PDA

View Full Version : VỀ CÁCH DÙNG THUẬT NGỮ "ƠN GỌI"



Gia Nhân
14-02-2010, 11:05 PM
VỀ CÁCH DÙNG THUẬT NGỮ "ƠN GỌI"



http://www.dunglac.org/upload/article/1246937187.jpg (http://javascript<b></b>:showpopup('file=article/1246937187.jpg'))

Maurice Vidal, pss.



« Lý thuyết về ơn gọi ».



Đó là đầu đề của một bài viết được xuất bản trong tạp chíLe Recrutement sacerdotal, số 38, vào tháng Sáu năm 1910. Tác giả, kinh sĩ A. Degert, giáo sư ở Học Viện Công Giáo Toulouse và là sử gia danh tiếng, người mà chúng ta mang ơn cuốn Lịch sử các chủng viện Pháp cho đến Cuộc cách mạng (1912), cho thấy rằng lý thuyết về ơn gọi, dường như là điều giả định trước của các chủng viện, mà một trong các mục đích của chúng là phân định nó, vắng mặt ở trong sắc lệnh Cum adolescentium aetas năm 1563 của công đồng Trentô, và trước đó nó không được biết đến. Người ta chỉ nói về các khả năng thủ đắc và về ý hướng ngay thẳng.

Lý thuyết về « ơn gọi bậc sống giáo sĩ » xuất hiện ở Pháp vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XVII, điều mà không phải ngẫu nhiên vì, theo A. Degert, « trước tiên, nó đã là một phản ứng chống lại những tục lệ của Pháp » (tr. 171). « Trái với những ứng viên thanh niên hay trưởng thành do bởi động cơ tham vọng cá nhân hay những quyền lợi gia đình hay những lý do trần tục khác, do đó, như Bourdaloue nói, bởi một « ơn gọi nhân loại », thì cần phải làm nổi bật sự cấp thiết của « ơn gọi thần linh ». Từ đó, sự cấp thiết hệ thống hóa, dưới tựa đề ơn gọi giáo sĩ, toàn bộ những điều kiện khác nhau mà chính bản chất của các chức năng giáo sĩ hay những nhu cầu của môi trường mà chúng được thực thi đòi hỏi cho các chức thánh » (tr. 169).

Ơn gọi này có thể nhận biết qua những « dấu hiệu », những « dấu chỉ », mà người ta nhận ra đời sống thánh thiện, những khả năng thực hiện các chức năng của thừa tác vụ, ý hướng trong sáng. Nhưng đó chính là những « dấu hiệu », những « dấu chỉ » của ơn gọi qua đó « các linh mục được Thiên Chúa kêu gọi và được Giáo Hội của Người chọn lựa cho việc phục vụ này» (J.-J. Olier). Điều đó nói lên điều gì đó hơn là những khả năng và ý hướng ngay thẳng, điều gì đó mà là một « thiên hướng » (« inclination »), « sự cuốn hút » nổi tiếng mà về sau sẽ nằm ở trung tâm cuộc tranh luận giữa linh mục Xuân bích Branchereau và kinh sĩ Lahitton và những hiệu chỉnh của Tòa Thánh. Đối với cha Olier, nó không hệ tại một sự chuyển động tình cảm, nhưng là « sự nghiêng mình (inclination) và chuyển động của Thiên Chúa hướng đến bậc sống giáo sĩ. Sự chuyển động này là mạnh mẽ, hữu hiệu, khó nhận thấy ( !) (nghĩa là không bị lay chuyển chút nào bởi bất kỳ đam mê nào của linh hồn), uy quyền, mà mang linh hồn và hướng chiều nó bằng quyền lực…bằng trạng thái và sự kiên cố bất biến nơi sâu thẳm của nó [11] ».

Từ đó sự khác biệt và mối tương quan giữa ơn gọi « nội tại » (bởi Thiên Chúa) và ơn gọi « ngoại tại » (sự chọn lựa và lời kêu gọi của Giáo Hội) là cần thiết. Nó rất rõ ràng nơi Calvin, người đòi hỏi cả hai đối với ơn gọi mục vụ, ơn gọi duy nhất mà ông khai triển những tiêu chuẩn phân định. Người ta lại tìm thấy nó nơi các bài viết thần học về ơn gọi và trong các văn kiện giáo hoàng của thế kỷ XX. Trong Tông Hiến Sedes Sapientiae ngày 31/05/1956, Đức Piô XII, khi cùng nói về ơn gọi tu sĩ và linh mục, một trường hợp cao siêu, « cao cả » của « ơn gọi thần linh đối với bất kỳ bậc sống nào », phân biệt « một yếu tố kép » : yếu tố thần linh và yếu tố giáo sĩ » bằng cách quy chiếu, như Lahitton, về câu của sách Giáo lý Rôma mà chúng ta đã trích dẫn. Cách tương tự, Đức Phaolô VI, trong diễn văn ngày 5/5/1965, mà sắc lệnh Presbyterorum Ordinis số 11 trích dẫn, phân biệt hai cách thế diễn tả tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng kêu gọi : « cách thế nội tại, là cách thế của ân sủng, của Thánh Thần, của sự lôi kéo nội tại khó tả nên lời mà tiếng nói thinh lặng và quyền năng của Chúa thực thi trong sự sâu thẩm khôn dò nhất của linh hồn con người ; cách thế ngoại tại, nhân loại, cảm xúc, xã hội, luật pháp, cụ thể, là cách thế của thừa tác viên xứng đáng của Lời Thiên Chúa, cách thế của hàng phẩm trật. »

