PDA

View Full Version : NHỮNG NĂM THÁNG CẦN GHI NHỚ TRONG LỊCH SỬ CÔNG GIÁO VIỆT NAM



cafeda2009
17-12-2009, 11:08 AM
NHỮNG NĂM THÁNG CẦN GHI NHỚ TRONG LỊCH SỬ CÔNG GIÁO VIỆT NAM


1533: Theo dã sử, thì tháng ba năm Nguyên Hòa thứ I (1533) có người châu Âu tên I-nê-xu lẻn đến truyền giáo ở vùng Xuân Thủy và Nam Chân thuộc tỉnh Nam Hà ngày nay (Sách Khâm định Việt sử Cương giám Thông mục, chính biên quyển XXXIII,6).

1615: Ngày 18 tháng 1, đoàn truyền giáo đầu tiên của Dòng Tên đến Đà Nẵng do linh mục Buzomi dẫn đầu.

1624: Tháng 12, linh mục Gabriel Mattos tới kinh lý ở Đàng Trong, đem theo một đoàn truyền giáo mới trong đó có linh mục Alexandre de Rhodes.

1625: Tháng 12, Sãi vương (Nguyễn Phúc Nguyên) ra sắc chỉ cấm người Việt Nam Công giáo không được mang trên mình hoặc treo trong nhà thánh giá và các ảnh tượng.

1626: Tháng 3, linh mục Baldinotti tu sĩ Dòng Tên đầu tiên tới Đàng Ngoài thăm dò tình hình, rồi tháng 8 lại trở về Macao.

Tháng 7, linh mục Alexandre de Rhodes rời Đàng Trong trở về Macao.

1627: 19 tháng 3, linh mục Alexandre de Rhodes tới Cửa Bạch trong đoàn truyền giáo do linh mục Pedro Marquez dẫn đầu.

1628: Ngày 18 tháng 6, Trịnh Tráng ra lệnh cấm người Việt Nam không được tiếp xúc với các Tây dương đạo trưởng.

1629: Tháng 3, thừa sai Rhodes và Marquez bị dẫn độ vào Nam để tìm thuyền trả về Macao.

1630: Tháng 4, linh mục Rhodes và các thừa sai Dòng Tên bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài.
Một giáo hữu Việt Nam có tên thánh là Phanxicô, phu khiêng cáng trong triều đình bị một ông hoàng ra lệnh chém đầu vì tội chôn xác người chết. Đây là chứng nhân đầu tiên của Đàng Ngoài.

1631: Tháng 3, các thừa sai Dòng Tên trở lại Đàng Ngoài trong đó có linh mục Cardim, một tác giả có ghi chép về công cuộc truyền đạo ở Đàng Ngoài.

1640: Tháng 2, linh mục Alexandre de Rhodes trở lại truyền giáo ở Đàng Trong.

1644: Ngày 28 tháng 7, thầy giảng có tên thánh Anrê, người Phú Yên, bị chém đầu tại Quảng Nam. Đây là chứng nhân đầu tiên của Đàng Trong.

1645: Ngày 23 tháng 7, linh mục Rhodes bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam và ngày 20 tháng 12, linh mục Rhodes trở về châu Âu vận động Tòa Thánh gởi giám mục sang Việt Nam.

1651: Ấn hành tại Rôma Tự điển Việt-Bồ-La và Phép giảng tám ngày của Alexandre de Rhodes.

1659: Ngày 9 tháng 9 Tòa Thánh ban hành sắc chỉ thành lập hai giáo phận đầu tiên ở Việt Nam: Địa phận Đàng Trong và Địa phận Đàng Ngoài do Giám mục Lambert (de la Motte) và Giám mục Pallu làm Đại diện Tông tòa.

1663: Ngày 12 tháng 11, những thừa sai Dòng Tên cuối cùng, trong đó có Joseph Tissanier, người đã ghi chép về công cuộc truyền giáo của Dòng tên ở Đàng Ngoài – bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Chấm dứt thời kỳ khai phá của Dòng Tên ở Đàng Ngoài.

1664: Tháng 7, linh mục Chevreuil đại diện của Giám mục Lambert tới Đà Nẵng và Huế.

