PDA

View Full Version : Nơi Chúa ra đời?



KattyNguyen
24-12-2009, 04:11 PM
Mình có 1 thắc mắc, mong được ACE giải đáp, đó là:

Chúa ra đời nơi chuồng chiên hay hang đá nhỉ?

Trong 4 bản Phúc Âm, thì chỉ có Phúc Âm của thánh Mat-thêu và thánh Luca đề cập đến thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Và chỉ có bản Phúc Âm của thánh Luca nói qua 1 chút đến nơi Chúa giáng sinh, đó là: Chúa được đặt nằm trên máng cỏ; mà không nói cụ thể về nơi Chúa ra đời.

Mình thấy nhà thờ Thiên Chúa Giáo nào cũng có "hang đá Đức Mẹ", nhưng vào mùa Giáng Sinh thì các nhà thờ TCG và các gia đình Công Giáo lại dựng "hang đá Chúa giáng sinh" nhưng thực sự lại là chuồng chiên với một vài con chiên, hay con bò gì đó.

Thế là thế nào nhỉ? :106: Hay là có một mặc khải nào đó, nói rõ về điều này?

Ngọc Lục Bảo
24-12-2009, 04:58 PM
Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ.

Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri-a. \
Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-sê từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê, lên thành Bê-lem, miền Giu-đê, là thành vua Đa-vít

vì ông thuộc về nhà và gia tộc với vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên ông cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc đấy đang có thai.
Khi hai người đang ở đó thì bà Ma-ri-a đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt trong máng cỏ vì hai người không tìm được chỗ trong nhà trọ.

Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đ êm canh giữ đ àn vật. Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả xung quanh khiến họ kinh khiếp hãi hùng.
Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay một Đấng Cứu Độ đã sinh cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là đấng Ki-tô Đức Chúa.
Anh em cứ theo dấu chỉ này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ". Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an thế giới cho loài người Chúa thương"
Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời,

những người này bảo nhau: " Nào chúng ta sang Bê-lem để xem sự việc xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết ".

Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.

Thấy thế, họ liền kể lại những điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.

Nghe những người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên.

Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ lại những kỉ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng.

Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, về mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

http://up.anhso.net/upload/20091224/17/o/anhso-08_untitled.jpg




Nhà thờ nơi Chúa giáng sinh được thắp sáng trong đêm.

Tuy nhiên, cách đó khoảng 70km, bên ngoài Nhà thờ Chúa giáng sinh, nơi được cho là chúa Jesus đã chào đời, hàng ngàn người hành hương và người dân địa phương đã kéo về chật kín. Nhiều người trong số họ đến từ Ấn Độ, Canada, Anh, Mỹ.



như vậy chúa giê su hài đồng sinh ra và đựoc đặt nằm trong máng cỏ nơi hang đá lạnh lẻo thành Bê Lem, sau khi các ngưòi chăn chiên chăn bò đựơc thánh thần Chúa chỉ dẫn đến thì liền đi đem các con chiên và bò của mình đến sưỏi ấm cho Chúa hải đồng trong đêm đông lạnh lẽo
nếu trả lời có gì không đúng xin bỏ qua cho

Damsan
24-12-2009, 05:12 PM
LỊCH SỬ HANG ĐÁ GIÁNG SINH

Hang đá Giáng sinh được bắt nguồn từ Thánh Phanxicô Khó Khăn thành Assisi. Phanxicô (1181-1226) trước hết là vị thánh của nhân đức khó nghèo. Vì vậy, ngài có biệt danh là ‘’il Poverello’’ (người nghèo khiêm hạ). Tuy là vị thánh lập Dòng các Anh em hèn mọn (Ordre des Frères mineurs, viết tắt : OFM), ngài tự nguyện là phó tế vĩnh viễn. Hang đá Bê Lem là biểu tượng của khó nghèo.
Vì vậy, thánh nhân yêu mến lễ Giáng sinh. Chính Ngài đã nghĩ ra việc dựng máng cỏ Noël để tôn kính Chúa Hài đồng và Thánh gia.

