PDA

View Full Version : Phim tài liệu ‘Tiền Máu'



littlewave
29-11-2009, 05:11 PM
Phim tài liệu ‘Tiền Máu'
VietCatholic News (02 Sep 2009 13:27)

Một phim tài liệu kiểm tra những động cơ liên hệ đến ‘Tiền Máu' trong ngành công nghiệp phá thai

Washington DC, ngày 01 tháng 9 2009 / 06:33 (CNA). - Một phim tài liệu phò sự sống mang tên "Blood Money" (Tiền Máu) nhằm mục đích lay chuyển người xem đến "tận cốt lõi" đã vạch trần “sự thật bất tiện" liên quan tới tiền trong ngành công nghiệp phá thai. Bộ phim phỏng vấn các nhà lãnh đạo phò sự sống, những người thực hiện phá thai, và những nạn nhân phụ nữ.

Trong một đoạn phỏng vấn đặc trưng, Carol Everett, một chủ nhân trong tập đoàn các cơ sở phá thai tại Dallas đã ăn năn về sự tham gia của cô.

Cô đã kể lại những thủ đoạn dơ bẩn mà phòng khám của cô thực hiện.

"Mục tiêu của chúng tôi là phá thai từ 3 đến 5 lần cho mỗi cô gái từ 13 đến 18 tuổi ", cô nói.

Everett mô tả một kế hoạch để "bán phá thai" bằng cách sử dụng giáo dục giới tính để "phá vỡ" sự khiêm tốn tự nhiên của trẻ em, tách biệt chúng ra khỏi ảnh hưởng cha mẹ và các giá trị đạo đức, và thay thế vào đó là những người phá thai đóng vai trò chuyên gia về giới tính trong cuộc sống của giới trẻ.

"Vì vậy, chúng sẽ phải chạy tới chúng tôi sau khi chúng tôi cung cấp cho chúng một liều thuốc ngừa thai có độ thấp hoặc một bao cao su khiếm khuyết để chúng bị mang thai ".

Sau đó cô phát biểu: "Tôi nhận ra rằng tôi đã tham gia vào cái chết của hơn 35.000 trẻ sơ sinh."

Bộ phim được đạo diễn bởi David Kyle. Giám đốc sản xuất điều hành là John Zipp.

Phát biểu qua một cuộc phỏng vấn e-mail với CNA thứ ba vừa qua, Kyle nói rằng thông điệp của Blood Money là “phá thai phá hủy các cuộc đời."

"Không chỉ là em bé, nhưng cũng là cha mẹ và gia đình phải tự mình đối phó với những hậu quả của những giải pháp sửa chữa gấp gáp đã được bán cho họ. Chúng tôi đã lần mò ra đầu mối giữa “tiền trao” và tên của những người phụ nữ “giúp đỡ”. Thì ra đây là một ngành công nghiệp mà khi sản phẩm có khuyết điểm, bạn không được hoàn trả lại. "

Ông giải thích rằng vấn đề kinh doanh của ngành phá thai không phải là mục đích ban đầu của nhà làm phim.

"Tiêu đề đầu tiên của bộ phim là 'The American Holocaust' (Nạn tàn sát tại Mỹ). Chúng tôi dự định nói lên sự thật về phá thai, về sự tàn phá đời sống của nhiều người, về những tác dụng trên những người phụ nữ đã lựa chọn phá thai ".

Rồi qua những cuộc phỏng vấn, "bộ mặt tiền tệ" của ngành công nghiệp phá thai cứ nổi lên mãi.

"Vì vậy, trong khi chúng tôi vẫn giữ một số ý tưởng ban đầu, chúng tôi đã mài dũa trên “số tiền làm ra” từ việc giết hại những trẻ chưa sinh", ông giải thích.

Ông và John Zipp lần đầu tiên phát triển các khái niệm trong năm 2004, vì họ cảm thấy rằng không có ai khác nói về bản chất và ảnh hưởng của phá thai.

"Vấn đề bản chất và ảnh hưởng của phá thai có được nhắc đến trong thời gian bầu cử hoặc khi có ghế trống ở Tòa án Tối Cao, nhưng chỉ là trong điều kiện chung chung. Bởi vì các phương tiện thông tin đại chúng không muốn đi vào chi tiết, họ biết nếu họ làm thế thì sẽ có nhiều người hơn chống đối việc phá thai. "

Kyle và Zipp nghĩ rằng một phim tài liệu là cách tốt nhất để tiếp cận với một số lượng đông đảo quần chúng và đồng thời thúc đẩy đối thoại về phá thai.

Ông giải thích rằng hầu hết bộ phim là lời khai của các cá nhân tham gia vào ngành công nghiệp phá thai như cô Everett hoặc BS Bernard Nathanson, hoặc những người đã bị tổn thương bởi quyết định phá thai của họ.

Những nhà lãnh đạo phò sự sống như Norma McCorvey, cha Frank Pavone, Tiến sĩ Alveda King, và cha Thomas Euteneuer cũng đã được phỏng vấn và có ít nhất một lần xuất hiện trong phim.

Kyle cho biết ông không có kinh nghiệm về phim trường, ông mô tả sự phát triển bộ phim Blood Money như là một “khóa học cấp thời" (crash course). Nhà làm phim đã thuê một đạo diễn chuyên nghiệp, Jeff Butler của Cabin One Productions, để lo về nhiếp ảnh. Và cũng “đưa lên tàu” anh Roman Jaquez để hiệu đính và hoàn thiện bộ phim.

Khi được hỏi về quyết định tại sao lại sử dụng loại phim tài liệu, Kyle nói, "Tôi nghĩ những người phò sự sống sử dụng phim ảnh thật là thấp" Trong thực tế, Kyle nói ông chỉ có thể nêu tên phim "The Silent Scream" như là một tài liệu phò sự sống mà thôi.

Được hỏi những danh mục nào cần được nêu lên trong tương lai, ông đã đưa ra những danh mục như vấn đề nhân bản của con trẻ, vấn đề tai biến do phá thai gây ra cho phụ nữ và sự buôn bán các bộ phận cơ thể từ thai nhi.

"Điện ảnh là một phương cách tiếp cận rộng rãi cho các giá trị mà bạn muốn trình bày. Nếu chúng được thực hiện có chất lượng tôi tin rằng người ta sẽ đi xem và chúng ta có thể cạnh tranh được với thái độ phóng túng của Hollywood, "ông nói.

Kyle nói các nhà hoạch định của "Blood Money" đang có kế hoạch làm thêm một bộ phim nữa sử dụng các phỏng vấn đã thực hiện cho bộ phim này.

"Chúng tôi có nhiều lời khai thuyết phục đã không được đưa vào phim này," ông nói.

"Blood Money" chưa có lịch trình cho ngày phát hành, vì nhà làm phim vẫn cần phải tìm ra một công ty phân phối "dám liều mình vào cái việc gây tranh cãi này". Ông nói rằng một số công ty phân phối chỉ quan tâm đến phim sau khi phim đã quay xong, dự đoán là vào cuối tháng Chín.

Trần Mạnh Trác

dominico_dung
30-11-2009, 08:40 AM
http://i213.photobucket.com/albums/cc294/arilandung/BM_Poster_Final_01.jpg
(share from Lifesitenews.com - "http://www.bloodmoneyfilm.com/" - website)

http://www.youtube.com/watch?v=cYaTywSDmls

nhocngoc
03-12-2009, 01:17 PM
Tiền là trên hết ư? Có tiền thì con người ta dám sẵn lòng bỏ đi những mầm sống non nớt ấy ư? Thật không còn lời nào diễn tả cho thế giới loài người hôm nay...:2: