PDA

View Full Version : Làm ơn cho biết



lmatnhung
13-03-2010, 10:34 PM
Chào tất cả ACE
lmatnhung xin được làm quen.
ACE ai biết xin làm ơn giải thích giùm lmatnhung:
1- Đức Mẹ Tà Pao là ai? Có phải Đức Mẹ Tà Pao là Mẹ Maria ở Tà Pao? (như Đức Mẹ Fatima ở Fatima-Portugal; Đức Mẹ La Vang ở La Vang, Quảng Trị-VN) Nếu vậy thì Tà Pao ở đâu, có phải ở bên VN mình không?
2- Lâm Bích (như bài 40 năm Lâm Bích) nghĩa là gì?

Chào thân ái.

giusehien
13-03-2010, 10:45 PM
Xin Chào lmatnhung! Xin gởi bạn câu trả lời hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về Đức Mẹ Tà-Pao....
***************************

http://i287.photobucket.com/albums/ll133/onggiakeu/mnt.jpg


Từ bao đời, Tà Pao là một vùng đèo heo hút gió, thưa thớt dân cư… Tà Pao tiếng dân tộc K’Ho có nghĩa là Núi Pao. Bình Thuận có đến ngũ Tà: ngoài Tà Pao là Tà Mon, Tà Lễ, Tà Zon, Tà Pứa. Thánh tượng Đức Mẹ Tàpao là một trong năm thánh tượng Đức Mẹ được đặt rải rác từ Miền Trung vào Miền Nam và cao nguyên Trung phần vào năm 1959.

Ngày 8.12.1959, Đức Cha Marcello Piquet, Giám mục Giáo phận Nha trang, đã cử hành lễ Cung Hiến và Khánh thành tượng đài Đức Mẹ Tàpao, với sự hiện diện của đông đảo linh mục, tu sĩ và hàng chục ngàn tín hữu phần lớn gốc di cư từ Huế, Nha trang, Ban mê thuột, đồng bằng sông Cửu long…Có thể nói Lễ Cung hiến và Khánh thành tượng đài Đức Mẹ Tàpao là một Đại lễ tôn giáo có tầm cỡ quốc gia. Trong những năm tháng chiến tranh

Hầu hết bà con giáo dân sơ tán về vùng Nam sông La Ngà và những nơi khác, nên Tượng đài Đức Mẹ Tàpao không ai chăm sóc và dường như bị lãng quên…

Sau 1975, Tà Pao là một điểm kinh tế mới nằm trên địa bàn giáo phận Phan Thiết mới được thành lập tách ra từ giáo phận Nha Trang nhưng cũng từ thời điểm này Đức Mẹ Tà Pao chìm vào quên lãng và tượng bị che khuất bởi một rừng tre. vào khoảng tháng 10 năm 1980, một số bà con giáo dân thuộc vùng Kinh tế mới xã Đức Tân và xã Huy Khiêm đã tiến hành việc kiếm tìm lại Tượng Đài Đức Mẹ Tàpao. Khoảng Phục Sinh năm 1989, một số giáo dân xứ Nghị Đức và Huy Khiêm âm thầm thăm viếng Tượng Đài Mẹ và phát hiện đầu, tay, chân Thánh Tượng bị bể nát. . Mãi đến năm 1990, cha xứ Đức Tân và một số giáo hữu chặt tre phát cây tạo lại lối đi. Từ đó nhiều người dần dần kéo đến đọc kinh cầu nguyện… Khoảng cuối tháng 6 năm 1991, nhận dịp lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, những anh em này được sự cho phép và cổ vũ của Đức Giám Mục Phan Thiết bấy giờ là Đức Cha Nicolas Huỳnh văn Nghi, sự khích lệ của linh mục FX Đinh Tân Thời quản xứ Duy Cần (tức Gia an hiện nay) đã đến nhờ điêu khắc gia Lê Phát (hiện đang ở giáo xứ Ngũ Phúc, Xuân Lộc) đắp vá và sửa sang lại Thánh Tượng Mẹ. Công trình hoàn tất ngày 30.7.1991. Kể từ ngày 01.8.1991, Thánh Tượng Mẹ Tà Pao lại sừng sững trên ngọn núi Tà Pao, thuộc Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình thuận, để ai ai cũng có thể chiêm ngắm và được Mẹ ban phúc lành. Tà Pao tọa lạc nơi vùng đồi núi trên địa bàn xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, giáp ranh với huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, nên giáo hữu có thể đến đây từ hai hướng Tánh Linh hoặc Tân Phú. Về tôn giáo, Tà Pao nằm trên địa bàn giáo họ Đồng Kho – giáo xứ Đức Tân, giáo hạt Đức Tánh, giáo phận Phan Thiết. Giáo họ Đồng Kho ngày nay có khoảng 1.000 tín hữu trong tổng số 7.230 dân.

