hoacandy
16-01-2010, 08:22 AM
Con đường nào cho em?
Có những đứa trẻ sinh ra đã được hưởng hạnh phúc tràn đầy của cha mẹ. Có những đứa trẻ sinh ra đã phải gánh chịu cái bất hạnh mà cha mẹ chúng đang chịu đựng. Cũng có những đứa trẻ sinh ra là để “thừa hưởng” những lỗi lầm mà cha mẹ chúng mắc phải. Chúng không thể biết cái gì đang chờ đón chúng bởi vì không ai có thể chọn cho mình một gia đình rồi mới sinh ra.
Một buổi chiều mùa đông, tôi và một người bạn đến thăm một cháu bé tại phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Căn nhà nằm sâu trong ngõ ngách chật hẹp, quanh co. Bố mẹ cháu đã mất vì HIV/AIDS, bản thân cháu chưa được xét nghiệm HIV. Cháu ở với bà nội 70 tuổi nhưng bà đau yếu luôn. Khi chúng tôi đến bà tiếp chúng tôi trong tư thế của người bệnh không ra được khỏi giường. Nói là giường nhưng chỉ là chiếc mền chăn trải dưới nền nhà. Bà bị bệnh khớp, mấy hôm nay thay đổi thời tiết,chân tay bị sưng nên không đi được. Căn nhà nhỏ khoảng chừng 8m2 . Trong nhà không có vật gì có giá trị. Phía sau nhà là con đường mới mở vẫn còn lổn nhổn gạch đá. Theo quan sát của chúng tôi thì khu vực này là khu vực nhạy cảm mà chúng tôi gọi là “chợ ma túy”. Khi mấy khu đường tàu bị giải tỏa thì chợ ma túy đươc chuyển về đây. Bà kể trước đây bà chuyên bán bơm kim tiêm cho những người sử dụng ma túy, giờ già yếu rồi mọi người khuyên không nên bán cái đó nữa. Cuộc sống của ba bà cháu chỉ trông vào trợ cấp dành cho người nghèo và sự hỗ trợ của những người trong gia đình cũng như hàng xóm .Vì thiếu thốn tình cảm nên cô bác nào đến cháu cũng gọi là “mẹ”. Cháu 4 tuổi nhưng rất nhỏ so với tuổi. Cháu gày gò nhưng trông rất rắn rỏi. Bà ốm nên cháu tự tắm rửa. Cháu không dám đi chơi xa chỉ loanh quanh ở nhà để khi cần bà còn sai đi mua đồ ăn.Cháu còn anh trai 9 tuổi nữa nhưng đang đi chơi điện tử không có nhà. Anh cháu phải nghỉ học vì không có tiền đóng học.Với số tiền rất nhỏ huy động được, trước khi đến chúng tôi đã có ý định là giúp bà mở một quán nước nhỏ để có thêm thu nhập nuôi các cháu. Nhưng khi đến tìm hiểu thì ý định của chúng tôi không thể thực hiện được. Khi quan sát phía cửa sau (nơi có thể mở quán nước) chúng tôi thấy có một phụ nữ với cái túi xách ngồi ở đó. Theo lời bà cụ thì đây là người bán ma túy, “ngày nào chị ấy cũng cho 10 ngàn để các cháu ăn sáng”. Khi được hỏi “nếu bà khỏe lại thì bà có thể bán được hàng nước ở đây không?”, bà cam đoan với chúng tôi với giọng rất tự tin “bán được vì xung quanh đây người ra người vào đông lắm, chỉ cần mình bán quán là họ tụ tập lại đây thôi. Ngày xưa tôi bán xi mỗi ngày cũng được mấy trăm ngàn…” (xi ở đây là xi-lanh bán cho những người sử dụng ma túy). Chúng tôi giật mình và dừng ngay ý định giúp bà mở quán nước lại. Quán nước mở ra sẽ là tụ điểm cho nhữn người buôn bán và sử dụng ma túy. Bà sẽ lại quay về bán “xi”. Các cháu có thể sẽ trở thành những người bán xi tí