PDA

View Full Version : BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU (lời thứ 4+5)



littlewave
10-03-2008, 07:45 PM
BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU (lời thứ 4+5)

Lời Thứ Bốn: "Lạy Chúa tôi, Lạy Chúa tôi, nhân sao Chúa bỏ tôi" Mathêu 27:45-47 Maccô 15:33-36

Tất cả kinh nghiệm của nhân loại Chúa Giêsu đều trải qua và có kinh nghiệm xâu xa trên thập giá. Ngài không biết tội lỗi là gì, nhưng thật ra Chúa không cần biết đến tội lỗi mới có thể làm con người.

Chúng ta nên nhớ rằng chúng ta được cấu tạo nên vô tội và chính tội lỗi đã làm cho nhân loại mất đi căn tính của mình. Và bởi vì Chúa Giêsu đã thật sự là con người hết mình, chúng ta biết rằng Ngài cũng hiểu biết tận tình tất cả những gì là nhân tính của chúng ta, kể cả những sợ hãi yếu đuối, cám dỗ, cô đơn, những dày vò của lương tâm, những nhu cầu chúng ta có đối với Chúa và đối với tha nhân.

Chúa Giêsu kêu lên lời nói thứ bốn trong sự tuyệt vọng cùng cực. Tất cả chúng ta đôi lần cũng đã phải trải qua những giây phút ấy: "Lạy Chúa tôi, Lạy Chúa tôi, nhân sao Chúa bỏ tôỉ" Ðây là tiếng kêu đau đớn nhất của người bầy tôi của Chúạ Theo thánh Maccô và Mathêu đã ghi lại thì khi lời này được thốt ra, một đám mây đen bỗng nhiên kéo đến bao phủ trái đất từ giờ thứ sáu (giờ ngọ) đến giờ thứ chín. Theo thánh Maccô, Chúa Giêsu bị treo trên thập giá cho đến giờ thứ sáu.

Chúa chịu đựng mọi sự xỉ nhục của đám đông, sự bỏ rơi của các môn đệ và cả sự nhạo cười của những kẻ cùng bị đóng đanh với Ngàị Ðây thực sự là một khung cảnh thê thảm nhất trong đời Ngài khi Chúa phải chịu đựng cả sự bỏ rơi lẫn nhạo cườị Hiển nhên là Chúa Giêsu phải nhận biết cảm giác của sự chối bỏ và chế nhạo trong nhân tính của người đờị Ngài đã bỏ cả cuộc đời xả thân cho kẻ khác, và rao truyền vương quốc cuả Thiên Chúa.

Ngay cả trên thập giá Chuá Giêsu cũng dốc hết tàn lực ra để lo lắng cho giáo hội và để tha thứ cho mọi ng+ờị Vậy mà kết quả công trình của Ngài là gì" Ðã có lúc Ngài có cảm tưởng như hoàn toàn vô ích. Ngài như đang phải đối diện với một bức tường trắng hay bị nhốt trong sà lim. Ngài biết là vào những lúc đó con người có cảm tưởng hoàn toàn cô độc và mọi người chung quanh, kể cả Thiên Chúa cũng có thể tự xoay sở mà không cần đến mình. Chúa Gêsu hiểu biết cảm giác của kẻ bị xóa tên trên mặt đất. Ngài bị dày vò bởi nỗi lo âu không thể sống lại, và bởi nỗi nghi ngờ rằng trên đường đời ở một nơi nào đó mình đã chọn một khúc quẹo sai lầm và đã bị lạc đường.

Chúa Giêsu hiểu biết cảm giác cô đơn của những người đã ly dị; những người đang phải tìm quên lãng trong rượu chèma tuý; những người đàn bà bị chồng hành hạ, đánh đập hay bị người ta hãm hiếp; những người đàn ông bị sa thải khỏi sở làm; những người tuyệt vọng hay bị tàn phế.

Chỉ qua nhân tính Chúa Giêsu mới thắc mắc về ý định của Chúa Chạ Ðời sống của Ngài là đời sống gì" Thánh giá của Ngài là thảm trạng của cả cuộc đời công khai của Ngài, và lời nói trên thập giá là khúc quẹo của thảm trạng nàỵ Ðã đến lúc Ngài sẵn sàng chấp nhận cái chết như một món qùa cuối cùng hiến dâng cho nhân loại.

