PDA

View Full Version : NHƯ MỘT CHÚ HỀ DỠ!



Ti_Amo
09-03-2010, 09:18 PM
NHƯ MỘT CHÚ HỀ DỠ! (http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2010/02/17/nhu-mot-chu-he-do/)

Posted on 17/02/2010 by Xuân Bích Việt Nam

CON ĐƯỜNG BÉ MỌN đã làm cho Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu được phong TIẾN SĨ HỘI THÁNH và được Giáo Hội dùng làm linh đạo cho việc canh tân đời sống đạo đức của mọi phẩm trật, tầng lớp trong Giáo Hội ngày nay, song song với Linh Đạo Khó Nghèo của Hai Thánh Phanxicô Atxidi và Đa Minh. Ngày 17.02.2010 là kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đấng Đáng Kính CECILIA EUSEPI, người có những nét tương đồng và trùng hợp hết sức ngạc nhiên với Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, là người mà Cecilia Eusepi vô cùng yêu mến. Chắc chắn khi được tôn phong Chân Phước và Hiển Thánh, thì CECILIA EUSEPI củng cố linh đạo mà Giáo Hội đã nhìn thấy, cần đến và kêu gọi mọi tín hữu noi gương bắt chước: CON ĐƯỜNG BÉ MỌN, đã, đang và sẽ làm thay đổi thế giới đang nghiêng về duy vật,duy tương đối và vô thần nầy. BTGH kính giới thiệu một bài viết trong thư khố của tờ nguyệt san 30 JOURS về Đấng Đáng Kính 18 tuổi nầy.
NHƯ MỘT CHÚ HỀ DỠ!
(Comme un mauvais clown).
Câu chuyện của CECILIA EUSEPI,một cô gái trẻ sống đầu thế kỷ 20,trong một thị trấn sát cạnh Roma và qua đời vì bệnh lao khi mới được 18 tuổi. Cô đang chuẩn bị được phong Chân Phước và được coi như người em tinh thần của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu.
Stefania Falasca
“Như một chú hề dỡ hơi ngốc nghếch”. Đó không chỉ là câu chuyện của một cô gái trẻ. Câu chuyện một cuộc đời ngắn ngủi. Và câu chuyện về một cô gái trẻ mà ít người biết đến. Đó không phải là một tài năng phi thường gì. Cô không để lại một công trình nào.Tóm lại. không có gì là xuất sắc, không có gì là đặc biệt, nếu không muốn nói là với một Đấng nào đó, cô gái có một giá trị hết sức lớn lao, đến nỗi nhiều lần cô đã lấy làm ngạc nhiên :”Đôi khi tôi ngạc nhiên tự hỏi Chúa Giêsu có thể tìm thấy điều gì quyến rũ đến vậy ở nơi tôi, để đến nỗi bị cuốn hút như vậy vì sự hư không của tôi, để đổ tràn đầy lòng tôi những sự chăm sóc âu yếm nhất của Người. Sự yếu đuối tận cùng của tôi, đó là câu trả lởi duy nhất có thể”.
Cecikia Eusepi là tên của cô gái trẻ nầy,người đã sống vào đầu thế kỷ 20 trong một thị trấn kế cận Roma và đã bị bệnh lao cất đi khi mới 18 tuổi. Cô chỉ để lại một vài cuốn vở liên quan tới Cô, gồm chứa những kỷ niệm thời thơ ấu và một cuốn nhật ký, những đoạn văn mà cô chỉ viết ra vì vâng lời Cha giải tội, trong khi cô đã bị bệnh tật gậm mòn. Và tuy vậy,chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ thầ6 cô được tôn vinh trên các bàn thờ,ngay khi một số phép lạ xảy ra nhờ lời bầu cử của Cô sẽ qua cuộc khiểm chứng nghiêm nhặt của các uỷ ban y học và thần học. Án phong chân phước, được trình ra ít lâu sau khi Cô từ trần vào năm 1928, tiến triển mau lẹ. Cách nay hơn 20 năm, vào ngày 01.06.1987, Đức Gioan Phaolô II đã tuyên bố Cô là ‘Đấng Đáng Kính”. Và ngày nay, thỉnh thoảng người ta coi Cô như là em gái tinh thần của Thánh nữ Têrêxa Lisieux,mà Cecilia Eusepi gống ở rất nhiều điểm. Tito Sartoni,tổng thỉnh nguyện viên án phong chân phước nầy, tuyên bố :” Và người ta có thể không sợ gì khi coi Cô như Têrêxa nhỏ của chúng ta. Giữa những gương mặt thánh thiện đã được Giáo Hội công nhận, Cecilia là người đã chọn và theo tốt nhất ‘con đường nhỏ” được vị nữ thánh vĩ đại người Pháp, quan thầy các xứ truyền giáo, chỉ cho”.
