PDA

View Full Version : Tìm hiểu Dòng Thánh Tâm Huế



sake
15-01-2010, 09:37 AM
Tìm hiểu Dòng Thánh Tâm - Huế (http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1552:tim-hiu-dong-thanh-tam-hu&catid=43:tu-lieu&Itemid=67)


http://tonggiaophanhue.net/home/images/blank.png (http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?view=article&catid=43%3Atu-lieu&id=1552%3Atim-hiu-dong-thanh-tam-hu&tmpl=component&print=1&layout=default&page=&option=com_content&Itemid=67)




http://tonggiaophanhue.net/home/images/stories/dong%20thanh%20tam.jpg


Dòng Thánh Tâm - Huế




SƠ LƯỢC NHỮNG BƯỚC ĐẦU HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỄN HỘI DÒNG TU SĨ GIÁO GIẢNG VIÊN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU


GIÁO PHẬN HUẾ ( từ 1923 – 1940 )

* Năm 1923 : (Đức Cha Allys)
Nếu sự trở lại của lương dân không tiến triển một cách tỏ tường hơn, phần lớn chính vì thiếu nhân sự dạy dỗ. Để chữa trị tình trạng này, chúng tôi lo thiết lập một tu hội gồm những Giáo Giảng Viên đạo đức và có học vấn, để rồi với bằng cấp họ có được, họ sẽ có thể điều hành các trường giáo xứ, dưới sự chăm sóc và hướng dẫn của hàng giáo sĩ. Để thực hiện công trình này, chúng tôi hy vọng Chúa Quan Phòng sẽ giúp chúng tôi, như đã giúp cho việc thiết lập Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm giờ đây đã được bảo đãm.
* Năm 1924: (Đức Cha Allys)
Trường Sư phạm của chị em bản xứ Con Đức Mẹ Vô Nhiễm đang trên đường thịnh đạt, hai chị Dòng Thánh Phaolô tận tâm lo việc giáo dục các nhà giáo tương lai của chúng tôi lấy làm hoan hỉ về các học trò của mình.
Về phần trưòng Sư phạm để lo cho các trẻ nam, có thể bắt đầu thực hiện được. Nếu không có gì trở ngại, tôi thiết nghĩ vào năm tới, ngôi nhà đang được xây dựng sẽ có thể nhận vào một số trẻ dự định trở thành các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm Chúa Giêsu.
* Năm 1925: (Đức Cha Allys)
Chính Chúa Quan Phòng đã cho lập nên Đan viện Đức Bà Annam (Phước Sơn), Tu viện các Chị Em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Cộng đoàn Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cộng đoàn này mới chỉ có các thỉnh sinh, nhưng cơ sở khá đầy đủ.
Trong ba cộng đoàn tu trì này, cộng đoàn đầu tiên cốt để giúp các Vùng Truyền giáo bằng lời cầu nguyện, việc hãm mình và thánh hoá mọi phần tử của mình. Hai cộng đoàn khác có mục đích cung cấp cho chúng tôi các giáo giảng viên, các nhà giáo dục nam và nữ. Trong số 24 chị em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm đi thi bằng yếu lược, có 22 chị em đã trúng tuyển, hiện nay khoảng 10 chị em đang chuẩn bị thi Bằng Tốt nghiệp Pháp-Việt (Etudes Franco- indigènes).
Tôi cũng mong ước và tin tưởng rằng các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm trong tương lai cũng sẽ nhanh chóng đạt được những kết quả đó và có khi còn hơn nữa; điều này càng dễ dàng cho họ khi hai trong số họ đã có Bằng Tốt nghiệp Pháp-Việt và nhiều người khác đang theo học trong một thời gian tại trường các Sư Huynh hoặc các trường nhà nước bảo hộ.
* Năm 1926: (Đức Cha Allys)
Giả như ít nữa các linh mục coi sóc các xứ đạo hiện đang bề bộn công việc và đang lao tâm, lao lực, có được những giáo giảng viên trợ lực, nhưng than ôi, số nhân sự cần thiết nầy đang bị thiếu hụt! Để cứu vãn phần nào và tuỳ hoàn cảnh cũng như tài lực cho phép, một số linh mục thuê tạm những người giáo hữu để dạy kinh cho các dự tòng, còn việc giáo dục đào tạo vẫn luôn là phần của cha sở. Trong vài năm nữa, liệu Miền Truyền Giáo có cung cấp được cho tất cả các linh mục có nhu cầu các giáo giảng viên và các nhà giáo đạo đức hay chăng? Có thể hy vọng điều đó, miễn là Chúa Quan Phòng là Đấng đã cho lập nên các trường sư phạm của các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm Chúa Giêsu và Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, cung cấp gì đó để duy trì họ về mọi mặt. Trong lúc chờ đợi, tất cả các linh mục chúng tôi sẽ phải làm việc cật lực với những phương tiện ít ỏi do sức riêng của họ tìm kiếm được.
