ThanhCaVN
30-01-2010, 07:47 AM
THÁI ĐỘ ĐÓN NHẬN LỜI NGÔN SỨ
NHẬP ĐỀ
Một linh mục trẻ (32 tuổi) kể rằng: hai tháng sau khi linh mục chịu chức, được mời về ngay quê mình để giảng tĩnh tâm mùa chay và giúp cha sở giải tội. Khi giảng xong linh mục trẻ này ngồi tòa giải tội, thì chỉ có một vài người vào xưng tội với ngài. Xầm xì qua lại, linh mục trẻ thoáng nghe được từ những cụ già đạo đức tới những người trẻ câu này: trẻ quá, làm sao tha tội được. Đúng như người ta thường nói:
Gần chùa gọi bụt bằng anh,
Quen quá hóa nhàm.
Vì quen, vì trẻ mà mọi người không đón nhận, mọi người cách nào đó khướt từ, không tin vào Lời xá giải của Thiên Chúa qua vị linh mục trẻ.
Quả thật là một sự bi đát cho đời linh mục nói riêng và đặc biệt là đời ngôn sứ.
NGÔN SỨ LÀ AI:
Các bài Lời Chúa hôm nay cho thấy cuộc đời của người ngôn sứ:
Ngôn sứ là người được mời gọi để truyền đạt Lời của Thiên Chúa cho con người, đồng thời nói lên sự thật. Cho nên vai trò cũng như ơn gọi của ngôn sứ vượt qua mọi tính toán trần gian. Vượt qua mọi ranh giới của họ hàng, làng xóm. Xét về không gian và thời gian, thì tầm phổ quát của ngôn sứ có giá trị cho toàn dân và có giá trị cho mọi thời đại.
Hình ảnh những người nổi bật nhất xuyên qua các bài đọc hôm nay chính là những ngôn sứ. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a, và Đức Giê-su.
- Ngôn sứ Giê-rê-mi-a tự thuật về việc Thiên Chúa gọi ông làm ngôn sứ. “Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.” (Gr 1:5). Nhưng ông ý thức rằng ông gặp nhiều chống đối và đau khổ về nhiệm vụ ngôn sứ.
- Đức Giê-su là vị ngôn sứ vĩ đại thời Tân Ước, cũng không hơn gì, chính ngay đồng hương, ngay tại quê nhà, Đức Giê-su đã bị loại trừ, đòi trục xuất, và ngay cả muốn giết Ngài. Đức Giê-su cho thấy sự yếu kém lòng tin của những người đồng hương, Ngài nhắc lại cho người Do-thái ở đây nghe chuyện xảy ra với ông Ê-li-a và ông Ê-li-sa, chính hai ông này cũng bị chính đồng bào quê hương của các ông từ chối, không tin.
Có một điểm chung đó là các ngôn sứ luôn bị từ chối ngay chính người thân cận, người đồng hương. Tại sao? Vì, ngôn sứ thì nói sự thật, mà sự thật thì mất lòng. Còn người đồng hương thì vì quá quen với ngôn sứ nên không thấy sự linh thiêng. Nên người ta nói gần Chùa gọi bục bằng anh là vậy.
THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI NGHE:
Chính vì sự ganh tỵ, người đồng hương của Đức Giê-su không thấy được “Thần Khí Chúa” nơi Đức Giê-su, họ ganh tỵ vì tại sao nhà ông Giu-se quê mùa lại có một đứa con giỏi. Họ ganh tỵ, vì tại sao một Giê-su 32 tuổi lại làm thầy thiên hạ.
Vì thiếu lòng tin, họ nghi ngờ, họ không tin con người nghèo khổ ở Na-za-rét lại là một ngôn sứ. Trong khi dân ngoại như ông Na-a-man tướng chỉ huy ở Xy-ri được chữa khỏi bệnh phong nhờ tin vào Ê-li-sa; rồi người phụ nữ miền Xi-đôn lại tin vào Ê-li-a.
Đối tượng căn bản của người ngôn sứ chính là Lời của Ngôn sứ chứ không phải là nơi người ngôn sứ. Chúng ta được mời gọi để lắng nghe lời của ngôn sứ chứ không phải để điều tra lí lịch của người ngôn sứ thuộc dòng tộc nào, thuộc hạng người nào, thuộc làng nào; chúng ta không xếp hạng ngôn sứ vào tầng lớp giàu hay nghèo, vì tất cả các ngôn sứ chân chính chỉ loan báo điều duy nhất chính là sự thật. Chỉ có một sự thật duy nhất đó là sự thật về Đức Giê-su Ki-tô. Sự quen thuộc không cản trở tới lời của ngôn sứ, không cản trở đức tin của chúng ta.