1665: Tháng 2, tất cả các thừa sai Dòng Tên bị trục xuất khỏi Đàng Trong. Chấm dứt thời kỳ khai phá của Dòng Tên ở Đàng Trong. Tháng 3, linh mục Chevreuil cũng phải lên tàu trở về Macao. Tháng 8, linh mục Tổng Đại diện của Giám mục Lambert tới Đàng Trong để bắt đầu thời kỳ của các Đại diện Tông tòa.

1666: Linh mục Deydier, Tổng Đại diện của giám mục Pallu tới Hà Nội để bắt đầu thời kỳ của các Đại diện Tông tòa ở Đàng Ngoài.

1668: Tháng 3, tại Thái Lan, hai linh mục Việt Nam đầu tiên của Đàng Trong được phong chức: Joseph Trang và Luca Bền. Tháng 6, cũng tại Thái Lan, hai linh mục Việt Nam đầu tiên của Đàng Ngoài được phong chức: Benedito Hiển và Gioan Huệ.

1669: Tháng 7, Giám mục Lambert (de la Motte), Đại diện Tông tòa Đàng Trong kiêm Giám quản Tông tòa Đàng Ngoài tới Hà Nội viếng thăm mục vụ, trong y phục của một thương gia của Công ty Đông Ấn Pháp.

1670: Tháng 2, họp Công đồng Đàng Ngoài.

Tháng 2 thành lập Dòng Mến Thánh Giá.

Ngày 19 tháng 2, Đức Giám mục Lambert rời Phố Hiến trở về Thái Lan.

1671: Ngày 19 tháng 9, Đức Giám mục Lambert tới Nha Trang để thăm viếng mục vụ Đàng Trong.

1672: Ngày 19 tháng 1, Công đồng Đàng Trong ở Hội An.

1679: Tòa Thánh chia Địa phận Đàng Ngoài thành 2: Địa Tây và Đông Đàng Ngoài.

1691: Tòa Thánh bổ nhiệm một giám mục người Bồ Đào Nha lai Ấn Độ làm Đại diện Tông tòa Đàng Trong: Francois Perez (1691 -1728).

1698: Tòa Thánh bổ nhiệm một linh mục Dòng Đa Minh người Italia làm Giám mục Đại diện Tông Tòa Đông Đàng Ngoài: Raymundo Lezoli (1648 – 1706).

1712: Các Giám mục và thừa sai Pháp, với tư cách là thương gia đại diện Công ty Đông Ấn của Pháp ở Phố Hiến, bị trục xuất.

1723: Hai linh mục Dòng Tên người Italia Messari và Buccharelli bị bắt: Messari chết trong tù (23.6.1723) và Buccharelli bị chém đầu (11.10.1723). Đây là hai linh mục người nước ngoài đầu tiên bị hành quyết ở Việt Nam.

1737: Ngày 12 tháng 1, bốn linh mục Dòng Tên nữa bị hành quyết: Abreu, Alvarez và Culha (người Bồ Đào Nha) và Craz (người Đức).

1745: Ngày 22 tháng 1, hai thừa sai Đa Minh Tây Ban Nha bị chém đầu: Gil de Frederic và Liciana đã được phong chân phúc và phong hiển thánh.

1750: Ngày 27 tháng 8, Võ Vương trục xuất tất cả các thừa sai nước ngoài ra khỏi Đàng Trong, chỉ trừ một hay hai tu sĩ Dòng Tên được phép ở lại phục vụ trong triều đình.

1757: Tòa Thánh bổ nhiệm một linh mục Đa Minh Tây Ban Nha làm Giám mục Đại diện Tông Tòa: Santiago Hernandez (1757 – 1777) và từ đây Đông Đàng Ngoài hoàn toàn do các tu sĩ Đa Minh Tây Ban Nha đảm trách.

1771: Giám mục Pigneau (de Behaine) Đại diện Tông Tòa Đàng Trong (1771 – 1799).

1773: Ngày 7 tháng 11, hai linh mục Đa Minh bị hành quyết: linh mục Castenada (Tây Ban Nha) và Vinh Sơn Liêm, cả hai đã được phong chân phúc và phong hiển thánh.

