dvtung
20-02-2010, 09:20 PM
DẪN NHẬP
Kính thưa ông bà và anh chị em, hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, có thể gọi là Chúa Nhật của những cơn cám dỗ. Bài Tin Mừng hôm nay trình thuật lại 3 cuộc cám dỗ của Đức Giê-su. Ba cơn cám dỗ này họa lại ba cơn cám dỗ của dân Ít-ra-en thời Cựu Ước: cám dỗ về việc trở lại ai cập để được ăn bánh; cám dỗ thờ tượng con bê vàng; cám dỗ về thử thách Thiên Chúa.
Hôm nay, chắc hẳn chúng ta không dủ giờ để tìm hiểu cả 3 cơn cám dỗ, chúng ta tìm hiểu một cơn cám dỗ đầu tiên mà thôi để rồi từ đó chúng ta nhận định xem những gì đã cám dỗ, lôi chúng ta ra đi khỏi nhà Thiên Chúa, và từ đó mình nhận biết nẻo đường để trở về.
CƠN CÁM DỖ THỨ NHẤT
Cơn cám dỗ thứ nhất: hóa đá thành bánh ăn. Cơn cám dỗ này nói tới đời sống đức tin trong tương quan với đời sống vật chất cụ thể hằng ngày.
Một nhà tư tưởng vô thần nhận định: tôn giáo xuất hiện trong một tình hình xã hội có sự phân chia và bóc lột giai cấp, trong xã hội ấy anh nghèo, anh nô lệ đi tìm tôn giáo để gặp được sự nâng đỡ và niềm an ủi cho sự khốn cùng của mình và vì thế khi mà con người ta đạt được sự sung mãn vật chất, cuộc sống hạnh phúc ấm no thì tôn giáo tự nó biến mất.
Khi người ta giàu có người ta bỏ đạo bởi vì những nhu cầu vật chất nó nhận chìm khao khát tâm tinh; còn khi vì cảnh nghèo nàn túng quẫn có thể làm người ta đánh mất niềm tin vào Chúa, Giáo Hội Pháp nhận định rằng giới bỏ đạo chính là giới công nhân, dân nghèo.
Vậy nghèo hay giàu cũng có thể, bỏ đạo, đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa.
Điều này cho thấy: đời sống vật chất nó có liên quan cụ thể với đời sống đức tin của chúng ta. Bởi vì đức tin không phải là cái gì trừu tượng, mà là thái độ của con người mở ra đón nhận ân huệ của Thiên Chúa, con người đây là con người cụ thể trong một môi trường, với những nhu cầu cụ thể mà cái cụ thể đó nó tạo âm vang trong đời sống niềm tin trong người đó.
Đức Giê-su xuống thế làm người, một con người cụ thể, một con người như chúng ta, Ngài cũng chia sẻ những nổi niềm của con người, chấp nhận đưa vào sa mạc chịu cám dỗ. Nếu Đức Giê-su không phải là con người thì những cơn cám dỗ này không có ý nghĩa với chúng ta, Ngài cũng đói, cũng khát. Mà cơn cám đỗ thứ 1 là hãy hóa đá thành bánh mà ăn, 40 ngày chay tịnh Đức Giê-su đói biết cỡ nào? Chắc hẳn ai cũng kinh nghiệm khi ăn chay dễ bị cám dỗ về miếng ăn, ai mời tôi ăn liền thì không thấy sức nặng, nhưng mình chiến đấu, ăn chay người ta mời mình không ăn thì mình thấy được sức nặng của cơn cám dỗ.
Nói như vậy, để cho thấy Chúa Giê-su 40 ngày chay tịnh đối diện với cơn cám dỗ về miếng ăn. Hơn thế nữa, Chúa Giê-su không chỉ bị cám dỗ về miếng ăn, nếu chúng ta đọc Tin Mừng của Mt, cơn cám dỗ này diễn ra trong lúc Ngài chuẩn bị thi hành sứ vụ cứu độ. Như vậy, lời đề nghị của Sa-tan hãy biến đá thành bánh nó còn mang một nội dung lớn hơn nhiều: đó là nó nói với Chúa Giê-su ông cứ cung cấp bánh cho người ta ăn thì nói gì dân cũng nghe hết. Như thế, nẻo đường cứu thế của Chúa Giê-su chỉ là nẻo đường phục vụ vật chất cho con người mà thôi.
Kính thưa ông bà và anh chị em trình bày nội dung của cơn cám dỗ này. Phải chăng những cơn cám dỗ về miếng ăn nó đã, đang và sẽ diễn ra quanh chúng ta, ngay cả GH cũng phải đối diện với những cơn cám dỗ này. Người công giáo chúng ta đã từng bị cám dỗ với tư tưởng là Giáo Hội tôi càng giàu thì công cuộc phúc âm hóa ngày càng thành công, không phải cứ cho người ta tiền thì theo đạo đâu. Cho nên đây là cơn cám dỗ của xã hội, của Giáo Hội, và của từng người chúng ta.
Gợi ý với vài nét thoáng như vậy, để chúng ta thấy trong cơn cám dỗ của Chúa Giê-su có hình ảnh mỗi người chúng ta, có cả xã hội loài người, có cả khuôn mặt của Giáo Hội ở đó nữa, một cơn cám dỗ thường xuyên xảy ra.
Khi đối diện với con cám dỗ ấy, Chúa Giê-su nói với mình điều gì và chỉ cho mình con đường nào để vượt thắng cơn cám dỗ? Câu nói: “người ta sống không nguyên bởi bánh”. Ngài nhìn nhận sự cần thiết của nhu cầu vật chất. Ngài không coi thường vật chất, Ki-tô giáo không khinh miệt vật chất, người Công Giáo có thể hãnh diện về mẹ Tê-rê-xa Calcuta lo nhu cầu vật chất cho người cùng khốn.
Nhưng đồng thời Ngài cũng phủ nhận tuyệt đối hóa nhu cầu vật chất. Con người sẽ mãi là hỏa ngục cho nhau và lang sói cho nhau nếu như cứ coi vật chất, tiền của là điều tuyệt đối.
Chúa Giê-su không khinh miệt vật chất nhưng Ngài cũng không tuyệt đối hóa vật chất.
Thưa ông bà anh chị em, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đừng đánh mất niềm tin vì cơm áo gạo tiền, có thể có những lúc Chúa cho mình làm ăn phát đạt, trở thành triệu phú, giàu quá rồi quên lẽ sống của cuộc đời, hoặc có những lúc túng quẫn quá, trong những lúc đó đánh mất niềm cậy trông tín thác vào Thiên Chúa. Lúc đó, chúng ta được mời gọi nhìn vào cơn cám dỗ của Chúa Giê-su để học cho được cách vượt thắng cơn cám dỗ. Amen.
Nguyễn Ngọc
Kính thưa ông bà và anh chị em, hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, có thể gọi là Chúa Nhật của những cơn cám dỗ. Bài Tin Mừng hôm nay trình thuật lại 3 cuộc cám dỗ của Đức Giê-su. Ba cơn cám dỗ này họa lại ba cơn cám dỗ của dân Ít-ra-en thời Cựu Ước: cám dỗ về việc trở lại ai cập để được ăn bánh; cám dỗ thờ tượng con bê vàng; cám dỗ về thử thách Thiên Chúa.
Hôm nay, chắc hẳn chúng ta không dủ giờ để tìm hiểu cả 3 cơn cám dỗ, chúng ta tìm hiểu một cơn cám dỗ đầu tiên mà thôi để rồi từ đó chúng ta nhận định xem những gì đã cám dỗ, lôi chúng ta ra đi khỏi nhà Thiên Chúa, và từ đó mình nhận biết nẻo đường để trở về.
CƠN CÁM DỖ THỨ NHẤT
Cơn cám dỗ thứ nhất: hóa đá thành bánh ăn. Cơn cám dỗ này nói tới đời sống đức tin trong tương quan với đời sống vật chất cụ thể hằng ngày.
Một nhà tư tưởng vô thần nhận định: tôn giáo xuất hiện trong một tình hình xã hội có sự phân chia và bóc lột giai cấp, trong xã hội ấy anh nghèo, anh nô lệ đi tìm tôn giáo để gặp được sự nâng đỡ và niềm an ủi cho sự khốn cùng của mình và vì thế khi mà con người ta đạt được sự sung mãn vật chất, cuộc sống hạnh phúc ấm no thì tôn giáo tự nó biến mất.
Khi người ta giàu có người ta bỏ đạo bởi vì những nhu cầu vật chất nó nhận chìm khao khát tâm tinh; còn khi vì cảnh nghèo nàn túng quẫn có thể làm người ta đánh mất niềm tin vào Chúa, Giáo Hội Pháp nhận định rằng giới bỏ đạo chính là giới công nhân, dân nghèo.
Vậy nghèo hay giàu cũng có thể, bỏ đạo, đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa.
Điều này cho thấy: đời sống vật chất nó có liên quan cụ thể với đời sống đức tin của chúng ta. Bởi vì đức tin không phải là cái gì trừu tượng, mà là thái độ của con người mở ra đón nhận ân huệ của Thiên Chúa, con người đây là con người cụ thể trong một môi trường, với những nhu cầu cụ thể mà cái cụ thể đó nó tạo âm vang trong đời sống niềm tin trong người đó.
Đức Giê-su xuống thế làm người, một con người cụ thể, một con người như chúng ta, Ngài cũng chia sẻ những nổi niềm của con người, chấp nhận đưa vào sa mạc chịu cám dỗ. Nếu Đức Giê-su không phải là con người thì những cơn cám dỗ này không có ý nghĩa với chúng ta, Ngài cũng đói, cũng khát. Mà cơn cám đỗ thứ 1 là hãy hóa đá thành bánh mà ăn, 40 ngày chay tịnh Đức Giê-su đói biết cỡ nào? Chắc hẳn ai cũng kinh nghiệm khi ăn chay dễ bị cám dỗ về miếng ăn, ai mời tôi ăn liền thì không thấy sức nặng, nhưng mình chiến đấu, ăn chay người ta mời mình không ăn thì mình thấy được sức nặng của cơn cám dỗ.
Nói như vậy, để cho thấy Chúa Giê-su 40 ngày chay tịnh đối diện với cơn cám dỗ về miếng ăn. Hơn thế nữa, Chúa Giê-su không chỉ bị cám dỗ về miếng ăn, nếu chúng ta đọc Tin Mừng của Mt, cơn cám dỗ này diễn ra trong lúc Ngài chuẩn bị thi hành sứ vụ cứu độ. Như vậy, lời đề nghị của Sa-tan hãy biến đá thành bánh nó còn mang một nội dung lớn hơn nhiều: đó là nó nói với Chúa Giê-su ông cứ cung cấp bánh cho người ta ăn thì nói gì dân cũng nghe hết. Như thế, nẻo đường cứu thế của Chúa Giê-su chỉ là nẻo đường phục vụ vật chất cho con người mà thôi.
Kính thưa ông bà và anh chị em trình bày nội dung của cơn cám dỗ này. Phải chăng những cơn cám dỗ về miếng ăn nó đã, đang và sẽ diễn ra quanh chúng ta, ngay cả GH cũng phải đối diện với những cơn cám dỗ này. Người công giáo chúng ta đã từng bị cám dỗ với tư tưởng là Giáo Hội tôi càng giàu thì công cuộc phúc âm hóa ngày càng thành công, không phải cứ cho người ta tiền thì theo đạo đâu. Cho nên đây là cơn cám dỗ của xã hội, của Giáo Hội, và của từng người chúng ta.
Gợi ý với vài nét thoáng như vậy, để chúng ta thấy trong cơn cám dỗ của Chúa Giê-su có hình ảnh mỗi người chúng ta, có cả xã hội loài người, có cả khuôn mặt của Giáo Hội ở đó nữa, một cơn cám dỗ thường xuyên xảy ra.
Khi đối diện với con cám dỗ ấy, Chúa Giê-su nói với mình điều gì và chỉ cho mình con đường nào để vượt thắng cơn cám dỗ? Câu nói: “người ta sống không nguyên bởi bánh”. Ngài nhìn nhận sự cần thiết của nhu cầu vật chất. Ngài không coi thường vật chất, Ki-tô giáo không khinh miệt vật chất, người Công Giáo có thể hãnh diện về mẹ Tê-rê-xa Calcuta lo nhu cầu vật chất cho người cùng khốn.
Nhưng đồng thời Ngài cũng phủ nhận tuyệt đối hóa nhu cầu vật chất. Con người sẽ mãi là hỏa ngục cho nhau và lang sói cho nhau nếu như cứ coi vật chất, tiền của là điều tuyệt đối.
Chúa Giê-su không khinh miệt vật chất nhưng Ngài cũng không tuyệt đối hóa vật chất.
Thưa ông bà anh chị em, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đừng đánh mất niềm tin vì cơm áo gạo tiền, có thể có những lúc Chúa cho mình làm ăn phát đạt, trở thành triệu phú, giàu quá rồi quên lẽ sống của cuộc đời, hoặc có những lúc túng quẫn quá, trong những lúc đó đánh mất niềm cậy trông tín thác vào Thiên Chúa. Lúc đó, chúng ta được mời gọi nhìn vào cơn cám dỗ của Chúa Giê-su để học cho được cách vượt thắng cơn cám dỗ. Amen.
Nguyễn Ngọc