Gia Nhân
07-02-2010, 11:40 PM
Những thiên tài ngớ ngẩn
Hiện tượng tự kỷ của các thiên tài
Raymond - "thần bài" ở Las Vegas.
Đần độn và không hề biết đến giá trị của từng đồng bạc, nhưng cậu thiếu niên người Mỹ Raymond lại là một "thần bài" ở Las Vegas khi mới 15 tuổi. Cậu có thể rút căn trong vài giây con số 2.130 hoặc có kết quả trong giây lát bài toán 5355 x 1235 = ? Và khi một hộp tăm xỉa răng bị đổ ra thì Raymond có thể nhẩm rất nhanh số tăm bị rơi, đúng đến từng con số.
Hiện tượng những nhà toán học đặc biệt, những nhạc sĩ thần đồng, những họa sĩ siêu việt… nhưng lại có tâm trí phát triển chậm chạp, trì trệ được các nhà khoa học gọi là hiện tượng của căn bệnh tự kỷ. Cũng theo các nhà khoa học, cứ 10 người mắc căn bệnh này thì xuất hiện 1 người có khả năng đặc biệt. Và trong số 100 người có khả năng đặc biệt được khoa học nhận diện từ trước đến nay, hiện trên thế giới chỉ còn sống không quá 25 người. Raymond là một trường hợp điển hình.
Trí nhớ tuyệt vời và khả năng tính toán giúp Raymond trở thành một tay chơi bài đáng gờm tại các sòng bài ở kinh đô cờ bạc Las Vegas khi mới 15 tuổi, nên cậu được mệnh danh là “thần bài”, cho dù cậu chẳng có ý niệm nào về giá trị của số tiền lớn thu được. Ngoài ra, cuộc sống hàng ngày của Raymond là một cuộc sống đóng khung, ngăn nắp đến từng ly từng tí. Nếu có việc gì gây nên sự gián đoạn cho thói quen này thì sinh hoạt của cậu ta sẽ rối tung cả lên và làm cậu vô cùng sợ hãi. Câu chuyện kỳ quặc về cuộc đời của Raymond đã được dựng thành bộ phim nổi tiếng Người Mưa vào năm 1991.
Cặp sinh đôi Roy và John với những con số thần kỳ
Roy và John.
Vào thập niên 60, tại Mỹ xuất hiện cặp sinh đôi rất nổi tiếng nhưng họ đều nhỏ con. Được kiểm tra và xác nhận thuộc dạng trí khôn phát triển chậm (chỉ số thông minh thấp hơn 60), cả hai đều không có khả năng làm những bài toán cộng dễ nhất, và học thuộc lòng từ 2 đến 3 câu trong một bài thơ là điều vô cùng khó khăn đối với họ. Nhưng trí nhớ của Roy và John về những con số thì thật phi thường. Họ có thể đọc đi đọc lại những con số gồm từ 3 đến 30 rồi đến 300 chữ số. Họ cũng có thể nhớ những chi tiết của lịch trong một khoảng thời gian lâu đến 80.000 năm. Điểm đặc biệt là hai người luôn bị ám ảnh bởi những tin tức về khí tượng, do dó họ có thể nhớ tất cả con số đo thời tiết từng ngày trong suốt quãng đời họ đang sống. Thú tiêu khiển của họ là trao đổi với nhau những con số gồm từ 6 đến 20 chữ số.
Nhưng năm 1977, khi gia đình quyết định tách đôi hai người ở hai nơi khác nhau thì những khả năng toán học phi thường này đều mai một rồi lụi tàn hẳn.
Richard Wawro và Chiristophe Pillault trong ngành hội họa
Lúc nhỏ, Chiristophe Pillault không chịu nói năng gì cả mà cũng chẳng chịu viết gì, và luôn di chuyển trong nhà bằng đầu gối, không chịu đứng trên hai chân như những trẻ bình thường khác. Nhưng khi lên 6, Chiristophe đã đem về nhà những bức ảnh cậu vẽ trong trường. Chúng đẹp đến nỗi bà mẹ tưởng đó là của cô giáo vẽ tặng, và sửng sốt khi biết tác giả của chúng là ai. Càng ngày, Chiristophe càng hoàn thiện nghệ thuật vẽ tranh của mình. Cho đến nay, tranh của Chiristophe được trưng bày ở khắp các phòng triển lãm nổi tiếng thế giới và là trường hợp thiên tài không thể nào giải thích nổi.
Richard Wawro, người Scotland, cũng là trường hợp tương tự. Lên 3, Richard vẫn chưa biết nói mà chỉ thét lên từng hồi chát chúa. Cậu hay giận dữ và chạy lung tung trong nhà, để rồi ngồi hàng giờ trước cây đàn dương cầm và ấn mãi một nốt nhạc. Với tính khí này, các bác sĩ chẩn đoán cậu là chậm phát triển với khuynh hướng tự kỷ. Nhưng dần dà, Richard bộc lộ khả năng phi thường trong hội họa. Lên 6, cậu vẽ tranh phong cảnh như thật, và đến năm 17 tuổi, Richard đã có cuộc triển lãm tranh đầu tiên tại London, để rồi sau đó, người ta đổ xô tìm mua những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của Richard với số lượng hàng nghìn bức. Ngay cả Giáo hoàng Paul II, cựu thủ tướng Margaret Thatcher cũng là khách hàng của Richard Wawro.