Tà Pao chỉ trở nên địa danh quen thuộc của tín hữu các vùng lân cận thuộc giáo phận Đà Lạt, Xuân Lộc, TPHCM… từ năm 1999 trở lại đây…. Sự việc bắt đầu bằng câu chuyện ba em học sinh Phương Lâm thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi. Ngày 29.9.1999, lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần, một nhóm giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, rồi sau đó các vùng Dốc mơ, Gia kiệm, Hố nai, rồi Sàigòn… tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương lâm và Tánh linh với ước mơ được nhìn thấy Mẹ.

Khoảng đầu năm 2000, sau thời gian tìm kiếm và được biết ở Tàpao thuộc huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình thuận có tượng đài Đức Mẹ trên núi Tàpao, đoàn người đổ xô về Đức Mẹ Tàpao để chiêm ngắm, cầu nguyện và xin ơn…Và rồi từ đó, biết bao câu chuyện lạ và ơn lạ được tường thuật lại như những chứng từ ân sủng Thiên Chúa ban qua trung gian cầu bầu của Đức Mẹ Tàpao. Ơn lạ cụ thể nhất không ai có thể chối cãi, đó là: nhờ lòng kính mến và thành tâm khẩn nguyện cùng Mẹ Tàpao mà bao linh hồn được ơn sám hối ăn năn, đổi mới cuộc đời quay về nẻo chính đường ngay, bao gia đình tan vỡ được hàn gắn hoà thuận, bao kẻ âu lo thất vọng được an ủi và lấy lại niềm tin yêu cho cuộc sống…

sau bao năm tháng hầu như bị lãng quên, ngày nay Đức Mẹ Tàpao trở thành nơi hội tụ của những người Con Dân Việt khắp Ba miền, trong cũng như ngoài nước; trở thành điểm quy chiếu để mỗi người có thể trở về lại với chính mình và nhận ra được con người đích thực của mình và chính nhờ đó mới có thể khám phá ra được dung mạo đích thực của Thiên Chúa Tình yêu qua dung nhan dịu hiền yêu thương của Đức Maria trong đời thường của mỗi người , Từ năm 2002, vào các ngày 13 trong năm, thánh lễ đồng tế do ĐGM giáo phận chủ sự được cử hành tại nhà thờ Tánh Linh, cách địa điểm Đức Mẹ Tà Pao 7 cây số. Số lượng giáo hữu tham dự khoảng vài ba ngàn người. ngôi thánh đường mới với diện tích 1.000m2 – cách núi Tà Pao 1,5 km – theo mô hình nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức (Pháp) sẽ hiện diện và vùng đồi núi Tà Pao sẽ trở nên một địa điểm đón nhận thường xuyên khách hành hương thập phương. Ngoài ngôi thánh đường, giáo phận cũng dự kiến làm một con đường để khách hành hương đi về giữa núi và nhà thờ Đức Mẹ Tà Pao cho thấy thêm về lòng sùng kính Đức Mẹ nơi tín hữu Việt Nam. Các Trung tâm hành hương Đức Mẹ đã hiện diện ở nhiều nơi trên dải đất hình chữ S như La Vang (Quảng Trị), Trà Kiệu(Đà Nẵng), Bãi Dâu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Fatima Bình Triệu (TPHCM) trong đó Đức Mẹ La Vang đã được tôn kính trong Giáo hội toàn cầu với phần phụng vụ riêng như Đức Mẹ Lộ Đức (Pháp), Đức Mẹ Fatima (Bồ Đào Nha). Khung cảnh Đức Mẹ Bãi Dâu ngày nay cũng đã khang trang với một địa thế tuyệt đẹp bên sườn núi nhìn ra biển Đông.

Cũng trong nhu cầu này, ngoài các trung tâm hành hương Đức Mẹ, giáo hữu Công giáo Việt Nam còn tìm đến nhiều địa điểm khác như Chúa Kitô núi Tao Phùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), Trung tâm hành hương Anrê Phú Yên (Phú Yên), mộ cha Trương Bửu Diệp (Bạc Liêu), nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình)… Nhiều giáo xứ tại TPHCM đã tổ chức các tour du lịch dài hoặc ngắn ngày xuôi về Nam hoặc ra miền Trung, miền Bắc. ành hương hoặc du lịch tâm linh hoặc tham dự các lễ hội tôn giáo, lễ hội văn hóa… tại Việt Nam là nhu cầu ngày càng lớn không chỉ đối với dân chúng trong nước mà còn đối với người Việt ở nước ngoài, ngoại kiều trên thế giới. Trong nhu cầu này, không thể không đề cập đến các khía cạnh liên quan như cung cách của người hành hương – du lịch, việc khai thác và phục vụ…