1787: 17 tháng 9, Thánh Linh mục Nguyễn Văn Triệu bị hành quyết tại Phú Xuân.
28 tháng 10, Thánh Linh mục Đạt (không rõ tên họ) bị hành quyết tại Thanh Hóa.

1789: Ngày 28 tháng 11, Đức Giám mục Pigneau, đại diện ủy quyền của Nguyễn Phúc Ánh, ký hiệp ước Varsailles.

1799: Ngày 9 tháng 10, Đức Giám mục Pigneau từ trần tại Qui Nhơn.

1802: Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua với niên hiệu Gia Long (1802 – 1820).

1825: Vua Minh Mạng (1820 – 1840) ban hành thượng dụ cấm các thừa sai nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

1833: Ngày 6 tháng 1, Chỉ dụ cấm đạo của vua Minh Mạng.

Ngày 5 tháng 7, Lê Văn Khôi khởi binh ở Gia Định.

Ngày 10 tháng 10, Thánh Lê Tùy bị hành quyết ở Nghệ An.

Ngày 17 tháng 10, Thánh Gagelin Kính bị hành quyết ở Huế.

Ngày 23 tháng 10, Thánh Tống Viết Bường bị hành quyết.

Ngày 2 tháng 12, linh mục Jaccard và linh mục Odorie bị đày đi Lao Bảo (Quảng Trị).

1835: Ngày 8 tháng 9, Thành Phiên An bị quân triều đình đánh chiếm. Thánh Marchand-Du bị bắt đem về Huế và linh mục Giuse Phước, chánh sở Chợ Quán bị hành quyết tại chỗ.

Ngày 20 tháng 11, Thánh Trần Văn Trông bị hành quyết ở Huế.

Ngày 30 tháng 11, Thánh Marchand-Du bị bá đao tại Huế.

1837: Ngày 20 tháng 9, Thánh Cornay-Tân bị xử lăng trì ở Sơn Tây.

1838: 16 tháng 4, một thầy giảng và hai người giúp việc mang thư cho các thừa sai Tây Ban Nha bị bắt. Trịnh Quang Khanh được lệnh truy lùng gắt gao bốn thừa sai Tây Ban Nha đang ẩn trốn ở Nam Định.

25.6, Thánh Đức Giám mục Henares-Minh và Thánh Thầy giảng Đỗ Văn Chiêu bị hành quyết tại Nam Định.

30.6, Thánh Linh mục Đỗ Yến bị hành quyết.

3.7, Thánh Thầy giảng Nguyễn Đình Uyên bị hành quyết.

12.7, Thánh Giám mục Delgado-Y chết trong tù.

15.7, Thánh Linh mục Nguyễn Bá Tuần bị hành quyết.

24.7, Thánh Linh mục Fernandez-Hiển bị hành quyết.

1.8, Thánh Linh mục Nguyễn Văn Hạnh và Vũ Văn Duệ bị hành quyết.

12.8, Thánh Linh mục Đỗ Văn Năm và hai Thánh Giáo hữu Nguyễn Đích và Nguyễn Huy Mỹ bị hành quyết.

21.8, Thánh Đặng Đình Viên, Linh mục bị hành quyết.

5.9, Thánh Nguyễn Văn Tự, Linh mục, và Thánh Hoàng Lương Cảnh (giáo hữu) bị hành quyết.

21.9, Thánh Trần Văn Thiệu (chủng sinh) và Thánh Jaccard-Phan (thừa sai) bị hành quyết.

24.11, Thánh Borie-Cao (giám mục) với Thánh Vũ Đăng Khoa (linh mục) và Thánh Nguyễn Thời Điểm (linh mục) bị hành quyết.

18.12, các Thánh Trương Văn Đường, Nguyễn Văn Mỹ và Vũ Văn Truật bị hành quyết.

1839: 2.4, Thánh Vũ Đình Tước (linh mục Đa Minh) bị hành quyết.

13.6, Thánh Bình Đức Thế và Phan Viết Huy (giáo hữu) bị hành quyết.

18.7, Thánh Đinh Đạt (giáo hữu) bị hành quyết.

26.11, Thánh Đinh Viết Dụ và Nguyễn Văn Xuyên (linh mục Đa Minh) bị hành quyết.