MỘT DẤU CHỈ ƠN PHÚC
Nepi là một thị trấn cổ của Tuscie,cách Roma 40 cây số, một trong nhiều trung tâm nhỏ ngái ngủ của tỉnh ngày xưa là thành phần của nước Ý nông thôn . Chính nơi đó sinh sống Cecilia. Cô đến từ Monte Romano,một làng bên cạnh, nơi Cô sinh ra ngày 17.02.1910, út trong số 11 anh chị em. Cô cư ngụ với mẹ – goá buạ – và cậu ruột cách thị trấn 3 cây số,trong lãnh hạt “La massa”, tài sản của các công tước Lante della Rovere, nơi người cậu làm quản lý. Rất nhạy cảm và rất sinh động, Cecilia lớn lên trong bầu khí yêu thương đặc biệt, nhất là từ người cậu, người mà cha Cô đã giao phó Cô trước khi qua đời. Khi lên 6, Cô được gửi đến trường học,như bao cô gái thường dân khác, ở tu viện Xitô ở Nepi, nơi đón tiếp nhưng trẻ em mồ côi vì chiến tranh trong ký túc xá của tu viện. Sự nhạy cảm của cô gái nhỏ và sự mau lẹ khi em hịc tất cả những gì người ta dạy em, làm cho các nữ tu hy vọng em sẽ gia nhập hàng ngũ họ sau nầy,trong bốn bức tường tu viện. Nhưng không phải đời sống tu viện lôi cuốn Cecilia. Gần đó, cách tu viện một trăm thước, có giáo xứ Thánh Ptôlômêô, do các tu sĩ Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ điều hành và trong nhà phụ, là chủng viện,nơi chen chúc đám đông những người có khát vọng trở thành các linh mục thừa sai. Tất cả cuộc sống của giới trẻ trong làng quay quanh giáo xứ nầy. Khi Cecilia đã mãn tiểu học, chính đó là nơi em trải qua thời gian và chính trong bối cảnh nầy là chín mùi sớm trong em, với một sự rõ ràng đáng ngạc nhiên, ơn gọi sẽ là của em, đến mức cùng với các thiếu nữ khác nhiều tuổi hơn – khi ấy em mới gần 12 tuổi – em xin vào làm Dòng Ba trong Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ . Và năm sau đó, mặc cho gia đình cố gắng ngăn cản, em được Đức giám mục miễn tuổi để vào làm tập sinh giữa các tu sĩ Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ ở Mantellates. Cô sẽ đu học ở Roma,ở Pistoie và sau đó ở Zadar. Nhưng khát vọng truyền giáo của cô sẽ không bao giờ thành hiện thực. Tháng 10.1926, bị cơn bệnh sẽ mang cô đi hai năm sau, Cô buộc phải về lại Nepi.
Tất cả câu chuyện ngắn ngủi của Cecilia là đó. Cecilia đich thân nói về tất cả những kinh nghiệm đã hình thành và đào tạo Chị trong cuốn tự thuật có tựa đề Storia di un pagliaccio ( chuyện một chú hề). Tựa đề hài hước, cho thấy ý tưởng Chị có về mình : chính xác là ý tưởng ‘một chú lùn”. Những hồi ức nầt, Chọ đã viết theo yêu cầu của Cha giải tội, Cha Gabriele Roschini, mà Chị trao tập hồi ký vào tháng 06.1927, viết trên một cuốn vở học trò nhỏ. Chị vừa cười vừa nói với Ngài :”Thưa Cha, mong Cha tha thứ nếu con lộn lộn đến vậy…Xin hãy tha cho cái đề tựa, nhưng con chẳng tìm ra thứ gỉ hay hơn để đặt tên cho câu chuyện của con”
Ý tưởng viết một cuốn nhật ký đến từ chính Đức hồng y Alessio Lepicier, từ Dòng Servites de Marie. Trong các chuyến thăm Nepi, Đức hồng y đã có dịp gặp cô thiếu nữ xinh xắn có cặp mắt sáng nầy. Đây là những gì Cha Roschini thuật lại tại phiên toà :” Một ngày nọ, trong lúc tôi được Đức Hồng Y triều yết, tôi đã báo tin cho Ngài biết rằng Cecilia đã về lại Nepi vì lý do sức khoả và Đức hồng y đã nói với tôi : Cô bé nầy là một dầu chỉ ânb huệ của Thiên Chúa. Đó là một linh hồn đã được [Chúa] tuyển chọn. Thưa Cha, Cha sẽ giúp tôi nói với cô gái nầy hãy viết nhật ký của cô. Tôi tin chắc rằng chúng ta sẻ rút ra được nhiều lợi ích từ đó”. Câu chuyện hết sức đơn giản của ‘một chú hề” khởi đầu bởi ước ao của Cecilia vâng theo ý muốn của các bề trên, bất chấp sự mệt mỏi do những đau đớn từ căn bệnh gây ra :” Tôi sẽ sẵn lòng làm nhiệm vụ nầy, với ý thức làm một điều gì đó khiến Chúa Giêsu hài lòng, trước hết mọi sự bằng việc vâng lời và sau đó, bằng việc bày tò lòng nhân từ vô biên của Người đối với tôi, với tôi là người bé mọn, đoá hoa mọn hẹn dường bao”.