* Năm 1928: (Đức Cha Allys)
Xin Chúa Quan Phòng khấng ban cho chúng tôi những phương tiện thực tiển để tăng thêm số trường tiểu học của chúng tôi, hiện chỉ mới có 4 trường, và để thiết lập nhanh nhất có thể, một tại Tam Toà, họ đạo rất phồn thịnh ở gần Đồng Hới, tỉnh lỵ của Quảng Bình, một ở Thạch Hãn, trong thành phố Quảng Trị và một trường thứ ba ở Phủ Cam đang có nhu cầu khẩn thiết- Các trường này sẽ nhận vào học không chỉ các trẻ em có đạo mà thôi, nhưng cả các trẻ trong các gia đình lương dân, vì họ không xin gì hơn là trao phó con cái họ cho chúng tôi. Việc điều hành các trường này sẽ được giao cho các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Trường An, gần Huế. Về phần các trường dạy các em nữ sẽ được trao phó cho các Chị Em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân, cũng ở gần Huế. Tất cả các cơ sở này đòi hỏi nhiều phí tổn, nhưng chúng tôi tin vào Chúa Quan Phòng.
* Năm 1929: (Đức Cha Allys)
Về mặt giáo dục đào tạo lớp trẻ, nhiều cố gắng cần phải làm để thử nghiệm. Ngoài một trường do các Sư Huynh Các Trường Công Giáo nắm giữ, và một trường khác, do các Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô điều hành, Miền Truyền Giáo mới chỉ có các trường giáo xứ để dạy chủ yếu các kinh nguyện và giáo lý. Chúng tôi chưa có các trường tiểu học đúng nghĩa. Thực sự trước đây đã lâu các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm, và các Chị Em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm có thể vào cuộc để mở các trường , bởi vì các chị em này và nhất là các anh em kia đã được lập nên thành các dòng tu để điều khiển các trường học- Nhưng trong lúc chờ đợi các anh em và chị em này được huấn luyện đầy đủ và đạt được học vấn chính quyền đòi hỏi, các trẻ nữ và nhất là các trẻ nam của chúng tôi theo học các trường công lập, nơi đó chẳng bao giờ người ta nói đến tôn giáo, hoặc có nói thì nói về tôn giáo của lương dân, chứ chẳng bao giờ nói đến Kitô-giáo.
* Năm 1931: (Đức Cha Chabanon)
Các con cái của Thánh Gioan Baotixita de La Salle, các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm, các Chị Em Dòng Thánh Phaolô, các Chị Em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, các Chị Em Mến Thánh Giá cùng liên kết hài hoà đời sống hoạt động và chiêm niệm, biết rất rõ rằng không có cầu nguyện, hy sinh, kết hiệp với Chúa, thì các công trình bên ngoài của họ sẽ khô cằn, hoặc chỉ trổ sinh nhưng trái trăng chẳng có hương vị gì...
Cộng đoàn các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm chẳng bao lâu nữa sẽ có thể cung cấp một vài nhân sự có khả năng dạy trong các trường giáo xứ cho các trẻ nam. Việc tạo lập các trường này càng khẩn thiết hơn.
* Năm 1933: (Đức Cha Chabanon)
Các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm năm nay đã mở được hai trường đầu tiên của họ tại Phủ Cam và Kim Long. Học phí ít ỏi do một số học sinh nộp cũng đủ để cấp dưỡng các giáo viên. Có được như thế luôn không ? Dẩu sao, điều có thể trong các trung tâm này lại không thể có được trong phần lớn các họ đạo của chúng tôi, và các trường học càng thêm nhiều, thì sẽ càng tăng thêm phí tổn phải chịu cho Miền Truyền Giáo. Các Anh Em Hèn Mọn chăm lo tại Kim Long và Phủ Cam làm tròn công việc với sự bù đắp của các học sinh, các phụ huynh và của cha sở. Tôi mong rằng những thay đổi được thực hiện tại Trường An sẽ không phương hại gì đến việc đào tạo các giáo giảng viên khiêm tốn của chúng tôi.
