PDA

View Full Version : Hỏi về Do Thái giáo



josvandienmaria
13-12-2009, 03:02 PM
Tại sao cho tới giờ này dân Do Thái vẫn không tin nhận Chúa Giesu là Đấng Cứu Thế?:18:

chimcon
14-12-2009, 08:50 AM
làm ơn nói rõ ràng tý đi bạn ơi
nói như bạn ko ai hiểu
làm sao chia sẻ đc
bạn lấy ví dụ gì đó thử coi
xem dân do thái không tin chúa giêsu ở chỗ nào.

vũng_nước
15-12-2009, 02:20 AM
1- Do Thái Giáo ( Judaism) , hay còn gọi là Đạo Mai Sen ( Mosaic Religion) là Đạo tôn thờ Thiên Chúa Yahweh, là Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob). Ngài cũng là Đấng , qua tay ông Mai Sen, đã giải phóng cho dân Do Thái thoát ách thống khổ bên Ai Cập và mang họ vượt Biển Đỏ trở về quê hương an toàn. Tín hữu DoThái thuộc Đạo này cho đến nay vẫn chỉ tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất mà thôi (monotheism). Họ không có ý niệm gì về một Thiên Chúa Ba Ngôi ( The Holy Trinity) vì họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã xuống thế làm Người để cứu chuộc nhân loại cũng như không biết gì về Chúa Thánh Thần trong niềm tin của họ. Vì thế, Kinh Thánh của Do Thái Giáo chỉ có phần Cựu Ước mà thôi. Vì họ không cho Chúa Giếu là đấng cứu thế nên họ vẫn còn chờ đợi đấng cứu thế sẽ phải đến.

Ngọc Lục Bảo
16-12-2009, 10:04 AM
Danh Giavê Và Ðức Kitô

Mặc dù Danh Giavê có vai trò tối quan trọng trong lịch sử dân Chúa, và ai kêu cầu Danh Giavê sẽ được cứu rỗi. Danh ấy vẫn còn trên bình diện ''ý hướng'', nghĩa là hướng con người đến Thiên Chúa, gợi ra hình ảnh sống động về Thiên Chúa, mờI gọi tin vào Thiên Chúa hay trở về với Thiên Chúa. Nhưng Danh ấy chưa thành thực tại, chưa ''nhập thể'' hay nói cho chính xác hơn, nhập thể chưa trọn vẹn và còn đang trên tiến trình nhập thể.

Chấp nhận mang tên tuy đã là một hình thái nhập thể rồi. Nhưng hệ lụy cuối cùng của việc chấp nhận mang tên phải là nhập thể trọn vẹn. Danh Thiên Chúa phải trở thành người để việc Thiên Chúa cư ngụ giữa loài ngườI trở nên trọn vẹn. Nếu trong Cựu ước, Danh Thiên Chúa đóng vai trò thiết lập tương giao giữa Thiên Chúa với loài người, thì trong Tân ước, chính Ðức Giêsu Kitô đã đóng vai trò này một cách hoàn hảo. Nếu trong Cựu ước, Danh Giavê là bảo chứng phần rỗi cho dân Chúa, thì trong Tân ước, chính Ðức Giêsu là ơn cứu rỗI; Người là Sự Sống, là Phục Sinh, là Giải thoát.

1. Ðối với đức tin của Israel, Danh Giavê đóng vai trò mạc khải để dân có thể nhận biết Thiên Chúa.
Danh Giavê là'' Mạc khải khởi đầu về chương trình cứu độ của Thiên Chúa, và một phần về huyền nhiệm của Người. Ðức Kitô là Ðấng mạc khải trọn vẹn chương trình của Thiên Chúa và còn là Ðấng thực thi chương trình ấy. Người cũng mạc khải hoàn toàn huyền nhiệm của Thiên Chúa, vì Người là Thiên Chúa hiện thân : ''Ai thấy Ta tức là thấy Cha" (Ga 14,19).

Theo truyền thống Êlôhít, Giavê có nghĩa ''Ta là'', Ta có''. Theo phúc âm Gioan, Ðức Giêsu đã đồng hóa mình với Danh xưng thần diệu này : Người dùng từ ''Eimí' mà bản LXX dùng để dịch chữ ''Ehyeh'' :
''Ta đã nói với các ngươi : Các ngươi sẽ chết trong tội lỗi của các ngươí. Vì nếu các ngươi không tin: Chính là Ta, các ngươi sẽ chết trong tội lỗi của các ngươí' (Ga 8,24).