NHƯ THÁNH NỮ TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU
Cuốn nhật ký kéo rê dài dòng về những năm tháng tuổi thơ. Cecilia viết trong một ngôn ngữ đầy hình ảnh và so sánh dịu dàng và có tính trẻ con và câu chuyện Chị kể làm người đọc rung động với đầy dẫy chi tiết. Cecilia hình như có một trí nhớ phi thường về những đồ vật mà Chị đã nhìn thấy và những mối xúc động EMOTION mà Chị đã cảm nhận được từ thuở còn thơ; và tâm tình Chị có về sự mỏng dòn yếu đuối của mình ,từ lâu luôn kèm theo ý thức trong sáng được đặc biệt yêu mến,mà không hề có chút công trạng nào từ phía Chị. Thỉnh thoảng người ta phải mỉm cười khi đọc những thành ngữ địa phương và chất phác, tương phản hết sức với sự khôn ngoan trong các suy tư của Chị. Người ta cũng có thể lấy lám ngạc nhiên về cách trẻ em và thân mật mà Cecilia dùng để nói về mối liên hệ kết hợp Chị với Chúa Giêsu :” Đúng vậy, tôi yêu Người lắm,Chúa Giêsu ấy!..Nhưng các công trình, chúng ở đâu? Những ncông trình có thể chứng minh tình yêu nầy? Tôi không có…Cha ơi, và tuy vậy, tôi chẳng hoảng sợ chút nào. Tôi sẽ bay về phía Người với những đôi cánh là những ước ao to lớn của tôi, hoặc,tốt hơn nữa, tôi sẽ tìm cách trở nên một cô bé nhỏ xíu để luôn được ở trong tay Người, và lại ai trông chờ công trình gì ở đám trẻ con cơ chứ? Những đứa trẻ em để cho thấy tình yêu thương của chúng, chỉ dùng những vuốt ve,những nụ hôn, chỉ dâng lên những đóa hoa đồng nội nhỏ bé và khiêm nhường, vì chúng tha hồ mặc sức muốn bao nhiêu cũng có”. Nhưng tất cả khôn ngoan vủa Cecilia nằm ở trong tình trạng tuổi thơ phó thác cho ân huệ Thiên Chúa. Hoàn toàn giống như Thánh Nữ Têrêxa Lisieux. Chính Chị đã nói lên điều đó :”Tôi sẽ đến với Chúa Giêsu bằng một lối mòn nhỏ, ngắn,rất ngắn, do Chị nhỏ Têrêxa Hài Đồng đã vạch ra cho tôi”. Chính việc đọc cuốn Chuyện Một Tâm Hồn (Histoire d’une âme) đã làm nẩy sinh trong Cecilia hãy còn thơ bé,ước ao được sống đời tu trì.”Khi còn bé thơ, tôi lo lắng cho sự vất vả mệt mỏi của các vị thừa sai. Các vị linh mục tốt lành nói về những miền đất xa xăm, những cuộc trở lại đạo và những người nhận phép rửa. Những khát vọng lớn lao nhất tràn ngập lòng tôi. Tôi đã hy vọnh tôi cũng sẽ được đi xa, nơi mà sẽ không ai biết đến tôi, để làm cho người nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu,như tôi yêu mến Người. Tôi ước ao sự cứu rỗi các linh hồn những ngườ nghèo khó ngoại đạo. Tôi ước đóng dấu ấn đức tin của tôi bằng máu. Các nữ tư kể cho chúng tôi nghe cuộc đời các thánh nhân. Một ngày nọ,tôi có may mắn đọc chuyện Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Tôi đọc một mạch và cảm động rơi lệ…thực ra tôi không hiểu gì nhiều…tuy vậy có cái gì đó mà tội hieỷu ra bgay tức thì : đó là sự thánh thiện không hệ ở sự vĩ đại của đánh tội, trong sự vĩ đại và trong tính chất phi thường của các công việc và hành động…Sự thánh thiện nầy không không phải ai cũng tiếp cận được [..] và tôi cảm thấy trong tâm hồn tôi rằng đó là con đường mà tôi phải trải qua”.Khi Cecilia đọc Chuyện Một Tâm Hồn, Chị chưa được muời tuổi và Têrêxa Lisieux chưa được tôn phong “Đấng Đáng Kính”. Sau nầy Chị nói :”Tôi chưa bao giờ có ý nghĩ goị Chị [Têrêxa] bằng Chị, mặc dù tôi lưu ý giữa Tâm hồn Chị và tâm hồn tôi có sự tương đồng lớn lao, không phải vì sự tương ứng với ân sủng, mà vì những quà tặng ân sủng mà Chúa Giêsu đã nhượng lại cho chúng tôi”.
