PDA

View Full Version : Chuyện vui...Chuyện buồn



sake
06-01-2010, 08:40 PM
Một số chuyện vui buồn tại Việt Nam trong năm 2009 (http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1508:mt-s-chuyn-vui-bun-ti-vit-nam-trong-nm-2009&catid=26:linh-tinh&Itemid=46)

Thứ tư, 06 Tháng 1 2010 15:20
http://tonggiaophanhue.net/home/images/blank.png (http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?view=article&catid=26%3Alinh-tinh&id=1508%3Amt-s-chuyn-vui-bun-ti-vit-nam-trong-nm-2009&tmpl=component&print=1&layout=default&page=&option=com_content&Itemid=46)


Cuối năm 2009, các cơ quan truyền thông có kể lại nhiếu chuyện vui buồn ở trong nước. Xin ghi lại một số chuyện để cùng nhau suy nghĩ. Những câu chuyện này đều được chúng tôi viết lại cho độc giả dễ đọc hơn.


NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG CỦA CÔ BÉ "TÍ HON"

Báo Công An Nhân Dân online ngày 31.12.2009, có kể lại chuyện một cô gái phi thường ở Quảng Nam, đó là cô Trương Thị Thương.
Năm nay cô Thương đã 20 tuổi, nhưng dáng người thấp củn, khó nhìn, cao chỉ 50cm và nặng chỉ 13kg. Tuy nhiên, cô được thầy giáo, cô giáo cũng như bạn bè biết đến như một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó trong học tập. Cô đang là học sinh lớp 11C5 của Trường Trung Học Phổ Thông Chu Văn An ở Quảng Nam và đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học.
Bà Lương Thị Huệ, mẹ của cô Thương kể lại: Thương lọt lòng mẹ không cất tiếng khóc chào đời, với hình dánh làm nhiều người kinh hãi, còn bà thì nước mắt đầm đìa. Bà cho biết: "Khi đó, mọi người khuyên tôi nên đem nó đặt ngoài đường, ai thương thì nhặt đem về nuôi. Tôi một mực không chịu, vì đó là giọt máu mà tôi đứt ruột sinh ra".
Tuy nhiên, cô bé tật nguyền tưởng chừng "bỏ đi" đó đang làm được những điều mà nhiều người bình thường ở vùng quê nghèo như vùng quê của cô rất khó làm được: Theo đuổi giấc mơ vào đại học!
Tuổi thơ Thương lớn lên với đôi chân mềm nhũn không thể đi lại, lê lết khắp góc nhà trẻ, lủi thủi chơi một mình. Phải lên đến 6 tuổi, em mới biết ngồi và biết nói. Tuy nhiên, bà Huệ cho biết: "Đến tuổi tới trường, nó cứ nằng nặc đòi đi học. Sợ nó không theo kịp bạn bè, nhưng vì muốn con vui nên chúng tôi cũng chiều nó.”
Từ đó, hàng ngày Thương được bố là ông Trương Công Bảy đưa đi đến lớp và đón về. Được đi học, Thương vui cười suốt ngày. Hai năm sau, bố Thương đổ bệnh nằm liệt giường, mọi công việc đè nặng lên vai mẹ em. Thương phải gián đoạn việc học mất 3 năm. Sau khi bố đỡ bệnh, Thương lại được tới trường.
Dù ngày hè oi ả hay mùa đông lạnh giá, mọi người vẫn thấy Thương nằm gọn trong đôi tay của bố đều đặn đến trường. Những sinh hoạt thường ngày, em phải cần đến sự giúp đỡ của người khác. Bà Huệ, mẹ em Thương giải thích: "Lúc còn nhỏ, trong khi vui đùa, Thương bị gãy mất cánh tay trái. Gia đình quá khó khăn nên tôi chỉ bó tạm bằng lá thuốc tự kiếm, cánh tay em từ đó cũng vĩnh viễn bị tật nguyền. Giờ nó chỉ còn mỗi cánh tay phải hoạt động còn toàn thân thì mềm nhũn.”
Ở trường, Thương chỉ ngồi một chỗ dõi mắt theo các bạn vui đùa một cách thèm thuồng. Nhưng niềm đam mê con chữ đã xoá tan đi những u buồn, chán nản trong em. Những lúc rảnh rỗi, Thương còn hướng dẫn cậu em út học bài.
Với một cơ thể bị tật nguyền bẩm sinh, Thương thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau hành hạ. Thương cho biết: "Lúc trái gió trở trời là toàn thân em đau nhức, những lúc đó em cảm thấy rất chán nản và muốn buông xuôi tất cả. Nhưng nhìn thấy bố đau ốm liên miên, mẹ lại tất bật suốt ngày, em lại lao vào học tập để quên đi sự đau đớn ấy" -
Hằng ngày, em vẫn "chạy đua" cùng các bạn đồng trang lứa, để rồi giấc mơ giảng đường đại học trong em ngày một gần hơn.
Trong các môn học, Thương thích nhất là môn tin học với ước mơ sau này có thể trở thành một kỹ sư máy tính.
Ông Lê Phước Xưng, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho biết: "Không được bình thường như bạn bè nhưng Thương rất yêu đời, lạc quan và vui tính. Chúng tôi nhận thấy ở em một nỗ lực vươn lên rất lớn trong học tập".
Tuy nhiên, con đường chinh phục ước mơ của em còn quá nhiều chông gai. Cơn bão số 9 quét qua các tỉnh miền Trung vừa rồi đã cuốn đi bao nhiêu tài sản của gia đình, chiếc máy tính để bàn cũ rich, "người bạn thân nhất" của em, cũng trôi theo dòng nước lũ.
Bà con làng trên xóm dưới thấy Thương nỗ lực học hành, cũng ra sức động viên, giúp đỡ. Điều đó làm cho Thương dần quên đi những mặc cảm, chán nản của bản thân. Nói đến giấc mơ và hy vọng của mình, Thương tâm sự: "Em chỉ mong cho bố hết bệnh, mẹ đỡ vất vả hơn. Em mong mình ít bị đau ốm, đầu óc luôn minh mẫn để tiếp tục việc học hành, sau này có thể tự lo lắng cho bản thân!"


CHUYỆN MỘT CÔ GÁI BỊ LỪA BÁN Ở LẠNG SƠN

Cũng trên báo Công An oneline ngày 31.12.2009, một chuyện đau buồn khác cũng đã được tường thuật lại:
Cô Hà Thị Thanh H. sinh ra trong làng quê nghèo heo hút của xã Long Thành, tỉnh Yên Bái. Nhà nghèo, nên học đến lớp 7 cô phải bỏ học giữa chừng để đi làm phụ hồ xây dựng giúp đỡ bố mẹ. Chưa từng ra khỏi làng để đi bất cứ đâu, vì thế đối với cô xung quanh đều lạ lẫm và mới mẻ. Vì vậy khi được một người con trai vừa đến làm trong đội phụ hồ rủ về quê anh ta ở Thái Nguyên chơi, cô gái mới lớn vô cùng phấn khích. Sợ bố mẹ không cho đi, cô liền bí mật trốn đi.
Cô không bao giờ quên được cái ngày hôm ấy, ngày 27.4.2008, ngày đã khiến cho cuộc đời cô thay đổi hoàn toàn. Cô cho biết sáng sớm hôm ấy, cô và anh Đại đã ra bến xe Yên Bái để cùng đi Thái Nguyên. Vừa về đến bến xe Thái Nguyên, đã có ông chú của anh ta ra đón. Cô thấy họ thật chu đáo, nhưng không ngờ rằng họ đã chuẩn bị sẵn một cái bẫy hoàn hảo để đem cô đi bán. Người chú đã rủ cả hai đi lên biên giới chơi, tiện thể lấy hàng, cô cũng không mảy may nghi ngờ, liền vui vẻ lên đường. Sau một chặng đường dài chuyển đến mấy lượt xe, họ cũng đến biên giới. Mệt nhưng sự háo hức vẫn không vơi đi trong lòng cô gái trẻ. Họ cùng vượt đồi để sang Trung Quốc. Một chiếc xe taxi chờ sẵn đưa họ về một nơi có rất nhiều dãy nhà trọ, và cô thấy mọi người nói bằng một thứ tiếng mà cô lần đầu tiên mới được nghe. Cho dến khi cô bị nhốt vào trong phòng kín, một bà nói tiếng Việt mới xuất hiện và nói cho cô biết bà ta đã mua cô bằng rất nhiều tiền, cô mới hay mình đã bị bán vào nhà chứa.
Mỗi ngày cô chỉ được ăn một bữa, hằng đêm chúng đưa cô đi tiếp khách và canh chừng rất kỹ lưỡng. Nhiều lúc cô chỉ nghĩ đến cái chết. Nhưng nghĩ đến bố mẹ ở quê nhà, nghĩ đến những kẻ đã lừa bán mình, cô đã bỏ trốn nhiều lần, song đều bị bắt trở lại, bị đánh đập dã man.
