PDA

View Full Version : Chuyện các nước ăn Tết giống Việt Nam



halleluyah
08-02-2010, 07:39 PM
Hàn Quốc có Tết Seollah

Tết Seollah bắt đầu từ ngày 1.1 hằng năm theo âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Tết Seollah là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất đối với người dân xứ sở kim chi. Tết Seollah thường là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau để thắt chặt tình thân gia đình.


Vào dịp này, nhất là những ngày cận Tết, những ai ở xa gia đình vội thu xếp công việc để trở về quê nhà thăm cha mẹ, anh chị, người thân.


http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/01/29/00fj1.jpg
Tết Seollah là dịp nghỉ lễ truyền thống quan trọng nhất của người Hàn Quốc - Ảnh: holidayyear.com
http://www.koreatimes.co.kr/upload/news/080205_p16_main.jpg
Trong đêm cuối của năm cũ, mọi người dọn dẹp nhà cửa và thắp sáng nhà bằng những ánh đèn halogen đủ màu sắc. Buổi chiều hôm đó, người Hàn tắm bằng nước nóng và đốt cây tre để đuổi tà ma.
Nhiều người Hàn Quốc, từ trẻ con đến người lớn, đều mặc bộ đồ hanbok sắc màu sặc sỡ (trang phục truyền thống của người dân Hàn).
Các gia đình ở đây tiến hành nghi lễ cúng bái tổ tiên vào buổi sáng mồng một Tết.
Trong dịp lễ tết này, món ăn truyền thống là Tteokguk (một loại súp của người dân xứ nhân sâm).
Một hoạt động truyền thống không thể thiếu trong những ngày lễ tết của người dân Hàn Quốc là Sebae.
Đó là dịp để người nhỏ tuổi tỏ lòng kính trọng người lớn tuổi hơn, của con cái đối với cha mẹ, ông bà.
Trẻ em thường cúi đầu lễ phép, chúc mừng cha mẹ một năm mới tràn đầy sức khỏe và nhận được những phong bì lì xì mừng tuổi cũng như những lời chúc tốt đẹp từ cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình.
Trước đây, vào những dịp như vậy, cha mẹ chỉ cho bánh (ddeok) và trái cây cho con trẻ thay vì phong bì lì xì.

http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/01/29/j2.jpg
Banh ddeok - Ảnh: Wikipedia

Tết Tsagaan Sar ấm cúng của người Mông Cổ
Cũng như Tết Nguyên đán của ta, Tết Tsagaan Sar của người Mông Cổ sẽ kéo dài từ ngày mồng 1 Tết âm lịch cho đến hết ngày mồng ba âm lịch. Tết Tsagaan Sar là một trong những dịp lễ rất quan trọng của người dân Mông Cổ.
Trong suốt những ngày đầu năm mới, người dân Mông Cổ thắp nến trên bàn thờ tổ tiên cả ngày đêm.


Vào dịp này, người dân ở đây sẽ tụ tập tại nhà của người lớn tuổi nhất trong gia đình để chúc Tết.

Tất cả mọi thành viên trong gia đình đều chúc tụng năm mới lẫn nhau ngoại trừ vợ chồng.
Ngoài ra, người dân xứ Mông Cổ cũng thăm viếng bạn bè, gia đình và tặng quà lẫn nhau.
Đây là dịp để mọi người chưng diện trang phục truyền thống của mình.
Một ngày trước năm mới được gọi là Bituun, tức giống như ngày 30 tháng chạp của ta. Vào ngày Bituun, người dân Mông Cổ tập trung dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới.
Vào tối Bituun, mọi thành viên trong gia đình đều tụ tập bên nhau để cùng tiễn đưa năm cũ và đón năm mới.
Và cũng trong ngày Bituun này, người Mông Cổ cố gắng giải quyết rốt ráo mọi vấn đề và trả mọi khoản nợ nần.
Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (dạng như bánh bao), thịt cừu, thịt bò…
Tsagaan Sar là một lễ lớn nên người dân Mông Cổ thường chuẩn bị thực phẩm trong nhiều ngày.
Những người phụ nữ trong gia đình sẽ chuẩn bị lượng lớn bánh buuz và trữ chúng trong tủ lạnh để dành dùng trong nhiều ngày.

http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/01/29/j3.jpg
Món ăn trong lễ Tết Tsagaan Sar của người Mông Cổ - Ảnh: Wikipedia

http://farm4.static.flickr.com/3601/3348064018_23422ee6e8.jpg


Người Trung Quốc tưng bừng với Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng và kéo dài nhất của người dân Trung Quốc.

Vào dịp này, người dân sẽ bỏ tiền ra mua quà cáp, trang hoàng nhà cửa, sắm sửa vật dụng trong nhà cũng như sắm quần áo mới.
Những ngày cận Tết, các gia đình đều lo dọn dẹp nhà cửa. Cửa lớn, cửa nhỏ trong nhà đều được dán giấy đỏ và các câu đối với những chủ đề phổ biến như hạnh phúc, giàu sang và trường thọ.
Những người ở xa đều cố gắng về nhà trước đêm Giao thừa.
Trong đêm Giao thừa, cả gia đình sẽ quây quần bên bữa tiệc lớn với đủ loại món ăn được làm từ heo, vịt, gà, cá...
Sáng mồng một Tết, trẻ em sẽ chúc ông bà, cha mẹ sức khỏe và một năm mới tràn đầy hạnh phúc. Sau khi chúc Tết xong, các em sẽ nhận phong bao lì xì mừng tuổi.
Ở quốc gia đông dân nhất hành tinh này, lễ Tết thường kéo dài từ mồng một cho đến hết ngày 15 tháng giêng (tức rằm tháng giêng).

http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/01/29/j4.jpg
Múa lân, một hoạt động phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán của người Trung Quốc - Ảnh: Shutterstock





Theo Thanh Niên