''Khi các ngươi nhắc Con Người lên cao, bấy giờ các ngươi sẽ biết : chính là Ta. Và tự Ta, Ta không làm gì; nhưng Cha Ta đã dậy Ta làm sao, Ta nói vậy" (Ga 8,28).

''Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi : trước khi có Abraham, Ta, chính là Ta" (Ga 8,58).

''Ngay từ lúc này, Ta nói với các ngươi trước sự xảy ra, ngõ hầu khi đã xảy đến, các ngươi tin : ''chính là Ta" (Ga 13,19).

Ðức Kitô là lời giải đáp trọn hảo cho câu hỏi của Môsê trong sách Xuất hành 3,13.

Truyền thống Ðavít nối kết Danh Giavê với mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. Gioan nhấn mạnh rằng Ðức Kitô chính là mạc khải đích thực và trọn vẹn Tình Yêu của Thiên Chúa :

''Anh em thân mến, ta hãy yêu thương nhau, vì lòng mến phát tự Thiên Chúa và phàm ai yêu mến thì đã sinh bởi Thiên Chúa và biết Thiên Chúa. Ai không yêu mến thì đã không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là lòng mến. Nơi điều này mà lòng mến của Thiên Chúa đã hiện tỏ nơi chúng ta : là Thiên Chúa đã sai Con Một của Người đến trong thế Gian, ngõ hầu ta được sống nhờ Ngài. Nơi điều này mà thực là lòng mến : là không phải vì ta đã yêu Thiên Chúa, nhưng là chính Người đã yêu mến ta, và sai Con của Người đến là hi sinh đền tạ tội lỗi ta" (Ga 4,7-10).

Có thể so sánh biến cố thần hiển ở Sinai với sự biến hình của Ðức Kitô trên núi Tabor.

Theo truyền thống Tư Tế (P), Danh Giavê là nền tảng Giao ước Sinai. Theo Tân ước, Chính Con Người Ðức Kitô là nền tảng Giao ước mới mà Lề Luật là Ðức Ái và nội dung Lời hứa là sự Sống đời đời.

2. Vai trò thứ hai của Danh Giavê là ''phương thế'' để yêu cầu Thiên Chúa và là ''bảo chứng'' được Thiên Chúa nhận lời. Israel mới hay là Giáo hội không còn cầu nguyện nhân danh Giavê nữa, nhưng cầu nguyện nhân Danh Ðức Kitô Giêsu. Ðiều này không có nghĩa là thay thế tên Giêsu vào chỗ tên Giavê; nhưng con người và cuộc sống của Ðức Giêsu chính là Danh Giavê hiện thân. Chính con người Ðức Kitô là phương thế Trung Gian để chúng ta có thể khẩn cầu Thiên Chúa và được Thiên Chúa nhận lời :

''Xin chư vị hết thảy cùng toàn dân Israel biết rằng : chính là nhân Danh Ðức Giêsu Kitô ngườI Nazareth, ngườI mà các ông đã cho đóng đinh thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho sống lại từ cõi chết, chính nhân Danh ấy mà ngườI này được đứng trước mặt các ông an lành mạnh khỏe. Chính Ngài là viên đá đã bị các ông là thợ xây khinh màng, thì đã hóa thành đỉnh góc. Và hẳn không có ơn cứu độ nơi một ngườI nào khác nữa, vì dướI gầm trờI này, không có một Danh nào khác được ban cho nhân loại dể phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được cứu thoát'' (Cv 4,10-14)

3. Danh Giavê tượng trưng và biểu lộ vinh quang Giavê cho Israel và các dân tộc. Làm vinh danh Người là hoàn tất chương trình cứu độ. Ðiều này Ðức Giêsu Kitô cũng đã thực hiện trong chính con người và cuộc sống của Ngài. Khi so sánh Ga, 28 với Ga 17,1 chúng ta thấy rõ Gioan đồng hóa Danh Thiên Chúa với chính con người Ðức Giêsu Kitô :

''Lạy Cha hãy tôn vinh Danh Cha! Bãy giờ có tiếng từ trờI đến : ''Ta đã tôn vinh Danh Ta, và Ta sẽ lại tôn vinh'' (Ga 12,28).

''Lạy Cha, giờ đã đến! Xin hãy tôn vinh Con Cha, nhõ hầu Con Cha tôn vinh Cha" (Ga 7,1).