Trở lại câu chuyện đầu lễ của vị linh mục trẻ cho thấy, quen thuộc có thể dễ gần gũi, nhưng quen thuộc cũng dễ mất đi sự sống bên trong. Có thể giáo dân ở xứ của linh mục trẻ này họ không xác tín rằng linh mục trẻ đại diện cho Thiên Chúa để nói lời tha tội cho họ. Ngay lúc giải tội, dù trẻ hay già, dù giàu hay nghèo linh mục ấy đại diện Thiên Chúa nói lời tha tội chứ không phải lấy tư cách của người thanh niên để tha tội. Chúng ta lãnh nhận ơn tha thứ từ linh mục là từ Chúa, chứ không phải từ một chàng thanh niên.
Theo định luật tâm lý thì quen quá hóa nhàm, anh thanh niên chọn cô thiếu nữ làm vợ thì anh nghĩ rằng cô ấy là hoa hậu với anh ta, thế nhưng dần dần sống chung với nhau thì thấy vợ mình không còn đẹp như xưa; lúc mới theo đạo thì mình sốt sắng, thế nhưng dần dần lời kinh trở thành quen thuộc không còn thấy linh thiêng; linh mục mới về thì thấy hay thế nhưng tất cả cũng quen và hóa nhàm. Khi hóa nhàm, khi quen thì dễ không nhận ra những giá trị bên trong, không nhận ra tính ngôn sứ của linh mục.
KẾT LUẬN:
Thế chúng ta phải làm gì bây giờ: Lời Chúa muốn chúng ta xây dựng lại đức tin, hâm nóng lại lòng tin. Đối tượng đức tin chính là Lời của người linh mục, người ngôn sứ, chúng ta phải nhận ra sứ mạng, sự hiện diện của Thiên Chúa nơi người linh mục. Để rồi, dù linh mục ấy, hay ngôn sứ ấy có quen hay không quen, trẻ hay già, ngay cả tội lỗi hay thánh thiện cũng không ảnh hưởng đến đức tin của chúng ta. Vì họ làm công việc của Thiên Chúa, họ nói Lời của Thiên Chúa, còn chúng ta thì tin vào Thiên Chúa. Amen.
Giuse Nguyễn Ngọc Hiển
Nguồn: jhomeless@gmail.com
NHẬP ĐỀ
Một linh mục trẻ (32 tuổi) kể rằng: hai tháng sau khi linh mục chịu chức, được mời về ngay quê mình để giảng tĩnh tâm mùa chay và giúp cha sở giải tội. Khi giảng xong linh mục trẻ này ngồi tòa giải tội, thì chỉ có một vài người vào xưng tội với ngài. Xầm xì qua lại, linh mục trẻ thoáng nghe được từ những cụ già đạo đức tới những người trẻ câu này: trẻ quá, làm sao tha tội được. Đúng như người ta thường nói:
Gần chùa gọi bụt bằng anh,
Quen quá hóa nhàm.
Vì quen, vì trẻ mà mọi người không đón nhận, mọi người cách nào đó khướt từ, không tin vào Lời xá giải của Thiên Chúa qua vị linh mục trẻ.
Quả thật là một sự bi đát cho đời linh mục nói riêng và đặc biệt là đời ngôn sứ.
NGÔN SỨ LÀ AI:
Các bài Lời Chúa hôm nay cho thấy cuộc đời của người ngôn sứ:
Ngôn sứ là người được mời gọi để truyền đạt Lời của Thiên Chúa cho con người, đồng thời nói lên sự thật. Cho nên vai trò cũng như ơn gọi của ngôn sứ vượt qua mọi tính toán trần gian. Vượt qua mọi ranh giới của họ hàng, làng xóm. Xét về không gian và thời gian, thì tầm phổ quát của ngôn sứ có giá trị cho toàn dân và có giá trị cho mọi thời đại.
Hình ảnh những người nổi bật nhất xuyên qua các bài đọc hôm nay chính là những ngôn sứ. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a, và Đức Giê-su.
- Ngôn sứ Giê-rê-mi-a tự thuật về việc Thiên Chúa gọi ông làm ngôn sứ. “Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.” (Gr 1:5). Nhưng ông ý thức rằng ông gặp nhiều chống đối và đau khổ về nhiệm vụ ngôn sứ.
