PDA

View Full Version : HÀNH TRÌNH THEO CHÚA KITÔ



Gia Nhân
27-02-2010, 09:17 AM
HÀNH TRÌNH THEO CHÚA KITÔ


http://files.myopera.com/THEHOLYSPIRIT/blog/thanh%20hien.jpg Chúng ta đi tu để làm gì? Phải chăng cuộc đời chúng ta là một hành trình đi tìm ơn gọi. Hạnh phúc cho những ai đáp lại tiếng gọi của Chúa. Cuộc hành trình theo Chúa cũng lắm gian truân?. Nhiều lúc chúng ta tự hỏi mình đang đi về đâu? Tương lai bấp bênh, quả là một thách đố cho niềm tin Kitô giáo của chúng ta, càng là một thách đố đối với những người bước theo Chúa.
Thế nên, Ðời tu mà chúng ta đang sống không phải là một nghề, nhưng là một ơn gọi, một lý tưởng sống. Ơn gọi không ở ngoài, không phải là một cái gì được gắn thêm vào đời sống nhưng được chấp nhận như một điều thuộc về bản chất và chi phối toàn thể đời sống.
Ơn gọi là điều làm nên tất cả ý nghĩa cuộc đời, ơn gọi là một hồng ân cao quý, nhưng bao giờ cũng bao hàm một sứ mệnh.
Như thế, chính bản chất ơn gọi và sứ mệnh tu trì đã đòi hỏi một sự canh tân không ngừng, một nỗ lực đổi mới không ngơi nghỉ. Khi nào ta tự bằng lòng với cách sống hiện tại, tự cho mình có quyền dừng lại, thì chắc chắn, ơn gọi và sứ mệnh đã biến chất và thoái hóa.
Lý tưởng tu trì không chấp nhận lối sống hưởng thụ, tìm một chốn an nhàn, nhưng tất cả đời sống dâng hiến nhằm hướng đến sứ vụ.



http://files.myopera.com/THEHOLYSPIRIT/blog/dao%20troi.jpg Phải chăng đời tu là lối thoát trốn đời, hay là nơi mà mỗi người khôn khéo, tính toán bươn chải để tìm một chỗ đứng cho mình .
Quả thật có một nguy cơ đang đe dọa đời sống tu trì mà chúng ta cần cảnh giác, đó là sự biến chất từ căn bản ơn gọi và sứ mệnh đời tu. Ơn gọi tu trì không còn là một lời mời gọi tận hiến và từ bỏ. Nhưng trở nên môi trường cụ thể để người tu sĩ tìm cách xác định bản thân. Sứ vụ đời tu không còn là một sự dấn thân cho Thiên Chúa và con người mà là một quyền lợi cần phải bảo vệ. Lý tưởng tu trì không còn là một khung trời bao la của Chúa mà là một lô cốt của nếp sống ổn định.
Trong bầu khí đó, động lực thúc đẩy người tu sẽ chỉ là thăng tiến bản thân. Lý tưởng của đời tu sẽ chỉ là vị thế vừa ý. Cách sống của họ sẽ chỉ còn là sự khôn khéo xoay sở. Ðánh giá theo tiêu chuẩn lợi hay không?
Khi đó, hậu quả sẽ là:
• Sẽ không dễ dàng bỏ một công tác, một môi trường yên ổn.
• Không sẵn sàng đón nhận công tác mới với những công việc ngoài chương trình quen thuộc.
• Có sự tránh né tối đa những công việc rắc rối, khó khăn, thấp kém?
• Kinh nghiệm trong đời dâng hiến cho tôi sự khẳng định này:
• "Sống đời tu mà không dấn thân sẽ không thể nào trở nên lời chứng và đời tu còn ý nghĩa gì không ?"
• Thái độ không vui khi nhận công tác, những lời phàn nàn khi gặp khó khăn, những kiểu đưa đẩy công việc cho người khác. khó có thể là chứng tá của một người tự do đáp lại ơn Chúa và hăng say đón nhận sứ mạng khó khăn.
Chỉ khi chấp nhận những khuyết điểm của mình và của Cộng Ðoàn trong niềm tin, chúng ta mới có thể đạt đến kinh nghiệm riêng biệt và độc đáo của Kitô Giáo: "Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh" (2 Cor 12,10).
Chính Thiên Chúa giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong sự chấp nhận và cảm thông để chính đời tu mình được an vui.
Mình phải coi Tỉnh Dòng, các Cộng Ðoàn là gia đình, một gia đình như bao gia đình. Mỗi gia đình đều có những khó khăn và trục trặc riêng. Mỗi gia đình có một sự thành đạt riêng. Sống tình gia đình đòi hỏi chúng ta phải hợp tác với nhau để tiến bước. Cũng vậy, điều cần thiết trước tiên vẫn thái độ gắn bó với cộng đoàn, chia sẻ buồn vui, những thăng trầm trong sinh hoạt và sứ mệnh của Dòng.
Quả thật, hơn lúc nào hết, tôi nhận thấy rằng, chỉ có tinh thần sám hối chân thành mới thực sự là động lực để canh tân. Chỉ có thái độ chân thành nhìn nhận lỗi lầm khiếm khuyết của mình so với lý tưởng của Dòng chứ không phải so sánh với ai khác, mới là bước khởi đầu cho việc canh tân. Hạnh phúc sẽ đến với những ai biết vứt bỏ cái tôi ích kỉ của bản thân mình khi đó họ không còn sống cho bản thân họ nữa mà chỉ biết sống cho Thiên Chúa và tha nhân.


Nguồn: http://my.opera.com (http://my.opera.com)