* Năm 1934 : (Đức Cha Chabanon)
Các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm của chúng tôi đã mở một trường thứ ba tại Lại Ân, họ đạo ở vùng phụ cận Huế. Công trình của họ dần dần phát triễn, mặc dầu có những khó khăn nhất thời và những thử thách liên hệ đến thân phận con người.
* Năm 1935: (Đức Cha Chabanon)
Vị linh mục dầu nhiệt thành đến mấy đi nữa, cũng không thể làm hết mọi sự; Ngài cần phải có những người trợ lực. Chính trong mục đích giúp đỡ cho ngài để giáo dục đạo đức cho các trẻ, chăm lo các trường giáo xứ... mà các dòng “Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm Chúa Giêsu” và “Con Đức Mẹ Vô Nhiễm” đã được thiết lập. Việc chuyển đi của Đức Cha Cẩn là người đã được hướng dẫn các bước đầu tiên của họ và đặt người kế tục ngài là dịp có phần dao động đối với Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm, nhưng ổn định nhanh chóng. Ba trường học được họ điều hành có số học sinh mỗi năm một tăng.
* Năm 1936: (Cha Lemasle, Bề Trên Miền Truyền Giáo)
Các trường của chúng tôi do các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm Chúa Giêsu, các Chị Em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm và các Chị Em Mến Thánh Giá điều hành tiến triển bình thường.
* Năm 1937: (Đức Cha Lemasle)
Tại Kim Long một trường cho các trẻ nam vừa mới được xây dựng do các Anh Em Hèn Mọn Thánh Tâm nắm giữ; trường này mang tên Đức Cha Sohier để tưởng nhớ đến vị Giám mục cao quý đã thiết lập tại Kim Long Toà Giám Mục và các công trình của Miền Truyền Giáo, mặc dầu những ngày ngài lưu trú ở đó không dài lắm, do các cuộc bách hại buộc ngài phải đi ra Quảng Bình, rồi Ngài đã qua đời tại đó vào đầu tháng 9 năm 1876.
* Năm 1939: (Đức Cha Lemasle)
Trường Pellerin do các Sư Huynh Các Trường Công Giáo điều hành, trường Jeanne d’Arc do các Chị Em Dòng Thánh Phaolô, các trường của các Chị Em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, trường của các Chị Em Mến Thánh Giá, có số học sinh tăng triển với tỉ lệ cao và các học sinh này đạt được những kết quả đầy khích lệ cho các thầy cô. Cũng có thành quả rất tốt đẹp tại Viện Dục Anh – Kim Long, nơi Trạm khám bài lao Pierre Pasquier, nơi Hội Chử Thập Đỏ do các Chị Em Dòng Thánh Phaolô điều hành, nơi các bệnh xá, trạm khám và nhà giữ trẻ do cha Fasseaux thành lập trong vùng Nước Ngọt, nhờ các Chị Em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm và các trợ tá giáo dân phụ trách.
* Năm 1940: (Đức Cha Lemasle)
Trước khi kết thúc, tôi xin cám ơn các anh em linh mục thừa sai, các tu sĩ và các linh mục Việt Nam đang tận tuỵ trong các chủng viện, các trường trung học và các trường trong Miền Truyền Giáo... Các Sư Huynh Các Trường Công Giáo thân yêu, các Anh Em Giáo Giảng Viên Thánh Tâm , các Chị Em Dòng Thánh Phaolô, các Chị Em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm và các Chị Em Mến Thánh Giá đã nhiệt tâm thi nhau lo việc giáo dục và đào tạo giới trẻ. Họ đã được phần thưởng là nhiều học sinh lãnh nhận Bí tích Rửa tội và nhiều kết quả đạt được trong các kỳ thi chính thức.


(Trích dịch từ nguyên bản Pháp ngữ “Các Báo Cáo Thường Niên Của Các Vị Giám Mục Giáo Phận Huế gởi Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris từ 1872 đến 1940” do Lê Thiện Sĩ sưu tập)

Lm.Stanislaô Nguyễn Đức Vệ
Nguồn: tonggiaophanhue.net

anhemhenmon
02-05-2010, 11:17 AM
thưa chị dòng Thanh Tam Nữ địa chỉ nằm ở đâu và có dàng cho nữ đi tu không ạ