3 thiên tài đần độn trong âm nhạc
Tony DeBlois chỉ cân nặng có 0,5 kg khi ra đời. Tuy bị mù và mắc bệnh tự kỷ nhưng lên 2, cậu đã biết mò mẫm ngồi trước đàn dương cầm. Và đến 10 tuổi thì cậu bé tật nguyền với niềm đam mê âm nhạc vô bờ bến đã có buổi công diễn đầu tiên. Ngoài dương cầm, Tony còn chơi giỏi cả đàn organ, harmonica, guitar, harpe, vĩ cầm, banjo, trống và kèn saxo. Hiện Tony DeBlois đã lập gia đình và đang sống tại thành phố Chicago của Mỹ.
Leslie Lemke lại khác. Cũng bị mù và khuyết tật về trí khôn, nhưng chỉ một lần được nghe bản Concerto số 1 dành cho piano của nghệ sĩ thiên tài người Nga Traikopski vào năm 14 tuổi, Leslie đã chơi lại một cách hoàn hảo bản nhạc này khiến mọi người ngạc nhiên. Và với bất cứ bản nhạc nào cũng vậy, chỉ cần nghe qua một lần là Leslie có thể lặp lại chính xác tuyệt đối.
Trường hợp của Tom còn lạ hơn. Đây là một nô lệ da đen bị mù bẩm sinh, bị bán lại cho một đại tá quân đội Mỹ tên là Bethune vào năm 1850. Khi nghe con gái ông này chơi đàn, Tom đã bộc lộ khả năng thiên bẩm của mình về âm nhạc. Để rồi cậu có thể chơi cả 3 khúc nhạc bằng 3 kiểu khác nhau trên chiếc dương cầm, còn miệng thì nghêo ngao hát một bản nhạc khác. Ông chủ của Tom đã hốt bạc khi đưa tài năng này đi biểu diễn khắp nơi trên đất Mỹ. Nhưng khi ông này qua đời thì Tom bỗng ngừng không chơi đàn được nữa.
Khoa học và Đời sống (theo Hebdo)
Hiện tượng tự kỷ của các thiên tài
Raymond - "thần bài" ở Las Vegas.
Đần độn và không hề biết đến giá trị của từng đồng bạc, nhưng cậu thiếu niên người Mỹ Raymond lại là một "thần bài" ở Las Vegas khi mới 15 tuổi. Cậu có thể rút căn trong vài giây con số 2.130 hoặc có kết quả trong giây lát bài toán 5355 x 1235 = ? Và khi một hộp tăm xỉa răng bị đổ ra thì Raymond có thể nhẩm rất nhanh số tăm bị rơi, đúng đến từng con số.
Hiện tượng những nhà toán học đặc biệt, những nhạc sĩ thần đồng, những họa sĩ siêu việt… nhưng lại có tâm trí phát triển chậm chạp, trì trệ được các nhà khoa học gọi là hiện tượng của căn bệnh tự kỷ. Cũng theo các nhà khoa học, cứ 10 người mắc căn bệnh này thì xuất hiện 1 người có khả năng đặc biệt. Và trong số 100 người có khả năng đặc biệt được khoa học nhận diện từ trước đến nay, hiện trên thế giới chỉ còn sống không quá 25 người. Raymond là một trường hợp điển hình.
Trí nhớ tuyệt vời và khả năng tính toán giúp Raymond trở thành một tay chơi bài đáng gờm tại các sòng bài ở kinh đô cờ bạc Las Vegas khi mới 15 tuổi, nên cậu được mệnh danh là “thần bài”, cho dù cậu chẳng có ý niệm nào về giá trị của số tiền lớn thu được. Ngoài ra, cuộc sống hàng ngày của Raymond là một cuộc sống đóng khung, ngăn nắp đến từng ly từng tí. Nếu có việc gì gây nên sự gián đoạn cho thói quen này thì sinh hoạt của cậu ta sẽ rối tung cả lên và làm cậu vô cùng sợ hãi. Câu chuyện kỳ quặc về cuộc đời của Raymond đã được dựng thành bộ phim nổi tiếng Người Mưa vào năm 1991.
Cặp sinh đôi Roy và John với những con số thần kỳ
Roy và John.