Nói tóm lại, yếu tố thánh thiện và cơ bản nhất của đời sống tôn giáo của Israel là Danh Giavê, đã được hoàn tất viên mãn trong mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Ðức Kitô là Danh Thiên chúa nhập thể, vì NgườI là Lời nhập thể. Lời không gì khác hơn là Danh, giải thích Danh và làm cho Danh trở thành thực tại, làm cho Danh được thể hiện và được cả sáng.

Theo Pl 2,9, Ðức Kitô đã nhận lãnh từ Thiên chúa ''Danh Hiệú"vượt trên mọi danh hiệu. Người được gọi là Kurios, nghĩa là Chúa (từ ngữ bản LXX dùng để ám chỉ Giavê). Theo cách nói Sêmít, Người nhận lãnh Danh hiệu Chúa đồng nghĩa với ''Người là Chú".

Ðức Kitô không những chỉ là Thiên chúa hiện thân , là Ngôi Lời nhập thể. Ngài còn là con người biết khẩn cầu Danh Thiên Chúa. Ngài là Thượng tế trọn hảo của Giao ước mới, Ngài là con người thờ phượng đẹp lòng Chúa Cha hơn cả. Tất cả đời sống của Ngài là một Lời cầu nguyện, là Hy Tế Tình yêu. Ngài là con người thực hiện trọn vẹn ý Cha dưới đất cũng như trên trời.

Ðức Giêsu đã cầu nguyện xin Chúa Cha cho Ngài khỏi chết : ''Vào những ngày còn trong thân xác, Ngài đã dâng lên cho Ðấng có thể cứu Ngài khỏi chết, những lời cầu xin khẩn nguyện với lớn tiếng kêu van cùng nước mắt, và Ngài đã được nhận lời thoát khỏi sợ hãí' (Dt 5,7).

Lời cầu nguyện thống thiết và đầy nước mắt của Ngài trong vườn Cây Dầu đã đưa đến ơn cứu độ và sự phục sinh cho con người. Con người chỉ có thể được cứu độ, nếu biết kêu cầu Chúa Cha trong Ngài và với Ngài, vì chỉ có Ngài là Thượng Tế trọn hảo.

Muốn kêu cầu Chúa Cha trong Ðức Kitô hay nhân Danh Ðức Kitô, trước tiên phải tin tưởng ở Ngài và kêu cầu Danh Ngài. Kêu cầu Danh Ngài cũng là kêu cầu Chúa Cha, vì Chúa Cha ở trong Ngài và Ngài ở trong Chúa Cha.

Không ai có thể gọi Ðức Giêsu là Chúa, nếu không do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Do đó việc kêu cầu Chúa Thánh Thần cũng là điều không thể thiếu trong đờI sống kitô-hữu. Nói theo kiểu của Giáo phụ Irênê, Thánh Thần dẫn ta tới Chúa Kitô và Chúa Kitô trình diện ta với Thiên Chúa Cha. Như thế, chúng ta kêu cầu cả Ba, hay nói đúng hơn, chúng ta kêu cầu Danh Chúa Cả Ba Ngôi : nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.

josvandienmaria
17-12-2009, 04:39 PM
Ý Mình muốn hỏi là Chúa Gieessu có được coi là Chúa cứu thế với người Do Thái Không? và tại sao họ lại không tin? (giải thích bằng kinh Thánh)

KattyNguyen
17-12-2009, 06:20 PM
Ý Mình muốn hỏi là Chúa Gieessu có được coi là Chúa cứu thế với người Do Thái Không? và tại sao họ lại không tin? (giải thích bằng kinh Thánh)

Tại sao thì mình không đủ hiểu biết để trả lời. Nhưng mình có thể dẫn vài đoạn Tân Ước để nói rằng: họ không tin.

Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem! Ngươi giết bao nhiêu các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao nhiêu lần Ta muônd tập họp con cái các ngươi lại, như gà mẹ tập hợp đàn gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu. Thì này, nhà các ngươi sẽ bị bỏ mặc cho các ngươi. Mà Ta nói cho các ngươi hay: các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa cho đến thời các ngươi nói: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! (Lc 13,34)

Người Do Thái là tuyển dân của Đức Chúa Trời, nhưng họ bất trung, họ chối từ Chúa Giêsu nên: "Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót" (Lc 13,30); "Thiên Chúa ruồng bỏ người Do Thái bất trung và kêu mời dân ngoại" (Lc 12,22) và có Dụ ngôn khách mời xin được kiếu (Lc 14,15-24) nói ẩn ý về điều này.

