PDA

View Full Version : Úc châu sắp có vị thánh đầu tiên



onggiachonggay_99
15-12-2009, 01:19 PM
VietCatholic News (14 Dec 2009 23:07)
http://www.vietcatholic.net/pics/200-mary-mckillop-200x0.jpgNhững ngày gần đây toàn thể Úc Châu hớn hở với hy vọng là toà thánh Vatican sẽ công bố vị thánh đầu tiên cuả châu lục này sau khi tin tức loan ra ràng các thủ tục kiểm tra kết quả phép lạ thứ hai cuả chân phước Mary MacKillop đã hoàn tất. Ngay cả thủ tướng Úc Kevin Rudd, một ngưòi Tin lành, cũng bất ngờ tới tham dự thánh lễ tại thánh đường Mary MacKillop tại bắc Sydney trong ngày Chuá Nhật trưóc đó. Hành động cuả ông thủ tướng làm cho những tin đồn càng nở rộ, nhưng đồng thời một cơn bão chính trị củng bùng phát với các đối thủ, nhất là đối thủ hàng đầu Tony Abbott, tố cáo liú lo rằng ông thủ tướng “thấy người quen nhận quàng làm họ” lợi dụng tôn giáo cho mưu đồ chính trị cuả mình.

Riêng về phần người Công giáo Úc, họ đã chú ý tới từng chi tiết chuẩn bị nhỏ cuả tu viện dòng Thánh Giuse (Sisters of St Joseph). Nhất là sau khi phát ngôn viên cuả nhà dòng tuyên bố rằng tin mừng sắp “đến nơi rồi” (the announcement is imminent), và các tờ báo đã được cấp báo là hãy chuẩn bị cho việc công bố vào thứ Bảy.

Việc công bố cuả toà thánh sẽ đồng thời kết thúc một thập kỷ vận động hành lang cho một người phụ nữ đáng tôn kính, đã làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ trẻ em và người nghèo. Năm triệu người Công giáo Úc sẽ hân hoan đón nhận tin mừng như một tia lửa thắp sáng Giáo Hội và đức tin, đặc biệt là tại Nam Úc, nơi mẹ Mary MacKillop là đồng sáng lập dòng Thánh Giuse.

Hội đồng Giám Mục Úc - với Đức Tổng Giám Mục Adelaide Philip Wilson làm chủ tịch - đã thành lập một nhóm đặc nhiệm để giám sát việc chuẩn bị cho dự kiến phong thánh.

Các giám mục đã cam kết làm việc với các nữ tu dòng Thánh Giuse để đảm bảo cho việc phong thánh đầu tiên của Úc Châu sẽ là một thời gian đầy ân huệ cho Giáo Hội tại Úc.

Đức Tổng Giám Mục Wilson nói mẹ Mary MacKillop là một nguồn cảm hứng cho tất cả người dân Úc qua sự cống hiến đời mình cho tha nhân và sự tin tưởng tuyệt vời trong tình yêu Thiên Chúa.

Tuy nhiên, nguồn tin mới nhất cho biết cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng đã bị hoãn lại, và vị đại sứ Úc tại Vatican ông Tim Fischer đã bầy tỏ hy vọng rằng việc công bố vẫn sẽ có thể xẩy ra trước Tết dương lịch, trong muà Giáng Sinh.

Nếu một thông báo được thực hiện trong muà Giáng Sinh năm nay, thì đây chắc chắn là món quà Giáng Sinh vô giá mà người dân Úc được nhận và nó sẽ đánh dấu một thế kỷ sau khi chân phước Mary MacKillop qua đời.

Mary MacKillop là ai?

Thời thơ ấu:

Mary McKillop sinh ra tại Melbourne năm 1842. Cha cô, Alexander, đã học chương trình linh mục nhưng trước khi được thụ phong thì có bất đồng với bề trên và đã xin nghỉ. Âu đó cũng là một điển hình cho Mary sau này. Ông là một học sinh xuất sắc và rất thông minh nhưng cũng là.. .. một tên gàn (ratbag), ưa cải nhau, thích khẩu chiến, không chịu nhường nhịn. Mary học được các đức tình thẳng thắn và kiên quyết cuả bố. Nhưng ông cũng là người không thiết thực và ưa tranh cãi. Kết quả là, ông luôn luôn bị phá sản hoặc bị sa thải khỏi công ăn việc làm, và Mary và các em lớn lên nghèo khó. Rất nghèo. Nghèo đến nỗi nếu ông bà nội đã không giúp, thì các chị em sẽ đói. Bà Flora, mẹ Mary, luôn luôn hỗ trợ chồng qua mọi tình huống.

Mary đã học về yêu thương và tha thứ từ mẹ. và các giá trị của lòng từ bi và hảo tâm từ người cha. Nếu không chứng kiến những tranh cãi thường xuyên cuả người cha, có thể Mary đã chọn cách khác khi có tranh cãi xẩy ra trong cuộc đời mình sau này.