Có lần đi tiếp khách, cô đã xin gọi nhờ điện thoại và cô đã gọi về được cho gia đình ở quê. Nhờ vậy, bố mẹ cô biết được con mình đã bị bán sang Trung Quốc nên đi trình báo Công an tỉnh Yên Bái. Từ những thông tin do Công an tỉnh Yên Bái cung cấp, Phòng Cảnh Sát Điều Tra tội phạm ở tỉnh Lạng Sơn đã mở cuộc truy tìm thủ phạm. Sau nhiêu ngày điều tra, Công an Lạng Sơn đã xác định được địa điểm cô Hà Thị Thanh H. bị giam giữ và tổ chức phối hợp với Công an thị tứ Bằng Tường ở Trung Quốc giải cứu cho nạn nhân. Vào hồi 16 giờ (giờ Bắc Kinh) và 15 giờ (giờ Việt Nam) ngày 28.12.2009, tại cửa khẩu Tân Thanh ở Pò Chài, cô Hà Thị Thanh H. được tiếp nhận về Việt Nam. Đây là trường hợp nạn nhân bị lừa bán thứ 48 được Phòng CSĐT tội phạm tỉnh Lạng Sơn giải cứu trong năm qua.
Cô Hà Thị Thanh Hát, 19 tuổi, cho biết khi đã trở về đến Phòng CSĐT tội phạm Công an tỉnh Lạng Sơn rồi mà cô vẫn cứ ngỡ mình đang mơ.
Ngày 26.7.2008, kẻ buôn người là Nguyễn Trọng Đại, 20 tuổi, hộ khẩu thường trú ở Quân Chu, Đại Từ, Thái Nguyên, đã bị lực lượng Công an Lạng Sơn bắt quả tang ngay tại đường biên giới khi đang đưa một cô gái nữa đi bán. Hắn khai nhận cùng với hai đối tượng giả danh làm ông chú họ đã lừa bán tổng cộng 7 cô gái, trong đó có em Hà Thị Thanh H. ở Yên Bái.


PHÓ CHỦ TỊCH HUYỆN ĐÁNH NGƯỜI GIÀ

Báo Thanh Niên online kể lại: Ngày 31.12.2009, bà Lê Thị Chiếm, 60 tuổi, ngụ ở thị trấn Mộc Hóa, Long An, cho biết ông Trần Hoài Bảo, Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa đã đến nhà bà để đưa 5 triệu đồng gọi là bồi thường thiệt hại và xin bà rút đơn tố cáo hành vi đánh dân của ông.
Ngày 24.12.2009, bà Chiếm dắt hai cháu ngoại đến Nhà văn hóa thiếu nhi Huyện Mộc Hóa chơi trò ngồi trên vịt điện tử. Do người quá đông, bà Chiếm không thể chen mua vé đành nhờ một người đàn ông đứng gần mua hộ. Bà Chiếm vừa mở lời nhờ mua giúp thì ông ta nạt nộ bằng lời lẽ thiếu tế nhị. Trong lúc lời qua tiếng lại, người này vung tay đấm thẳng vào mặt bà chảy máu. Đánh xong, ông ta thách thức bà Chiếm đi kiện tại UBND Huyện Mộc Hóa, vì ông là đương nhiệm chức vụ Phó Chủ Tịch UBND huyện này!
Sau khi đến bệnh viện điều trị xong vết thương, bà Chiếm gửi đơn đến các cơ quan pháp luật tố giác hành vi đánh dân của ông Bảo. Khi có đơn tố giác, ông Bảo mới mang tiền đến nhà bà Chiếm bồi thường thiệt hại và xin lỗi.


CÂU CHUYỆN “NÓ”

Báo Tuổi Trẻ online hôm 5.1.2010, 08:08 có đăng câu chuyện “Nó” như sau:
Quê nó ở Quảng Trị, một vùng đất hẹp miền Trung quanh năm đầy gió Lào và cát trắng. Năm ngoái nó đậu đại học ở Hà Nội, một miền đất xa xôi, lạ lẫm mà nó chưa đến bao giờ. Ở đây, dần dần nó cũng quen với nhiều bạn bè và cuộc sống chốn phồn hoa.
Đối với những đứa bạn đa số là người miền Bắc này thì giọng nói của nó nghe rất lạ tai. Lần đầu vào lớp, nó tới gặp một số bạn để làm quen: "Chào mấy bạn, miềng là Cường tới từ Quảng Trị, cho miềng làm quen nhé, các bạn tên chi rứa?". Lập tức bao nhiêu ánh mắt đổ dồn về phía nó, nhìn nó như người ngoài hành tinh xuất hiện. Nó đỏ mặt, chạy về chỗ ngồi, mặt cúi gằm chẳng dám nhìn ai cả.
Đang ngại ngùng bỗng có người tiến về phía nó, nhẹ nhàng hỏi: "Bạn đến từ miền Trung hả? Chào bạn, mình là Hương, mình thích đến miền Trung chơi lắm nhưng chưa có dịp, bạn kể cho mình nghe về nơi đó nghe, chúng ta kết bạn nhé”. Nó ngạc nhiên ngước mắt lên, đó là một cô gái có khuôn mặt dễ thương hiền lành. Nó khẽ mỉm cười rồi gật đầu nói: "Ừ, rứa à, cám ơn bạn".


LẦN ĐẦU TIÊN CHÍNH QUYỀN CHO PHÉP CỬ HÀNH GIÁNG SINH TẠI



BA TỈNH PHÍA BẮC.

Theo bản tin của hãng thông tấn Ucanews ngày 29.12.2009, Đức Cha Vũ Huy Chương, Giám mục Hưng Hóa, cho biết chính quyền tỉnh Điện Biên đã chính thức mời ngài đến trụ sở và cho phép các tín hữu địa phương được tự do tham dự các cuộc cử hành trong dịp Lễ Giáng Sinh.
Trong quá khứ, chính quyền địa phương tại ba tỉnh Điện Biên, Sơn La và Lai Châu kiểm soát chặt chẽ các sinh hoạt tôn giáo và không cho các linh mục đến cử hành thánh lễ, kể cả lễ Giáng Sinh. Đức Cha Chương nói rằng năm nay ngài đã làm đơn từ đầu tháng 12 năm 2009 để xin phép cử hành thánh lễ cho giáo dân tại ba tỉnh này. Trước đây chính quyền địa phương không trả lời hay không muốn gặp gỡ ngài.
Đây là lần đầu tiên ngài có thể dâng lễ Giáng Sinh cho khoảng 500 người Công giáo tại tư gia của hai người Công giáo. Linh mục Nguyễn Trung Thoại cử hành lễ Giáng Sinh cho khoảng 1.500 người tại ba nơi trong tỉnh Sơn La, còn Linh mục Phạm Thanh Bình, cha xứ Sơn La trong tỉnh Lào Cai, cũng đã dâng thánh lễ Giáng Sinh cho khoảng 700 người trong tỉnh này.
Đức cha Chương nói rằng ngài hy vọng trong tương lai Giáo hội địa phương sẽ được phép xây nhà thờ và cử linh mục đến phục vụ người Công giáo tại ba tỉnh nói trên.
Theo các số liệu được Toà Giám Mục Hưng Hóa cung cấp, các tỉnh Điện Biên và Sơn La mỗi tỉnh có khoảng 2,000 người Công giáo. Riêng tại Lai Châu chỉ có khoảng 1000 người. Ngài nói: “Vì sợ chính quyền, nhiều người vẫn chưa dám thực hành đạo công khai”.
Được biết vào thập niên 60, người Công giáo từ các tỉnh Nam Định và Thái Bình đã đến lập nghiệp tại ba tỉnh này.