Tito Sartoni bình luận:” Việc đọc cuộc đời các thánh nhân và nhất là cuộc đời vị nữ Thánh người Pháp nầy, đã mặc lấy trong cuộc sống con người của Cecilia một tầm quan trọng đáng kể. Cuốn tự truyện và cuốn nhật ký của Chị là một bằng chứng à là một chứng từ hiện nhiên cho điều đó. Sự lệ thuộc của Cecilia với Têrêxa biểu lộ rõ rệt trong việc sử dụng các khái niệm và trong các chuyển biến tâm hồn : sự việc cha hát lòng nhân từ của Đức Chúa, ý thức về sự yếu đuối mỏng dòn của chính mình, tâm tình được Chúa Giêsu lôi cuốn. Nhưng còn có những nét khiến Chị và Têrêxa gần gủi nhau đến ngạc nhiên : (1). Sự việc họ cùng gia nhập đời sống tu trì khi hãy còn rất trẻ, (2). Ý thức được giữ khỏi tội trọng, (3). Biến cố hoán cải của họ, (4).Việc khó khăn khi đọc các sách về linh đạo,(5). Lòng ao ước không phải sự đau khổ,mà là sự từ bỏ, (6). Hai vị thừa sai mà họ nhận làm anh em và họ phải luôn theo dõi bằng lời cầu nguyện, (7).Kinh nghiệm về khủng hoảng thiêng liêng,(8). Từ trần khi còn rất trẻ cùng do một căn bệnh”.
”CÁI BÉ BỎNG KHÔNG LÀ GÌ” CỦA CHÚA GIÊSU
Với việc quay về nepi vào bgày 23.11.1926, giai đoạn cuối cuộc đời Cecilia bắt đầu, giai đoạn ngắn và đau đớn, ghi dấu bởi sự biệu và trầm trọng của bệnh lao, giai đoạn mà sự cô đơn và điều mà chị gọi là ‘cuộc lưu đày ở La Massa”, làm cho thêm đau đớn, một cuộc lưu đày thêm u ám bởi ý thức không còn có thể tuyên khấn, vì phải xa Nepi và những điều vu khống của những chủ đất vùng nầy. Điều an ủi duy nhất, đó là lòng tôn sùng thảo kính của Chị đối với Đức Mẹ Sầu Bi, mà Chị gọi là “trái tim” và với Thánh Thể, ‘kho báu” của Chị mà Cha Roschini mang cho Chị đều đặn mỗi tuần hai lần, bất thời tiết nào. Cuộc lưu đày của Chị tuy vậy thường bị gián đoạn vì những cuộc thăm viếng của các nông dân, của những bạn bè trong Công Giáo Tiến Hành và của những chủng sinh đi theo các Cha. Những vị nầy ,rất nhiều lần, xin cô gái trẻ yếu liệt nầy những lời cố vấn cho các bài giảng lễ của các ngài. Cecilia,trong những năm cuối đời nầy, có một ý thức hết sức sáng suốt về ‘con đường bé mọn”. “Lòng Khiêm nhường – sự từ bỏ – tình yêu”. Chị viết :” Sự từ bỏ : nhân đức nầy đáng qúy biết bao! Ôi, giá như mọi ngườu hiểu được ngươi,thì trái đất sẽ biến thành tiền sảnh của Thiên Đường! Nó cho chúng ta nghỉ ngơi an lành trên gối Chúa Giêsu; nó cho chúng ta ngủ trong tư thế kê đầu chúng ta lên Trái Tim Người, nó cho chúng ta sống hạnh phúc, bời vì, khi chúng ta phó mặc cho một người bạn như thế, là chúng ta chắc chắn về số phận đời mình.
