PDA

View Full Version : Ý nghĩa Năm Thánh 2010



bethichconlua
29-11-2009, 10:51 AM
Ý nghĩa Năm Thánh 2010

Ý nghĩa Năm Thánh 2010.
(Radio Veritas Asia 27/11/2009) - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Ðàng Trọng và Ðàng Ngoài cũng như đánh dấu 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt nam đã được Giáo hội tại Việt nam long trọng khai mạc tại Sở Kiện hôm 24 tháng 11 năm 2009.
Ðể giúp hiểu ý nghĩa của Năm Thánh này, chúng tôi xin được gởi đến quý vị và các bạn bài viết có tựa đề "Sám hối và hòa giải" của Văn Phòng Truyền Thông Tổng giáo phận Hà nội...
"Sám Hối và Hòa Giải là một trong ba nghi thức trọng yếu của lễ nghi khai mạc Năm Thánh 2010. Nghi thức do Giáo phận Thanh Hóa thể hiện đã để lại ấn tượng sâu đậm và niềm xúc cảm mạnh mẽ trong lòng mọi người tham dự.
Không gian lễ trường như lắng lại, chỉ còn những xao xuyến xúc động của lòng người hòa với từng ánh nến lung linh làm nền cho nghi thức Sám Hối - Hòa Giải.
Nhắc tới Sám Hối, nhiều người thường nghĩ tới một điều gì đó có pha chút dư vị tiêu cực: tôi có lỗi, tôi nhận. Nhưng nhận lỗi khi mình lỗi phạm đâu phải chuyện đơn giản, nói thì dễ nhưng thực hiện sao mà khó quá! Giáo hội Công giáo đã trải qua lịch sử hơn hai ngàn năm, dù là giáo hội của Chúa, nhưng lại được tuyển chọn giữa người phàm xác thịt nên không thể tránh mắc những sai làm hay thiếu sót. Chúa Kitô là ánh sáng đã đến thế gian nhưng nhiều khi con cái giáo hội đã ưa chuộng bóng tối hơn ánh sáng. Năm thánh 2000, Ðức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II trong một nghi thức sám hối trọng thể, đã lên tiếng xin lỗi thế giới về tất cả những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ và hiện tại, cử chỉ này đã gây một tiếng vang lớn và có ảnh hưởng sâu sắc.
Trong dịp kỷ niệm 350 năm thiết lập hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam: Ðàng Trong và Ðàng Ngoài; 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Giáo hội Việt Nam đã cử hành long trọng nghi thức Sám Hối và Hòa Giải, như một trong ba cử hành của nghi thức khai mạc Năm Thánh. Ðây là một hành động có ý nghĩa và đánh động suy tư của nhiều người.
Trong lúc quay lại quá khứ để nhìn nhận, cảm phục và tạ ơn các bậc tiền bối đã tiếp lửa, giữ lửa và truyền lửa Tin Mừng một cách xuất sắc, cộng đồng Công giáo Việt Nam chúng ta hôm nay không thể không thú nhận, hối tiếc và xin lỗi về những yếu đuối, sai sót và cả những tội lỗi của nhiều Ki-tô hữu - trong đó có cả chúng ta - đã vô tình hay hữu ý làm cho ngọn lửa Tin Mừng chẳng những không sáng hơn lên, mà nhiều khi trở nên yếu ớt và lụi tàn ở đây đó, qua cách sống hay qua lời giảng của mình. Hành vi này đã tạo ra những ngộ nhận đáng tiếc của nhiều đồng bào về ánh sáng Tin Mừng Ðức Giê-su Ki-tô, đã sinh ra những thành kiến không dễ gì phai nhạt giữa các tổ chức và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đã làm nên những vết thương khó lành do một số thành phần trong Giáo Hội chúng ta gây ra cho những người khác, đã khiến cho những cơ hội quý báu để phát huy tình huynh đệ của dân tộc và sự thịnh vượng của đất nước bị uổng phí...
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử Công giáo tại Việt Nam, người Công giáo đã và đang phải có những nhìn nhận về đóng góp cũng như thiếu sót của mình đối với dân tộc và quê hương đất nước, cách riêng đối với Chúa và anh chị em của mình.
Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã xác định đường hướng mục vụ mới "Sống Ðức tin trong lòng dân tộc", đó cũng là cách xác định nhiệm vụ của mọi thành phần dân Chúa tại Việt nam phải sống đúng tinh thần Phúc Âm và làm chứng nhân cho Chúa. Ðể làm được điều đó, không thể không lên tiếng sám hối, xin lỗi anh chị em về những thiếu sót, những lầm lỗi chủ quan hay khách quan mình đã gây ra cho anh chị em và hòa giải để cùng nhau sống niềm Tin kiên trung vào Chúa và cộng tác với mọi người kiến tạo một cuộc sống chân thành, đầy yêu thương.
Do đó, trước khi bước vào một kỷ nguyên mới, bắt đầu với Năm Thánh này, Giáo hội Công giáo Việt Nam cùng nhau chân thành tạ lỗi trước mặt Thiên Chúa và mọi người, đồng thời cùng nhau khiêm tốn xin Thiên Chúa và mọi người thứ tha để mọi thành phần dân Chúa trở nên những khí cụ bình an của Chúa, sống Tin mừng Tình Yêu Chúa và thông chia ơn cứu độ của Chúa cho mọi người.
Giáo hội chúng con xin chân thành thú tội!
Giáo hội chúng con xin cúi đầu tạ tội!
Xin lỗi Chúa: Giáo hội Chúa thiết lập là giáo hội Duy nhất, nhưng chúng con đã làm rách tấm áo hiệp nhất của Chúa, giáo hội Chúa là giáo hội Thánh thiện nhưng chúng con đã làm hoen ố dung nhan hiền thê của Ðức Kitô. Giáo hội Chúa là giáo hội Công giáo, nhưng chúng con đã biếng trễ, thoái thác công việc rao giảng Tin Mừng. Giáo hội Chúa là giáo hội Tông truyền, nhưng chúng con chưa nhận ra Chúa nơi các đấng bậc Chúa tuyển chọn. Chúng con xin lỗi Chúa và xin Chúa tha thứ cho chúng con.
Xin lỗi nhau: "Thầy ban cho chúng con một điều răn mới là: chúng con hãy yêu thương nhau". Ðó là di chúc sau cùng Chúa Giêsu để lại cho chúng ta - những kẻ tin vào Người. Nếu chúng ta cố gắng thực hiện lời trăn trối đó, chúng ta cũng đã bao lần vô tình hay cố ý xúc phạm đến nhau, chúng ta đã khai trừ nhau, chúng ta đã kỳ thị nhau, đã không lắng nghe nhau, chưa đối xử với nhau như lời Chúa dạy. Chủ chăn xin lỗi con chiên, giáo dân xin lỗi linh mục, bề trên xin lỗi bề dưới, bề dưới xin lỗi bề trên, vợ chồng con cái và thành viên cộng đoàn xin lỗi nhau về những gì đã làm cho nhau buồn lòng.
Xin lỗi anh chị em đồng bào: Thưa bà con anh em lương dân không cùng Tôn giáo, Ðức Giêsu - Ðấng sáng lập đạo Công giáo đã dạy chúng tôi yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù, lẽ ra chúng tôi phải thực hiện tinh thần đó ở mọi nơi mọi lúc và với mọi người, nhưng chúng tôi nhận thấy: do vô tình hay cố ý, chúng tôi đã làm cho quý vị phiền lòng, chúng tôi đã thiếu sót nhiều trong nghĩa vụ yêu thương. Chiều hôm nay, toàn thể giáo hội Công giáo Việt Nam muốn nói lời xin lỗi về tất cả những điều ấy, với tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh. Chúng tôi xin lỗi mọi thành phần xã hội, tôn giáo, vì chúng tôi chưa đủ hòa mình và đồng hành. Chúng tôi xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật đau khổ, vì chúng tôi chưa đủ quan tâm.
Khép lại những hiểu lầm hay nghi kỵ của quá khứ, người Công giáo Việt Nam cùng chung tay xây dựng nước Chúa và phát triển xã hội trần thế, theo tinh thần Phúc Âm.

Chu Văn
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/09news/9news1327.htm