THEO CHÂN TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI LÊN RỪNG DÂNG LỄ NOEL

Đoàn chúng tôi rời Hà Nội khi trời bắt đầu về chiều, vượt qua những đoạn đường đầy xe cộ ồn ào bụi bặm, xe đưa chúng tôi lên vùng núi Hòa Bình. Dọc đường đi, thảng hoặc qua các xứ đạo mới thấy không khí Noel với đèn ông sao trang hoàng quanh các nhà thờ, trước cửa gia đình giáo dân, còn núi rừng vẫn âm u xám xịt bởi trời chiều thiếu nắng. Trên tuyến đường, những chiếc xe máy phóng ào ào bạt tử, không mũ không nón, chở ba người cứ lao vùn vụt, những con đường Tây Bắc vẫn lặng lẽ như không hề hay biết gì đến không khí rộn rã nơi đô thành.
Đoàn chúng tôi đi sau chiếc xe của Đức TGM Ngô Quang Kiệt dẫn dầu, cả đoạn đường dài người lái xe chưa thạo đường đã bị lạc lối hơn cả chục cây số phải quay đầu lại vừa đi vừa hỏi đường lên Mường Cắt, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình.
Dọc đường đi, trời tối dần, chúng tôi qua các thị trấn rồi tiến vào những đoạn đường núi, lên dốc rồi lại xuống đèo. Chỉ có đoạn đường khoảng 150km mà chúng tôi đi mất gần 4 tiếng đồng hồ. Những khúc quanh co, đèo dốc làm các cháu sinh viên đua nhau nôn thốc nôn tháo.
Từ xa, ngôi sao sáng bằng những bóng đèn neon ghép lại như ngôi sao nào trong đêm Giáng sinh đã chỉ đường cho Ba Vua đến thờ lạy con Thiên Chúa Giáng trần thì nay đã dẫn chúng tôi đến xứ Mường Riệc.
Nhà thờ Mường Riệc đang được xây dựng lại khá đẹp, giáo dân tiếp chúng tôi hết sức vui mừng, phấn khởi khi nói về công trình này với tất cả niềm tự hào và hy vọng của họ. Giáo dân ở đây cho biết, mới mấy năm gần đây, chúng tôi giữ lại được khu đất này để làm nhà thờ mới, xây được ngôi nhà tạm chỉ hơn một năm nay thôi, còn trên Mường Cắt thì đã bị lấy làm của công.
Lịch sử Xứ đạo Mường Cắt là một lịch sử đầy đau thương, giáo dân ở đây đa số là người Mường.
Như bất cứ xứ đạo nào trên đất nước này thời Cộng sản, câu chuyện về tài sản, đất đai ở đây cũng là câu chuyện dài kỳ. Mường Cắt xa xôi, heo hút, đất đai mênh mông rộng lớn nhưng đất đai tài sản của nhà thờ cũng không thoát khỏi cảnh bị chiếm đoạt.
Khu nhà thờ gồm cả nhà xứ, nhà nguyện và một số hạng mục khác phục vụ cộng đồng đã được xây ở đây từ lâu đời. Bỗng nhiên, một ngày xấu trời, giáo dân lặng người nhìn người ta tháo nhà xứ để xây dựng “nhà văn hóa”...
Còn nhớ cách đây vài ba năm, khi Đức TGM Kiệt đến Mường Riệc cho một số trẻ em chịu phép Thêm sức, có ý thăm Mường Cắt. Cha xứ đã báo trước cho bên quản lý “nhà văn hóa” biết và họ đã đồng ý mở cửa khu vực đó để Đức TGM vào viếng nhà thờ. Nhưng đến giờ Đức TGM tới họ trốn biệt, đành đứng ngoài trông vào mà thôi.
Linh mục quản xứ đã nhiều lần làm việc với chính quyền Hòa Bình và họ cũng đã nhiều lần hứa giải quyết. Nhưng, để thực hiện lời hứa thì hãy cứ… đợi. Vì vậy đêm nay, giáo dân Mường Cắt phải đón Đức TGM và Chúa Hài đồng Giáng sinh ngoài bãi đất trống cạnh ngôi nhà thờ đơn sơ bé nhỏ và “nhà văn hóa” mốc meo.
Nhưng thật là lạ, bên bậc thềm của sân khấu Giáng sinh ở Mường Cắt, có hai lẵng hoa khá đẹp, một của Công an tỉnh Hòa Bình, một của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND và UBMTTQ tỉnh Hòa Bình chúc mừng Giáng Sinh! Không rõ những lẵng hoa này được mang từ đâu tới, nhưng nó đã hiện diện nơi đây.
Những món quà giáo dân Mường Cắt mang đến tặng Đức TGM và đoàn là vài chai mật ong và một bao tải sắn củ. Thật là lễ bạc lòng thành, đó mới là điều đáng quý.
Thánh lễ đêm Noel được cử hành thật sốt sắng và cảm động giữa trời đêm miền núi rừng. Hàng ngàn con người ngồi giữa bãi nhìn lên sân khấu như nuốt lấy từng lời của Đức TGM. Họ tỏ sự vui mừng bằng tất cả những gì có thể, họ hân hoan khi Đức TGM nói:
“Mường Cắt hôm nay, như Betlehem xưa, nơi nghèo nàn đơn sơ nhưng đã được Chúa chúc phúc, mọi Thiên thần, mọi tâm hồn, thần thánh đổ về đó vì nơi đó có Chúa giáng trần. Hôm nay, các anh chị em giáo hữu cũng rời bỏ nơi đô thị phồn hoa về đây với Mường Cắt để đón Chúa Hài đồng”.
Sau Thánh Lễ, Đức TGM phát quà cho những người tham dự Thánh lễ, không phân biệt tôn giáo. Tất cả hân hoan, phấn khởi và hết sức xúc động bên vị Cha chung hôm nay đã đến với họ trong cảnh khó nghèo.


MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ

Một số tình trạng biểu tượng như đã nói trên không phải chỉ xẩy ra ở Việt Nam hay trong các nước cộng sản mà đang xẩy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, các nước ở Phi Châu...
Như chúng tôi đã nói nhiều lần, để cải thiện tình trạng này, 189 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã họp tại trụ sở Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ở New York từ ngày 6 đến 8.9.2000, đưa ra bản Tuyên Ngôn Thiên Niên Kỷ, nhất quyết phấn đấu để đạt được 8 Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals) vào năm 2015. Tám mục tiêu đó được tóm lược như sau:
1.- Triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn;
2.- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
3.- Nâng cao bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ;
4.- Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em;
5.- Cải thiện sức khỏe bà mẹ;
6.- Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác;
7.- Đảm bảo sự bền vững của môi trường;
8.- Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển.
Để thực hiện những mục tiêu này, các tuyên ngôn, tuyên cáo, kháng thư, bản liên tiếng... chẳng giúp được gì. Phải có tầm nhìn lớn hơn và xa hơn. Phải bắt tay vào việc. Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các quốc gia huy động thêm các nguồn lực và đầu tư công cộng đem lại lợi ích cho người nghèo.
Hôm 19.6.2003, tại St. John Lateran Convent of the Dominicans, Đức Hồng Y Jaime Ortega Alamino, Tổng Giám Mục Havana, Cuba, đã tình bày về đề tài “Những quan tâm và sự dấn thân của Giáo Hội đối với tương lai của đất nuớc Cuba”. Ngài xác định:
“Thông thường, điều mà chúng tôi phải làm là hiệp thông với mầu nhiệm thánh giá; trong mọi trường hợp, số phận của chúng tôi là chịu đau khổ, và chúng tôi có thể phải chịu đau khổ và chết. Nhưng không chết cho lý do này hay lý do kia, mà chết cho tình yêu, cho phục vụ, cho hòa giải, cho sự tốt lành của nhân loại”.


Lữ Giang (05.01.2010)



Nguồn: tonggiaophanhue.net