19.12, Thánh Nguyễn Văn Mới, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Vinh (giáo hữu) và Thánh
Bùi Văn Úy và Hà Trọng Mậu (thầy giảng) bị hành quyết.

21.12. Thánh Trần An Dũng (Lạc) và Trương Văn Thi (linh mục) bị hành quyết.

1840: 28.4, Thánh Phạm Khắc Khoan (linh mục triều), Đinh Văn Thành và Nguyễn Văn Hiền (thầy giảng) bị hành quyết.

9.5, Thánh Đỗ Quang Hiển (linh mục Đa Minh) bị hành quyết.

5.6, Thánh Vũ Bá Loan (linh mục triều) bị hành quyết.

10.7, Thánh Nguyễn Khắc Tự (thầy giảng) với Nguyễn Hữu Quỳnh (giáo hữu) và thánh
Toán (thầy giảng Dòng Ba Đa Minh) bị hành quyết.

18.9, Thánh Trạch (linh mục Đa Minh) bị hành quyết.

8.11, Thánh Nguyễn Ngân, Nguyễn Đình Nghi, Tạ Đức Thịnh (linh mục triều), Thánh Cỏn và Thánh Thọ (giáo hữu) bị hành quyết.

12.12, Thánh Phan Đắc Hòa (giáo hữu) bị hành quyết.

1841: 21.1, Vua Minh Mạng băng hà và Vua Thiệu Trị lên ngôi và ban lệnh ân xá: tất cả các tù nhân không Công giáo cũng như Công giáo đều được trở về quê hương.
12.7, Thánh Lê Thị Thành (giáo hữu) bị hành quyết.

1842: 12.7, Thánh Hoàng Khanh (linh mục triều) bị hành quyết.

1843: 15.3, năm thừa sai Pháp bị giam giữ ở Huế được dẫn độ vào cảng Đà Nẵng trao trả cho tàu L’Héroine: Berneux và Galy bị bắt ở Phúc Nhạc ngày 11.4.1841; Charrier bị bắt ở Bầu Nọ ngày 5.10.1841; Duclos và Miche bị bắt ở Phú Yên ngày 2.5.1842.

1844: 17.5, Địa phận Đàng Trong được chia thành hai: Địa phận Đông Đàng Trong (Cochinchine Orientale) và Địa phận Tây Đàng Trong (Conhinchine Occidentale).
31.10, Đức Giám mục Lefèbvre bị bắt tại Cái Nhum và bị giải về Huế.

1845: 15.4, Đức Giám mục Lefèbvre được trao trả cho tàu Alemène.

1846: 27.3, Địa phận Tây Đàng Ngoài được chia làm hai: Địa phận Tây Đàng Ngoài (Tonkin Occidental) và Địa phận Nam Đàng Ngoài (Tonkin Méridional).

7.6, thuyền chở Đức Giám mục Lebèbvre từ Singapore về bị bắt tại Cửa Cần Thơ: Thừa sai Duclor chết trong khi bị giam ở Sài Gòn; Đức Giám mục Lefèbre được giải về Sài Gòn; chủ thuyền Lê Văn Gẫm và những người cùng đi bị giam ở Sài Gòn.

1847: 15.4, tàu Pháp bắn phá cảng Đà Nẵng.

3.5, Vua Thiệu Trị ban hành lệnh chống Công giáo.

15.5, Thánh Lê Văn Gẫm (giáo hữu) bị hành quyết.

4.11, Vua Thiệu Trị băng hà và Vua Tự Đức lên ngôi.

1848: Tự Đức năm thứ nhất.

Địa phận Đông Đàng Ngoài được chia thành hai: Đông Đàng Ngoài (Tonkin Oriental) và Trung Đàng Ngoài (Tonkin Central).

Tháng 3, Hồng Bảo, anh cả của Vua Tự Đức, âm mưu thoán đạt.

Tháng 7, Vua Tự Đức ban hành chỉ dụ truy lùng các đạo trưởng người nước ngoài.

1850: Địa phận Tây Đàng Trong được chia hai: Tây Đàng Trong và Nam Vang. Địa phận Nam Vang bao gồm nước Cambốt và các tỉnh phía Nam Hậu Giang của Việt Nam.
Địa phận Đông Đàng Trong được chia hai: Đông và Bắc Đàng Trong.