Một khi Ngài đã kêu lên: "Cứ đau đi, cứ chết đi," Ngài đã tìm được niềm vui để vượt qua bóng tối của sự chết và bước vào nơi có ánh sáng. Qua thập giá chúng ta có lý do để hy vọng rằng Thiên Chúa thấu hiểu rõ ràng thế nào là đi trong thung lũng của bóng tối và tử thần, và trải qua nỗi lo sợ bị bỏ rơi, vì Giêsu đã kêu lên: "Lạy Chúa, sao Chúa bỏ tôi"

Chính qua Ðức Kitô chúng ta mới có lý do để tin rằng ngay cả cái chết cũng không chiến thắng được tình yêu trung thành Thiên Chúa dành cho dân người.

Lời nguyện:

Lạy Chúa Kitô! Chúa đã mang thân phận thảm hại của con người cho tới hơi thở cuối cùng.
Chúa đã muốn lãnh chịu tất cả mọi cảm giác ô nhục, bị bỏ rơi để thông cảm những đau thương hấp hối tủi nhục của chúng con.
Chúa đã ban chúng con niềm tin cậy và hy vọng nơi tình yêu bao la và khoan dung của Ngài
Xin nâng đỡ ủi an, và ở bên chúng con trong giờ lâm tử, trong cơn hấp hối, những lúc cô đơn, bị người đời ruồng rẫy bỏ rơi. Amen.

Lời Thứ Năm: "Ta Khát" (Gioan 19: 28-29)

Cái khát của Chúa Giêsu là hậu quả đau đớn của cực hình trên thập giá. Do đó khi chúng ta nghe Chúa Giêsu than rằng Ngài khát, chúng ta được nhắc nhở thêm bằng tiếng nói nhân loại về bí mật của sự dữ và Thiên Chúa phải trả một cái giá quá đắt cho tình yêu trung thành và khoan dung của Ngài.

Nhưng vì lời nói này đến với chúng ta qua Phúc Âm thánh Gioan, chúng ta phải hiểu rằng bên kia nghiã đen còn có một ý nghiã thiêng liêng nữa. Gioan giúp cho ý nghiã này rõ hơn bằng cách thêm rằng: "Chúa Giê su biết mọi sự đã hoàn tất" và do đó để ứng nghiệm lời kinh thánh, Ngài nói, "Ta khát'".

Thánh Gioan nghĩ rằng cái khát của Chúa Giêsu đã đưa lên tột đỉnh ý nghiã của thánh kinh Do Thái. Có lẽ Chúa Giêsu muốn gợi đến một đoạn của thánh kinh này, chẳng hạn, lời than trong Thánh Vịnh 69 trong đó tác giả, hiển nhiên là một người Do Thái chân chính và đau khổ, đã than rằng, "Khi ta khát chúng cho ta uống dấm." Nếu Chúa Giêsu đã nghĩ về thánh vịnh này, thì chính Ngài đang áp dụng cho chính Ngài niềm hy vọng của Israel về một đấng cứu chuộc, và đang nhắc nhở cho chúng ta bằng lời thánh vịnh rằng Thiên Chúa sẽ nghe tiếng kêu của tôi tớ Ngài đang đau khổ và sẽ tái tạo niềm hy vọng của dân người.

Nhưng có lẽ lời Chúa Giêsu áp dụng rộng rãi hơn cho lời viết trong thánh kinh Do Thái và được ứng nghiệm với một ý nghiã xâu xa hơn. Chẳng hạn, chúng ta nhớ rằng trong khi hấp hối ở vường Cây Dầu, Chúa Giêsu cầu nguyện để khỏi uống chén đắng Chúa Cha ban cho Ngài.

"Chén" là một từ ngữ Do Thái mang hai nghiã: nghiã thứ nhất là một chén đắng đầy đau khổ. Các tiên tri như Isaiah (52-17) thường nói về chén thịnh nộ của Thiên Chúa mà Israel sẽ phải uống để đền tộị Và nhà thánh vịnh cũng nói về chén rươu sủi bọt trong tay Thiên Chúa, một chén đầy độc dược mà những kẻ ác nhân sẽ phải uống cạn. Hiển nhiên là Chúa Giêsu muốn được miễn khỏi phải uống chén này - nếu có thể. Ngài cầu xin là Ngài sẽ không phải chịu thử thách đến chỗ cùng cực. Nhưng thần dữ rất mạnh, và biến những kẻ ngây thơ vô tội nhất thành nạn nhân của chúng, ngay Chúa Giêsu cũng không thoát khỏi bàn tay của những đại ác nhân ngu muội.

Chúng ta không hiểu tại sao Ngài phải chịu khổ hình như vậỵ Chúng ta chỉ biết rằng Ngài tự nguyện lãnh nhận một khi Ngài đã ý thúc rằng điều này phải xảy ra như vậy. Ngài học đức vâng lòi qua sự đau khổ phải gánh chịu, và Ngài uống cạn chén thịnh nộ mà đúng ra Ngài không đáng phải tiếp nhận. Ngoài chén thịnh nộ, còn có một chén khác trong thánh kinh: chén chúc lành và tha thứ. Ðây là chén người tôi trung của Thiên Chúa nâng lên để chúc lành cho Người.

Lại còn có ý niệm rằng chính Thiên Chúa là loại chén này, chén chúa đựng vận mạng của dân Người và được Người ban cho uống. Và do đó, khi Chúa Giêsu nói, "Ta khát," Ngài làm ứng nghiệm lời thánh kinh vì Ngài uống chén Thiên Chúa ban chọ Ðây vừa là chén thịnh nộ vừa là chén chúc lành: chén thịnh nộ vì qua nó bí mật của sự dũ đuợc trút cạn; đây cũng là chén chúc lành, vì qua khổ đau, Chúa Giêsu tự mình khám phá ra với kinh nghiệm người trần, để rồi bầy tỏ ra cho chúng ta thấy tình yêu vĩnh củu và trung thành của Thiên Chúa.

Thiên Chúa là thức ăn và của uống cho dân Người; Ngài chính là sự sống nếu họ tin lòi Ngài - nếu họ ăn và uống những gì Ngài ban cho nhưng không - họ sẽ đưọc sống. Tiên tri Isaiah nói: "Hãy đến với Ta, tất cả những ai đang khát, hãy chú ý, hãy đến với Ta; hãy nghe Ta và linh hồn các ngươi sẽ được sống" (55:1).

Và Chúa Giêsu nói: "Ta khát," biết rằng mọi sự đã hoàn tất và muốn cho lời kinh thánh đuợc ứng nghiệm hoàn toàn. Qua lời trên thập giá, Chúa Giêsu bát đầu được đổ tràn đầy vinh quang của Chúa Cha cũng như sa mạc khô cằn được sống lại bởi những trận mưa đầu xuân. Và khi Ngài tiến vào Vương Quốc, chúng ta thây nơi Ngài một sụ nhắc nhở rõ ràng cho rằng chúng ta cũng được Thiên Chúa tạo dựng. Cũng như giáo lý đã dạy chúng ta một cách rõ ràng và giản dị rằng chúng ta được tạo dựng nên để biết, để yêu, và để phụng sự Thiên Chúa, để cho chúng ta sẽ đuợc hạnh phúc với Ngài đến muôn đời.

Bất cứ cái gì thấp hơn Thiên Chúa có thể cũng tốt đẹp, nhưng không làm cho chúng ta hài lòng lâu dài. Và do đó khi chúng ta cảm thấy bất an và đau khổ, có lẽ chúng ta đã đang tìm sự bình an và hạnh phúc nơi những thú vui vật chất đắt giá đang mời gọi chúng ta. Ðể ứng nghiệm lời kinh thánh và để buộc chúng ta phải chú ý đến sự bình an vĩnh cửu, Chúa Giêsu đã hỏi trong bữa tiệc ly, "Ta há không phải uống chén mà Cha Ta ban cho Ta sao"" Và chính Ngài đã trả lòi câu hỏi này khi Ngài bịtreo trên thập giá và kêu lên, "Ta khát."

Lời Nguyện:

Lạy Chúa chúng con đã từng được nghe giảng rằng "Những thèm khát của con tim nhân loại không thể đưọc thỏa mãn bởi bất cứ những gì con mắt thường nhìn thấy hay bàn tay con người có thể nắm lấy."
Thực vậy chúng con là những kẻ đói khát công lý, sự thật, vẻ đẹp, và tình yêu Thiên Chúạ Và chỉ với Chúa chúng con mới được hoàn toàn hạnh phúc.
Xin Chúa luôn luôn nhắc nhở chúng con nhu Ngài đã nói với các tông đồ trong bũa tiệc ly, và với cả nhân loại trên thập giá rằng Chúa đã chịu khổ nạn để cho lời kinh thánh đuọc ứng nghiệm, để chúng con biết ý nghiã của chén đắng, ý nghiã của thánh giá, và ý nghiã của sự thèm khát đưọc yên nghỉ trong tình yêu trung thành, khoan dung và vĩnh cửu của Ngài. Xin nhắc chúng con ràng chúng con được tạo dựng nên để biết Chúa, yêu Chúa, và phụng sự Chúa, để sau này chúng con đưọc huởng hạnh phúc vĩnh cửu bên Ngài. Amen.