Riêng đối với những người hành hương, một khía cạnh quan trọng là cung cách biểu lộ sao cho phù hợp với niềm tin – một niềm tin không mang dáng vẻ cuồng tín, lệch lạc văn hóa, bất chấp kỷ cương… Thị kiến về Đức Mẹ có thể là thị kiến cá nhân hoặc tập thể, nhưng cung cách biểu lộ của người hành hương chắc chắn liên đới và gây ảnh hưởng đến tập thể. Ngược lại, các trung tâm – điểm hành hương cần tạo được vẻ tôn nghiêm từ cảnh quan đến các sinh hoạt tôn giáo…

Ngày nay, GHCGVN đã có nhiều trung tâm hành hương và là điểm đến thường xuyên của mọi người trong cũng như ngoài nước. Ước mong Đức Mẹ Tà Pao là một trong những môi trường thực sự tâm linh cho những ai thành tâm tìm đến khẩn cầu.

Nguồn: Internet.

giusehien
13-03-2010, 10:50 PM
Lược Sử Đức Mẹ Tàpao


http://i287.photobucket.com/albums/ll133/onggiakeu/mnt.jpg

Hôm nay, ngày 13.08.2006, Đức Giám Mục Phaolô Giáo Phận Phan Thiết cử hành thánh lễ đặt viên đá khởi công xây dựng công trình Đức Mẹ Ta-Pao trên địa bàn giáo hạt Đức Tánh, Giáo phận Phan Thiết. Hơn lúc nào hết, đây là dịp thuận lợi và thích đáng để chúng ta cùng nhìn lại cách thoáng qua về Đức Mẹ Tàpao qua hai góc độ:

1. Nguồn gốc Thánh tượng Đức Mẹ Tàpao
2. Hiện tượng Đức Mẹ Tàpao.

I. Nguồn Gốc Thánh Tượng Đức Mẹ Tà Pao

Thánh tượng Đức Mẹ Tàpao là một trong năm thánh tượng Đức Mẹ được đặt rải rác từ Miền Trung vào Miền Nam và cao nguyên Trung phần vào năm 1959.

Ngày 8.12.1959, Đức Cha Marcello Piquet, Giám mục Giáo phận Nha trang, đã cử hành lễ Cung Hiến và Khánh thành tượng đài Đức Mẹ Tàpao, với sự hiện diện của đông đảo linh mục, tu sĩ và hàng chục ngàn tín hữu phần lớn gốc di cư từ Huế, Nha trang, Ban mê thuột, đồng bằng sông Cửu long…Có thể nói Lễ Cung hiến và Khánh thành tượng đài Đức Mẹ Tàpao là một Đại lễ tôn giáo có tầm cỡ quốc gia.

Từ năm 1964 đến năm 1975, toàn bộ vùng Bắc Ruộng thuộc quyền kiểm soát của Chính Quyền cách mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Hầu hết bà con giáo dân sơ tán về vùng Nam sông La Ngà và những nơi khác, nên Tượng đài Đức Mẹ Tàpao không ai chăm sóc và dường như bị lãng quên…

Sau cuộc đại chính biến 1975, vào khoảng tháng 10 năm 1980, một số bà con giáo dân thuộc vùng Kinh tế mới xã Đức Tân và xã Huy Khiêm đã tiến hành việc kiếm tìm lại Tượng Đài Đức Mẹ Tàpao. Khoảng Phục Sinh năm 1989, một số giáo dân xứ Nghị Đức và Huy Khiêm âm thầm thăm viếng Tượng Đài Mẹ và phát hiện đầu, tay, chân Thánh Tượng bị bể nát. Khoảng cuối tháng 6 năm 1991, nhận dịp lễ kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, những anh em này được sự cho phép và cổ vũ của Đức Giám Mục Phan Thiết bấy giờ là Đức Cha Nicolas Huỳnh văn Nghi, sự khích lệ của linh mục FX Đinh Tân Thời quản xứ Duy Cần (tức Gia an hiện nay) đã đến nhờ điêu khắc gia Lê Phát (hiện đang ở giáo xứ Ngũ Phúc, Xuân Lộc) đắp vá và sửa sang lại Thánh Tượng Mẹ. Công trình hoàn tất ngày 30.7.1991. Kể từ ngày 01.8.1991, Thánh Tượng Mẹ Tà Pao lại sừng sững trên ngọn núi Tà Pao, thuộc Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình thuận, để ai ai cũng có thể chiêm ngắm và được Mẹ ban phúc lành.

II. Hiện Tượng Đức Mẹ Tà Pao

Sự việc bắt đầu bằng câu chuyện ba em học sinh Phương Lâm thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi. Ngày 29.9.1999, lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần, một nhóm giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, rồi sau đó các vùng Dốc mơ, Gia kiệm, Hố nai, rồi Sàigòn… tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương lâm và Tánh linh với ước mơ được nhìn thấy Mẹ.

Khoảng đầu năm 2000, sau thời gian tìm kiếm và được biết ở Tàpao thuộc huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình thuận có tượng đài Đức Mẹ trên núi Tàpao, đoàn người đổ xô về Đức Mẹ Tàpao để chiêm ngắm, cầu nguyện và xin ơn…Và rồi từ đó, biết bao câu chuyện lạ và ơn lạ được tường thuật lại như những chứng từ ân sủng Thiên Chúa ban qua trung gian cầu bầu của Đức Mẹ Tàpao. Ơn lạ cụ thể nhất không ai có thể chối cãi, đó là: nhờ lòng kính mến và thành tâm khẩn nguyện cùng Mẹ Tàpao mà bao linh hồn được ơn sám hối ăn năn, đổi mới cuộc đời quay về nẻo chính đường ngay, bao gia đình tan vỡ được hàn gắn hoà thuận, bao kẻ âu lo thất vọng được an ủi và lấy lại niềm tin yêu cho cuộc sống…

Điều lạ lùng hơn cả phải chăng đó là: từ một địa danh trước đây hầu như không mấy ai biết tới, nay Tượng Đài Đức Mẹ Tàpao, như ước mơ của hai Đức Giám Mục và của toàn thể Giáo phận Phan Thiết cũng như của hàng triệu khách hành hương trong và ngoài nước, đã có thể hội đủ điều kiện và yếu tố để trở thành một trong những Trung Tâm Thánh Mẫu ở Việt nam ?

Vả lại, chẳng đáng ngạc nhiên lắm sao: khi sau bao năm tháng hầu như bị lãng quên, ngày nay Đức Mẹ Tàpao trở thành nơi hội tụ của những người Con Dân Việt khắp Ba miền, trong cũng như ngoài nước; trở thành điểm quy chiếu để mỗi người có thể trở về lại với chính mình và nhận ra được con người đích thực của mình và chính nhờ đó mới có thể khám phá ra được dung mạo đích thực của Thiên Chúa Tình yêu qua dung nhan dịu hiền yêu thương của Đức Maria trong đời thường của mỗi người ?

Đó cũng chính là ý nghĩa và mục đích của Đại lễ đặt viên đá xây dựng công trình Đức Mẹ Tàpao hôm nay.
Những Tin Vui Từ Giáo Phận Phan Thiết

Ai đã từng hành hương Mẹ Tàpao mới thấy nơi khu vực tượng Mẹ đã xuống cấp trầm trọng. Đã 45 năm, trải qua bao thăng trầm dâu bể, nơi đây vẫn hoang sơ. Một trong những mối ưu tư hàng đầu của Giáo phận là xây dựng nơi hành hương Mẹ Tàpao khang trang, thuận lợi cho khách thập phương. Những đoàn khách hành hương đền với Mẹ Tàpao ngày càng đông, nhất là những ngày 13 hàng tháng. Mùa mưa bão này, có quá nhiều khó khăn trắc trở cho mọi người đến cầu nguyện. Vì vậy, Tòa Giám Mục gấp rút cho thi công công trình. Đức Giám mục đã quyết định chọn ngày 13.8.2006 làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng công trình. Uy ban Nhân dân Tỉnh Bình Thuận đã trả lại 4000m2 đất sát sau Tòa Giám Mục cho Giáo Phận Phan Thiết. Đây là diện tích đất rất cần thiết nhằm đáp ứng những nhu cầu của Tòa Giám Mục: xây thêm những căn phòng để các linh mục Giáo phận về dự tĩnh tâm hội họp có nơi nghỉ ngơi, nơi hưu dưỡng cho các cha già về hưu… Hiện nay, Ban Tôn giáo Tỉnh đang phối hợp với Sở tài nguyên và môi trừơng để giải phóng mặt bằng và trao đất cho Tòa Giám Mục trước ngày 30.7.2006.

Nhà thờ Mẹ Vô Nhiễm, thuộc xã Tân Hà, huyện Đức Linh cũng vừa nhận được giấy phép xây dựng và sẽ làm lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 4.10.2006 nhân ngày lễ kính thánh Phanxicô Assidi.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

http://danchuausa.net/tapao/luoc-su-duc-me-tapao/

lmatnhung
13-03-2010, 11:25 PM
Cảm ơn giusehien nhiều. Nhờ 2 bài mà giusehien đã cất công dán gởi đã giải thích cho lmatnhung rất nhiều.
Thành thật cảm ơn và chúc giusehien cùng các ACE một ngày vui.
Thân ái.