“Tâm hồn phó thác cho Chúa Giêsu giống như em bé khi phải vượt qua trong đêm tối một khu rừng rậm rạp với mẹ mình, níu váy mẹ với xác tín rằng mẹ cháu sẽ đưa cháu đến nơi an toàn”. Chị sẽ vẫn đơn sơ và vui tươi cho đến cuối đời và sẽ tắt thở khi đang hát những kinh cầu nguyện với Đức Maria,mà Chị học thuộc từ thuở ấu thơ. Đó là ngày đầu tháng 8 năm 1928. Ngày ấy cũng dường như có sự trùng hợp. Têrêxa đã từ trần hôm trước ngày đó,30.09.1897. Và năm 1927, năm mà Đức Piô XI tuyên bố Thánh Nữ Têrêxa làm Bổn Mạng Các Xứ Truyền Giáo, thì Têrêxa đã hiện ra trong giấc mơ với Cecilia,như người ta có thể đọc thấy trong nhật ký của Chị và báo cho Chị biết Chị sẽ qua đời trong chính ngày đó.
Một bác nông dân già quen biết Chị nhớ lại : “Khi Chị đã từ trần, đó là một vị nữ thánh vừa qua đời”,nhưng những người khác cho rằng Chị chỉ là một cố gái trẻ tốt lành, một có gái trẻ tốt bụng đã chịu đau khổ và họ chỉ trích bất cứ ai muốn hết sức làm ra những vị thánh. Nhưng ngày an táng Chị là một ngày lễ đích thật, như thể là đi dự đám cưới. Các tu sĩ Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ đã dọn một bửa ăn trưa để vinh danh Chị và cùng ngày ấy, từ những ân nhân xa xôi, một món tiền thích hợp đã đến với các nữ tu để bù lại tình hình tài chính của chủng viện. Đúng theo ước ao của cecilia, Chị đã muốn mãi nghỉ yên trong thánh đường Thánh Ptôlômêô, dưới cân bàn thờ Đức Mẹ Sầu Bi. Và ước ao nầy của Chị đã được chuẩn nhận trong chiến tranh, khi mà do sợ bom đạn, các thầy quyết định mang thi hài của Chị vào bên trong thánh đường. Nhân dịp nầy người ta tiến hành một cuộc khảo sát thân thể và những người có mặt hôm đó ngạc nhiên nhìn thấy di hài nguyên vẹn (và hiện nay vẫn như thế) và – Cha quản xứ giáo xứ Thánh Ptôlômêlô Pietro nhớ lại “ da dẻ Chị mềm mại” như thể Chị đang ngủ…Trong khi chúng tôi mặc y phục lại cho Chị, chúng tôi thấy ở lưng Chị có một vết thương lớn để lộ ra nội tạng của Chị và thật vô cùng kinh ngạc khi thấy Chị không còn dấu vết tàn phá nào nữa do bệnh lao gây ra.
Cecilia đã viết ngày từ đầu cuốn Storia di un pagliaccio (Chuyện một chú hề) “ gồm sự nhìn nhận sự hư vô của chính Chị… Tôi tin rằng nếu Chúa Giêsu đã khấng ban cho một tâm hồn khác những nguồu ơn như tôi, thì chắc chắn người ấy sẽ không chậm trễ lãnh hào quang sự thánh thiện. Nhưng Chúa Giêsu, người thích đùa vui với các tạo vật của Người, ưa ban tràn đầy ân huệ của Người cho những người mà không ai ngờ tới và có thể không xứng đáng với sự chọn lựa nầy, những kẻ mà Người nhìn thấy là khốn khổ nhất,để lòng Nhân Từ của Người thêm rạng ngời. Và Người vui thích cả vì sự bối rối lẫn sự ngạc nhiên thán phục của họ”.
HỒ SƠ LƯU 30 JOURS
Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ
BÀI ĐỌC THÊM VỀ ĐẤNG ĐÁNG KÍNH CECILIA EUSEPI
Ngày 1-6-1987, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005), Bộ Phong Thánh nhìn nhận nhân đức anh hùng của cô Cecilia Eusepi, 18 tuổi, trinh nữ Ý. Từ đó, Cecilia Eusepi được nhắc đến với danh xưng nữ đáng kính.
Cecilia Eusepi tuy trẻ tuổi đời nhưng đi thật xa trên con đường thánh thiện, nhờ bí thuật yêu thương, theo vết chân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897), bông hoa bé nhỏ của đan viện Kín Cát-Minh thành Lisieux, nước Pháp ..
Cecilia Eusepi chào đời ngày 17-2-1910 tại Monte Romano, một làng quê hiền hòa nằm trên sườn đồi miền Viterbo, cách thủ đô Roma 90 cây số về hướng Bắc. Cecilia Eusepi là ái nữ của ông Antonio và bà Paolina Mannucci. Rủi thay, chỉ vỏn vẹn một tháng sau khi bé Cecilia chào đời, ông Antonio đã trút hơi thở cuối cùng. Tuy nhiên, trước khi nhắm mắt, ông giao phó hài nhi cho anh vợ là ông Filippo Mannucci, xin anh thay mình dưỡng dục bé Cecilia cho đến khi khôn lớn. Ông Filippo Mannucci nhận lời và suốt đời mình, ông đã trung thành với lời đã hứa cùng người em rễ quá cố.
Trong khung cảnh thôn dã, Cecilia lớn lên dưới sự chăm sóc của mẹ hiền và của người anh trai tên Cencio. Chính Cencio dạy cho bé Cecilia lời Kinh không bao giờ xóa nhòa khỏi trí nhớ:
- Lạy Đức Bà con, thay vì để con xúc phạm đến Đức Chúa GIÊSU KITÔ, xin hãy đưa con về Thiên Đàng.
Nhưng niềm vui được sống cạnh hiền huynh không kéo dài lâu. Bởi lẽ, ngày 24-5-1915, thế chiến thứ nhất bùng nổ khiến Cencio phải lên đường nhập ngũ và đúng hai năm sau, chàng gục ngã trên chiến trường vào ngày 30-5-1917. May mắn thay trước đó, ngày 5-1-1915, bà Paolina đã đưa gia đình về sống tại Nepi, trong nông trại La Massa của ông Filippo Mannucci, để cùng với anh, chia sẻ việc giáo dục bé Cecilia.
Nông trại La Massa có ruộng vườn và đồng cỏ rộng mênh mông. Bé Cecilia sung sướng tung tăng chơi đùa giữa thiên nhiên và các đoàn súc vật. Tháng 2 năm 1915, bé Cecilia tròn 5 tuổi. Mẹ và cậu Filippo cùng nhau bàn thảo chương trình giáo dục bé Cecilia. Sau cùng, cả hai đồng ý gởi Cecilia vào trọ học nơi các nữ đan sĩ Xitô ở Nepi, cách Roma khoảng 40 cây số về hướng Bắc. Nữ Đan Viện Xitô nằm cạnh nhà thờ hai thánh Romano và Tolomeo, còn gọi là nhà thờ ”Mân Côi”.
Ngày 5-9-1915, bé Cecilia lên 5 tuổi, khép mình trong bốn bức tường kín, giữa các nữ tu sống đời nhiệm nhặt và nguyện kinh liên lĩ. Có điều lạ là cô bé Cecilia tức khắc làm quen ngay với bầu khí linh thiêng của đan viện. Cecilia không chút ngỡ ngàng cũng không lạc lỏng. Sau hai năm sống nội trú trong đan viện, Cecilia được lãnh bí tích Thêm Sức ngày 27-5-1917. Thời gian tiếp đó được dành để chuẩn bị xưng tội và rước lễ lần đầu. Trọn mùa hè năm 1917, bé Cecilia náo nức dọn lòng tiếp đón Đức Chúa GIÊSU. Bé náo nức đến độ cứ muốn quì cạnh nữ tu Giuseppa Serafini mỗi khi Chị rước lễ, để có thể ở gần kề Đức Chúa GIÊSU Chí Thánh. Sau cùng, ngày chờ mong đã đến. Ngày 2-10-1917, bé Cecilia được rước lễ lần đầu từ tay Viện Phụ Angelo Testa.