1851: Cuối tháng 1, Hoàng Bảo bị bắt quả tang lên thuyền nước ngoài trốn thoát, nhưng được án giảm.

30.3, Chỉ dụ chống Công giáo: đạo trưởng Tây Dương và đạo trưởng bản quốc và những người che dấu đều bị chém ngang lưng vứt xuống sông.

1.5, Thánh Schoeffler-Đông (thừa sai Pháp) bị hành quyết.

1852: 1.5, Thánh Bonnard-Hương (thừa sai Pháp) bị hành quyết.

1853: 3.7, Thánh Phan Văn Minh (linh mục triều) bị hành quyết.

1854: Tháng 3, âm mưu trốn ra nước ngoài của Hồng Bảo lại bị bại lộ. Hồng Bảo bị bắt giam và thắt cổ chết trong tù.

2.5, Thánh Nguyễn Văn Lựu (giáo hữu) bị hành quyết.

18.9, Chỉ dụ chống Công giáo nặng nề hơn.

1855: 15.7, Thánh Nguyễn Kim Thông (giáo hữu) bị hành quyết.

1856: 27.4, Thánh Nguyễn Văn Hưởng (linh mục) bị hành quyết.

25-26.9, tàu Pháp bắn phá cảng Đà Nẵng, vua Tự Đức nổi giận.

1857: 2 tháng 4, Thánh Lê Bảo Tịnh (linh mục) bị hành quyết.

20 tháng 7, Thánh Sanjarjo-An (giám mục) bị hành quyết.

22 tháng 5, Thánh Hồ Đình Hy (quan thái bộc) bị hành quyết.

25 tháng 5, Thánh Đoàn Văn Vân (thầy giảng) bị hành quyết.

7 tháng 5, Chỉ dụ ra lệnh truy nã Công giáo một cách gắt gao.

1858: 28.7, Thánh Sampedro-Xuyên (giám mục) bị hành quyết.

6.10, Thánh Phan Văn Trung (giáo hữu) bị hành quyết.

1-5.11, Thánh Mậu (linh mục Đaminh) bị hành quyết.

1859: 13.1, Thánh Phạm Trọng Án, Phạm Trọng Tả, Phạm Trọng Thìn (giáo hữu) bị hành quyết.

13.2, Thánh Lê Văn Lộc (linh mục) bị hành quyết.

17.2, Pháp chiếm thành Sài Gòn.

11.3, Thánh Cẩm (linh mục Đaminh) bị hành quyết.

28.5, Thánh Trần Văn Hạnh (giáo hữu) bị hành quyết.

31.7, Thánh Đoàn Văn Quý (linh mục) và Thánh Lê Văn Phụng (giáo hữu) bị hành quyết.

1860: 24.10, Thánh Lê Đăng Thi (giáo hữu) bị hành quyết.
3.11, Thánh Neron-Bắc (thừa sai Pháp) bị hành quyết.

1861: 2.2, Thánh Venard-Ven (thừa sai Pháp) bị hành quyết.

16.5, Thánh Đoàn Trinh Hoan (linh mục) và Nguyễn Văn Phượng (giáo hữu) bị hành quyết.

Tháng 7, Ban hành chỉ dụ phân tháp: phân tán người Công giáo vào các làng không Công giáo…

7.11, Thánh Nguyễn Văn Lựu (linh mục triều) bị hành quyết.

29.11, Thánh Trần Văn Tuân (linh mục Đaminh) bị hành quyết.

1.11, Thánh Berrichoa-Vinh và Hermosilla-Liêm (giám mục) với Thánh Almato-Bình (thừa sai Tây Ban Nha) bị hành quyết.

6.11, Thánh Nguyễn Duy Khang (thầy giảng) bị hành quyết.

24.11, Thánh Cuenot-Thể (giám mục) bị hành quyết.

1862: 7.1, Thánh Tuấn (giáo hữu) bị hành quyết.

22.5, Thánh Ngôn (giáo hữu) bị hành quyết.

1.6, Thánh Phạm Quang Túc (giáo hữu) bị hành quyết.

