PDA

View Full Version : Ý NGHĨA MÙA CHAY



Gia Nhân
27-02-2010, 09:11 AM
Ý NGHĨA MÙA CHAY


Mùa chay là một thời gian hồng ân đối với Giáo Hội và đối với mỗi Ki tô hữu, một tiếng gọi thay đổi đời sống và biến đổi đời sống, Chúa nói: "Đây ta làm một thế giới mới " (Kh 21,5).
Mùa Chay mời gọi ta lắng nghe lời của ngôn sứ Ed 36: "Ta sẽ ban cho các ngươi một trái tim mới. Ta sẽ lấy khỏi thân hình anh em trái tim đá và sẽ ban cho anh em một trái tim thịt và ta sẽ là Thiên Chúa của anh em".
Mùa chay làm vang lên những tiếng kêu của ngôn sứ Giê-rê-mi-a và sách Khải Huyền: "Lạy Chúa xin đưa con trở về" (Gr 31,18), "Này đây Ta đứng ngoài cửa và ta gõ" (Kh 3,20).
Mỗi năm Giáo Hội tìm cách sống cho đúng là một dân sống đời hoán cải đang tiến về lễ Phục sinh hơn nữa.

1. Mùa Chay kinh nghiệm sa mạc
Đối với dân người đã giải phóng khỏi Ai Cập, Thiên Chúa muốn cho họ kinh nghiệm về sa mạc: "Người cho họ đi theo con đường vòng trong sa mạc" (Xh 13,18).
Tại sao Chúa muốn cho Ít-ra-en đi theo con đường sa mạc đó? Là để cho họ nghe được tiếng Thiên Chúa của họ, để họ hoán cải, để họ tìm lại được đức tin và tình yêu tinh trong, rời xa những an toàn giả tạo.
Trong Tin Mừng Thánh Gio-an Tẩy giả cũng đi vào sa mạc. Người rao giảng trong xa mạc, người mời dân chúng vào sa mạc.
Chính Đức Kitô muốn sống và đảm nhận kinh nghiệm của dân Người và của Gio-an Tây Giả. Đối với Người, sa mạc là thời gian chịu thử thách: "Người bị cám dỗ; nhưng cũng là thời gian sống gần Chúa: "các Thiên Thần đến hầu hạ Người" (Mc 1,13).
Vậy, trong Kinh Thánh, sa mạc là thời gian cắt đứt và gặp gỡ, lột bỏ và hoán cải, tiếp đón và được mạc khải, đối thoại với một vị Thiên chúa rất gần, chuẩn bị cho tương lai.
Làm sao người Kitô hữu có thể đi vào sa mạc hôm nay?
Không phải là đi vào trong một sa mạc địa lý, nhưng là ở trong tình trạng lắng nghe Thần Khí Thiên Chúa.
Mỗi người chúng ta hãy cố gắng thỉnh thoảng thinh lặng bên trong, nghiệm xét cuộc đời mình và tìm lại điều chính yếu, khiêm nhường đón nhận sự thật làm cho mình nên tự do, nhìn người lân cận với một trái tim mới, ngó miền dất hy vọng mà Chúa ban cho, đổi mới canh tân đời sóng nhờ Tin Mừng ta đón nhận, sống trong ánh sáng của Thiên Chúa, trong tình trạng sẵn sàng: "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?"

2. Mùa Chay, thời gian hoán cải
Mùa Chay nhắc lại lời Thánh Gio-an Tẩy Giả kêu gọi: "Hãy hoán cải". Mùa Chay bắt đầu bằng nghi lễ tro. Nghi lễ này giúp ta ý thức, ở trong Giáo Hội và liên đới, về sự sói mòn và già nua do tội lỗi gây ra. Ngày lễ này khiến ta nghĩ đến con người bệnh tật và tội lỗi, ngồi bên cạn bờ hồ, chờ được nhận vào vòi nước sôi sục của ơn tha thứ. Nghi lễ này là một lời kêu gọi hãy sinh lại làm một con người mới được dựng nên bằng sự công chính và thánh thiện.
Những nẻo đường hoán cải thì nhiều:

Có việc hoán cải trái tim, nghĩa là nhìn nhận tội lỗi của mình và ra sức tập nhìn nhận con người như Thiên Chúa nhìn: "Sao ngươi thấy cái rác trong con mắt của anh em, mà cái xà trong mắt của mình lại không thấy?" (Lc6,41).
Đối thoại, khi chúng ta có những tranh chấp. Đức Giêsu khuyên nên tìm gặp gỡ, hãy có sáng kiến ấy, hãy mau giàn hoà (Mt 18,15). Điều này đúng với các đôi vợ chồng, những người trong một gia đình, đối nhóm, đối với những người hàng xóm láng giềng, đối với các Kitô hữu cùng một Giáo Hội khi không biết nhau hoặc chia rẽ nhau.
Giao hoà với chính mình: chấp nhận những giới hạn của mình, những khó khăn của mình, tin tưởng vào Thiên Chua đang làm việc trong trái tim ta.
Yêu thương kẻ thù: những người muốn hại ta, những người đang hại ta. Chúa Kitô đã nói: "Lạy Cha, xin tha cho họ", và Thánh Tê-pha-nô thêm vào: "Lạy Chúa, xin đừng chấp tội họ" (Cv 7,60).
Tha thứ cho anh em: Chúa Giêsu bảo là phải bảy mươi lần bảy. Mac-cô thường tạo được những cuộc hoà giải không tiên liệu trước được.
Mùa phụng vụ này nhắc ta nhớ rằng Đức Kitô là Đấng hoà giải vĩ đại. Người đã tạo hoà bình bằng đổ máu ra trên thập giá. Nơi Người, cuộc giao hoà Thiên Chúa và người tội lỗi thành toàn.
Và chính trong Bí Tích Hoà giải mà việc giao hoà này được thực hiện cách đặc biệt. Mùa Chay nhắc mỗi Kitoo hữu hãy sống hoán cải, cử hành bí tích thống hối, tham dự những cuộc cử hành thống hối để lương tâm được soi sáng và nhất là đánh giá đúng việc xưng tội riêng: đây là cuộc gặp gỡ với Đức Kitô và Giáo hội qua con người của vị linh mục.

3. Thời gian ăn chay
Việc ăn chay diễn tả sự khiêm nhường trước nhan Thiên Chúa và được kinh nghiệm tháp tùng và mang lại cho ta điều chính yếu. Nó là nguồn ánh sáng, giải toả, bác ái, sức mạnh, công lý: "Việc ăn chay ta chuộng: bẻ gảy xích xiềng bất công, phóng thích những người bị áp chế, chia sẽ cơm bánh với người đói, cho người vô gia cư tá túc, cho người trần truồng áo mặc" (Is 58,6). Đức Kitô đã thực hành việc ăn chay cách đơn giản và khiêm nhường nhưng không gán cho việc này ý nghĩa tang chế (Mt 9,15).
Trong Mùa chay, Giáo Hội dạy ta ít nhất ăn chay vào thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh, nhiều người cũng ăn chay bằng cách kiêng thuốc lá, rượu, lời ăn tiếng nói, các chi tiêu... Có những quyết định thỉnh thoảng bỏ những bữa ăn để dùng số tiến ấy giúp những người túng thiếu. Họ chọn đói một chút để giúp những người đói thật: "Đừng bảo là một giọt nước trong đại dương. Đúng ra đó là một tia lửa đốt lên thành một đám cháy lớn". Bởi vì thời gian hoán cải và cầu nguyện, Mùa Chay cũng trở thành một thời gian chia sẻ: Một số người chấp nhận từ bỏ một phần phú túc của mình hoặc sự dư thừa của mình để có những người khác sống một đời "con người" hơn.
"Đây là lúc Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ. Anh em đã nhận lãnh ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để trở nên vô hiệu" (2Cr 6, 13).

Nguồn: http://www.dongcong.net/misc/SongMuaChay/ynghiamuachay.htm (http://www.dongcong.net/misc/SongMuaChay/ynghiamuachay.htm)