tỉnh thành hiện nay thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Giáo phận Cần Thơ (gồm Thành phố Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau), Giáo phận Vĩnh Long (các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp) và Giáo phận Long Xuyên (các tỉnh An Giang, Kiên Giang và huyện Thốt Nốt thuộc Thành phố Cần Thơ).

Thời gian đào tạo là 8 năm: 1 năm Tu đức, 2 năm Triết học, 1 năm Thử và 4 năm Thần học.

Việc tuyển sinh: Sau khi đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc đại học, và đã trải qua thời gian chuẩn bị, căn cứ theo số lượng được chiêu sinh cho mỗi khoá do Ban Tôn giáo Chính phủ ấn định, danh sách các ứng sinh do các Toà Giám mục tuyển chọn và phân bổ được gửi tới UBND tỉnh và thành phố liên hệ để xin duyệt xét cho nhập khoá.

Trước đây, việc chiêu sinh được tiến hành 2 năm một lần. Kể từ khoá X (năm học 2007-2008), mỗi năm chiêu sinh một lần với số lượng 36 tân chủng sinh (mỗi giáo phận 12 tân chủng sinh).

Tính đến cuối niên khoá 2007-2008, Đại Chủng viện Thánh Quý đã chiêu sinh được 14 khoá và đang chuẩn bị chiêu sinh khoá XI. Sau đây là sỉ số các khoá:

- Khoá I, nhập học niên khoá 1988-1989, với 37 chủng sinh, mãn khoá năm 1995. Số chủng sinh thụ phong linh mục: 34 (14 Cần Thơ (CT), 10 Vĩnh Long (VL), 10 Long Xuyên (LX)).

- Khoá II, nhập học niên khoá 1991-1992, với 35 chủng sinh, mãn khoá năm 1997. Số chủng sinh thụ phong linh mục: 31 (13 CT, 12 LX, 6 VL).

- Khoá III: chiêu sinh 1993: 64 chủng sinh.

* Lớp IIIa: nhập học niên khoá 1993-1994, với 37 chủng sinh, mãn khoá năm 2000. Số chủng sinh thụ phong linh mục: 35 (13 CT, 9 VL, 13 LX).

* Lớp IIIb: nhập học niên khoá 1994-1995 với 27 chủng sinh, mãn khoá năm 2001. Số chủng sinh thụ phong linh mục: 18 (7 CT, 5 LX, 6 VL).

- Khoá IV, chiêu sinh năm 1995: 68 chủng sinh.

* Lớp IVa: nhập học niên khoá 1995-1996 với 36 chủng sinh, mãn khoá năm 2002. Số chủng sinh thụ phong linh mục: 14 (7 CT, 7 VL).

* Lớp IVb: nhập học niên khoá 1996-1997 với 32 chủng sinh, mãn khoá năm 2003. Số chủng sinh thụ phong linh mục: 28 (8 CT, 11 LX, 9 VL).

- Khoá V: chiêu sinh năm 1997: 50 chủng sinh.

* Lớp Va: nhập học niên khoá 1997-1998 với 36 chủng sinh. Mãn khoá năm 2004. Số chủng sinh thụ phong linh mục: 30 (CT 13, LX 8, VL 9).

* Lớp Vb: nhập học niên khoá 1998-1999 với 14 chủng sinh. Mãn khoá năm 2005. Số chủng sinh thụ phong linh mục: 13 (3 CT, 5 LX, 5 VL).

- Khoá VI: chiêu sinh 1999. Nhập học niên khoá 1999-2000 với 45 chủng sinh. Mãn khoá năm 2007. Số chủng sinh thụ phong linh mục: 38 (14 CT, 16 LX, 8 VL).

- Khoá VII: chiêu sinh năm 2001 với 50 chủng sinh.

* Lớp VIIa: nhập học niên khoá 2001-2002 với 33 chủng sinh.

* Lớp VIIb, nhập học niên khoá 2002-2003 với 17 chủng sinh.

- Khoá VIII, nhập học niên khoá 2003-2004 với 51 chủng sinh.

- Khoá IX, nhập học niên khoá 2005-2006 với 61 chủng sinh.

- Khoá X, nhập học niên khoá 2007-2008 với 36 chủng sinh.

Số chủng sinh của các khoá học hiện nay (niên khoá 2007-2008) tại Đại Chủng viện là 183.