2.6, Thánh Ninh (giáo hữu) bị hành quyết.

3.6, Thánh Lê Văn Đổng (giáo hữu) bị hành quyết.

5.6, Thánh Nguyễn Văn Huyên (giáo hữu) bị hành quyết.

5.6, Thánh Nguyễn Văn Toàn (giáo hữu) bị hành quyết.

5.6, Hòa ước Nhâm Tuất giữa triều đình Huế với Pháp và Tây Ban Nha, trong đó ở điều 2 có quy định về Tự do theo Công giáo.

6.6, Thánh Đinh Văn Dũng, Đinh Văn Thuần, Phạm Văn Dương (giáo hữu) bị hành quyết.

16.6, Thánh Tường, Thánh Tương (hai anh em giáo hữu), Nguyễn, Nhi và Thánh Nguyễn Đức Mạo (tất cả đều là giáo hữu) bị hành quyết.

17.6, Thánh Đa (giáo hữu) bị hành quyết.

1863: Tháng 4, tại kinh đô Huế, cử hành lễ trao đổi các văn bản của Hòa ước Nhâm Tuất đã được quốc trưởng ba nước phê chuẩn. Đức Giám mục Sohier-Bình, Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Trong (tức Địa phận Huế ngày nay) lần đầu tiên xuất hiện tại Sứ quán trong Kinh thành Huế.

Tháng 6, Phái bộ Phan Thanh Giản lên đường sang Pháp điều đình việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam bộ đã nhượng cho Pháp theo Hòa ước Nhâm Tuất. Trong phái bộ có chủng sinh (sau này là linh mục) Phaolô Nguyễn Hoàng của Địa phận Nam Đàng Ngoài (Vinh) với tư cách là thông dịch viên của triều đình và Petrus Trương Vĩnh Ký cũng là thông dịch viên do Soái Pháp ở Sài Gòn cử đi theo giúp phái bộ.

Nguyễn Trường Tộ, một nhân sĩ Công giáo quê ở làng Bùi Chu (thuộc xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An ngày nay) dâng lên triều đình Huế ba bản điều trần đầu tiên: Trần tình khải, Thiên hạ đại thế luận, Giáo môn luận và Tế cấp bát điều.

1864: Tháng 7, khánh thành nhà nguyện và các cơ sở của Dòng Thánh Phaolô (ở 6 đường Tôn Đức Thắng, quận I ngày nay) do Nguyễn Trường Tộ thiết kế và thi công: kiến trúc cơ bản vẫn còn cho tới nay.

1866: Tháng 9, Đức Giám mục Gauthier-Ngô Gia Hậu Đại diện Tông tòa Nam Đàng Ngoài cùng với Nguyễn Trường Tộ được vua Tự Đức cử đi Pháp thuê thầy và mua trang thiết bị xây trường kỹ thuật.

1867: Tháng 6, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Bộ. Phong trào Văn thân bắt đầu ở Nghệ An và Nam Định.

1868: Tháng 3, Đức Giám mục Gauthier với Nguyễn Trường Tộ và các giáo sư được mời về tới Huế, nhà vua rất ân cần và hoan hỉ, nhưng sau đó việc mở trường kỹ thuật ở Huế không thành. Tháng 4 Phong trào Văn Thân chống Pháp và bài Công giáo hoạt động mạnh ở Nghệ An và Nam Định.

1873: Tháng 11, Francis Garnier chiếm thành Hà Nội và một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng.

21.12, Francis Garnier bị tử thương.

1874: Tháng 1, Pháp bắt đầu rút quân. Phong trào Văn Thân chống Pháp và bài Công giáo lại hoạt động mạnh trở lại ở Nam Định, Ninh Bình rồi Thanh Hòa, Nghệ An, Hà Tĩnh…

15 tháng 3, Hòa ước ký kết giữa triều đình Huế và Pháp, thay thế cho Hòa ước 5.6. Điều 9 của Hòa ước dành cho Công giáo được nhiều bảo đảm.

1882: Tháng 4, Đại tá Henri Rivìere được lệnh đem quân ra Bắc Kỳ: ngày 25 tháng 4, chiếm thành Hà Nội…

1883: 22.2, Rivìere chiếm đóng Hòn Gay.

