PDA

View Full Version : NGÀY NAY NÓI VỀ TỘI NHƯ THẾ NÀO ?



Ti_Amo
04-02-2010, 08:04 PM
NGÀY NAY NÓI VỀ TỘI NHƯ THẾ NÀO ? (http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2010/02/02/ngay-nay-noi-ve-toi-nhu-the-nao/)

Posted on 02/02/2010 by Xuân Bích Việt Nam
Sự kiện không thể không làm Giáo Hội lo lắng, là số tín hữu Công giáo chạy đến với Bí Tích Hoà Giải đang giảm sút : một phần do lười biếng,một phần nữa do suy nghĩ sai lầm về lòng thương xót Chúa, nhưng đa phần là mất đi cảm thức tội lỗi, không thấy được mối liên kết tình yêu giữa Thiên Chúa và con người bị phá vỡ, phản bội, khi phạm tội. Nhưng quả thực, để nói về tội cho mọi người – nhất là giới trẻ và giới trí thức – hiểu và quay về với bí tích đem lại cho họ an bình và hoà giải, thật không dễ dàng gì. Phụng vụ Giáo Hội sắp mời gọi chúng ta bước vào Mùa Chay Thánh, với Lễ Tro vào ngày 14.02. Bầu khí thánh thiện của Mùa Chay Thánh nhắc mọi người tâm tình thống hối, trở về với Chúa, đóng đinh tội lỗi vào thập giá của Chúa Kitô, chết cho tội lỗi,để cùng được sống lại với Người. ‘Gam’ chủ đạo của Mùa Chay là thống hối, là nhìn lại tội lỗi. BTGH giới thiệu suy tư của một số tác giả về vấn đề rất cũ và rất mới nầy.
NGÀY NAY NÓI VỀ TỘI NHƯ THẾ NÀO ?
Le P. Michel Souchon, Dòng Tên, BBT Croire aujourd’hui
Jean Gauci trong diễn đàn Croire.com nói : “ Ngày nay thật khó nói về tội lỗi, bởi vì ngay tức khắc người ta sẽ trách cứ Giáo Hội là phát triển cảm thức tội lỗi, vốn thường bị bác bỏ như một sự yếu đuối bệnh lý. Việc ngày càng ít người đi xưng tội và sự tổng quát hóa việc rước lễ dường như chứng thực một sự suy yếu của nhận thức tập thể về tội lỗi..”
NHỮNG NÉT PHONG PHÚ CỦA NGHI THỨC MỚI
Bạn có lý! Đúng vậy, rất khó cho các vị giảng thuyết nói về tội lỗi. Và cũng rất đúng là việc thực hành bí tích hoà giải và tha thứ trở nên ngày càng hiếm… Tôi tin rằng hai hiện tượng nầy liên kết nhau. Những nét phong phú trong nghi thức mới của bí tích nầy (1973) chưa được thăm dò khám phá hết. Có thể chúng ta đã đánh giá thấp một trong những đóng góp quan trọng của các cử hành tập thể : chú tâm hơn đến “những tội quên sót”, đến tính thụ động biến chúng ta nên đồng loã của những “cơ cấu tội lỗi”. Và nhất là việc áp dụng nghi thức mới đã tạo dịp cho những điều mâu thuẫn nhau : khả năng được sử dụng, rồi lại bị hạn chế, việc giải tội tập thể; kinh nghiệm về chất lượng những buổi cửa hành bí tập thể [ bí tich giải tội], sau đó là sự cần thiết đưọc tái khẳng định từng cá thể phải có lời xưng thú và nhận ơn tha thứ,v..v…
KHỦNG HOẢNG LƯƠNG TÂM VÌ LÀ TỘI NHÂN?