Nếu chúng ta trở về với bối cảnh lịch sử và văn hóa của « lý thuyết về ơn gọi » này vào thế kỷ XVI và XVII, thì chúng ta có thể xác định nhiều nhân tố đã ủng hộ nó, bên cạnh những lý do mà Degert đưa ra. Trước tiên, ý thức mới mẻ của cá nhân, của những dự phóng và chọn lựa của nó, bao gồm cả đối với việc nó thuộc về thành phần nào. Rồi mối quan hệ giữa cá nhân này, ngay cả kitô hữu, và Giáo Hội, càng hơn thế nữa vì Giáo Hội không còn chỉ được sống như là nơi chốn chắc chắn của ơn cứu độ và vì những phân rẽ của nó bó buộc cá nhân chọn lựa Giáo Hội mà nó muốn. Nơi thánh Inhaxiô, người linh thao có thể khám phá rằng tình trạng trong đó người ấy nhận thấy không thể thay đổi (chức linh mục, hôn nhân) không tương ứng với một « ơn gọi thần linh » bởi vì người ấy đã chọn lựa nó bằng một sự « chọn lựa hỗn độn và không ngay thẳng ». Người ấy không còn gì hơn là « hối cải và nỗ lực sống một đời sống tốt lành ở nội tâm của sự chọn lựa của mình » (Exercices, số 172 **). Cuối cùng, sự lo âu của cá nhân này trước cái chết (Ph. Ariès nói : « cái chết của nó ») và ơn cứu rỗi của mình, nuôi dưỡng những cuộc tranh luận thời đó về sự tiền định, ân sủng và tự do. Đúng là ơn gọi thần linh là do bởi sự tiền định mà ra. Quả đúng đối với Lahitton cũng như đối với Branchereau, với sự khác nhau dĩ nhiên quan trọng này, rằng đối với Branchereau chính ứng viên phân định ơn gọi của mình với sự trợ giúp của vị linh hướng, « người giải thích ý muốn của Thiên Chúa về hướng đi của cuộc sống của ứng viên », đang khi mà đối với Lahitton, chính lời kêu gọi của Giám mục « biểu lộ và truyền đạt tiếng gọi đời đời của Thiên Chúa ».

Trong một viễn ảnh như thế, nói về ơn gọi linh mục chỉ là « áp dụng vào một trường hợp cụ thể một nguyên tắc hoàn toàn tổng quát, nguyên tắc về sự cần thiết của ơn gọi nội tại [12]. » Chúng ta chỉ có thể được cứu độ nếu Thiên Chúa tiền định chúng ta cho ơn cứu độ và Ngài thực hiện điều đó bằng cách phân cho mỗi người chỗ đứng và vai trò của mình trong lịch sử. Trong một tầm nhìn bi quan về các hậu quả của tội nguyên tổ, có thể thêm vào đó sự cần thiết của ơn hiện sủng của Thiên Chúa đối với mọi hành vi tốt lành, mọi quyết định tốt lành. Vả lại, nơi người Công giáo, ơn gọi linh mục có sự tuyệt hảo của tình trạng và của thừa tác vụ của các linh mục, theo như các Giáo Phụ nghĩ, vì sự cao cả của Thánh Thể cũng như sự bó buộc nên một mẫu gương của đời sống kitô hữu cho các tín hữu khác. Bởi thế cần phải chăm lo lưu tâm đến việc phân định một ơn gọi như thế.

Bằng một sự nghịch lý quen thuộc với thần học kitô giáo, « sự chọn lựa tốt lành và ơn gọi thần linh chỉ làm nên một », như G. Fessard nhân xét đối với thánh Inhaxiô Lôyôla. Khi trích dẫn điều đó, M. Bellet bình luận : « Vì sự bầu chọn hệ tại việc chuyển từ một sự gắn bó thuần túy và vững chắc vào Thiên Chúa đến sự chọn lựa một bậc sống, dù là bậc sống nào [13]. » Bởi thế chẳng kinh ngạc lắm việc lời thề hứa được yêu cầu vào năm 1930 đối với các ứng viên các chức thánh quan trọng, liên kết tự do của ứng viên và sự phân định ơn gọi của Thiên Chúa (Điều 1036 của bộ giáo luật 1983 là tối nghĩa hơn). Mối lưu tâm đến sự tự do của tiến chức này, mà chúng ta đã ghi nhận từ cuối thế kỷ V, đã trở nên đòi hỏi hơn nữa trong thời hiện đại. Nó cảm hứng cho việc pháp chế hóa giáo luật hiện hành (điều 1026). Tuy thế, sự pháp chế hóa giáo luật này không hoàn toàn quên rằng vấn đề không hệ tại một sự ứng cử có thể sánh với ước muốn đời sống tu trì, nhưng là một lời kêu gọi tương ứng với « tính hữu ích » của thừa tác vụ cho Giáo Hội (điều 1025, §2). Điều 969, §1 của Bộ giáo luật 1917 còn thẳng thừng hơn : « Không có bất kỳ giáo sĩ triều nào có thể được phong chức nếu, theo phán đoán của Giám mục của vị ấy, nó không cần thiết hay hữu ích cho các Giáo hội của giáo phận ». Các từ ngữ phần nào được lấy lại từ Công đồng Trentô dựa trên điều 6 nổi tiếng của Công đồng Chalcédoine [14], kết án những cuộc phong chức được gọi là « tuyệt đối », chứ không liên quan với một thừa tác vụ hữu dụng. Bản văn về các « thừa tác vụ » được Giáo Hội cải cách ở Pháp xuất bản gần đây, Giáo Hội cải cách này, cũng đương đầu với « việc thiếu các mục sư và các ứng viên », tuyên bố, theo một sự quân bình phần nào có thể so sánh : « Chúng ta biết, không ai có thể áp đặt một thừa tác vụ cho một Giáo Hội hay (áp đặt) một Giáo Hội cho một thừa tác vụ » (tr. 82) và thừa nhận rằng « sự khiếu nại của các chứ vụ thừa tác tạo nên một tiến trình tế nhị » (tr. 80) : « Vấn đề hầu như là « haute couture » (thời trang cao cấp), chính vì những tham số của cá nhân và Giáo hội là nhiều và đôi khi mâu thuẫn » (tr.85) !

Ơn gọi truyền giáo.

Giáo Hội Công giáo và, cũng chung chung, các thần học gia của mình thừa nhận tính độc đáo của ơn gọi truyền giáo, như là một « ơn gọi đặc biệt » (Ad Gentes 23). Nhưng, vả lại, dù hoàn toàn làm nổi bật Giáo Hội địa phương và linh mục đoàn của nó xung quanh Giám mục, Công đồng cũng nhấn mạnh rằng « hồng ân thiêng liêng mà các linh mục đã lãnh nhận lúc chịu chức chuẩn bị cho họ, không phải vào một sứ mệnh hạn chế hay giới hạn, nhưng vào một sứ mệnh cứu độ có tầm mức phổ quát, cho đến tận cùng trái đất (Cv 1, 8) » (Presbyterorum Ordinis 10, x. Ad Gentes 38 và 39). Nếu chúng ta không muốn để trách nhiệm của việc tân phúc âm hóa cho các thành viên của các tu hội đời sống thánh hiến, của những cộng đoàn mới và của những phong trào mới, và cho các thừa tác viên chức thánh của họ [15], nếu trái lại, chúng ta muốn thừa nhận rằng thừa tác vụ linh mục chung nhất cũng là một thừa tác vụ phúc âm hóa cần được canh tân luôn, mà ngày nay thường biến nó thành một cuộc mạo hiểm rất lý thú nhưng khó khăn và nặng nề, thì như thế chúng ta sẽ không do dự quá phân biệt ơn gọi truyền giáo và ơn gọi linh mục.

Kết luận.

Những thăng trầm của thần học về ơn gọi, của việc nại đến ơn gọi thần linh, của mối tương quan giữa ơn gọi cá nhân và lời kêu gọi của Giáo Hội là những biến chuyển của tính phức tạp của chính Giáo Hội mà công đồng Vatican II gợi lên bằng những từ ngữ này : « Đoàn thể hữu hình và cộng đoàn thiêng liêng, Giáo Hội trần thế và Giáo Hội sở hữu những của cải thiên quốc, không nên được xem như là hai thực thể, nhưng chúng hình thành nên một thực tại phức tạp duy nhất, được cấu thành bởi một yếu tố nhân loại và bởi một yếu tố thần linh, được liên kết mật thiết với nhau » (Lumen Gentium 8).



Nguồn: http://www.dunglac.org (http://www.dunglac.org)