Ngày này trở thành một ngày trọng đại đối với Cecilia Eusepi, cô bé 7 tuổi. Ngày đó cũng trở thành điểm qui chiếu cho mọi biến cố buồn vui sau này. Cũng vào chính ngày ấy, Cecilia quyết lòng thề hứa sẽ yêu mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ luôn mãi, trọn đời. Cecilia thưa cùng Đức Chúa GIÊSU:
- Lạy Đức Chúa GIÊSU dấu ái của lòng con, thay vì để con phạm tội mất lòng Chúa, xin Chúa hãy làm cho con chết. Lạy Đức Chúa GIÊSU, con sẽ thuộc về Chúa, thuộc trọn về Chúa và mãi mãi thuộc về Chúa.
Ngay sau thời gian rước lễ lần đầu, bé Cecilia làm quen với cuốn ”Truyện Một Tâm Hồn” của Chị Têrêxa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897). Điều đáng nói là trong tâm trí thơ trẻ của một cô bé 7 tuổi, Cecilia đã hiểu thế nào là con đường nên thánh của Chị Têrêxa Hài Đồng GIÊSU. Từ đó, Cecilia quyết tâm:
- Làm điều lành trong mọi hành động thông thường, cho dù nhỏ nhặt nhất, với một mục đích duy nhất là làm đẹp lòng Đức Chúa GIÊSU.
Cecilia cũng hiểu rằng:
- Kết hiệp mật thiết với Chúa đồng nghĩa với việc đặt ý riêng mình trong thánh ý THIÊN CHÚA và chỉ thực thi thánh ý THIÊN CHÚA mà thôi.
Song song với việc đọc cuốn Truyện Một Tâm Hồn, Cecilia còn đọc thêm cuộc đời thánh Gabriele dell’Addolorata – Gabriele Đức Bà Sầu Bi. Thánh Gabriele Đức Bà Sầu Bi (1838-1862), người Ý, sinh năm 1838 và qua đời năm 1862, hưởng dương 24 tuổi. Thánh Gabriele đồng tuổi với thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897).
Vị thánh trẻ Gabriele có tên thật là Phanxicô, quê thành Assisi và thuộc gia đình giàu sang. Thuở thiếu thời, Phanxicô ăn chơi trác táng và thích chưng diện. Chẳng may vào năm 17 tuổi, Phanxicô mất người chị khả ái, qua đời đột ngột vì bệnh dịch tả. Cái chết của hiền tỷ cùng với tâm tình mồ côi mẹ lúc tuổi còn thơ, đã gieo vào lòng ”chàng trai thời đại Phanxicô” một mối buồn sâu thẳm. Từ đó, Phanxicô bỗng nhận chân tất cả cái dòn mỏng phù du của cuộc đời. Chàng thay đổi hẳn. Phanxicô chuyển hướng tình yêu dành cho thân mẫu và hiền tỉ quá cố, thành tình yêu dâng lên Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Chàng quyết định từ bỏ thế gian và vào tu dòng Thương Khó với tên gọi là thầy Gabriele Đức Bà Sầu Bi. Thầy muốn sống hiệp thông với những đau khổ của Đức Mẹ MARIA để cầu cho những kẻ không tin và sống bất chính, được trở về cùng THIÊN CHÚA. Thời gian vỏn vẹn 5 năm tu dòng, cô đọng trong kinh nguyện và hy sinh, đã tiêu hao nhanh chóng thân xác xuân trẻ. Thầy ngã bệnh nặng khi đang chuẩn bị lãnh nhận thiên chức Linh Mục. Tuy nhiên, Thầy không xin ơn khỏi bệnh, chỉ xin ơn chết lành. Thầy Gabriele Đức Bà Sầu Bi được chọn làm quan thầy các đại chủng sinh.
Cuộc đời hai vị thánh trẻ, một nam một nữ, đã gây một ảnh hưởng mạnh nơi tâm hồn ngây thơ trong trắng của Cecilia Eusepi, năm ấy lên 8 tuổi. Đặc biệt là lòng kính mến Đức Mẹ MARIA. Thêm vào đó, khung cảnh vừa khắc khổ vừa chiêm niệm của nữ đan viện Xitô đã giúp cho tâm tình tôn giáo thánh thiêng đâm chồi nẩy lộc nơi Cecilia. Sau 7 năm sống liên tục với các nữ đan sĩ Xitô, Cecilia trở lại gia đình vào năm 12 tuổi. Cô thiếu nữ như già dặn hẳn, đặc biệt về phương diện thiêng liêng. Cecilia tiếp tục giao thân với những người lớn tuổi hơn mình và chia sẻ những vấn đề cùng ưu tư của họ.
Một thời gian sau đó, Các Cha dòng Thương Khó đến mở tuần đại phúc tại Nepi, gần nông trại La Massa nơi Cecilia đang sống với mẹ và cậu. Cecilia hỏi ý kiến một Cha giảng về việc chọn lựa ơn gọi tu dòng. Cha dòng khuyên Cecilia nên gia nhập dòng các Nữ Tì Đức Mẹ MARIA. Một năm sau, Cecilia được nhận vào dòng. Nhưng rồi vì ngã bệnh bất ngờ, Cecilia được đưa vào nhà thương chữa trị. Lợi dụng thời gian ở nhà thương, Cecilia đã làm việc tông đồ tối đa.
Từ tháng 4 năm 1923, Cecilia phải trở lại gia đình. Đây là khoảng thời gian thử thách nặng nề. Cecilia không được tham dự Thánh Lễ và rước lễ hàng ngày. Sống xa Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể quả là một cực hình. Mùa hè năm đó Cecilia ghi tên vào Hội Công Giáo Tiến Hành và sống trọn tinh thần của Hội gồm 3 điểm: cầu nguyện, hành động và hy sinh. Vào ban chiều mỗi Chúa Nhật, Cecilia qui tụ các trẻ em lại ngoài đồng cỏ. Tất cả cùng chơi đùa và lần hạt Mân Côi chung. Sau đó, Cecilia dẫn chúng đến nhà thờ xưng tội. Hoạt động với các thiếu niên trong làng, Cecilia cảm thấy vô cùng sung sướng.
Dần dần, Cecilia cảm thấy cần phải thưa rõ với mẹ về ơn gọi nung nấu trong lòng. Cecilia xin mẹ cho phép gia nhập dòng Nữ Tu Áo Choàng Nữ Tì Đức Mẹ MARIA thành Pistoia (Suore Mantellate Serve di Maria di Pistoia) .. Bà Paolina khẳng khái từ chối. Chẳng những từ chối, bà còn cấm Cecilia không được hé môi trình bày gì với cậu Filippo. Nhưng rồi được Cha Giải Tội khuyến khích, Cecilia cương quyết thực hiện nguyện ước dâng hiến toàn thân cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Tình Quân Tuyệt Hảo.
Ngày 19-11-1923 Cecilia gia nhập Hội Dòng và trở thành thỉnh sinh Dòng Áo Choàng Pistoia. Cecilia bắt đầu ngay cuộc sống tu trì khổ chế theo gương Các Đấng Thánh Sáng Lập Dòng. Nhưng một lần nữa, THIÊN CHÚA lại đến gõ cửa xin Cecilia một hy sinh khác:
- Từ bỏ ý riêng để chấp nhận thánh ý THIÊN CHÚA.
Chỉ vỏn vẹn sau ba năm sống đời tu trì, Cecilia lại lâm bệnh và bị bắt buộc trở về gia đình.
Từ nay Cecilia sống những ngày cuối đời trong khổ giá. Cecilia vui lòng vác thánh giá cách anh hùng trong khung cảnh thường nhật. Cuộc sống ghi dấu bằng ba tác động: dâng hiến, yêu thương và cầu nguyện. Và thể theo lời khuyên của Cha Linh Hướng – Cha Gabriele Maria Roschini dòng Tôi Tớ Đức Mẹ MARIA – Cecilia xin ghi tên làm thành viên Dòng Ba Nữ Tì Đức Mẹ MARIA.
Những ngày cuối cùng, Cecilia không ngừng lập đi lập lại:
- Thật tuyệt vời khi được tận hiến cho Đức Chúa GIÊSU, Đấng đã trao ban tất cả cho chúng ta. Thật đớn đau khi phải hy sinh và dâng hiến. Nhưng con đã tự nguyện dâng hiến. Và nếu được sinh ra một lần nữa, con cũng sẵn sàng lập lại tác động dâng hiến.
Ngày 1-10-1928 đúng ngày lễ kính thánh nữ Teresa Hài Đồng GIÊSU, Cecilia Eusepi êm ái trút hơi thở cuối cùng, hưởng dương 18 tuổi.