Nhưng có lẽ phải tìm ở đâu khác những lý do của cái mà bạn gọi là “sự yếu kém sa sút cuả nhận thức tập thể về tội lỗi”. Tôi xin gợi ý một lý do của điều đó. Không ít Kitô hữu chờ cho tới khi cảm thấy mình là người có tội thì mới đi xưng tội, trong khi chính trong sự gặp gỡ với Thiên Chúa ban ơn tha thứ cho họ mà họ khám phá ra mình là những kẻ có tội. Bạn biết những lời nói của Pascal :” Bao lâu bạn đền những tội lỗi của bạn, thì bạn càng biết rõ chúng và bạn sẽ nghe nói : hãy nhìn những tội con được tha”. Những ai không còn đến với bí tích nầy nữa, vì họ không còn ý thức mình là kẻ có tội nữa, phải nhớ rằng người ta không đến đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa, để trút khỏi gánh nặng mặc cảm tội lỗi, mà là để khám phá ra mình là kẻ có tội. Tội nhân được tha thứ.
PHỎNG VẤN RÉGINE DU CHARLAT
Nữ tu Dòng Phù Hộ .
giảng dạy tại Học Viện Công Giáo Pháp và điều hành Viện Nghệ Thuật Thánh:
+ Làm sao có thể phận biệt giữa lỗi lầm và tội lỗi?
- Không phải là giữa các từ ngữ mà có một sự khác biệt, nhưng đúng hơn đó là giữa mặc cảm tội lỗi và tội lỗi. Khi nói về tội, người ta nói về sự dữ và đồng thời cũng nói về một điều gì đó lôi kéo vào đó đức tin và quan hệ với Thiên Chúa. Nhưng người ta không hẳn phải ý thức điều đó. Tôi không chắc chính tôi đã xác định điều đó. Chúng ta đừng quên rằng, với cái nhìn của đức tin, luôn có một phần trách nhiệm trong sự lành cũng như trong sự dữ. Hãy lấy ví dụ sự nói dối,chẳng hạn. Tất nhiên không phải là của một em bé. Nhưng chúng ta hãy nói về thái độ dối trá có thể gieo chết chóc nầy. Cũng như sự độc dữ . Một vài lời nói cũng đủ để làm hại, không cần điều đó phải rõ ràng ngay ban đầu. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khắt khe với những người biệt phái (Mt 9, 10 – 13), chứ không gay gắt với người phụ nữ ngoại tình.
+ Làm sao nhận thức được cụ thể thời khắc phải hoà giải?
- Trước tiên, phải thoát khỏi sự gò bó ép buộc bề ngoài. Con người phải cần không ở một mình với lỗi lầm của mình. Nó phải cảm nhận được điều đó như một sự cần thiết nội tâm. Khi đứa con hoang đàng nói :” tôi sẽ đi và sẽ thưa” (x. Lc 15, 11 – 32), thì anh ta cầu xin một cử chỉ hoặc một lời nói giúp kéo anh ta ra khỏi đó. Điều đó đem ta về lại quan hệ anh em. Các cử chỉ nầy nối liền với bí tích hoà giải.
Nhưng người ta có thể sống sự hoà giải bằng những cách khác nhau, khi làm việc, trong đời lứa đôi, mà không vì thế mà tách rời nó khỏi việc nhận lãnh bí tích. Sự thống nhất kinh nghiệm nhân bản và thiêng liêng có thể được cử hành trong bí tích nầy,nhưng không chỉ duy nhất như thế.
+ Giới hạn giữa tha thứ có tính chất chữa lành và sự tha thứ có tính chất bí tích nằm ở đâu?
- Trong một cuộc chữa trị, người ta không xưng thú, mà là kể tên ra. Việc chữa trị chuẩn bị hành vi cáng đáng cuộc sống mà người ta đã có, tất nhiên nếu người ta muốn được chữa trị. Nhưng nếu người cần tha thứ hoặc xin được tha thứ, thì đó là một bước đi khác. Trách nhiệm, cử chỉ không làm thành phần việc chữa trị, ngay cả khi lòng dũng cảm xưng thú tội đã là một hành vi thiêng liêng, với điều kiện có lòng ước ao.
+ Soeur có nói “chúng ta được cứu thoát và được tha thứ ngay cả trước khi biết mình là kẻ có tội”. Xin Soeur vui lòng giải thích điều ấy.
- Đó là điều Thánh Phaolô đã nói “anh chị em đã chết và đã được Chúa Kitô cứu thoát” (x. Rm 6, 1 – 14). Qua việc cử hành sự tha thứ, người ta đặt mình vào tư thế sẵn sàng nhìn nhận Phục Sinh. Nó biến đổi tất cả.Thánh Phaolô nói với chúng ta : “anh chị em đang được và sẽ được sống lại với Chúa Kitô.. Đó là một lời mời gọi lên đường tiến về sự Phục Sinh.