Rồi có đoạn nào đấy trong Tân Ước, Chúa Giêsu có tiên tri rằng, Giê-ru-sa-lem sẽ bị trừng vì không tin nhận Ngài là Đấng Messiah, Đấng Cứu Thế, Đấng nhân danh Chúa mà đến. Sự trừng phạt ấy là: người Do Thái sẽ bị tan lạc khắp mọi nơi, kinh thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại dày xéo... (chi tiết này mình không nhớ đã đọc ở đoạn Kinh Thánh nào >"<) Sự thật đúng là 1 thời gian không lâu sau thời Chúa Giêsu, đền thờ vỹ đại ở kinh thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy: người La Mã đã chiếm đền thờ và cậy từng viên đá để ném xuống đưới đường (đúng như lời Ngài đã tiên tri ở Phúc Âm thánh Mát-thêu đoạn 24: "sẽ không còn phiến đá nào chồng lên phiến đá nào"), và rồi quốc gia Do Thái không còn tồn tại cho đến đầu thế kỷ 20.

Và bây giờ, tuy rằng Israen đã lại tồn tại như là 1 quốc gia Do Thái, nhưng Giê-ru-sa-lem vẫn là nơi giao tranh ác liệt giữa Israen và Palestine.

[Mình mới bắt đầu đọc KT được gần 4 tháng, nói có gì sai anh em đừng cười nhé. :10:)

KattyNguyen
17-12-2009, 06:29 PM
Ơ mà... chỉ cần Thiên Chúa phán 1 câu thôi, là tất cả sẽ ổn. :105: Lúc đó, không chỉ dân Do Thái mà tất cả những người vô tín hay thờ ma quỷ sẽ tin nhận Đấng đã tạo dựng trời đất và muôn loài. Cái ác sẽ không còn ngự trị nữa. Và Xatan sẽ không thể làm được gì cám dỗ chúng ta nữa. - Mình nghĩ thế đúng không nhỉ?

Nhưng... sao Ngài không làm thế? Phải chăng vì quá yêu chúng ta, nên Thiên Chúa ban cho chúng ta quyền lựa chọn? :105:

vũng_nước
17-12-2009, 09:47 PM
Có một số người Do Thái tin Chúa Giêsu là đấng cứu thế. Còn đa số là không.

Ơ mà... chỉ cần Thiên Chúa phán 1 câu thôi, là tất cả sẽ ổn. Lúc đó, không chỉ dân Do Thái mà tất cả những người vô tín hay thờ ma quỷ sẽ tin nhận Đấng đã tạo dựng trời đất và muôn loài. Cái ác sẽ không còn ngự trị nữa. Và Xatan sẽ không thể làm được gì cám dỗ chúng ta nữa. - Mình nghĩ thế đúng không nhỉ?


vì quá yêu chúng ta, nên Thiên Chúa ban cho chúng ta quyền lựa chọn? :105:

Vì Thiên Chúa là đấng toàn năng nhưng cũng là đấng công bằng vô cùng. Khi con người phạm tội thì đã xúc phạm đến thiên Chúa. Mà muốn đền bù sự tội này thì không có ai có đủ tư cách để trả nợ. Của lễ chiên bò Thiên Chúa không màng tới nên Đức Kitô đã đến thế gian để làm lễ hy tế toàn thiêu cho nhân loại. Ngài đã vâng vâng lời tuyệt đỉnh. Vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Vì vậy Thiên Chúa mới suy tôn con ngưới của Giêsu nên đồng hàng với Thiên Chúa trên các Thien thần tiên phủ. Để khi ai nghe danh thánh Đức Kitô trời đất phải bái lạy.

Vì Chúa Giêsu là con người thật nên ngài mới đủ tư cách để đại diện cho con người.

Vì ngài cũng là chúa thật nên cái giá chết của ngài mới xứng đáng để chuộc tội cho thiên hạ mãi đời đời, kiếp kiếp. Điều này trong giáo lý công giáo gọi là mầu nhiệm cứu độ.

Nói tóm lại vì thiên chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban con một của ngài cho thế gian để ai tin vào người thì không bị hư đi nhưng được sống đời đời.

Ngài muốn cho cong người biết ngài yêu con người như thế nào.

Ôi........ tội hồng phúc tội........... sinh ơn cứu độ.

Lạy Chúa con chỉ là tạo vật. Một tạo vật rất nhỏ bé tại sao ngài lại nghĩ đến từng người trong chúng con và gọi chúng con.

Amen