PDA

View Full Version : Quyền lợi cho các Ôsin



sake
11-03-2010, 10:58 AM
VIETNAMESE - MALAYSIA – Giáo hội Malaysia đòi quyền lợi cho các ôsin



http://www.ucanews.com/wp-content/uploads/2010/03/MS078561_p12.jpg (http://www.ucanews.com/wp-content/uploads/2010/03/MS078561_p12.jpg)
Joachim Francis Xavier

PENANG, Malaysia (UCAN) — Ủy ban di dân của Giáo hội Malaysia đang làm việc với các tổ chức phi chính phủ để đấu tranh cho quyền cơ bản của các ôsin người Indonesia.
Giáo hội đang thúc đẩy tăng tiền lương tối thiểu, bảo vệ quyền lợi pháp lý và một ngày nghỉ làm mỗi tuần để họ có thể rời khỏi nơi làm việc, theo Joachim Francis Xavier, chủ tịch Ủy ban Giám mục Coi sóc Mục vụ Di dân và Người bất định cư (EMI).
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát hành báo cáo trong tuần này nói rằng đề nghị xem xét lại Bản ghi nhớ Thỏa thuận (MOU) giữa Malaysia và Indonesia thiếu những sửa đổi cần thiết.
Bản báo cáo hôm 4-3, được phát hành trước Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, nói MOU chưa có những điều bảo đảm tiền lương tối thiểu, tự do rời khỏi nơi làm việc vào ngày nghỉ trong tuần hay tổ chức giải quyết các trường hợp bất bình.
Nói chuyện với UCA News, Xavier, giáo dân ở Penang, chỉ ra rằng Malaysia phân biệt đối xử với người lao động di cư dựa trên quốc tịch.
Điều kiện ‘giống cảnh nô lệ’
“Người lao động Philippines được phép nghỉ một ngày và tự do đi lại, họ còn được bảo đảm một mức lương tối thiểu”, nhưng người lao động Indonesia thì không được như thế – ông nói.
“Một người chủ hạn chế việc đi lại của người lao động trong ngày nghỉ của họ là điều buồn cười và không thể tưởng tượng được”- ông nói.
Ông nói Luật Nhập cư “cho phép người chủ hủy bỏ giấy phép lao động bất cứ lúc nào”, và việc này tạo ra “các điều kiện giống cảnh nô lệ”.
Xavier nói EMI đại diện cho nhiều giáo phận Công giáo trong Nhóm Làm việc Di cư (MWG) Malaysia, một mạng lưới các cá nhân và tổ chức bảo vệ quyền lợi cấp quốc gia ủng hộ quyền lợi của di dân.
MWG còn có một chiến dịch cung cấp các dịch vụ pháp lý cho di dân với sự hợp tác của Hội đồng Luật sư Malaysia.
Xavier nói MWG tham gia tác động cuộc đối thoại về những đề xuất xem xét lại MOU giữa Malaysia và Indonesia.
Từ tháng này, chủ nhà phải tham dự một khóa học nửa ngày cùng với người làm mới thuê để biết được quyền lợi và bổn phận của mỗi bên.
“Đây là bước đi đúng hướng dù nó không thực sự giải quyết được các vấn đề cơ bản”.
Malaysia có khoảng 300.000 ôsin ngoại quốc, đa số là người Indonesia, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Nhiều người làm việc cả ngày sau giờ ngủ, bảy ngày một tuần với mức lương từ 400-600 ringgit (từ 120-180 Mỹ kim) mỗi tháng.
Thường thì họ phải dùng tiền lương trong sáu đến bảy tháng đầu để trả lệ phí tuyển dụng cao cắt cổ. Một số người còn bị chủ nhà lạm dụng tình dục và thể xác.
Luật lao động chính của Malaysia không cho ôsin hưởng các điều khoản bảo hộ lao động chính, như có một ngày nghỉ trong tuần, giới hạn giờ làm việc, bồi thường cho người lao động và thanh toán tiền nghỉ phép.
nguồn: ucanews