- Đức Giê-su là vị ngôn sứ vĩ đại thời Tân Ước, cũng không hơn gì, chính ngay đồng hương, ngay tại quê nhà, Đức Giê-su đã bị loại trừ, đòi trục xuất, và ngay cả muốn giết Ngài. Đức Giê-su cho thấy sự yếu kém lòng tin của những người đồng hương, Ngài nhắc lại cho người Do-thái ở đây nghe chuyện xảy ra với ông Ê-li-a và ông Ê-li-sa, chính hai ông này cũng bị chính đồng bào quê hương của các ông từ chối, không tin.
Có một điểm chung đó là các ngôn sứ luôn bị từ chối ngay chính người thân cận, người đồng hương. Tại sao? Vì, ngôn sứ thì nói sự thật, mà sự thật thì mất lòng. Còn người đồng hương thì vì quá quen với ngôn sứ nên không thấy sự linh thiêng. Nên người ta nói gần Chùa gọi bục bằng anh là vậy.
THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI NGHE:
Chính vì sự ganh tỵ, người đồng hương của Đức Giê-su không thấy được “Thần Khí Chúa” nơi Đức Giê-su, họ ganh tỵ vì tại sao nhà ông Giu-se quê mùa lại có một đứa con giỏi. Họ ganh tỵ, vì tại sao một Giê-su 32 tuổi lại làm thầy thiên hạ.
Vì thiếu lòng tin, họ nghi ngờ, họ không tin con người nghèo khổ ở Na-za-rét lại là một ngôn sứ. Trong khi dân ngoại như ông Na-a-man tướng chỉ huy ở Xy-ri được chữa khỏi bệnh phong nhờ tin vào Ê-li-sa; rồi người phụ nữ miền Xi-đôn lại tin vào Ê-li-a.
Đối tượng căn bản của người ngôn sứ chính là Lời của Ngôn sứ chứ không phải là nơi người ngôn sứ. Chúng ta được mời gọi để lắng nghe lời của ngôn sứ chứ không phải để điều tra lí lịch của người ngôn sứ thuộc dòng tộc nào, thuộc hạng người nào, thuộc làng nào; chúng ta không xếp hạng ngôn sứ vào tầng lớp giàu hay nghèo, vì tất cả các ngôn sứ chân chính chỉ loan báo điều duy nhất chính là sự thật. Chỉ có một sự thật duy nhất đó là sự thật về Đức Giê-su Ki-tô. Sự quen thuộc không cản trở tới lời của ngôn sứ, không cản trở đức tin của chúng ta.
Trở lại câu chuyện đầu lễ của vị linh mục trẻ cho thấy, quen thuộc có thể dễ gần gũi, nhưng quen thuộc cũng dễ mất đi sự sống bên trong. Có thể giáo dân ở xứ của linh mục trẻ này họ không xác tín rằng linh mục trẻ đại diện cho Thiên Chúa để nói lời tha tội cho họ. Ngay lúc giải tội, dù trẻ hay già, dù giàu hay nghèo linh mục ấy đại diện Thiên Chúa nói lời tha tội chứ không phải lấy tư cách của người thanh niên để tha tội. Chúng ta lãnh nhận ơn tha thứ từ linh mục là từ Chúa, chứ không phải từ một chàng thanh niên.
Theo định luật tâm lý thì quen quá hóa nhàm, anh thanh niên chọn cô thiếu nữ làm vợ thì anh nghĩ rằng cô ấy là hoa hậu với anh ta, thế nhưng dần dần sống chung với nhau thì thấy vợ mình không còn đẹp như xưa; lúc mới theo đạo thì mình sốt sắng, thế nhưng dần dần lời kinh trở thành quen thuộc không còn thấy linh thiêng; linh mục mới về thì thấy hay thế nhưng tất cả cũng quen và hóa nhàm. Khi hóa nhàm, khi quen thì dễ không nhận ra những giá trị bên trong, không nhận ra tính ngôn sứ của linh mục.
KẾT LUẬN:
Thế chúng ta phải làm gì bây giờ: Lời Chúa muốn chúng ta xây dựng lại đức tin, hâm nóng lại lòng tin. Đối tượng đức tin chính là Lời của người linh mục, người ngôn sứ, chúng ta phải nhận ra sứ mạng, sự hiện diện của Thiên Chúa nơi người linh mục. Để rồi, dù linh mục ấy, hay ngôn sứ ấy có quen hay không quen, trẻ hay già, ngay cả tội lỗi hay thánh thiện cũng không ảnh hưởng đến đức tin của chúng ta. Vì họ làm công việc của Thiên Chúa, họ nói Lời của Thiên Chúa, còn chúng ta thì tin vào Thiên Chúa. Amen.
Giuse Nguyễn Ngọc Hiển
Nguồn: jhomeless@gmail.com