- Thần học: 91

- Triết học: 55

- Tu đức: 37

(đến niên khoá 2008-2009, thêm một khoá mới với 36 chủng sinh. Tổng số sẽ là 219).

Ban Giám đốc và Ban Giáo sư phụ trách các môn:

Ban Giám đốc:

- Giám đốc: Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái

- Phó Giám đốc: Lm. Phêrô Lê Văn Kim

Lm. Phêrô Dương Quang Thạnh

- Giám học: Lm. Giuse Trần Đình Thuỵ

- Linh hướng: Lm. Matthêu Lê Ngọc Bửu

Lm. Giuse Phạm Văn Chỉnh

Lm. Giuse Nguyễn Bá Long

- Quản lý: Lm. Anrê Lê Văn Chương

Ban Giáo sư phụ trách các môn:

- Đức cha Emmanuel Lê Phong Thuận: Giáo luật

- Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên: Thần học Luân lý

- Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái: Kinh Thánh

- Lm. Phêrô Lê Văn Kim: Giáo phụ, Latinh

- Lm. Phêrô Dương Văn Thạnh: Phụng vụ, Pháp văn

- Lm. Giuse Nguyễn Hữu Cường: Thần học Tín lý

- Lm. Giuse Phạm Văn Chỉnh: Thần học Tu đức

- Lm. Matthêu Lê Ngọc Bửu: Thần học Tu đức

- Lm. Giuse Nguyễn Bá Long: Thần học Tu đức

- Lm. Giuse Trần Đình Thuỵ: Triết học

- Lm. Vinh Sơn Võ Văn Thọ: Thần học Tín lý

- Lm. G.B. Nguyễn Tấn Hoà: Triết học

- Lm. Gioan Trần Trọng Dung: Giáo luật

- Lm. Phêrô Lê Quang Phú: Thần học Tín lý

- Lm. Đa Minh Nguyễn Thành Tính: Thần học cơ bản

- Lm. Đa Minh Cao Quang Ngoạn: Giáo sử

- Lm. Matthêu Hoàng Đình Ninh: Giáo luật

- Lm. Phêrô Tri Văn Vinh: Thánh nhạc

- Lm. Phaolô Lưu Văn Kiệu: Thánh Kinh

- Lm. Phêrô Huỳnh Văn Hai: Triết học

- Lm. P.X. Nguyễn Văn Việt: Sư phạm Giáo lý

- Lm. Giuse Mai Quang Minh: Thần học Tín lý

- Lm. Phaolô Lê Thành Đạo: Thần học Tín lý

- Lm. Phêrô Nguyễn Tấn Khoa: Xã hội học

- Lm. Micae Lê Xuân Tân: Thần học về các Tôn giáo

- Lm. Luy.G. Huỳnh Phước Lâm: Giáo luật.

- Lm. Phêrô Phạm Minh Tâm: Phụng vụ

- Thầy Hoàng Việt Sơn: Anh Văn

- Thầy Võ Văn Sanh: Công dân- Pháp luật

- Thầy Diệp Thành Duyên: Công dân- Pháp luật

- Thầy Khoa Năng Lập: Công dân - LSTG-Việt Nam-Đảng

* Địa chỉ:

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH QUÝ

87/1 Võ Tánh, P. Lê Bình, Q. Cái Răng, Thành phố Cần Thơ

Đt: 0710 846617

Fax: 84 0710 911132

lequangxuan
26-05-2010, 10:30 PM
Hôm nay, 26/5/10. Sau hai nam, Toi duoc tin anh da duoc Chua goi ve. Toi bang haong. Toi nuối tiếc, Toi hoi con gái toi, hơn mười nam rồi. toi khong lien lac duoc voi anh, sau khi anh khoac ao Lm,.Toi bay gio, uoc nguyen duy nhat anh duoc Thien Chua don nhan vao Thien Dang...Nhieu ky niem voi anh... nhung sao toi van ao uoc. anh som duoc ve ben Chua hien linh de soi duong cho chung toi con o the gian nay, do la niem hanh phuc cho chung toi, khi ke roi xa the gian con ngoanh mat nhin lai..chung toi. Toi chang co gi de than tho voi anh, toi chang co gi de goi cho anh ngoai mot loi: Lay Chua, Chua cho con, mot loi nguyen cau cho cac LM hy sinh tron doi minh vi danh Chua....duoc o ben canh Chua, va doai xem nhung nguoi ngheo kho con lai trong the gian nay...

Tử Mặc
31-05-2010, 05:42 PM
http://picasaweb.google.com/lh/photo/yu7jbYkTF85IZde65LrS8A?feat=directlinkhttp://picasaweb.google.com/lh/photo/yu7jbYkTF85IZde65LrS8A?feat=directlinkĐại Chủng Viện Thánh Giuse Cơ Sở II _ Xuân Lộc.



http://betrenthuongcap.net/uploads/News/pic/small_nvn_1237768253.jpg



ĐÔI NÉT LỊCH SỬ ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE



Đại chủng viện thánh Giuse – Cơ sở II tại Xuân Lộc được hình thành sau một qua trình tiệm tiến lâu dài.
1.Giai đoạn 1966-1975: TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLÔ
Ngay từ khi Giáo phận Xuân Lộc vừa được thành lập, Đức cha Giuse Lê Văn Ấn, Giám mục tiên khởi, đã thiết lập tiểu chủng viện vào năm 1966. Đã có 8 lớp xuất thân từ Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô Xuân Lộc, trong số đó, hơn 40 chủng sinh đã thụ phong Linh mục.
2.Giai đoạn 1975-1986
Năm 1975. Hội thánh Việt Nam bước vào một trang sử mới. Công việc huấn luyện chủng sinh trải qua một bước ngoặc: Các chủng viện tạm thời đóng cửa. Con số chủng sinh cư ngụ trong giáo phận lúc này là gần 200: Phần lớn là của Giáo phận Xuân Lộc, và một số là các Giáo phận khác theo gia đình về lập nghiệp tại Xuân Lộc.
3.Giai đoạn 1986-2005
Năm 1986, Đại chủng viện thánh Giuse, giáo phận Tp. Hồ Chí Minh, bắt đầu chính thức hoạt động lại, và trở thành nơi đào tạo linh mục cho 6 giáo phận: tp. Hồ Chí Minh, Phú Cường, Mỹ Tho, Phan Thiết, Đà Lạt và Xuân Lộc. Hai năm một lần, giáo phận Xuân Lộc được gửi khoảng 15-20 chủng sinh đi học Đại chủng viện tp. Hồ Chí Minh. Các chủng sinh không được vào đại chủng viện thánh Giuse vẫn ở tại các giáo xứ và được các Đức Giám mục cũng như Linh mục trong giáo phận hướng dẫn học tập và tu luyện dưới nhiều hình thức khác nhau. Số các chủng sinh được đào tạo theo hình thức này và đã thụ phong Linh mục lên đến hơn 50 người.
4.từ năm 2006: Đại chủng viện thánh Giuse cơ sở II
- Ngày 26/10/1999, Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo Thủ tướng đã chấp thuận cho mở cơ sở II ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE tại Xuân Lộc, nhưng việc triển khai dự án vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Sau khi Đức cha cố Phaolô-Maria Nguyễn Minh Nhật nghỉ hưu, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã tích cực xúc tiến để dự án sớm tiếp tục được thực hiện
- 14/12/2005: Chính phủ chấp thuận cho thành lập ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE cơ sở II tại Xuân Lộc để đào tạo Linh mục cho bốn giáo phận: Bà Rịa, Đà Lạt, Phan Thiết và Xuân Lộc.
- 01/10/2006: Cơ sở II khai giảng khóa đầu tiên với 66 chủng sinh. Niên khóa 2007-2008 có 215 chủng sinh, và niên khóa 2008-2009 có 255 chủng sinh.

CƠ SỞ
1.Cơ sở cũ được xây dựng từ năm 1966 và khánh thành 1970
2.Cơ sở mới
-Để việc đào tạo đạt kết quả tốt, cần có điều kiện cơ sở vật chất thích hợp. Dãy nhà Tiểu chủng viện thánh Phaolô trước đây không đáp ứng được các nhu cầu mới; hơn nữa sau nhiều năm tháng nhiều chỗ đã xuống cấp.
-26/8/2006: Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Đại chủng viện cùng với tòa Giám mục và trung tâm mục vụ của Giáo Phận.
-26/9/2008: Thánh lễ CẢM TẠ HỒNG ÂN công trình xây dựngTòa Giám Mục và Đại chủng viện cơ bản đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng.
-19/3/2009: Cung hiến nhà nguyện Đại Chủng viện. Công trình xây dựng hoàn tất. Với ngôi nhà mới, chủng viện có khả năng đón nhận 300 chủng sinh.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE CƠ SỞ II _ XUÂN LỘC
Y70 - Hùng Vương - Tx Long Khánh - Long Khánh - Đồng Nai.
Đt: 061.3877874

Jbdunghoang
20-12-2010, 10:36 PM
Hiện nay cả nước có 8 Đại Chủng Viện:
Giáo tỉnh Hà Nội:
- Đại Chủng viện St Giuse Hà Nội ( gồm 2 cơ sở: Cổ Nhuế và Nhà Chung) đào tạo linh mục cho Tổng Giáo phận Hà Nội, GP Hưng Hóa, GP Lạng Sơn, GP Phát Diệm.
- Đại Chủng viện Vinh Thanh ( Nghi Lộc, Nghệ An) đào tạo linh mục cho GP Vinh và GP Thanh Hóa.
- Đại Chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu ( Xuân Trường, Nam Định) mới được thành lập năm 2009 bắt đầu tuyển sinh khóa I năm 2010. Đào tạo linh mục cho GP Bùi Chu, GP Thái Bình, GP Bắc Ninh, GP Hải Phòng.
Giáo tỉnh Huế:
- Đại chủng viện Huế đào tạo linh mục cho TGP Huế, GP Kon Tum, GP Đà Nẵng.
- Đại chủng viện Sao Biển ( Nha Trang) đào tạo linh mục cho GP Nha Trang, GP Ban Mê Thuột, GP Qui Nhơn.
Giáo tỉnh Sài Gòn:
- Đại chủng viện St Giuse Sài Gòn ( Tôn Đức Thắng, Q1) đào tạo Linh mục cho GP Mỹ tho, TGP TP Hồ Chí Minh, GP Phú Cường.
- Đại chủng viện Xuân Lộc ( trước là cơ sở II của ĐCV St Giuse Sài Gòn nay trở thành 1 ĐCV độc lập) đào tạo linh mục cho GP Xuân Lộc, GP Bà Rịa, GP Đà Lạt, GP Phan Thiết.
- Đại chủng viện Thánh Quí ( Cái Răng, Cần Thơ) đào tạo linh mục cho GP Cần Thơ, GP Long Xuyên, GP Vĩnh Long.
Ngoài ra còn 1 số Chủng viện nhỏ khác như Chủng viện St Nicolas ( Phan Thiết), Chủng viện Phaolo Lê Bảo Tịnh ( Thanh Hóa), Chủng viện Thánh tâm ( Thái Bình),...giúp đào tạo các chủng sinh thời kì tiền Đại Chủng viện.

Gia Nhân
17-02-2012, 12:37 PM
ĐẠI CHỦNG VIỆN ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM BÙI CHU




Lược sử:

ĐCV Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu xuát thân từ ĐCV Mẫu Tâm Bùi Chu ngày xưa, đã ngừng hoạt động khoảng gần 50 năm, cho đến năm 2008, ĐGM Hoàng Văn Tiệm đệ đơn xin phép ĐTC lập lại Chủng Viện và được đổi tên thành ĐCV Đức NMẹ Vô Nhiễm Bùi Chu.