Vào thập niên 60, tại Mỹ xuất hiện cặp sinh đôi rất nổi tiếng nhưng họ đều nhỏ con. Được kiểm tra và xác nhận thuộc dạng trí khôn phát triển chậm (chỉ số thông minh thấp hơn 60), cả hai đều không có khả năng làm những bài toán cộng dễ nhất, và học thuộc lòng từ 2 đến 3 câu trong một bài thơ là điều vô cùng khó khăn đối với họ. Nhưng trí nhớ của Roy và John về những con số thì thật phi thường. Họ có thể đọc đi đọc lại những con số gồm từ 3 đến 30 rồi đến 300 chữ số. Họ cũng có thể nhớ những chi tiết của lịch trong một khoảng thời gian lâu đến 80.000 năm. Điểm đặc biệt là hai người luôn bị ám ảnh bởi những tin tức về khí tượng, do dó họ có thể nhớ tất cả con số đo thời tiết từng ngày trong suốt quãng đời họ đang sống. Thú tiêu khiển của họ là trao đổi với nhau những con số gồm từ 6 đến 20 chữ số.
Nhưng năm 1977, khi gia đình quyết định tách đôi hai người ở hai nơi khác nhau thì những khả năng toán học phi thường này đều mai một rồi lụi tàn hẳn.
Richard Wawro và Chiristophe Pillault trong ngành hội họa
Lúc nhỏ, Chiristophe Pillault không chịu nói năng gì cả mà cũng chẳng chịu viết gì, và luôn di chuyển trong nhà bằng đầu gối, không chịu đứng trên hai chân như những trẻ bình thường khác. Nhưng khi lên 6, Chiristophe đã đem về nhà những bức ảnh cậu vẽ trong trường. Chúng đẹp đến nỗi bà mẹ tưởng đó là của cô giáo vẽ tặng, và sửng sốt khi biết tác giả của chúng là ai. Càng ngày, Chiristophe càng hoàn thiện nghệ thuật vẽ tranh của mình. Cho đến nay, tranh của Chiristophe được trưng bày ở khắp các phòng triển lãm nổi tiếng thế giới và là trường hợp thiên tài không thể nào giải thích nổi.
Richard Wawro, người Scotland, cũng là trường hợp tương tự. Lên 3, Richard vẫn chưa biết nói mà chỉ thét lên từng hồi chát chúa. Cậu hay giận dữ và chạy lung tung trong nhà, để rồi ngồi hàng giờ trước cây đàn dương cầm và ấn mãi một nốt nhạc. Với tính khí này, các bác sĩ chẩn đoán cậu là chậm phát triển với khuynh hướng tự kỷ. Nhưng dần dà, Richard bộc lộ khả năng phi thường trong hội họa. Lên 6, cậu vẽ tranh phong cảnh như thật, và đến năm 17 tuổi, Richard đã có cuộc triển lãm tranh đầu tiên tại London, để rồi sau đó, người ta đổ xô tìm mua những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của Richard với số lượng hàng nghìn bức. Ngay cả Giáo hoàng Paul II, cựu thủ tướng Margaret Thatcher cũng là khách hàng của Richard Wawro.
3 thiên tài đần độn trong âm nhạc
Tony DeBlois chỉ cân nặng có 0,5 kg khi ra đời. Tuy bị mù và mắc bệnh tự kỷ nhưng lên 2, cậu đã biết mò mẫm ngồi trước đàn dương cầm. Và đến 10 tuổi thì cậu bé tật nguyền với niềm đam mê âm nhạc vô bờ bến đã có buổi công diễn đầu tiên. Ngoài dương cầm, Tony còn chơi giỏi cả đàn organ, harmonica, guitar, harpe, vĩ cầm, banjo, trống và kèn saxo. Hiện Tony DeBlois đã lập gia đình và đang sống tại thành phố Chicago của Mỹ.
Leslie Lemke lại khác. Cũng bị mù và khuyết tật về trí khôn, nhưng chỉ một lần được nghe bản Concerto số 1 dành cho piano của nghệ sĩ thiên tài người Nga Traikopski vào năm 14 tuổi, Leslie đã chơi lại một cách hoàn hảo bản nhạc này khiến mọi người ngạc nhiên. Và với bất cứ bản nhạc nào cũng vậy, chỉ cần nghe qua một lần là Leslie có thể lặp lại chính xác tuyệt đối.
Trường hợp của Tom còn lạ hơn. Đây là một nô lệ da đen bị mù bẩm sinh, bị bán lại cho một đại tá quân đội Mỹ tên là Bethune vào năm 1850. Khi nghe con gái ông này chơi đàn, Tom đã bộc lộ khả năng thiên bẩm của mình về âm nhạc. Để rồi cậu có thể chơi cả 3 khúc nhạc bằng 3 kiểu khác nhau trên chiếc dương cầm, còn miệng thì nghêo ngao hát một bản nhạc khác. Ông chủ của Tom đã hốt bạc khi đưa tài năng này đi biểu diễn khắp nơi trên đất Mỹ. Nhưng khi ông này qua đời thì Tom bỗng ngừng không chơi đàn được nữa.
Khoa học và Đời sống (theo Hebdo)