+ Nghi thức hoà giải đang mất đi. Theo Soeur, ý nghĩa bí tích nầy tiến hoá như thế nào?
- Ngày nay, bí tích hoà giải đã cạn mất phần cử chỉ (gestuelle) và ý nghĩa. Chùng ta cần phải tìm lại, hồi sinh những nghi thức Mùa Chay, dù không vì thế mà biến chúng thành máy móc. Để làm được điều đó, không cần gì nhiều. Đó như một bửa cơm gia đình, vốn là một hành vi rất thường ngày. Chỉ có điều là chúng ta ít nhiều rụt rè công nhận toàn bộ sự tròn đầy của cử chỉ ấy. Với tôi, phương pháp tiến hành hoà giải cũng cùng loại ấy.
+ Soeur thấy tương lai của bí tích hoà giải ra sao?
- Bí tích Hoà Giải là “ đá thử vàng của Kitô giáo”. Nó chỉ có tương lai nếu ý nghĩa của nó được sống như một phương pháp tiến hành trong đó mỗi người tìm lại được sự nguyên vẹn nội tâm, trọng lực của mình trong đức tin. Hãy cẩn thận! Đó không phải là sự thánh thiện! Nếu mỗi người đi con đường chân lý với chính mình và với Thiên Chúa, có thể chúng ta sẽ biết cách để phục hồi lại hình thức nầy.
LÀM SAO TIN VÀO CHUYỆN TỘI NGUYÊN TỔ ?
Michel Souchon
Chính bởi vì Chúa Giêsu mang ơn cứu độ cho hết mọi người, mà Thánh Phaolô trình bày Adam như mang tội lỗi đến cho toàn thể nhân loại. Đó không phải là giáo lý về tội nguyên tổ vốn đầu tiên và căn bản,nhưng là sự xác tín rằng chúng ta hết thảy đều được đặt dưới lòng xót thương của Thiên Chúa.
Vừa qua, một người bạn giải thích với tôi,khó mà cãi lại được :” Trong tất cả cả các tôn giáo, có một chìa khoá để nhốt người ta lại. Với các Kitô hữu,thì đó là tội nguyên tổ”. Ai trong chúng ta lại chẳng từng nghe những câu hỏi nầy : một tội chúng ta không chịu trách nhiệm đang đè nặng trên chúng ta, làm thay đổi dòng lịch sử con người, làm gợi lên mặc cảm tội lỗi và sợ hãi Thiên Chúa… Tất cả những điều ấy không thể chấp nhận được. Làm thế nào để tin điều ấy?
Giáo lý tội nguyên tổ không nên tìm trong sách Sáng Thế, trong trình thuật tội Adam và Eva, nhưng đúng hơn nên tìm trong Thư gửi Tín Hữu Roma và trong việc Thánh Phaolô đọc sánh Sáng Thế. Cái chủ yếu trong lý luận của Ngài chỉ gồm trong một ít lời. Không ai có thể nói : tôi không cần lòng xót thương của Chúa. Tất cả chúng ta đều cần được Chúa xót thương. Đó chính là vì tất cả chúng ta thuộc về một nhân loại tội lỗi, tất cả chúng ta đều dự phần vào một cuộc tạo dựng đã khọng sử dụng đúng sự tự do của mình, ngay khi có ý thức. Thất vọng gì chứ? Không, – Thánh Phaolô nói – vì “được công chính hoá nhờ đức tin, chúng ta sống hoà bình với Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu Kitô,Chúa chúng ta”. Chính khi quy về Chúa Giêsu Kitô và về tính chất phổ quát của ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô, mà Thánh Phaolô trình bày Adam, khuôn mặt của tính phổi quát tội lỗi của nhân loại.
Không nên coi Adam như một cá thể lịch sử, mà như một hữu thể tập thể. Việc đọc nầy hơn nữa lại phù hợp với cách thức đúng đắn để đón nhận những trình thuật về các nguồn gốc. Những trình thuật nầy trả lời cho các câu hỏi lớn của con người. Đó là những trình thuật ‘thuộc bản thể học”,chứ không phải có tính chất lịch sử. Chúng không nói : Ngày ấy, điều đó đã xảy ra như vậy;nhưng là : Điều đó luôn xảy ra như vậy. Chẳng hạn : bạn hỏi tại sao con người nói những ngôn ngữ khác nhau và không hiểu được nhau? Hãy nghe câu chuyện Tháp Babel. Tại sao lại có sự chết, đau đớn khi sinh nở, cần thiết phải làm việc vất vả? Hãy nghe chuyện về Adam và Eva.
Nhưng câu chuyện nầy vượt xa danh sách những giải thích. Trước hết nó làm cho chúng ta hiểu rằng sự tốt đẹp của thế giới có trước từ đầu hơn là sự dữ. Đồng thời nó cũng nói với chúng ta rằng tội lỗi luôn có đó, rằng tội lỗi có từ ban đầu; rằng Adam, mọi con người, ngay từ đầu đã bị cám dỗ nỗi loạn cùng Thiên Chúa, từ chối Tình Yêu là cội nguồn của con người để đặt mình vào vị thế đối địch với Thiên Chúa, để tự phụ là mình có thể tự ban sự sống và ý nghĩa cuộc đời cho chính mình, ở bên ngoài quan hệ cội nguồn vốn lập nbên và làm cho nó được sống. Trình thuật Sáng Thế mạc khải cho chúng ta bản chất của ‘tội nguyên tổ’ nầy : sinh ra từ sự ngờ vực Thiên Chúa. Con rắn nói với Adam : Thiên Chúa không muốn cho ngươi được hạnh phúc…
Thánh Phaolô lấy làm ngạc nhiên về sự hiện diện hết sức sâu thẳm nầy của sự dữ nơi ngài, của quyền lực các thế lực sự dữ trên ý chí và tự do của Ngài :” Tôi không hiểu gì hết điều tôi đang làm : những gì tôi muốn thì tôi không làm; nhưng những gì tôi ghét, thì tôi lại làm (…). Điều lành mà tôi muốn, tôi không làm,còn điều dữ tôi không muốn,thì tôi lại làm”. Người ta có thể nói rằng, với Thánh Phaolô, tội nguyên tổ không phải là một điều khoản đức tin, mà là một cứ liệu về kinh nghiệm!
Là những người thừa kế tội nguyên tổ nầy, chúng ta cũng chịu trách nhiệm về tội nầy. Người hát thánh vịnh nói : “Phản nghịch cùng Chúa,chĩ một Chúa thôi,con đã phạm tội. Những điều ác trước mắt Người là do con đã làm” và “Con đã sinh ra trong lỗi tội; con đã là tội nhân ngay từ trong lòng mẹ”. Tôi đi vào một thế giới đã bị ghi dấu bởi sự dữ và điều đó làm tổn thương tự do của tôi.
Hãy nói lại điều đó theo cách khác. Phải ‘nhớ rằng có một trật tự hoặc một phẩm trật các chân lý trong giáo lý Công giáo, do tương quan của chúng với nền tảng đức tin Kitô giáo”. Tội nguyên tổ là một giáo lý phụ so với một chân lý đầu tiên và căn bản : tất cả chúng ta được cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô; tất cả chúng ta được đặt trong lòng xót thương của Thiên Chúa. Giáo lý về tội nguyên tổ khi6ng phải là một “chiếc chìa khoá nhốt lại”, mà là loan báo một sự giải phóng,một Tin Mừng.
PHÂN TÂM HỌC SẼ XOÁ ĐI CẢM THỨC TỘI LỖI?