27.3, Rivìere chiếm đóng Nam Định.

19.5, Rivìere bị tử thương. Phong trào Văn Thân chống Pháp và chống Công giáo lại trổi dậy.

25.8 Triều đình Huế ký kết với Jules Harmand Đại diện Pháp, một bản Thỏa ước nhìn nhận sự bảo hộ của Pháp. Thỏa ước này không nhắc gì đến vấn đề tôn giáo.
Thành lập địa phận Bắc (Bắc Ninh) tách từ Địa phận Đông.

1884: 6.6, ký kết Hiệp ước giữa Đại diện triều đình Huế và Pantenôtre, Đại diện Pháp, bổ túc và thay thế cho Thỏa ước Harmand, mặc dầu không nhắc tới nó, Hiệp ước này hủy bỏ Hòa ước 15.3.1874, nhưng vẫn giữ lại những cam kết của phía triều đình Huế liên quan đến Công giáo.

1885: 15.7, binh lính triều đình Huế tấn công đồn Pháp không thành công. Vua Hàm Nghi và một phần triều thần rời bỏ kinh thành vào rừng kêu gọi Cần Vương. Sĩ phu khắp nơi hưởng ứng, đứng lên chống Pháp và chống Công giáo. Những cuộc tàn sát giữa người Việt và người Việt đã xảy ra quyết liệt ở những vùng phong trào Văn thân trước đó đã hoạt động mạnh, như ở Quảng Nam – Quảng Ngãi, Bình Trị Thiên, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình…

1895: 15.4, thành lập Địa phận Hưng Hóa.

1901: 15.4, thành lập Địa phận Phát Diệm.

1909: 12.6, ba linh mục của giáo phận Vinh bị mật thám Pháp bắt và sau đó đày đi Côn Đảo vì tội tham gia chống Pháp: Đậu Quang Lĩnh, Thư ký Tòa Giám mục; Nguyễn Thần Đồng, Quản xứ nhà thờ Chính tòa Vinh; Nguyễn Văn Tường, Quản lý Nhà Chung Xã Đoài.

1913: 31.12, thành lập Địa phận Lạng Sơn.

1925: 20.5, thành lập Tòa Khâm sứ Tòa Thánh ở Việt Nam.

1932: 18.1, thành lập Địa phận Kontum.

7.5, thành lập Địa phận Thanh Hóa.

1933: 11.6, Đức Giám mục tiên khởi Việt Nam, G.B. Nguyễn Bá Tòng, được Đức Thánh Cha Piô XI tấn phong tại đền thánh Phêrô, Vatican.

1936: 9.3, thành lập Địa phận Thái Bình.

1938: 8.1, thành lập Địa phận Vĩnh Long.

1945: 19.8, Cách mạng tháng Tám thành công.

2.9, tuyên ngôn độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

23.9 Nam Bộ kháng chiến.

1954: 21.7, Hiệp định đình chiến tại Genève chia cắt nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17.

1955: 20.9, thành lập Giáo phận Cần Thơ.

1957: 5.7, thành lập giáo phận Nha Trang.

1959: 25.1, Đức Thánh Cha Gioan XXIII loan báo sẽ triệu tập Công đồng Vatican II.

1960: 24.11, Thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Thành lập các giáo phận Đà Lạt, Mỹ Thơ và Long Xuyên.

1962: 11.10, khai mạc Công đồng Vatican II.

1963: 18.1, thành lập Giáo phận Đà Nẵng.

1965: 14.10, thành lập các giáo phận Phú Cường và Xuân Lộc. 8.12 Bế mạc Công đồng Vatican II.

1967: 22.6, thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột.

1975: 31.1, thành lập Giáo phận Phan Thiết.

30.4, Giải phóng thành phố Sài Gòn và toàn Miền Nam Việt Nam.

Tháng 8, Đức Khâm sứ H.Lemaitre rời khỏi Việt Nam.

(trích: Công Giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945-1995)

vũng_nước
22-12-2009, 11:42 AM
Anh chàng MadOxx này ngôn ngữ không chịu nổi.
Đề nghị Admind ban ngay.