Trước khi thuật lại chiếc máng cỏ Noël đầu tiên được thực hiện theo sáng kiến của thánh Phanxicô, thiết tưởng nên nhắc lại một tích xưa nói lên nhân đức khó nghèo của thánh lập dòng Phanxicô.
Năm 1223, thánh nhân từ thành Assise đến Rôma để thỉnh cầu Đức Thánh Cha Honorius IV (1210-1287) phê chuẩn luật dòng. Nhân dịp này, Đức Hồng y Hugolin mời thánh nhân dùng bữa trưa cùng với một số vị khác. Thánh nhân tới bàn tiệc, rút trong tay thụng nâu vài mẩu bánh mì đen bình dân vừa xin được ngoài phố, mời các vị khách. Vị giáo chủ không vui trước việc làm của thánh nhân, vì ngài khoản đãi bữa tiệc theo nghi lễ (repas protocolaire). Nhưng tất cả đều vui lòng san sẻ cùng thánh nhân bánh mì xin được. Sau bữa tiệc, vị giáo chủ nói với thánh nhân :
- Người anh em ơi, tại sao lại làm ta phải cực lòng vì phải ăn xin, trong khi con là khách quý của ta ? Con không biết nhà ta chính là nhà của con, và những gì có trong nhà này là của con hay sao ?
- Lạy Ngài, thánh nhân lễ phép thưa lại, bởi vì không có gì làm đẹp lòng Thiên Chúa hơn nhân đức Khó nghèo. Không phải là con muốn làm Ngài phải xấu hổ. Trái lại, con muốn làm vinh danh Ngài nên nghênh đón Chúa ngự trong nhà Ngài. Thiên Chúa đã chấp nhận sống nghèo ở trần gian chỉ vì yêu mến chúng ta.
- Con ơi, ĐHY Hugolin ôm chầm lấy thánh nhân nghẹn ngào nói tiếp, con cứ làm theo ý con đi. Bởi vì, thật rõ như ban ngày, Thiên Chúa ở cùng con. Chính Ngài đã dẫn dắt đường đi nước bước của con.
Sau mẩu đối thoại làm xao xuyến lòng người vừa kể, xin trở lại hang đá của thánh nhân. Theo tác giả Omer Englebert, hai tuần lễ trước Giáng sinh năm 1223, trên đường từ Rôma về Assise, thánh nhân dừng chân ở thị trấn Greccio (khoảng giữa đường từ Roma tới Assise), và gặp Jean Velita, một điền chủ giầu có vừa từ bỏ binh nghiệp để nhập dòng. Kế cận Greccio là dải núi đá bao quanh một thung lũng rộng. Trên núi đá thẳng đứng có một cái hang, được che khuất bằng một hàng cây. Phanxicô nói :
‘Ta mong ước cử hành lễ Giáng sinh để suy tôn Chúa ra đời ở Bê Lem, nhưng làm sao thể hiện được nỗi cơ cực và khổ đau của Ngài ngay từ thuở còn thơ để cứu chuộc nhân loại. Vì vậy, ta xin con làm một hang đá giống như thật với cỏ khô.

Con dẫn theo một con lừa và một con bò, giống như bò lừa đã chầu quanh Chúa Hài đồng năm xưa.’’

http://www.laodong.com.vn/Uploaded_LAODONG/thanhbinh/20081225/noel11.jpg (http://gioitregiaoxutando.wordpress.com/)


Theo Celano kể lại, trong đêm Noël, các anh em ẩn sĩ quanh vùng và dân làng đốt đuốc sáng trưng địa điểm hành lễ. Đoàn người lặn lội men theo đường núi gập ghềnh, khúc khuỷu tới trước hang đá. Bao nhiêu hang động xung quanh dội lại lời ca nguyện của các thầy trợ sĩ, chen lẫn đồng ca điệp khúc của cộng đoàn. Thánh lễ cử hành trên một bàn thờ treo. Thánh nhân bận chiếc áo thụng (dalmatique) của thầy phó tế, giúp vị chủ lễ. Ngài hát bài phúc âm, công bố Tin Mừng cho những người thiện tâm và chia sẻ lời Chúa. Ngài dùng những lời dịu ngọt để nhắc lại sự tích vị ‘‘Hoàng đế nghèo’’ sống trước thánh nhân 12 thế kỷ, chào đời ở Bê Lem. Người ta kêu ngài là Giêsu, hoặc Hài đồng Bê Lem (Enfant de Bethléem). Thánh Phanxicô bắt chước tiếng chiên lừa khi phát âm hai tiếng : ‘’Bethléem’’ (prononçant Bethléem comme un agneau qui bêle). Jean Velita kể lại lúc thánh nhân bắt chước tiếng chiên lừa, hài nhi Giêsu đang ngủ yên trong hang đá chợt thức giấc, nhoẻn miệng cười.
Trong bút ký của thánh Bonaventura có đoạn chép rằng : ‘‘Ba năm trước khi từ trần, thánh Phanxicô quyết định mừng lễ Giáng sinh trọng thể. Sau khi được Đức Thánh Cha cho phép, Ngài sai làm máng cỏ, bảo người mang cỏ khô và dẫn một con lừa và một con bò (il avait obtenu, du pape, les autorirations nécessaires. Il fit donc préparer une crèche, apporter du foin, amener un âne et un boeuf). Máng cỏ Greccio đã ban ơn thiêng cho nhiều người và cho cả những gia súc bị bệnh tới gậm cỏ khô.
Kể từ máng cỏ đầu tiên tại Greccio (1223), hàng năm, tại các giáo đường và tư gia trên khắp thế giới, người ta lại bầy máng cỏ cùng với cây thông để mừng lễ Giáng sinh.


Nguồn: ngonnennho.net

KattyNguyen
24-12-2009, 05:44 PM
Chi tiết Chúa Giêsu được đặt nằm trong máng cỏ sau khi ra đời thì mình hiểu.

Nhưng sao hang đá Giáng Sinh lại như 1 cái lều nhỏ có mái là cỏ khô và xung quanh là đá - mà lại không hoàn toàn là đá nhỉ? Vì Chúa ra đời trong hang đá mà?

Còn hang đá Đức Mẹ mà nhà thờ TCG nào cũng có thì hoàn toàn là đá và có tượng của Đức Mẹ đặt ở bên.

Ý mình muốn hỏi là tại sao lại có sự khác nhau ấy. :106: