PDA

View Full Version : THIÊN TÀI THẾ VẬN HỘI ĐÃ BỎ GIẦY TRƯỢT BĂNG MANG ĐÔI DÉP CỦA NỮ TU



Ti_Amo
25-02-2010, 10:18 AM
THIÊN TÀI THẾ VẬN HỘI ĐÃ BỎ GIẦY TRƯỢT BĂNG MANG ĐÔI DÉP CỦA NỮ TU






LONDON (CNS) - Mỗi buổi sáng, trong không khí tĩnh lặng của Tu viện Thánh Giuse tại Leeds, nữ tu Catherine khoác lên người bộ áo quần màu xám tro. Chị đội ngay ngắn chiếc khăn lúp mầu đen lên đầu và thắt lưng bằng một sợi dây có ba nút -- tượng trưng những nhân đức khó nghèo, khiết tịnh và tuân phục -- rồi xỏ chân vào đôi dép của một nữ tu Dòng Thánh Phanxicô.

Vào lúc này mười hai năm trước, khi còn mang tên Kirstin Holum, khác với bây giờ, chắc chị đã xỏ chân vào đôi giầy trượt băng. Năm 1998, chị tranh tài cho Hoa kỳ tại Thế vận hội Mùa đông ở Nagano, Nhật bản. Sau khi được xếp hạng thứ 6 trong cuộc trượt băng 3000 met vận tốc cao và hạng thứ 7 cuộc đua 5000 met, cô gái 17 tuổi này được coi như một thần đồng trong cuộc tranh tài thi đua với các nhà thể thao lớn tuổi hơn vào thời kỳ sung sức nhất của họ.

Thay vì tiếp tục sự nghiệp làm một người trượt băng tốc độ cao, chị đã gia nhập dòng các Nữ tu Thánh Phanxicô Canh tân (Franciscan Sisters of the Renewal), một tu hội thành lập tại New York năm 1988. Hồi tháng 9 năm rồi, chị đến Anh quốc để phục vụ người nghèo, giới trẻ và rao truyền Tin Mừng. Chị là thành phần của một cộng đồng nhỏ chỉ có 4 nữ tu – ba người Mỹ, một người Anh – trú sở là một căn nhà trước đây do các Nữ tu Dòng Thương Xót sở hữu và cư ngụ.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại dành cho thông tấn xã Catholic News Service (http://www.catholicnews.com/index.html) hôm 22 mới rồi, chị nói: “Tôi đã có thể tiếp tục sự nghiệp trượt băng. Tôi từng nghĩ Thế vận này (hiện đang tiếp diễn tại Vancouver, British Columbia) có thể là cuộc tranh tài Thế vận thứ tư của tôi, nhưng tôi lại rất biết ơn vỉ Chúa đã dẫn dắt tôi tới nơi chỗ tôi đang đứng bây giờ.”





Khi trò truyện với giới trẻ, nữ tu Catherine không hề dấu giếm bí mật về quá khứ của mình từng là một nhà thể thao trượt băng tốc độ cao ở Thế vận hội, vì chuyện đó có thể mở ra khả năng về một ơn gọi cho những người trẻ chưa từng nghĩ đến ơn gọi bao giờ.


“Thường thì khi nghe như thế, họ nhìn bạn với một cái nhìn đầy kinh ngạc. Đối với trẻ em, đôi lúc thật khó mà hình dung ra bạn là một con người khác hơn một nữ tu. Đây quả lả một khởi điểm để rao truyền Tin mừng, đem chúng lại gần với Chúa Kitô, bởi vì trẻ em có thể thấy đứng trước mặt chúng, không chỉ là một nữ tu mà là một con người thật.”

Kirstin Holum sinh trưởng tại vùng ngoại ô Milwaukee. Bà mẹ, Dianne Holum, cũng là một người trượt băng tốc độ cao, đã chiếm được một huy chương vàng tại Thế vận hội năm 1972 và trở thành một huấn luyện viên thành công. Bà còn là một người Công giáo ngoan đạo, từng truyền đạt cho con gái mình biết tầm quan trọng của đức tin. Năm 1996 bà trang trải chi phí cho con gái được đến hành hương tại đền thánh Đức mẹ ở Fatima, Bồ đào nha.

Tại đây, ở tuổi 16, Holum cảm thấy có ý thức mãnh liệt về ơn gọi, và, theo lời chị: “cảm nghiệm mạnh mẽ được nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Nhiệm tích Thánh Thể.”

Chị cho biết đã cầu nguyện với Đức Mẹ xin hướng dẫn về tương lai ngành trượt băng của mình, và sau khi hoàn tất cuộc tranh tài tại Nhật bản, chị đã quyết định từ bỏ nghiệp vụ này.

“Trong tâm tưởng, tôi không cảm thấy mình sẽ trượt băng suốt phần còn lại của cuộc đời. Tôi biết còn những điều có giá trị trong cuộc sống hơn là thể thao. Tôi đã không hề hối tiếc về quyết định đó. Tôi nghĩ đây là ơn huệ của Chúa đã đem đến một điều gì khác cho tôi.”





“Tôi đã thấy có những người coi thể thao là điều quan trọng nhất trong đời, và tôi đã không ao ước như thế.”

Sau khi rút lui khỏi môi trường thể thao, năm 1998 Holum ghi danh theo học tại Học viện Nghệ thuật Chicago, chuyên ngành nhiếp ảnh. Tốt nghiệp xong, chị về sống với mẹ tại Denver, và sau đó tham gia suốt ba tháng vào cuộc đi bộ phò sự sống xuyên qua nước Mỹ. Trong thời gian này chị phát triển thói quen tham dự thánh lễ hàng ngày, lần hạt Mân côi, chầu Thánh thể và “dâng hiến các hy sinh cho công cuộc phò sự sống.”

Khi trở lại nhà, chị khám phá lại được ý thức về ơn gọi và bắt đầu cầu nguyện xin ơn hướng dẫn. Câu trả lời đến với chị vào năm 2002 trong cuộc đi bộ từ Denver tới Toronto -- con đường dài gần 1500 miles – và tại Ngày Giới trẻ Thế giới, khi lần đầu tiên được tiếp xúc với các Nữ tu dòng Thánh Phanxicô Canh tân. Một năm sau, chị gia nhập dòng này tại trụ sở trung ương ở New York, nhận tên dòng theo thánh nữ Catherine Siena là vị thánh mà chị thấy đã viết ra những tác phẩm đầy linh hứng.

Chị nói: “Tôi không hề hối tiếc, dù chỉ một ngày. Tôi đang chuẩn bị tuyên khấn trọn đời vào tháng 6 này. Tôi thấy Chúa đã đem tôi tới chốn Người đã tạo lập cho tôi. Tôi chuẩn bị nói tiếng “xin vâng” với Người suốt cả cuộc đời còn lại… Tôi sẽ vĩnh viễn thuộc về Người.”

“Có rất nhiều niềm vui đến với tôi khi thực hiện thánh ý Chúa, và nhiều bình an nữa. Hoàn toàn thuộc về Người như một người phối ngẫu là điều hoàn hảo nhất mà tôi biết được. Từ khi gia nhập cộng đoàn tu trì, tôi đã rất mực hạnh phúc.”

Trong 6 năm rưỡi tại New York, Nữ tu Catherine đã làm việc với giới trẻ và giúp trong những dự án cộng đồng như nấu các bữa ăn cho người nghèo. Hiện nay chị đang giúp các nữ tu định cư tại Leeds ở vùng bắc nước Anh. Nơi đây các nữ tu còn đang trong thời gian hoạch định về sứ vụ của họ.

Cam kết sống cuộc sống đơn sơ giản dị, các nữ tu đã tự chọn không coi truyền hình hay băng đĩa. Có nghĩa là Nữ tu Catherine không thể theo dõi Thế vận hiện đang tổ chức tại Vancouver, tuy nhiên chị thú nhận: “Tôi thích đọc những bài viết về Thế vận này.”

“Nó đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm êm đẹp, và được chia sẻ với các chị khác tất cả những kỷ niệm tôi còn lưu giữ, cũng là điều thích thú.”








Tác giả Phạm Hoàng Nghị

dunglac.net

Hai Lua
25-02-2010, 04:05 PM
THIÊN TÀI THẾ VẬN HỘI ĐÃ BỎ GIẦY TRƯỢT BĂNG MANG ĐÔI DÉP CỦA NỮ TU


http://nhacthanh.uni.cc/updata2/667ab000d37eb9c1ca4027a75587f1e1.jpg

LONDON (CNS) - Mỗi buổi sáng, trong không khí tĩnh lặng của Tu viện Thánh Giuse tại Leeds, nữ tu Catherine khoác lên người bộ áo quần màu xám tro. Chị đội ngay ngắn chiếc khăn lúp mầu đen lên đầu và thắt lưng bằng một sợi dây có ba nút -- tượng trưng những nhân đức khó nghèo, khiết tịnh và tuân phục -- rồi xỏ chân vào đôi dép của một nữ tu Dòng Thánh Phanxicô.

Vào lúc này mười hai năm trước, khi còn mang tên Kirstin Holum, khác với bây giờ, chắc chị đã xỏ chân vào đôi giầy trượt băng. Năm 1998, chị tranh tài cho Hoa kỳ tại Thế vận hội Mùa đông ở Nagano, Nhật bản. Sau khi được xếp hạng thứ 6 trong cuộc trượt băng 3000 met vận tốc cao và hạng thứ 7 cuộc đua 5000 met, cô gái 17 tuổi này được coi như một thần đồng trong cuộc tranh tài thi đua với các nhà thể thao lớn tuổi hơn vào thời kỳ sung sức nhất của họ.

http://www.dunglac.org/upload/htmlarea/upload/insert_1267071502.jpg

Thay vì tiếp tục sự nghiệp làm một người trượt băng tốc độ cao, chị đã gia nhập dòng các Nữ tu Thánh Phanxicô Canh tân (Franciscan Sisters of the Renewal), một tu hội thành lập tại New York năm 1988. Hồi tháng 9 năm rồi, chị đến Anh quốc để phục vụ người nghèo, giới trẻ và rao truyền Tin Mừng. Chị là thành phần của một cộng đồng nhỏ chỉ có 4 nữ tu – ba người Mỹ, một người Anh – trú sở là một căn nhà trước đây do các Nữ tu Dòng Thương Xót sở hữu và cư ngụ.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại dành cho thông tấn xã Catholic News Service (http://www.catholicnews.com/index.html) hôm 22 mới rồi, chị nói: “Tôi đã có thể tiếp tục sự nghiệp trượt băng. Tôi từng nghĩ Thế vận này (hiện đang tiếp diễn tại Vancouver, British Columbia) có thể là cuộc tranh tài Thế vận thứ tư của tôi, nhưng tôi lại rất biết ơn vỉ Chúa đã dẫn dắt tôi tới nơi chỗ tôi đang đứng bây giờ.”

Khi trò truyện với giới trẻ, nữ tu Catherine không hề dấu giếm bí mật về quá khứ của mình từng là một nhà thể thao trượt băng tốc độ cao ở Thế vận hội, vì chuyện đó có thể mở ra khả năng về một ơn gọi cho những người trẻ chưa từng nghĩ đến ơn gọi bao giờ.

“Thường thì khi nghe như thế, họ nhìn bạn với một cái nhìn đầy kinh ngạc. Đối với trẻ em, đôi lúc thật khó mà hình dung ra bạn là một con người khác hơn một nữ tu. Đây quả lả một khởi điểm để rao truyền Tin mừng, đem chúng lại gần với Chúa Kitô, bởi vì trẻ em có thể thấy đứng trước mặt chúng, không chỉ là một nữ tu mà là một con người thật.”


Kirstin Holum sinh trưởng tại vùng ngoại ô Milwaukee. Bà mẹ, Dianne Holum, cũng là một người trượt băng tốc độ cao, đã chiếm được một huy chương vàng tại Thế vận hội năm 1972 và trở thành một huấn luyện viên thành công. Bà còn là một người Công giáo ngoan đạo, từng truyền đạt cho con gái mình biết tầm quan trọng của đức tin. Năm 1996 bà trang trải chi phí cho con gái được đến hành hương tại đền thánh Đức mẹ ở Fatima, Bồ đào nha.

Tại đây, ở tuổi 16, Holum cảm thấy có ý thức mãnh liệt về ơn gọi, và, theo lời chị: “cảm nghiệm mạnh mẽ được nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Nhiệm tích Thánh Thể.”

Chị cho biết đã cầu nguyện với Đức Mẹ xin hướng dẫn về tương lai ngành trượt băng của mình, và sau khi hoàn tất cuộc tranh tài tại Nhật bản, chị đã quyết định từ bỏ nghiệp vụ này.

“Trong tâm tưởng, tôi không cảm thấy mình sẽ trượt băng suốt phần còn lại của cuộc đời. Tôi biết còn những điều có giá trị trong cuộc sống hơn là thể thao. Tôi đã không hề hối tiếc về quyết định đó. Tôi nghĩ đây là ơn huệ của Chúa đã đem đến một điều gì khác cho tôi.”

“Tôi đã thấy có những người coi thể thao là điều quan trọng nhất trong đời, và tôi đã không ao ước như thế.”

Sau khi rút lui khỏi môi trường thể thao, năm 1998 Holum ghi danh theo học tại Học viện Nghệ thuật Chicago, chuyên ngành nhiếp ảnh. Tốt nghiệp xong, chị về sống với mẹ tại Denver, và sau đó tham gia suốt ba tháng vào cuộc đi bộ phò sự sống xuyên qua nước Mỹ. Trong thời gian này chị phát triển thói quen tham dự thánh lễ hàng ngày, lần hạt Mân côi, chầu Thánh thể và “dâng hiến các hy sinh cho công cuộc phò sự sống.”

Khi trở lại nhà, chị khám phá lại được ý thức về ơn gọi và bắt đầu cầu nguyện xin ơn hướng dẫn. Câu trả lời đến với chị vào năm 2002 trong cuộc đi bộ từ Denver tới Toronto -- con đường dài gần 1500 miles – và tại Ngày Giới trẻ Thế giới, khi lần đầu tiên được tiếp xúc với các Nữ tu dòng Thánh Phanxicô Canh tân. Một năm sau, chị gia nhập dòng này tại trụ sở trung ương ở New York, nhận tên dòng theo thánh nữ Catherine Siena là vị thánh mà chị thấy đã viết ra những tác phẩm đầy linh hứng.

Chị nói: “Tôi không hề hối tiếc, dù chỉ một ngày. Tôi đang chuẩn bị tuyên khấn trọn đời vào tháng 6 này. Tôi thấy Chúa đã đem tôi tới chốn Người đã tạo lập cho tôi. Tôi chuẩn bị nói tiếng “xin vâng” với Người suốt cả cuộc đời còn lại… Tôi sẽ vĩnh viễn thuộc về Người.”

“Có rất nhiều niềm vui đến với tôi khi thực hiện thánh ý Chúa, và nhiều bình an nữa. Hoàn toàn thuộc về Người như một người phối ngẫu là điều hoàn hảo nhất mà tôi biết được. Từ khi gia nhập cộng đoàn tu trì, tôi đã rất mực hạnh phúc.”

Trong 6 năm rưỡi tại New York, Nữ tu Catherine đã làm việc với giới trẻ và giúp trong những dự án cộng đồng như nấu các bữa ăn cho người nghèo. Hiện nay chị đang giúp các nữ tu định cư tại Leeds ở vùng bắc nước Anh. Nơi đây các nữ tu còn đang trong thời gian hoạch định về sứ vụ của họ.

Cam kết sống cuộc sống đơn sơ giản dị, các nữ tu đã tự chọn không coi truyền hình hay băng đĩa. Có nghĩa là Nữ tu Catherine không thể theo dõi Thế vận hiện đang tổ chức tại Vancouver, tuy nhiên chị thú nhận: “Tôi thích đọc những bài viết về Thế vận này.”

“Nó đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm êm đẹp, và được chia sẻ với các chị khác tất cả những kỷ niệm tôi còn lưu giữ, cũng là điều thích thú.”



Tác giả Phạm Hoàng Nghị