“Phân tâm học không tìm cách biến đổi ý nghĩa của tội lỗi mà chủ thể có về nó hoặc được tôn giáo gợi ý. Mục đích cuối cùng của nó là giúp cho con người ý thức được bản chất về mặc cảm tội lỗi ngự trị bên trong người đó”
Bruno Piettre, bác sĩ điều trị tâm lý
“Cảm thức tội lỗi là một khái niệm chủ yếu thuộc về một tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo”. Việc đầu tiên của vấn đề nầy đòi hỏi phải xác định lãnh vực tâm lý học.Thiết nghĩ nên nhắc lại rằng phân tâm học là một phương pháp tiến hành, với việc để cho lời nói tự phát tự do bộc lộ, cho phép vô thức nỗi lên bề mặt qua ‘sự liên kết tự do” và qua việc giải thích các giấc mơ, ‘tiếng nói long trọng cho phép tiếp cận được với vô thức” (Freud)
Do vậy phân tâm học cho phép một người lĩnh hội được, – từ chuyện riêng của mình, – những cơ chế tâm lý đã phát triển trong cuộc đời mình, nhất là trong tuổi thơ, – vốn tiêu biểu nhân cách của người ấy và quyết định một phần thái độ xử sự của người đó, mà người đó không cần phải thật sự có ý thức về nnhững điều ấy. Phân tâm học cho phép sự chuyển từ vô thức qua tiền ý thức,rồi sang ý thức nầy; và như vậy cho phép hiểu được những sức mạnh và những xung khắc nẩy sinh trong Cái Tôi, cái Siêu Ngã, nguồn gốc những xung năng và những cơ chế tự vệ.
Phần thứ hai mời gọi xác định khái niệm tội lỗi. Cảm thức tội lỗi là một kah1i niệm chủ yếu thuộc về một tôn giáo, đặc biệt là Kitô giáo, nghĩa là những gì nối kết con người (religere) với Thiên Chúa. Tội lỗi là một hành vi chống lại Giáo Ước nầy, do vậy là chống lại sự sống đến từ Thiên Chúa. Đức tin Công giáo được đặc nền tảng trên Ba Ngôi Thiên Chúa, trên thần tính của Con Chúa làm người bởi phép Chúa Thánh Thần và trên sự cứu chuộc tội lỗi con người bằng sự chịu đóng đinh và sống lại. Hy lễ của Chúa Kitô mở ra cho con người, đã được cứu thoát, cánh cửa sự sống đời đời. Cảm thức tội lỗi, bấy giờ sẽ mang toàn bộ chiều kích của nó trong ý nghĩa sự chuộc lại mà Thiên Chúa ban cho và ý nghĩa của ơn tha thứ ban cho người khác.
PHÂN TÂM HỌC KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO,MỘT TRIẾT HỌC HAY MỘT ĐẠO ĐỨC HỌC
Cảm thức tội lỗi do vậy là một khái niệm chính yếu và nằm ở trung tâm.Nó nuôi dưỡng sự cảm hứng một đời sống thiêng liêng,hơn là áp đặt việc áp dụng một bộ luật ứng xử hoặc việc bắt buộc phải chịu một đau khổ có tính chất chuộc tội. Tuy vậy nó bao hàm một đạo đức học dựa trên một hệ thống giáo lý và lời hứa, căn cứ trên những khái niệm sự lành và sự dữ, do Kinh Thánh linh ứng, được đóng khung trong 10 điều răn và được làm sáng tỏ nhờ sứ điệp Phúc Âm. Sự Lành phát xuất từ tình Yêu và sự dữ là sự lành mà người ta đã không làm. Việc xét mình mà Mẹ Têrêxa tự đặt cho mình mỗi tối chỉ đơn thuần là “hôm nay tôi đã yêu mến chưa?”. Kinh nghiệm Kitô giáo về tội lỗi do một xung khắc với Lời Chúa và với niềm tin vào Lời Chúa mà có.
Phân tâm học không phải là một tôn giáo,một triết học hay một đạo đức học. Nếu nó bỏ lại khái niệm tội lỗi cho tôn giáo, nó quan tâm rất sát các khái niệm về lỗi lầm và mặc cảm tội lỗi. Phân tâm học đã làm cho những hiểu biết tâm lý học tiến bộ rất nhiều, nhất là về những cảm thức mặc cảm tội lỗi,vốn là kết quả của một quan hệ mang tính mâu thuẫn,nhưng bình thường, giữa hai trường hợp nhân cách cá biệt , cái Tôi và cái Siêu Ngã.
“Phân tâm học khẳng định sự hiện hữu của một đạo đức học vô thức”
Phân tâm học không tìm cách biến đổi ý nghĩa của tội lỗi mà chủ thể có về nó hoặc được tôn giáo gợi ý. Mục đích cuối cùng của nó là giúp cho con người ý thức được bản chất về mặc cảm tội lỗi ngự trị bên trong người đó. Sự phân tích có thể tạo thuận lời cho một công việc xóa đi tội lỗi, nếu như tâm tình mặc cảm tội lỗi tỏ ra không có nền tảng hoặc thái quá, không có liên hệ gì với thực tại lỗi lầm và ngược lại với ý thức tầm quan trọng cửa lỗi lầm, khi không có tâm tình mặc cảm tội lỗi.
Phân tâm hịc phân biệt hai loại mặc cảm tội lỗi : mặc cảm tội lỗi khách quan của người đã phạm một lỗi lầm và người đó chịu trách nhiệm dưới góc độ luật lệ; và mặc cảm tội lỗi khách quan của người cảm thấy sai lỗi trước lương tâm của mình. Đò là một tình cảm đạo đức chứ không phải là sự việc có sẵn.
Cảm thấy mình có tội là lành mạnh.
Nhưng trong phân tâm học thì đạo đức muốn nói lên điều gì? Phân tâm học khẳng định sự hiện hữu của mọt đạo đức học vô thức, ở đó sự lành là sống tích cực,năng động, phát huy sức mạnh,tiềm năng của mình nhưng không vì thế mà phủ nhận tha nhân. Đạo đức học của phân tâm học có thể được diễn đạt như sau :” Sự Lành là sức mạnh để không ngừng trở thành cái mà người ta phải là” (JD Nasio). Nhưng đó là một sức mạnh được người khác tiết chế, một sự vui sướng được tín điều học kìm hãm bớt. Sự Dữ là sự vui hưởng không bị ngăn cản ràng buộc, không có tự chủ, mù quáng, không cân nhắc suy nghĩ, bị cô lập và không sinh hoa trái gì, phủ nhận các tín điều. Lương tâm đạo đức là tha nhân trong tôi, cái Siêu Ngã, cái cho phép tôi sống thành xã hội. Trong điều ấy, sự phân tích nầy không đi ngược lại gì với tôn giáo.
Như vậy, mặc cảm tội lỗi khách quan có thể sản sinh một sự buồn sâu sâu xa, kể cả bệnh hoạn,không liên quan gì đến lỗi lầm, hoặc một tâm tình khó chịu gây ra do nhớ lại một lỗi lầm mà người ta hối tiến vì đã phạm. Cảm thấy mình có tội là lành mạnh, vì điều đó cho phép điều hoà các xung năng, bằng việc tạo nên sự bồn cồn lo lắng cần thiết đáp ứng cho sự cần có một cái van an toàn. Sự khắc khoải thấy mình có tội nầy gây nên sự ăn năn hối tội với hy vọng mai sau được chuộc lại. Trong điều đó, đóng góp của phân tâm học không hề mâu thuẫn với cảm thức tội lỗi vốn cũng mời gọi sự ăn năn hối tội. Hình thức tự xem xét nội tâm nầy còn cho cả ão tưởng là nó có thể thay thế cho việc xưng tội. Nhưng nhà phân tâm học không phải là cha giải tội và cha giải tội không phải là một nhà phân tích tâm lý, trừ một số trường hợp hiếm hoi đặc biệt.
“Cảm thức tội lỗi cũng như khái niệm về mặc cảm tội lỗi là những tay vịn cho linh hồn con người..”
Nếu tôn giáo đề xuất như là điểm tham chiếu nguyên tắc bổn phận (nhất là khái niệm bổn phận devoir d’état), thì phân tâm học dùng nguyên tắc lạc thú để chống lại và Freud đã viết điều nầy :” Tôn giáo lần nữa một mình phải trả lời cho được câu hỏi về một cùng đích đời sống” và xa hơn nữa,ông viết :” Người ta sẽ lưu ý rằng chỉ đơn thuần chương trình của nguyên tắc lạc thú mới làm nên cùng đích đời sống”. Cảm thức tội lỗi cũng như khái niệm về mặc cảm tội lỗi là những tay vịn cho linh hồn con người. Cả hai kéo thao những cơ chế bảo vệ, thăng hoa cho sự dồn nén với việc đi qua nhiều cơ chế khác, vốn không có mục đích nào khác ngoài việc bảo vệ cá thể chống lại việc đánh mất tình yêu, Thiên Chúa hoặc tha nhân
Điều cấm bảo vệ cá thể khỏi chính nó
Cảm thức tội lỗi, cũng như tâm tình mặc cảm tội lội, lấy tất cả sức mạnh của chúng trong điều cấm và luật ông bố (loi du père). Hơn nữa, còn phải làm cho những khái niệm vô thức tập thể và tội nguyên tổ xích lại gần nhau. Trong phân tâm học, cái ảo ảnh vô thức mà ai cũng có, là lỗi lầm của tổ tông đã không phạm, song chúng ta lại mơ mọi người đều phạm nó: giết người cha. Trong Kitô giáo, tội nguyên tổ là ý chí quyền lực của con người và thém muốn tự coi là mình Thiên Chúa.
Điều cấm bảo vệ cá thể khoỉ chính nó và giữ gìn cái tôi quá tự mê (narcissique) bằbg cách nói : “ngươi không được làm điều đó, không phải vì người không có khả năng, àm vì người bị ngăn cấm làm điều đó”. Nếu cảm thức tội lỗi có thể tỏ ra mờ nhạt đối với một số người ngày nay, thì có thể phải tìm thêm một giải thích trong sự biến mất dần dà của những điều cầm trong việc tiến hoá của một xã hội, hơn là trong phân tâm học. Sự tiến hoá nầy làm cho việc thiết lập những luật lệ chung trở nên khó khăn hơn,làm cho các khoản trong các giới luật của Giáo Hội trở nên dễ tổn thương hơn, những tham chiếu trở nên chung chung và hay bị tranh luận hơn, mà dường như lại không làm cho cho các nền tảng của phân tâm học trở thành dễ vỡ hơn.
Nhưng chúng ta hãy để K.G. Jung nói lời cuối cùng: “Hãy để ý để kết thúc rằbg việc cá thể hoá cùng lúc lẫn vào với lý tưởng Kitô giáó nguyên thủy về nước trời ‘vốn ở trong chúng ta”. Ý tưởng nền tảng mà lý tưởng nầy xây dựng trên đó là : hành động và ứng xử đúng đắn chỉ có thể phát xuất từ một sự ngay thẳng tinh thần và một trạng thái tâm hồn lành mạnh và rằng không thể có sự chữa lành và cải thiện thế giới,mà lại không khởi đầu từ cá thể”.
BÍ TÍCH THỐNG HỐI VÀ HOÀ GIẢI
Phó tế Serge Kerrien, phụ trách mục vụ phụng vụ và bí tích giáo phận Saint Brieuc & Tréguier, phó giám đốc ban mục vụ phụng vụ và bí tích toàn quốc,nhân một hội thảo chuyên đề về bí tích thống hối và hoà giải (BT. TH&HG) tại Lộ-Đức,tháng 11 năm 2006.
Để thực hành tốt hơn mục vụ bí tích thống hối và hoà giải (BT.TH & HG), các tín hữu Công giáo nhất thiết phải trở về nguồn của BT nầy và hiểu được ý nghĩa của nó. Ý hướng của Giáo Hội là gì? Hya chính xác hơn, đâu là tinh thần của bí tích nầy? Bí tích nầy chưa trong chính nó bốn ‘lăng kính” : ‘cho thế giới”, “cấu thành Giáo Hội”; ‘hồng ân của Chúa”, mời gọi sống một lời”.
MỘT BÍ TICH “CHO THẾ GIỚI”
Đối mặt với những vết rách nát của thế giới, Giáo Hội đã nhận được lòng nhân từ xót thương của Thiên Chúa, nhưng không phải cho chính mình, mà là cho thế giới,cho nhân loại. Việc cử hành thống hối và hoà giải thúc giục kêu gọi lòng nhân từ nầy,nhưng đồng thời cũng làm mọi cách để làm cho các thương tích nầy lành lặn.
MỘT BÍ TÍCH ‘CẤU THÀNH GIÁO HỘI”.
Việc loan báo ơn tha tội là chủ yếu của Giáo Hội. Trên thập giá, Con Thiên Chúa,Chúa Giêsu Kitô đã cầu khẩn điều đó :”Lay Cha,xin hãy tha cho họ, vì họ không biết việc họ đang làm”. Với danh nghĩa nầy,Giáo Hội không thể coi bí tích nầy chỉ như vật phụ thuộc và nhất là không thể cam chịu tâm tình mất lòng tin yêu hiện đang lan sang nó. Thiên Chúa ban tặng ân huệ của Người. Thiên Chúa không phải là một kế toán báo thù,mà là một người Cha yêu mến : nếu Giáo Hội che lấp thông điệp nầy, thì Giáo Hội phản lại sứ mệnh của mình,vốn là phải truyền bá thông điệp nấy. Giáo Hội có nhiệm vụ phải hô lớn lên rằng nó giới thiệu một Vị Thiên Chúa giải phóng ‘các gánh nặng’ con người.
NHỮNG ĐÒI BUỘC MỤC VỤ, VỀ ĐIỀM NẦY, GỒM BỘ BA
1. Đều đặn giới thiệu bí tích hoà giải. Và một cách thế khác với chỉ bằng một việc thông báo đơn giản giờ mở cửa. Bởi vì chỉ suy nhất Giáo Hội mới có thể mời gọi đến với tha thứ và hoà giải.
2. Nghiên cứu hình thức cử hành bí tích nầy. Và đặc biệt là phải thoát khỏi ‘chủ nghĩa đúng giờ bí tích” và những thực hành truyền thống, tái khám phá những nghi thức cho phép tiến bước về bí tích nầy ( như là nhịn ăn, lám việc bác ái, bố thí,v..v…) : ước gì những ai không cảm thấy sẵn sàng đón nhận bí tícch hoà giải, cũng không vì thế mà cảm thấy mình bị loại ra khỏi việc thống hối và hoả giải.
3. Dựa vào sách nghi thức và những đề nghị khác nhau trong sách đó : hoà giải cá nhân; hoà giải tập thể ( với việc ban ơn tha tội cá nhân hoặc tập thể hoặc không có bí tích). Chỉ thực hành một hình thức mục vụ duy nhất về hoà giải có nguy cơ làm cho nó nghèo nàn đi.
MỘT BÍ TÍCH ‘QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA”.
Chúa biểu lộ sự tha thứ của Người cả trước khi người ta cầu xin Người tha thứ: Người luôn đi đầu. Ơn tha thứ quả là một quà tặng, chứ không phải một cái có được [nhờ đã làm điều nầy điều nọ]. Người tín hữu, nếu không biết trước mình được cứu, thì sẽ không thể nói ra tội lỗi mình. Bí tích nầy trong chừng mực đó trở thành dầu chỉ của hồng ân đã lãnh nhận. Ơn tha thứ vì thế không phải là hoa trái của một sự “tự kỷ ám thị”, cũng không phải kết quả của một sự ‘tự xét mình”, nhưng trước hết và trên hết đó là sự nhận lãnh một hồng ân dẫn người tín hữu tới việc tạ ơn. Nền tảng của tất cả những điều nầy là định đề căn bản : Chúa Kitô không đến để phán xét, nhưng để cứu độ. Sự dữ mà mọi con người phạm,không bao giờ vượt quá sự to lớn bao la của tình yêu và lòng nhân từ Thiên Chúa.
[…]
Việc loan báo lòng nhân từ của Thiên Chúa là ở khởi điểm mọi sự và sự loan báo nầy nẳm ở trong Lời Phúc Âm. Sự hoán cải là miột sự lật ngược lại tinh thần và thân xác sau khi nghe Lời Chúa. Nó là tác động của Lời Chúa nơi con người của người tín hữu. Lời – theo nghĩa thông dụng của từ nầy – nghĩa là sự hiện diện của một người nào đó.
Xét về mặt mục vụ, đó cũng là gợi ý việc lắng nghe Lời Chúa, vì ở đó có sư phạm thật sự về hoà giải, với tư cách nó trước là sư phạm của Thiên Chúa
Để kết luận, đó là chuyển từ ‘một mục vụ lối đi hẹp” sang một “mục vụ con đường lớn”, nhưng không vì thế mà hủy bỏ “lối đi hẹp” nầy, vì sẽ thích hợp nếu mở một hành lang qua con đường nầy.
Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