Ngày 15/09/1955,Đại Chủng Viện Mẫu Tâm Bùi Chu mở cửa khai giảng, tiếp nhận 240 chủng sinh vào vườn hoa Mẫu Tâm Bùi Chu để ươm giống. Vườn hoa đang nảy mầm xanh tốt được 3 tháng thì một trận bão do hoàn cảnh lịch sử gây ra đã ào ạt ập tới làm dập nát những mầm non vừa mới nảy nở. Cuối tháng 12/1955 Cha giám đốc Micael bị bắt. Đoàn con Mẫu Tâm nhao nhác như gà con lạc mẹ, trở nên bơ vơ, tan tác. Vào tháng 12/1956 (sau thời kỳ đấu tố giai cấp và tầng lớp trí thức của cộng sản, đến lúc này cộng sản thừa nhận sai lầm) Cha giám đốc được ra tù và trở về với đoàn con Mẫu Tâm.
Hai năm sau, ngày 15/09/1957 Chi nhánh 2 của ĐCV Mẫu Tâm được mở cửa, đặt tại Trung Linh và tiếp nhận gần 700 chủng sinh. Thật là một niềm vui lớn cho Giáo Phận với số lượng chủng sinh rất đông. Niềm vui này chưa được bao lâu, vỏn vẹn 3 năm trời, lại một luồng gió xoáy ác thần cộng sản đã cuốn đi gần 700 chủng sinh. Những chủng sinh này buộc phải trở về gia đình. Ngày 30/09/1960 lại có lệnh đóng cửa. Cả 2 cơ sở dồn lại còn 100 chủng sinh tồn tại ở cơ sở I bên TGM Bùi Chu và được đề bạt thành tu sĩ tập sự.
Ngày 10/11/1960 Cha Chính Giuse Phạm Năng Tĩnh được tấn phong Giám Mục do Đ.C Đa Minh Đinh Đức Trụ- Giam mục giáo phận Thái Bình chủ phong cách thầm lặng không ai biết (gọi là truyền chức chui). Và tiếp đến vào ngày 27/11/1960 tại nhà thờ chính toà Bùi Chu, 4 Thầy giảng của CV Mẫu Tâm đã được bước lên bàn Thánh lĩnh thừa tác vụ Linh mục bao gồm: Cha Giuse Vũ Duy Nhất, Cha Đaminh Nguyễn Văn Nguyện, Cha Đaminh Phạm Kim Bảng và Cha Phêrô Phạm Văn Cử. Trong số 4 Cha này sau này có một Cha được tấn phong làm Giám Mục, đó là Đức Cha Giuse Vũ Duy Nhất (năm 1995 Ngài đã quy tụ lại Đoàn cựu chủng sinh đang tản mát ở khắp nơi).Cha Nhất về Giaos Lạc kiêm thêm các xứ Quần Vinh, Ninh Hải, Nghĩa Dục, Văn giáo.Cha Nguyện về Quần Phương kiêm thêm xứ Phạm Pháo, Hai Giap, Giap Nam, Triệu Thông, cha Bảng về Trung Linh, cha Cử về Trung Lao và kiêm thêm các xứ Tương Nam, Nam Hưng, Nam Lạng, Phú An, Trang Hậu, An Lãng.
Còn 100 tu sĩ tập sự, các vị tiền bối giáo phận tiếp tục đào tạo và nuôi dưỡng, nhưng rồi cũng không suôn sẻ gì. Những chủng sinh này như những cây trồng luôn bị bão táp tàn phá và những con sóng thần cộng sản xô đẩy, bóp nghẹt bằng mọi đường kể cả tinh thần cũng như vật chất. Tưởng như thế mọi sự đều tan tành hết. Nhưng dù có sóng to gió lớn của thế gian cũng chẳng làm được gì, vì có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa và Mẫu Tâm mẹ Maria. Với sức mạnh siêu nhiên thúc đẩy từ bên trong, Đức Cha Tĩnh và Cha giám đốc Micae vững tay chèo lái, đến ngày 08/12/1963 tại Đền Thành Phú Nhai (nay là Vương Cung Thánh Đường), một phép lạ cả thể đã xảy ra làm chấn động Giáo Hội miền Bắc lúc bấy giờ: 29 bông hoa tân Linh Mục non trẻ của vườn hoa Mẫu Tâm đã trổ sinh trong lúc nước sôi lửa bỏng, trong bóng đêm dày đặc của chủ nghĩa cộng sản. Đây là cột mốc, là nòng cốt sức sống và rường cột cho giáo phận sau này.

Số tu sĩ còn lại, bão táp hoàn cảnh vẫn không buông tha tiếp tục đánh tả tơi một lần nữa. Ngày 20/10/1964 Cha giám đốc Micael vĩnh biệt đoàn con Mẫu Tâm mà không bao giờ trở lại. Sau những ngày tháng Cha giám đốc vĩnh biệt, số còn lại, kẻ bị ép buộc về nhà, người bị bỏ tù mà không hề được xét xử công khai. Tưởng chừng mọi hy vọng đều chấm hết. Đám mây đen che phủ cả bầu trời Bùi Chu thật là ảm đạm lúc bấy giờ.

Thời gian lặng lẽ trôi 12 năm trời, bàn tay quan phòng của Thiên Chúa lại can thiệp thương xem Giáo phận. Ngày 06/06/1976 Đức Cha Đa Minh Lê Hữu Cung đã thầm lặng truyền chức linh mục cho một lớp 11 anh em tu sĩ. Tiếp tục sau 3 năm sau Đức Cha Cung lại âm thầm truyền chức thêm 2 tu sĩ nữa vào ngày 16/06/1979 tại Toà Giám mục Bùi Chu là Cha Giuse Phạm Xuân Thi và Cha Giuse Đinh Xuân An.
Bốn năm sau, ngày 28/06/1983. Đức Cha Giuse Vũ Duy Nhất cũng âm thầm truyền chức 2 tu sĩ: Cha Paulo Nguyễn Hoà Kiên và Cha Đ.M Phạm Kim Tiền. Và lần cuối cùng ngày 18/08/1988 Đức Cha Nhất cũng âm thầm truyền chức cho 2 thầy giảng là Cha Augustino Trần Ngọc Phan và Cha Augustino Vũ Quốc Toàn.

Trong số 18 Linh mục do Đức Cha Cung và Đức Cha Nhất truyền chức và 29 Linh mục do Đức Cha Tĩnh truyền chức, có nhiều Linh mục đã bị bắt bớ, giam cầm, tù tội từ 3 đến hơn 20 năm tù mà không hề được xét xử công khai hoặc không có bản án cụ thể; chẳng hạn như Cha Phạm Xuân Thi bị cầm tù 21 năm, Cha Vinh sơn Nguyễn Tốt Nghiệp 20 năm, Cha Đa Minh Ngô Văn Viễn 17 năm, Cha Vũ Quốc Toàn 20 năm v.v. Một số đông anh em khác cũng đã phải trả giá quá đắt cùng ra tù vào tội nhà tù, hoặc bị đi đày từ 01-10 năm vì mang trên minh hai chữ: “Mẫu Tâm”. Trong số bị tù, bị đày, có những Cha, những thầy và những anh em đã phải gửi nắm xương nơi rừng xanh nước độc hoặc chết trong nhà tù cộng sản như: Cha giám đốc, Cha Lương Huy Hân, thầy Đăng, anh Thật…

Tổng số hoa trái do vườn hoa Mẫu Tâm sinh ra là được 1 Giám Mục và 52 Linh Mục. Một bông hoa gốc Giáo Phận Thái Bình, học ở Chủng Viện Mẫu Tâm bị trục xuất về quê là Cha Giuse Vũ Công Phước. Cha Phước được ĐC Đa Minh Đinh Đức Trụ truyền chức âm thầm ngày 13/08/1972. Cha Giuse Mai Quang Bao truyền chức trong miền Nam. Còn Cha Vinh Sơn Nguyễn Xuân Thái đi bộ đội, sang Đức nhập dòng Xi-Tô (T.Alphonso) và chịu chức Linh mục ngày 21/10/2001 tại Thuỵ Sĩ. Đến nay, số đã chết là 10 Linh mục và 01 Giám Mục. Hiện còn sống 39 đang phục vụ Giáo Phận. Ngoài ra, hiện còn 4 Thầy đang phục vụ trong Giáo phận: Thầy Tư, Thầy Tuýnh ở T.G.M,Thầy Trị,Thầy Phán ở Hải Hậu.
Còn biết bao nhiêu anh em trở về đời sống gia đình cũng đã bị “thế gian” chèn ép và gây bao khó khăn, nhưng anh em vẫn trung thành với Chúa và tham gia mọi công việc truyền giáo ở tất cả các Gíao xứ, Giáo họ và trong Giáo phận như: Chánh trương, trùm trưởng, ca trưởng, trưởng hội tây nhạc, huynh đoàn Đa Minh, giáo lý viên, thành viên các hội từ thiện, hội cầu nguyện, các nhóm, tổ chức văn hoá nghệ thuật và các ban ngành quan trọng chủ chốt trong các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ và đã có mặt trên khắp các nẻo đường trong và ngoài Giáo Phận, từ đồng bằng đến rừng núi hẻo lánh trên khắp dải đất Việt Nam. Trong số này có cả những anh em người dân tộc Tày, Nùng ở biên ải Việt – Trung, Đồng Đăng Kỳ Lừa (Lạng Sơn) để truyền giáo như anh Hứa Vĩnh Kỳ, anh Nguyễn Văn Ngọc và anh Tô Văn Đang từ Nghĩa Hưng chuyển lên (hiện giờ gọi là Tô Hà Lâm).

Ở phía Nam tổ quốc, những anh em Mẫu Tâm đi làm kinh tế mới, đến đây xây dựng giáo xứ mới, làm trùm xứ, trùm họ, phụ trách huynh đoàn và các ban ngành tới 17 năm và hiện nay còn đang phục vụ tiếp tục như anh Trịnh Văn Thuật (Kiên Lao), anh Lê Sĩ Đông, anh Trần Văn Cán, anh Đinh Quang Thiết (Đại Đồng)….

Ngoài Bắc những anh em Mẫu Tâm tham gia công việc truyền giáo ở các xứ họ, có anh phục vụ tới 45 năm, 40 năm, 30 năm và trên 20 chục năm, ít nhất cũng một khoá từ 04-06 năm và kiêm từ 04-05 nhiệm vụ. Có rất nhiều xứ, họ, anh em tham gia 100% công việc. Tính tỷ lệ có tới 98% con cái Mẫu Tâm tham gia vào công việc truyền giáo tuỳ điều kiền hoàn cảnh và khả năng của mỗi người mà Chúa đã trao ban.

Đây là một di sản vô cùng to lớn, một lực lượng hùng hậu của con cái Mẫu Tâm mà các vị tiền bối của ĐCV Mẫu Tâm để lại và phối hợp nhịp nhàng để giữ gìn, bảo tồn Giáo phận châu báu. Giáo phận Bùi Chu về cơ cấu và mọi mặt còn được như hiện nay là nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa và Mẫu Tâm Maria. Nhưng về tự nhiên mà nói và tự đặt câu hỏi: nếu như không có CVMT đào tạo thì lấy đâu ra nhân sự 01 Giám mục, 48 Linh mục và số rất đông anh em Mẫu Tâm khắp cả Giáo phận để nối dõi tông đường cho Giáo phận như hiện nay.
Vậy chính con cái nhà Mẫu Tâm đã điểm son cho Giáo phận được tốt đẹp, tươi trẻ và làm nên những trang sử vẻ vang cho Giáo phận như ngày hôm nay là nhờ công ơn của các vị tiền bối của ĐCV Mẫu Tâm. Mặc dù ở vào giai đoạn lịch sử lạc hậu và vô cùng khó khăn gian khổ, thiếu thốn mọi sự cấm cách và bao vây mọi mặt. Học hành phải học chui, học rúc, thầy dạy cũng phải chui rúc, không có điều kiện học hành chính quy và đầy đủ như hiện nay nhưng các anh em Mẫu Tâm đã có nghị lực, có ý chí gang thép như lửa thử vàng, gian nan thử sức. Cũng như thời gian Minh Mạng - Tự Đức cấm đạo nên mới có 117 vị Thánh anh hùng tử đạo Việt Nam mà Giáo phận Bùi Chu có nhiều các Thánh tử đạo nhất.

Qủa là lịch sử chói chang và vẻ vai trong lịch sử của giáo phận và ngày hôm nay thế hệ con cháu noi gương theo khi giáo phận hiện có hơn 180 anh em dự tu, đa phần là sinh viên đang theo học tại các trường đại học trong cả nước, tham gia trong lớp dự tu của giáo phận do cha Paul Đinh Quang Tiến hướng dẫn và phụ trách.Qua bàn tay Chúa quan phòng và mẹ Maria hướng dẫn và dìu dắt.Lớp đầu tiên đã thi vào trung tuần tháng 4 vừa qua và kết quả sẽ được thông báo trong tháng 6 tới để chuẩn bị nhập học và khai giảng vào tháng 9 tới đây.Các môn thi của ĐCV Vô nhiễm là:giáo lý (bản toát yếu giáo lý do HĐGM VN ban hành), ngoại ngữ (Anh hoặc Pháp) và Việt văn.

ĐCV đã khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 05-09-2010 với 40 thầy
Lịch sử giáo phận lại sang trang mới khi mà ĐCV Vô Nhiễm đi vào hoạt động chính thức từ tháng 9 năm nay.Chủng Viện sẽ đào tạo nhiều thợ gặt lành nghề cho 4 giáo phận dòng là Bùi Chu, Hải Phòng, Thái Bình và Bắc Ninh.Đây sẽ là mái trường và là nơi đào tạo hàng ngũ linh mục trẻ và nhiệt tâm trong công việc mục vụ đoàn chiên.



Nguồn từ: http://svcgnamdinh.org/forum/f132/dai-chung-vien-duc-me-vo-nhiem-nguyen-toi-bui-chu-598.html#ixzz1mcAIlQt7