Khi Mary được chín tuổi, cha cô từ giã gia đình để về lại Scotland, mục đích là đưa một người bạn sắp chết về nhà theo như lời đã hứa. Đó là bản tính điển hình của Alexander, ông đặt nhu cầu của một người bạn hơn gia đình mình. Ông đã đi xa mười bảy tháng và gia đình MacKillop đã vỡ nợ, bị đuổi khỏi nhà.

Khi ông về lại, bà vợ sẽ kêu ca? Nhưng không, bà Flora là một phụ nữ rất khoan dung, và mười tháng sau lại sinh ra em trai của Mary, Donald.

Ơn gọi lập dòng:

Khi Mary lên 14, cô là gia trưởng làm việc để nuôi sống gia đình, cô làm cai (foreman) tại một nhà máy bán văn phòng phẩm và bản đồ. Từ đó, cô đã đi đến Penola, một thị trấn nhỏ ở Nam Úc. Tại đây Mary đã gặp Cha Julian Woods và cảm thấy có ơn gọi tu trì, nhưng không thể tìm thấy một dòng nào phù hợp. Năm 1866, Mary và cha Woods thành lập một tu hội lấy tên là ‘dòng Thánh Giuse’ ('The Sisters of St Joseph') lấy mục đích là giáo dục trẻ em nghèo.

Nhà dòng bắt đầu tại Adelaide với Mary và ba nữ tu; Rose, Josephine và Clare và một tập viên Blanche. Tất cả nhà dòng đều trẻ. Mary lúc đó mới lên 26 tuổi, các nữ tu khác còn trẻ hơn. Tuy không có tiền, họ vẫn mở một trường học, một viện mồ côi, một nhà tạm cư cho những người vô gia cư, cho phụ nữ bị bạo hành, hoặc cho những người vừa ra khỏi tù, và một nhà tế bần (Providence,) mà mọi người có thể đến để được trợ giúp thực phẩm, tiền hoặc chữa bệnh.

Nhà dòng sống “bằng từ thiện” và có một phương châm là không có ai có thể bị từ chối giúp đỡ. Cho nên những gì họ xin được trên đường phố, thì trước nhất dùng làm thức ăn và quần áo cho người dân trong ‘nhà tạm cư’ và ‘nhà tế bần’, còn các nữ tu hưởng phần sau cùng. Thường thì các nữ tu đi ngủ bụng đói.

Tu hội phát triển nhanh chóng, lây lan quanh vùng Adelaide và các phần khác của Nam Úc. Các nữ tu sống với nông dân, thợ mỏ, công nhân đường sắt tại các miền đất cô lập. Khi dân chịu khổ, các nữ tu sẽ chịu chung số phận với họ.

Bị dứt phép thông công:

Dù là cực kỳ từ bi, Mẹ bề trên Mary cũng rất cứng rắn. Mẹ tranh đấu cho những xác tín cuả mình và do đó đã dẫn tới nhiều cuộc xung đột với cấp lãnh đạo tôn giáo. Mẹ khấn khó nghèo, có nghĩa là phải đi ăn xin. Mẹ tin rằng Chuá sẽ cung cấp cho chị em bất cứ nơi nào. Nhưng các vị lãnh đạo Giáo hội không thích xin ăn, mà mẹ Mary lại từ chối thay đổi cách sống.

Năm 1871 những căng thẳng leo thang thành xung đột về vấn đề giáo dục với Đức Giám mục bản quyến, là người đã từng mời nhà dòng làm việc tại Adelaide, và kết quả là Mẹ Mary bị Đức Giám mục Shiel dứt phép thông công vì lý do 'Mẹ đã xúi giục các chị em bất tuân và thách thức đấng bản quyền”. ĐGM Shiel cũng phàn nàn rằng học sinh của nhà dòng thích hát hỏng quá mức. Nhưng 6 tháng sau, khi vị giám mục hấp hối trên giường bệnh, ngài đã hối hận và tha vạ cho Mẹ Mary.

Năm 1883, Mẹ Mary lại có mâu thuẫn với việc xin phê chuẩn luật dòng, Mẹ nhấn mạnh vào một chế độ bình đẳng hơn là một tổ chức theo cấp bậc. Đức Giám mục Reynolds đã đuổi Mẹ ra khỏi giáo phận và Mẹ Mary đã phải chuyển trụ sở nhà dòng qua Sydney. Mẹ Mary qua đời tại Sydney ngày 08 tháng Tám 1909.

Mẹ Mary không bao giờ trở nên cay đắng đối với các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Thái độ khoan dung này đã được bổ sung bằng các công việc xuất sắc của nhà dòng. Những người Tin Lành cũng như người Công giáo đều lớn tiếng ca ngợi tổ chức từ thiện của nhà dòng cho người nghèo mà không có chủ đích dụ dỗ nhập đạo.
Trần Mạnh Trác