hon khi bà ốm hoặc bận rộn. Và như vậy chúng tôi sẽ vô tình hướng cho các cháu trở thành những người như bố mẹ cháu, bà cháu trước đây nếu chúng tôi giúp họ theo cách đó. Vậy là không thể giúp được bà cháu họ. Chúng tôi ra về mà lòng nặng trĩu. Rồi các em sẽ trở thành những người thế nào khi sống trong một môi trường như vậy? Con đường nào sẽ dẫn các em đi vào cuộc đời? Con đường phía trước chật hẹp, quanh co, ngõ ngách và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Con đường phía sau rộng thênh thang nhưng gập ghềnh và có những người đang chờ sẵn để đưa các em vào thế giới dành cho những người lầm lạc. Con đường các em sắp đi tới lại được dẫn dắt bởi một người bà có thâm niên liên hệ với những người sử dụng ma túy. Liệu các em có phải là hình ảnh của bố mẹ các em trước kia? Nụ cười thơ ngây của đứa trẻ 4 tuổi nhưng lại có suy nghĩ của một “bà cụ” khi nói với bà “bà ăn đi cho khỏe rồi cháu dắt bà đi xin ông ơi bà ơi…”. Nghe mà thấy xót xa làm sao! Một đứa trẻ quá nhỏ mà phải nghĩ cách bươn trải với cuộc sống khó khăn. Làm thế nào để tìm cho em một con đường? Câu hỏi này chúng tôi chưa có lời giải đáp.
Lạy Chúa, dẫu biết rằng “khi hiến thân là khi được nhận lãnh” nhưng chúng con chưa biết làm thế nào để “rọi ánh sáng vào nơi tối tăm” này. Xin Ngài ban ơn cho họ, xin Ngài giúp họ đi đúng con đường mà Ngài đã chọn cho họ. Amen!
https://thanhcavietnam.net/forum/Nụ cười thơ ngây trước cuộc đời gian khó
:102::102::102::105::105::105:
Có những đứa trẻ sinh ra đã được hưởng hạnh phúc tràn đầy của cha mẹ. Có những đứa trẻ sinh ra đã phải gánh chịu cái bất hạnh mà cha mẹ chúng đang chịu đựng. Cũng có những đứa trẻ sinh ra là để “thừa hưởng” những lỗi lầm mà cha mẹ chúng mắc phải. Chúng không thể biết cái gì đang chờ đón chúng bởi vì không ai có thể chọn cho mình một gia đình rồi mới sinh ra.
Một buổi chiều mùa đông, tôi và một người bạn đến thăm một cháu bé tại phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Căn nhà nằm sâu trong ngõ ngách chật hẹp, quanh co. Bố mẹ cháu đã mất vì HIV/AIDS, bản thân cháu chưa được xét nghiệm HIV. Cháu ở với bà nội 70 tuổi nhưng bà đau yếu luôn. Khi chúng tôi đến bà tiếp chúng tôi trong tư thế của người bệnh không ra được khỏi giường. Nói là giường nhưng chỉ là chiếc mền chăn trải dưới nền nhà. Bà bị bệnh khớp, mấy hôm nay thay đổi thời tiết,chân tay bị sưng nên không đi được. Căn nhà nhỏ khoảng chừng 8m2 . Trong nhà không có vật gì có giá trị. Phía sau nhà là con đường mới mở vẫn còn lổn nhổn gạch đá. Theo quan sát của chúng tôi thì khu vực này là khu vực nhạy cảm mà chúng tôi gọi là “chợ ma túy”. Khi mấy khu đường tàu bị giải tỏa thì chợ ma túy đươc chuyển về đây. Bà kể trước đây bà chuyên bán bơm kim tiêm cho những người sử dụng ma túy, giờ già yếu rồi mọi người khuyên không nên bán cái đó nữa. Cuộc sống của ba bà cháu chỉ trông vào trợ cấp dành cho người nghèo và sự hỗ trợ của những người trong gia đình cũng như hàng xóm .Vì thiếu thốn tình cảm nên cô bác nào đến cháu cũng gọi là “mẹ”. Cháu 4 tuổi nhưng rất nhỏ so với tuổi. Cháu gày gò nhưng trông rất rắn rỏi. Bà ốm nên cháu tự tắm rửa. Cháu không dám đi chơi xa chỉ loanh quanh ở nhà để khi cần bà còn sai đi mua đồ ăn.Cháu còn anh trai 9 tuổi nữa nhưng đang đi chơi điện tử không có nhà. Anh cháu phải nghỉ học vì không có tiền đóng học.Với số tiền rất nhỏ huy động được, trước khi đến chúng tôi đã có ý định là giúp bà mở một quán nước nhỏ để có thêm thu nhập nuôi các cháu. Nhưng khi đến tìm hiểu thì ý định của chúng tôi không thể thực hiện được. Khi quan sát phía cửa sau (nơi có thể mở quán nước) chúng tôi thấy có một phụ nữ với cái túi xách ngồi ở đó. Theo lời bà cụ thì đây là người bán ma túy, “ngày nào chị ấy cũng cho 10 ngàn để các cháu ăn sáng”. Khi được hỏi “nếu bà khỏe lại thì bà có thể bán được hàng nước ở đây không?”, bà cam đoan với chúng tôi với giọng rất tự tin “bán được vì xung quanh đây người ra người vào đông lắm, chỉ cần mình bán quán là họ tụ tập lại đây thôi. Ngày xưa tôi bán xi mỗi ngày cũng được mấy trăm ngàn…” (xi ở đây là xi-lanh bán cho những người sử dụng ma túy). Chúng tôi giật mình và dừng ngay ý định giúp bà mở quán nước lại. Quán nước mở ra sẽ là tụ điểm cho nhữn người buôn bán và sử dụng ma túy. Bà sẽ lại quay về bán “xi”. Các cháu có thể sẽ trở thành những người bán xi tí hon khi bà ốm hoặc bận rộn. Và như vậy chúng tôi sẽ vô tình hướng cho các cháu trở thành những người như bố mẹ cháu, bà cháu trước đây nếu chúng tôi giúp họ theo cách đó. Vậy là không thể giúp được bà cháu họ. Chúng tôi ra về mà lòng nặng trĩu. Rồi các em sẽ trở thành những người thế nào khi sống trong một môi trường như vậy? Con đường nào sẽ dẫn các em đi vào cuộc đời? Con đường phía trước chật hẹp, quanh co, ngõ ngách và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Con đường phía sau rộng thênh thang nhưng gập ghềnh và có những người đang chờ sẵn để đưa các em vào thế giới dành cho những người lầm lạc. Con đường các em sắp đi tới lại được dẫn dắt bởi một người bà có thâm niên liên hệ với những người sử dụng ma túy. Liệu các em có phải là hình ảnh của bố mẹ các em trước kia? Nụ cười thơ ngây của đứa trẻ 4 tuổi nhưng lại có suy nghĩ của một “bà cụ” khi nói với bà “bà ăn đi cho khỏe rồi cháu dắt bà đi xin ông ơi bà ơi…”. Nghe mà thấy xót xa làm sao! Một đứa trẻ quá nhỏ mà phải nghĩ cách bươn trải với cuộc sống khó khăn. Làm thế nào để tìm cho em một con đường? Câu hỏi này chúng tôi chưa có lời giải đáp.
Lạy Chúa, dẫu biết rằng “khi hiến thân là khi được nhận lãnh” nhưng chúng con chưa biết làm thế nào để “rọi ánh sáng vào nơi tối tăm” này. Xin Ngài ban ơn cho họ, xin Ngài giúp họ đi đúng con đường mà Ngài đã chọn cho họ. Amen!
https://thanhcavietnam.net/forum/Nụ cười thơ ngây trước cuộc đời gian khó
:102::102::102::105::105::105: