cafeda2009
29-01-2010, 09:14 PM
Giao thừa
LM. Giuse Hưng Thịnh
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy?
Ông Nguyễn Công Trứ ơi, ông hỏi chi oái ăm thế? Chẳng có là mấy, để rồi vào thời điểm cuối cùng của con số lẻ, sau những giờ phút bộn bề của công việc đời người hỉ nộ ái ố, bất chợt điều gì đó xoáy xoay hút chặt tâm tư khiến lòng lặng thinh, rưng rưng thả hồn vào trong thinh không…Vào giây phút chuyển thời giữa cái cũ và mới, cái giây phút không do ý muốn xếp đặt, không cần giả bộ tạo dáng như hồi còn sinh viên, ra vẻ suy tư, cắm mặt bên phin cà phê. Những ngày cuối năm, thời gian trôi chậm như có thể đếm được. Ta lại chìm mình vào vòng xoáy tâm tưởng ấy.
Trời Sài Gòn se lạnh, đủ khoác hờ chiếc áo ấm, để người Sài Gòn biết rằng Sài Gòn không chỉ hai mùa mưa nắng. Và hiểu: đã cuối năm rồi. Cuộc đời có nhiều cái cuối: cuối đường, cuối sông, cuối cùng, cuối năm…phải chi đời người như một năm, đến cuối năm lại bắt đầu một năm mới khác. Cuối năm, những hàng cây hai bên đường phố Sài Gòn lác đác rụng lá. Trời xanh như xanh thêm, mây trắng như trắng thêm, chỉ có lá vàng không kịp vàng thêm. Cuối cùng tổng kết thành quả vuông tròn được mất, có ai đó tạm dừng bước lãng du, nhìn lại nhịp đời mình?!
Đời người có nhiều phút giây tạm gọi là mốc, hay là bước ngoặc cuộc đời. Phút giao thừa thinh lặng của một đêm trừ tịch. Một năm bộn bề, ba trăm sáu mươi lăm ngày đầy những toan tính…, kết quả tâm hồn được nhúng vào bể mỏi mệt. Sau chầu nhậu túy lúy, chợt thằng ưa quậy người khác bỗng cảm thấy có nhu cầu ngồi thinh lặng một mình trong phòng trống, gãi gãi chiếc cằm vài cọng lâu lởm chởm quên cạo, lòng ngăn ngắt, rìm rịm rồi chợt giật mình hiểu – Ô hay, thì ra ta đã già.
Ai mà chả có những lúc tâm hồn treo lủng lẳng như thế. Căn phòng bé bé nằm gần các con đường giao thông: đường quốc lộ, đường tàu thủy, đường tàu lửa và tàu bay, mở cửa, leo ra ban công, nhìn xuống phố. Tiếng còi tàu, còi xe cùng hú những tiếng vang dài, đón chào tiễn giây phút cuối cùng, đón giờ khắc đầu tiên, rồi trả lại yên tĩnh bình yên cho quận lỵ. Cái quận ven đô quê hương, giờ này lặng thinh rưng rức, thời gian như ngừng trôi, thương cảm cho một năm cũ đã qua mà còn vướng víu quá nhiều việc phải làm.
Tại mấy gia đình nhập cư hành xóm, vài người lớn tuổi đang lầm rầm khấn vái. Mùi nhang trầm từ các bàn thờ Vọng(1), bàn thờ Thiên lan tỏa khắp không gian. Khói hương bay nhè nhẹ, thổi phinh phang vào đầu tóc, vỗ về…Đời người ngắn lắm mà cũng dài lắm…Hình như có tiếng cây già đánh thức chồi non. Có tiếng thì thầm khấn vái tổ tiên, khấn vái cho những nỗi thăng trầm, nhưng ước nguyện một đời mà không sao thực hiện được cho hết, thoáng thoảng trong đấy tình yêu thơm thảo mà suốt cả đời lãng quên vì sinh kế, đến khi da mồi tóc bạc, gần nhắm mắt xuôi tay thì ai ơi, muộn mất rồi…
Giao thừa là gì nhỉ. Cũng thời gian ấy, cũng không gian ấy, ngày nào mà chả thế, vậy mà vào giờ khắc này bỗng linh thiêng chi lạ. Cả vũ trụ như ngừng trôi, thời gian chậm chậm đi qua, lạnh lùng khắc ghi, đánh dấu vào cuộc đời mỗi người thêm một tuổi. Đời thêm tuổi mới hay là gần cái chết hơn một chút? Ai biết được. Tùy!!! Nắm chặt bàn tay, chợt thấy trong ta hình bóng con người, tình cảm cha mẹ, và những người thân người thương hiện về mênh mang.
(1): Loại bàn thờ này khá phổ biến, áp dụng cho những người sống xa quê, hướng vọng về nơi quê nhà, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong những ngày Tết lễ. Vì lý do sinh nhai, người ta phải rời quê cha đất tổ ly hương. Vì thế bàn thờ Vọng chưa thành phong tục phổ biến. Khi lập bàn thờ Vọng, phải về quê nhà báo cáo gia tiên tại bàn thờ Chính. Sau đó xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc mấy nén hương đang cháy dở mang đến bàn thờ Vọng rồi thắp tiếp…Bàn thờ phải quay hướng về quê chính, để khi người thắp hương vái lạy thì thuận hướng vái về quê nhà. Xc.
http//:www.avsnonline.net/phongtuc/banthovong.htm (http://www.avsnonline.net/phongtuc/banthovong.htm)
st
LM. Giuse Hưng Thịnh
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy?
Ông Nguyễn Công Trứ ơi, ông hỏi chi oái ăm thế? Chẳng có là mấy, để rồi vào thời điểm cuối cùng của con số lẻ, sau những giờ phút bộn bề của công việc đời người hỉ nộ ái ố, bất chợt điều gì đó xoáy xoay hút chặt tâm tư khiến lòng lặng thinh, rưng rưng thả hồn vào trong thinh không…Vào giây phút chuyển thời giữa cái cũ và mới, cái giây phút không do ý muốn xếp đặt, không cần giả bộ tạo dáng như hồi còn sinh viên, ra vẻ suy tư, cắm mặt bên phin cà phê. Những ngày cuối năm, thời gian trôi chậm như có thể đếm được. Ta lại chìm mình vào vòng xoáy tâm tưởng ấy.
Trời Sài Gòn se lạnh, đủ khoác hờ chiếc áo ấm, để người Sài Gòn biết rằng Sài Gòn không chỉ hai mùa mưa nắng. Và hiểu: đã cuối năm rồi. Cuộc đời có nhiều cái cuối: cuối đường, cuối sông, cuối cùng, cuối năm…phải chi đời người như một năm, đến cuối năm lại bắt đầu một năm mới khác. Cuối năm, những hàng cây hai bên đường phố Sài Gòn lác đác rụng lá. Trời xanh như xanh thêm, mây trắng như trắng thêm, chỉ có lá vàng không kịp vàng thêm. Cuối cùng tổng kết thành quả vuông tròn được mất, có ai đó tạm dừng bước lãng du, nhìn lại nhịp đời mình?!
Đời người có nhiều phút giây tạm gọi là mốc, hay là bước ngoặc cuộc đời. Phút giao thừa thinh lặng của một đêm trừ tịch. Một năm bộn bề, ba trăm sáu mươi lăm ngày đầy những toan tính…, kết quả tâm hồn được nhúng vào bể mỏi mệt. Sau chầu nhậu túy lúy, chợt thằng ưa quậy người khác bỗng cảm thấy có nhu cầu ngồi thinh lặng một mình trong phòng trống, gãi gãi chiếc cằm vài cọng lâu lởm chởm quên cạo, lòng ngăn ngắt, rìm rịm rồi chợt giật mình hiểu – Ô hay, thì ra ta đã già.
Ai mà chả có những lúc tâm hồn treo lủng lẳng như thế. Căn phòng bé bé nằm gần các con đường giao thông: đường quốc lộ, đường tàu thủy, đường tàu lửa và tàu bay, mở cửa, leo ra ban công, nhìn xuống phố. Tiếng còi tàu, còi xe cùng hú những tiếng vang dài, đón chào tiễn giây phút cuối cùng, đón giờ khắc đầu tiên, rồi trả lại yên tĩnh bình yên cho quận lỵ. Cái quận ven đô quê hương, giờ này lặng thinh rưng rức, thời gian như ngừng trôi, thương cảm cho một năm cũ đã qua mà còn vướng víu quá nhiều việc phải làm.
Tại mấy gia đình nhập cư hành xóm, vài người lớn tuổi đang lầm rầm khấn vái. Mùi nhang trầm từ các bàn thờ Vọng(1), bàn thờ Thiên lan tỏa khắp không gian. Khói hương bay nhè nhẹ, thổi phinh phang vào đầu tóc, vỗ về…Đời người ngắn lắm mà cũng dài lắm…Hình như có tiếng cây già đánh thức chồi non. Có tiếng thì thầm khấn vái tổ tiên, khấn vái cho những nỗi thăng trầm, nhưng ước nguyện một đời mà không sao thực hiện được cho hết, thoáng thoảng trong đấy tình yêu thơm thảo mà suốt cả đời lãng quên vì sinh kế, đến khi da mồi tóc bạc, gần nhắm mắt xuôi tay thì ai ơi, muộn mất rồi…
Giao thừa là gì nhỉ. Cũng thời gian ấy, cũng không gian ấy, ngày nào mà chả thế, vậy mà vào giờ khắc này bỗng linh thiêng chi lạ. Cả vũ trụ như ngừng trôi, thời gian chậm chậm đi qua, lạnh lùng khắc ghi, đánh dấu vào cuộc đời mỗi người thêm một tuổi. Đời thêm tuổi mới hay là gần cái chết hơn một chút? Ai biết được. Tùy!!! Nắm chặt bàn tay, chợt thấy trong ta hình bóng con người, tình cảm cha mẹ, và những người thân người thương hiện về mênh mang.
(1): Loại bàn thờ này khá phổ biến, áp dụng cho những người sống xa quê, hướng vọng về nơi quê nhà, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong những ngày Tết lễ. Vì lý do sinh nhai, người ta phải rời quê cha đất tổ ly hương. Vì thế bàn thờ Vọng chưa thành phong tục phổ biến. Khi lập bàn thờ Vọng, phải về quê nhà báo cáo gia tiên tại bàn thờ Chính. Sau đó xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc mấy nén hương đang cháy dở mang đến bàn thờ Vọng rồi thắp tiếp…Bàn thờ phải quay hướng về quê chính, để khi người thắp hương vái lạy thì thuận hướng vái về quê nhà. Xc.
http//:www.avsnonline.net/phongtuc/banthovong.htm (http://www.avsnonline.net/phongtuc/banthovong.htm)
st